Bệnh viêm họng hạt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Viêm họng hạt là tình trạng lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm trong thời gian dài và tái phát nhiều lần. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng như viêm khớp, viêm cầu thận, áp – xe vòm họng, viêm mũi, viêm xoang… thậm chí là ung thư vòm họng. Do đó, cần phải phát hiện và chữa trị sớm.
Trong số những bệnh lý về đường hô hấp thì viêm họng chính là một trong những bệnh thường gặp nhất. Khi bệnh này kéo dài mà không được chữa trị, nó có thể dẫn đến viêm họng hạt. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được chữa trị sớm viêm họng hạt có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Do đó, nắm rõ các thông tin về căn bệnh này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị và phòng bệnh.
Viêm họng hạt là gì?
Nếu lớp niêm mạc trong cổ họng bị viêm nhiễm kéo dài và thường tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến bệnh viêm họng hạt. Bởi lúc này các tế bào lympho phía sau thành họng bị sưng lên, tạo thành những hạt nhỏ do phải làm việc quá mức. Các hạt này có thể có kích thước như chiếc đinh ghim hoặc cũng có thể to như hạt ngô, hạt đậu.
Bệnh không trực tiếp gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nó lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Vì thế cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân nào gây bệnh viêm họng hạt?
Vì viêm họng hạt là một dạng biến chứng của viêm họng mãn tính bị tái phát nhiều lần. Do đó, các nguyên nhân gây bệnh cũng tương tự như viêm họng, chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà chúng ta cần phải nhắc đến bao gồm:
- Môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều khói bụi, khí thải
- Lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
Ngoài ra bệnh viêm họng hạt còn hình thành và phát triển khi cơ thể chịu sự tác động của những nguyên nhân sau:
1. Bệnh viêm mũi xoang xảy ra lâu ngày không được điều trị
Bệnh viêm mũi xoang xảy ra lâu ngày không được điều trị sẽ khiến lượng dịch tiết hô hấp di chuyển từ các xoang ra ngoài thông qua đường mũi và chảy xuống dưới thành sau họng. Điều này khiến lớp niêm mạc bị kích thích và bị bao phủ. Từ đó gây viêm và làm mất khả năng tự làm sạch khiến các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và sinh bệnh.
2. Phẫu thuật điều trị viêm xoang mãn tính
Phẫu thuật điều trị viêm xoang mãn tính được xác định là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh viêm họng hạt. Bởi sau quá trình thực hiện phẫu thuật, các lympho tồn tại ở thành sau họng sẽ đột ngột phát triển để bù đắp lại phần mô đã bị cắt bỏ.
Chính vì thế, nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt ở những người phẫu thuật điều trị viêm xoang mãn tính sẽ cao hơn so với người bình thường.
3. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ / không đúng cách
Bệnh viêm họng hạt có thể hình thành và phát triển khi người bệnh không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không đúng cách. Việc thường xuyên vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến cho miệng và niêm mạc họng bị tổn thương. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus, nấm men xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh.
4. Thói quen ăn uống và sinh hoạt không phù hợp
Việc lạm dụng rượu bia, chất kích thích và sử dụng một số thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm cay nóng, thức ăn chiên xào nhiều chất béo và dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, chứa chất bảo quản… sẽ kích thích niêm mạc
họng và hình thành phản ứng viêm tại khu vực này.
Ngoài ra bệnh viêm họng hạt còn phát sinh khi người bệnh sinh sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, nấm mốc, nguồn nước bẩn và hóa chất độc hại.
5. Nguyên nhân bệnh lý
Những người bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi dị ứng, rối loạn dạ dày, suy gan… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
6. Nhiễm vi khuẩn, virus
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các loại virus, vi khuẩn sẽ tấn công vào tế bào niêm mạc họng, sau đó nhanh chóng phát triển và lây lan đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Trong thời gian này Lympho phải hoạt động và làm việc liên tục dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức. Đồng thời không còn khả năng kháng lại virus, vi khuẩn dẫn đến bệnh viêm họng hạt.
Bệnh viêm họng hạt có những biểu hiện, dấu hiệu gì?
Viêm họng nổi hạt đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy, đau rát cổ họng. Triệu chứng này thường nặng nề hơn vào ban đêm và buổi sáng sớm.
Ngoài tình trạng ngứa ngáy và đau rát cổ họng, người bệnh có thể nhận biết bệnh lý thông qua một số dấu hiệu đi kèm như:
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhai và nuốt
- Sốt cao từ 38 – 40 độ C
- Luôn có cảm giác khó chịu, vướng víu bên trong cổ họng như có dị vật khiến người bệnh luôn muốn khạc nhổ
- Ho có đờm, ho khan
- Họng xuất hiện nhiều hạt li ti có kích thước lớn nhỏ khác nhau
- Khi há miệng sẽ nhận thấy tại cổ họng xuất hiện mảng bám màu trắng hoặc màu xám
- Hơi thở có mùi hôi
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đau nhức có thể xuất hiện đồng thời với tình trạng đau nhức đầu và sổ mũi.
Dựa vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bệnh viêm họng hạt được chia thành hai thể. Đó là viêm họng hạt cấp tính và viêm họng hạt mãn tính. Các triệu chứng của thể cấp tính và thể mãn tính thường có mức độ nghiêm trọng không giống nhau.
- Viêm họng hạt thể cấp tính: Viêm thể cấp tính là thời gian đầu phát sinh bệnh, bệnh và các triệu chứng mới bắt đầu tiến triển. Những triệu chứng gồm đau rát, cổ họng có dịch đờm, ngứa ngáy, hạt viêm li ti có mức độ nhẹ. Trong trường hợp phát hiện sớm và kịp thời điều trị bằng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà, bệnh lý sẽ được khắc phục.
- Viêm họng hạt thể mãn tính: Viêm thể mãn tính được đánh giá là thời kỳ quá độ của tình trạng viêm thể cấp tính, kéo dài trên 3 tuần và các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Phần lớn bệnh nhân bị nhờn thuốc sau khi chuyển sang giai đoạn mãn tính nên quá trình điều trị thường gặp nhiều khó khăn và rất dễ tái phát. Ngoài ra nếu không sớm kiểm tra, chẩn đoán và kịp thời điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của bệnh viêm họng hạt
Viêm họng hạt có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, nếu không được chữa trị sớm. Các biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm:
- Viêm khớp, viêm cầu thận
- Áp xe vùng cổ họng
- Viêm xoang
- Viêm thanh quản
- Ung thư vòng họng
Vì chúng đều gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của bệnh nhân. Do đó, cần phải tìm cách chữa bệnh sớm để tránh gặp tình huống xấu.
Bệnh viêm họng hạt được chẩn đoán như thế nào?
Để kết quả chẩn đoán bệnh viêm họng hạt trở nên chính xác, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, kiểm tra bệnh lý, xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán bệnh lý dựa trên một số biểu hiện lâm sàng sau:
- Họng xuất hiện nhiều hạt li ti có kích thước lớn nhỏ khác nhau
- Đột ngột sốt cao, đau nhức toàn thân
- Cổ họng có dấu hiệu đau rát, ngứa ngáy
- Ho có đờm, ho khan
- Niêm mạc họng sưng viêm, đỏ ửng
- Bệnh nhân thường xuyên muốn khạc nhổ do có cảm giác vướng víu tại cổ họng
- Gặp nhiều khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn
- Chán ăn
- Xuất hiện mủ trắng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng hạt
Có khá nhiều phương pháp để chữa chứng bệnh này. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc tây, các bài thuốc từ Đông y, đốt hạt hoặc dùng các mẹo dân gian để chữa trị. Dưới đây là những phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến:
1. Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng hạt
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát, các triệu chứng không quá nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu phát sinh biến chứng, người bệnh có thể hỗ trợ điều trị viêm họng hạt và kiểm soát triệu chứng bằng việc đưa một trong những bài thuốc dân gian sau vào quá trình điều trị bệnh. Bao gồm:
Bài thuốc từ lá tía tô điều trị viêm họng hạt
Tác dụng:
- Kháng viêm
- Cải thiện tình trạng sưng tấy và đau rát tại khu vực bị tổn thương
- Hỗ trợ ức chế hoạt động của các tác nhân gây
bệnh - Giảm ngứa ngáy thúc đẩy làm lành tổn thương.
Nguyên liệu:
- Rễ và lá tía tô
- Vỏ quýt
- Gạo nếp.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch phần rễ và lá của cây tía tô
- Để ráo nước và thái nhỏ nguyên liệu
- Phơi dược liệu trong bóng râm cho đến khi khô
- Mang gạo nếp rửa sạch, để ráo, sau đó cho vào chảo và rang nóng
- Nấu gạo nếp thành cháo cùng với lá tía tô và vỏ quýt
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
- Có thể tăng hương vị của món cháo bằng hạt tiêu và hành
- Ăn cháo ngay khi còn ấm nóng, có thể chia cháo thành nhiều lần ăn trong ngày.
Cách điều trị bệnh viêm họng hạt bằng tỏi
Tác dụng:
- Hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng kháng viêm, ức chế hoạt động và tiêu diệt các tác nhân gây hại (vi khuẩn, virus, nấm men)
- Làm dịu nhanh tình trạng đau rát cổ họng, giảm sưng, ngứa ngáy, tiêu viêm
- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Nguyên liệu:
- Tỏi tươi.
Thực hiện cách 1:
- Bóc vỏ tỏi, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
- Cho tỏi vào miệng và ngậm trực tiếp từ 10 – 15 phút hoặc cho đến khi hết vị cay thì nhỏ bỏ. Có thể nhai và nuốt nước để tăng tác dụng điều trị bệnh
- Thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng của bệnh được kiểm soát.
Thực hiện cách 2:
- Loại bỏ phần vỏ của một củ tỏi, rửa sạch, cho vào cối giã nguyên hoặc đập dập
- Cho tỏi vào nồi cùng 1 lít nước, tiến hành đun sôi trong 10 phút
- Sử dụng nồi nước tỏi để xông mũi và họng. Hơi nóng bốc lên sẽ làm dịu niêm mạc họng mũi, giảm đau cổ họng, giảm nhiễm trùng và làm loãng dịch tiết hô hấp
- Xông mũi họng với tỏi một lần mỗi ngày.
Thực hiện cách 3:
- Nướng 2 – 3 tép tỏi cho đến khi bốc mùi thơm
- Loại bỏ phần vỏ tỏi và ăn phần thịt
- Ăn tỏi nướng mỗi ngày một lần, áp dụng trong 5 ngày.
Cách chữa viêm họng hạt bằng nghệ
Tác dụng:
- Rút ngắn thời gian làm lành tổn thương tại niêm mạc họng
- Tiêu viêm, ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh
- Làm dịu niêm mạc họng, giúp giảm đau, ngứa ngáy và viêm sưng cổ họng.
Nguyên liệu:
- 10 gram bột nghệ
- 200ml nước ấm.
Cách thực hiện:
- Hòa tan bột nghệ trong nước ấm
- Uống nước nghệ khi còn ấm nóng
- Uống từ 1 – 2 ly mỗi ngày
- Thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng của bệnh cải thiện đáng kể.
Súc miệng bằng nước ép cà rốt kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt
Tác dụng:
- Kích thích làm lành những tổn thương hình thành ở niêm mạc họng
- Giảm đau, viêm, sưng tấy, ngứa ngáy và đau rát cổ họng
- Làm sạch dị nguyên, vi khuẩn, virus và một số tác nhân gây hại khác trong khoang miệng
- Ức chế sự phát triển của tế bào lympho.
Nguyên liệu:
- Cà rốt
- Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Mang cà rốt cạo bỏ phần vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ
- Cho cà rốt vào máy và ép lấy nước
- Trộn 20ml nước ép cà rốt cùng 10ml mật ong nguyên chất
- Tiếp tục mang hỗn hợp này hòa tan với nước đun sôi để nguội theo tỉ lệ 1:1
- Sử dụng hỗn hợp để ngậm và súc miệng trong 5 phút, nhả bỏ
- Súc miệng từ 3 – 5 lần/ngày giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Cách chữa bệnh viêm họng hạt bằng lá húng chanh
Tác dụng:
- Cải thiện tình trạng viêm sưng cổ họng
- Sát khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương
- Làm dịu niêm mạc họng, cải thiện cơn đau, đỏ ửng và giảm ngứa.
Nguyên liệu:
- Lá húng chanh
- Cam thảo
- Mạch môn
- Rẻ quạt khô
- Liều dùng các vị thuốc bằng nhau.
Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch lá húng chanh cùng các vị thuốc nêu trên, nấu thuốc cùng 2 bát nước lọc (500ml)
- Khi nước cô cạn còn 1 bát thì tắt bếp, lấy nước để uống
- Có thể uống hết thuốc trong một lần hoặc chia thành hai lần uống (sáng, tối sau khi ăn)
- Uống thuốc liên tục cho đến khi bệnh viêm họng hạt khỏi hẳn.
Cách sử dụng mật ong nguyên chất và chanh tươi điều trị bệnh viêm họng hạt
Tác dụng:
- Mật ong chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng
- Làm dịu nhanh tình trạng viêm và đau rát niêm mạc họng
- Giúp giảm ho, giảm ngứa, tiêu viêm và cải thiện tình trạng nhiễm trùng
- Phòng ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Chanh tươi.
Thực hiện cách 1:
- Hòa tan 10ml nước cốt chanh và 10ml mật ong nguyên chất vào 150ml nước ấm
- Khuấy đều và uống nước chanh mật ong khi còn ấm
- Thực hiện đều đặn 2 lần
mỗi ngày (mỗi sáng và tối sau khi ăn)
Thực hiện cách 2:
- Rửa sạch một quả chanh tươi và để ráo nước
- Sử dụng dao để khía xung quanh quả chanh
- Cho quả chanh vào chén, thêm 30 – 50ml mật ong nguyên chất vào cùng và tiến hành ngâm trong 3 tiếng
- Ngậm trực tiếp hỗn hợp và nuốt nước từ từ
- Thực hiện mỗi ngày một lần sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Súc miệng với nước muối giảm viêm và kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm họng hạt
Tác dụng:
- Sát khuẩn
- Ức chế hoạt động và tiêu diệt các tác nhân gây hại
- Làm sạch dị nguyên
- Giúp làm dịu cổ họng, giảm đau, ngứa rát và làm loãng dịch đờm
- Phòng ngừa các bệnh hô hấp.
Nguyên liệu:
- 3 gram muối
- 150ml nước ấm.
Cách thực hiện:
- Hòa tan muối trong nước ấm
- Sử dụng nước này để ngậm và súc họng sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Súc miệng với nước muối ấm từ 2 – 3 lần mỗi ngày
- Sau 3 ngày thực hiện, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
2. Điều trị viêm họng hạt theo Tây y
Thông thường để khắc phục bệnh viêm họng hạt và các triệu chứng khó chịu đi kèm, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc. Đối với những trường hợp nặng, tình trạng viêm sưng phát triển mạnh và chuyển sang thể mãn tính, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định phương pháp ngoại khoa.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm họng hạt
Dựa vào nguyên nhẫn gây bệnh, tổn thương lâm sàng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng kết hợp hoặc dùng riêng lẻ các loại thuốc điều trị sau:
- Thuốc kháng sinh
Nếu sự xâm nhập và tác động của các loại vi khuẩn là nguyên nhân khiến bệnh viêm họng hạt hình thành và phát triển, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh.
Loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động và kháng lại sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời ngăn ngừa sự tái nhiễm sau quá trình điều trị bệnh. Macrolid và beta-lactam là hai nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm họng hạt.
- Thuốc kháng viêm
Nhóm thuốc kháng viêm là những loại thuốc có khả năng hỗ trợ giảm đau, chống phản ứng viêm và hạ sốt. Chính vì thế nhóm thuốc này thường được sử dụn kết hợp với thuốc kháng sinh để điều trị những bệnh lý nhiễm trùng và kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh. Cụ thể như sưng nóng, viêm, đỏ, đau rát cổ họng.
Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng ibuprofen hoặc diclophenac. Đối với trường hợp nặng, người bệnh sử dụng betamethason, prednisolon hoặc dexamethason theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt
Để hạ sốt, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, đau đầu, đau nhức toàn thân và nhiều triệu chứng khó chịu khác do tình trạng viêm cổ họng gây, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt. Trong đó paracetamol, aspirin là thuốc được sử dụng phổ biến trong trường hợp này.
- Dung dịch súc miệng
Dung dịch súc miệng được chỉ định trong điều trị viêm họng hạt có thể chứa những chất kháng viêm, kháng khuẩn để loại bỏ các loại vi khuẩn gây viêm và hôi miệng ra khỏi họng.
- Lưu ý an toàn:
Để bệnh lý nhanh chóng thuyên giảm bằng việc sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn về cách dùng và liều lượng của bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa thăm khám và không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc tự ý sử dụng thuốc có thể khiến bạn mắc phải nhiều rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai.
Can thiệp ngoại khoa
Đối với những trường hợp nặng, viêm họng hạt thể mãn tính, thường xuyên tái phát, các biện pháp điều trị bảo tồn không thể kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa rủi ro không mong muốn, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bạn can thiệp ngoại khoa.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương thực thể, kích thước của các tế bào lympho, thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:
- Phương pháp đốt điện lạnh
- Phương pháp đốt hạt sử dụng hóa chất
- Phương pháp đốt hạt bằng tia laser.
3. Chữa viêm họng hạt bằng Đông y
Việc điều trị bằng thuốc tây có thể khắc phục nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nó lại thường không mang lại tác dụng lâu dài. Ngoài ra, uống thuốc tây còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, bạn có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để khắc phục những nhược điểm này. Những bài thuốc Đông y thường
được sử dụng là:
Bài thuốc điều trị bệnh viêm họng hạt bằng bột quế
Tác dụng:
- Làm cảm giác giác khó chịu, vướng víu ở cổ họng
- Giảm viêm, kháng khuẩn và cải thiện tình trạng đau rát
- Làm ấm, làm dịu niêm mạc họng và đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương
- Phòng ngừa tế bào lympho gia tăng kích thước.
Nguyên liệu:
- 5 gram bột quế
- 10ml mật ong nguyên chất
- 300ml nước ấm.
Cách thực hiện:
- Cho mật ong nguyên chất và bột quế vào nước ấm
- Sử dụng muỗng khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu hòa vào nhau
- Uống hỗn hợp bột quế, mật ong nguyên chất và nước ấm sau khi thực hiện
- Thực hiện bài thuốc điều trị bệnh viêm họng hạt bằng bột quế từ 1 – 2 lần mỗi ngày (buổi sáng và tối) trong 10 ngày.
Bài thuốc sử dụng lá trâm ổi điều trị bệnh viêm họng hạt
Tác dụng:
- Cải thiện tình trạng viêm sưng và cảm giác đau rát ở cổ họng
- Kháng viêm, sát khuẩn, phòng ngừa tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển
- Hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt.
Nguyên liệu:
- Từ 3 – 6 lá trâm ổi
- Một miếng gừng
- Một ít muối.
Cách thực hiện:
- Mang lá trâm ổi rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng
- Vớt nguyên liệu ra ngoài, rửa lại với nước sạch và để ráo
- Thái nhỏ lá trâm ổi
- Loại bỏ phần vỏ của củ gừng
- Rửa sạch gừng và thái thành từng lát mỏng
- Cho đồng thời gừng tươi, lá trâm ổi và muối vào miệng
- Nhai kỹ nguyên liệu và nuốt nước một cách từ từ
- Nhả bỏ phần bã
- Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày
- Sau 10 – 20 ngày áp dụng bài thuốc sử dụng lá trâm ổi điều trị bệnh viêm họng hạt, người bệnh sẽ nhận thất bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Phòng ngừa bệnh viêm họng hạt
Tuy bệnh viêm họng hạt rất phổ biến nhưng bạn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp phù hợp. Cụ thể:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho bệnh nhân.
- Tránh sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá.
- Không uống nhiều nước đá lạnh hoặc sử dụng nhiều các thực phẩm lạnh.
- Đeo khẩu trang khi đi đường. Nếu làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp chứa nhiều hóa chất, khói bụi, cần phải có đồ bảo hộ lao động.
- Ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho bản thân. Ngăn chặn được nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh khác nhau.
Trên đây là các thông tin tham khảo về bệnh viêm họng hạt. Hiểu rõ về chứng bệnh này sẽ giúp bạn có thể chủ động trong việc điều trị, phòng ngừa bệnh cho bản thân. Do đó, nắm rõ các thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây là điều vô cùng cần thiết.
Xem thêm: Vô sinh không rõ nguyên nhân và thông tin cần biết
Tin mới nhất
- Đau dạ dày nên uống bột nghệ hay tinh bột nghệ? Uống lúc nào tốt nhất?
- Cây xạ đen là cây gì? Cách nhận biết cây xạ đen với cây xạ vàng
- Tác dụng của lá xạ đen tươi. Cách sử dụng xạ đen chữa bệnh
- Sử dụng nấm lim xanh hướng dẫn cách dùng và bảo quản nấm lim
- Thalidomid: Cách dùng mới đối với loại thuốc tai tiếng
- Thoái hoá đốt sống cổ nên ăn gì? Những thực phẩm tốt nhất cho người bệnh
- Cảm giác chán ăn có bình thường như bạn nghĩ?
- Chứng hôi miệng và bệnh tiểu đường
- Đau họng kéo dài lâu ngày không khỏi có sao không?
- Tử cung ngả sau: 8 điều chị em nên biết