Mất ngủ sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất
Mất ngủ sau sinh là tình trạng thường gặp ở các mẹ trong giai đoạn đầu chăm sóc trẻ sơ sinh. Tình trạng sau sinh bị mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. Không những vậy nó cũng phần nào tác động đến tâm lý và là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh.
Mất ngủ sau sinh là gì? Triệu chứng bệnh
Mất ngủ là căn bệnh không quá xa lạ, nó thường xảy ra ở những người già, người đến độ tuổi mãn kinh hoặc có vấn đề về tâm lý. Thế nhưng hiện nay căn bệnh này cũng xuất hiện ở phụ nữ sau sinh. Theo thống kế có đến 60% chị em phụ nữ gặp phải tình trạng này sau khi sinh đẻ.
Theo đó mất ngủ là là tình trạng chị em gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn, thường xuyên tỉnh giữa đêm, cơ thể mệt mỏi vì chăm con nhỏ nhưng vẫn không thể ngủ. Hoặc mẹ bị tỉnh giấc vì những tiếng động rất nhỏ và không thể ngủ lại được.
Các chuyên gia cho biết, tình trạng mất ngủ sau sinh có thể chỉ diễn ra trong vài tuần đầu nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tháng. Khó ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tinh thần của sản phụ.
Vì là tình trạng phổ biến nên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết mất ngủ sau sinh qua các triệu chứng sau:
- Cơ thể sản phụ mệt mỏi, buồn ngủ nhưng khó đi vào giấc, thao thức, bồn chồn.
- Thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, khó vào lại giấc.
- Giấc ngủ ngắn, thường hay mơ và dễ bị giật mình bởi những tiếng động nhỏ.
- Tâm trạng bất ổn, không tập trung, hay cáu gắt, khó giữ bình tĩnh.
- Đầu đau nhức, ù tai, lờ đờ, chán nản.
Nguyên nhân gây khó ngủ sau khi sinh
Các chuyên gia y tế cho rằng, chứng mất ngủ sau khi sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nhưng chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân chính gây bệnh như sau:
Thay đổi nội tiết tố
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên khó ngủ sau khi sinh. Theo đó sau khi sinh nồng độ hormone estrogen và progesteron bị suy giảm đột ngột trong vòng 6 tuần đầu khiến giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng, cụ thể là thức lâu hơn. Sự thay đổi của nội tiết tố cũng khiến làn da của sản phụ bị ảnh hưởng.
Giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn
Sau khi bé ra đời, giờ giấc sinh hoạt của tất cả các sản phụ đều bị thay đổi, phụ thuộc vào con. Theo đó mẹ bỉm sẽ phải thường xuyên dậy giữa đêm để cho bé bú (trung bình từ 2-3 lần), thay tã, ru con ngủ,…
Việc các bé “ngủ ngày cày đêm” khiến giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh mất ngủ ban đêm sau khi sinh mổ.
Rối loạn tâm lý
Bên cạnh niềm hạnh phúc và phấn khởi khi thấy con chào đời, nhiều mẹ bỉm còn thấy áp lực và lo lắng, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Theo đó sản phụ sẽ lo lắng liệu con có bị đói không, con đã ngủ đủ giấc chưa, con có thấy đau khó chịu gì không,…
Tất cả những suy nghĩ đó luôn quẩn quanh khiến mẹ bỉm không thể đi vào giấc ngủ, tâm thần bồn chồn và bất an dẫn đến việc thường xuyên tỉnh giấc kiểm tra con.
Ngoài ra, chính sự thiếu quan tâm từ chồng và gia đình cũng khiến sản phụ bị mất ngủ sau khi sinh. Vấn đề chăm con áp lực gây ra cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ quá nhiều khiến mẹ bỉm không thể ngủ ngon giấc.
Vết mổ gây đau nhức
Nhiều chị em sinh nở bằng phương pháp mổ, nên các vết mổ chưa lành có thể gây đau nhức trong suốt 1-3 tháng đầu. Tình trạng đau nhức khiến chị em không thể chìm vào giấc ngủ dù cơ thể rất mệt mỏi. Tuy nhiên nguyên nhân này sẽ thuyên giảm theo thời gian, chị em không cần quá lo lắng.
Đổ mồ hôi sau khi sinh
Ở một số trường hợp, sản phụ sau khi sinh có xu hướng đổ mồ hôi và dịch sản nhiều nhằm làm sạch cơ thể. Việc mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể ngứa ngáy khó chịu, làm gián đoạn giấc ngủ của sản phụ.
Những yếu tố bên ngoài tác động
Mẹ bỉm bị mất ngủ kéo dài sau sinh có thể do các yếu tố bên ngoài. Ví dụ như thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, phòng ngủ bí, không thông thoáng, ít giao tiếp với người xung quanh,… Cũng có thể do những quan niệm kiêng khem cổ hủ khiến mẹ bỉm bị mất ngủ, khó ngủ sau khi sinh.
Sau sinh bị mất ngủ có nguy hiểm không?
Là tình trạng thường gặp nên nhiều mẹ bỉm thắc mắc rằng mất ngủ thường xuyên có gây nguy hiểm không? Các chuyên gia y tế cho biết, tình trạng mất ngủ sau khi sinh mổ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, kém tập trung, dễ nóng giận, cáu gắt.
Đặc biệt trong thời gian đang cho con bú, tâm trạng mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa. Lúc này mẹ bỉm có thể bị mất sữa hoặc ít sữa.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi mẹ bỉm tức giận, cơ thể sẽ giải phóng một loại độc tố. Loại độc tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Khi bé bú sữa mẹ, sức đề kháng và tiêu hóa, sự phát triển toàn diện của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Không những vậy, sau sinh bị mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm nguy hiểm. Trầm cảm ở dạng nhẹ sẽ tác động đến tâm lý của mẹ, sản phụ thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực với cuộc sống, không thiết chăm sóc bản thân và con cái.
Ở trường hợp trầm cảm sau sinh mức độ nặng, mẹ bỉm không muốn giao tiếp với ai kể cả con mình. Ngoài ra mẹ bỉm đôi khi sẽ xuất hiện cảm giác ghét bỏ con mình, thậm chí muốn giết con. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng bé và mẹ.
Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực trên, bệnh khó ngủ sau sinh có thể khiến cơ thể bị suy nhược, tăng tốc độ lão hóa da, rụng tóc, xương khớp đau nhức, tàn nhang, sạm da,…
Nói chung, đây là căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện trên mẹ bỉm và người nhà cần nhanh chóng tìm cách khắc phục, tránh để bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm.
Cách trị mất ngủ sau sinh hiệu quả, an toàn
Mẹ sau sinh mất ngủ phải làm sao? Bị mất ngủ sau sinh có khỏi được không? Đây là những thắc mắc được rất nhiều sản phụ quan tâm. Theo đó triệu chứng khó ngủ sau khi sinh đẻ có thể được cải thiện nếu điều trị đúng cách.
Để đảm bảo an toàn cơ thể mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp. Sau khi thực hiện thăm khám bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây, từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Hiện nay chữa mất ngủ cho mẹ sau sinh thường dùng các biện pháp sau:
Thuốc Tây chữa mất ngủ sau sinh
Tây y luôn là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi gặp các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên với phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú không nên tự ý dùng thuốc tân dược. Bởi lẽ các thành phần trong thuốc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.
Với những trường hợp đang bị mất ngủ sau khi sinh đẻ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc thích hợp. Một số loại thuốc chữa mất ngủ thường được bác sĩ chỉ định dùng khi bị khó ngủ sau sinh như:
- Thuốc dùng trong các trường hợp mẹ bỉm mất ngủ nhẹ: Bromazepam, Zolpidem, Phenobarbital, Rotunda, Diazepam,… Những loại thuốc này có tác dụng bình thần, đồng thời kích thích mẹ bỉm đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
- Nhóm thuốc kháng histamin: Clorpheniramin, Dimedrol, Promethazin,… có tác dụng điều trị mất ngủ sau sinh do dị ứng, ngứa nhiều.
- Nhóm thuốc an thần: Quetiapine, Olanzapine, Clomipramine, Mirtazapine,… có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ kinh niên, mất ngủ nghiêm trọng do bệnh lý, hoặc lo âu căng thẳng quá độ.
Các loại thuốc này hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhưng không có loại dành riêng cho phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Chính vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể, dùng thuốc linh tinh có thể khiến bệnh nặng hơn, mất sữa, hoặc trầm cảm.
Phương pháp dân gian điều trị mất ngủ sau khi sinh
Với những trường hợp sản phụ bị mất ngủ sau sinh ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian bạn có thể yên tâm sử dụng mà không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
- Tâm sen: Tâm sen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ sau sinh. Theo đó sản phụ lấy tâm sen và đem phơi khô, bảo quản trong lọ thủy tinh kín. Mỗi lần dùng mẹ bỉm lấy một lượng vừa đủ ra hãm nước uống (giống như pha trà). Mẹ bỉm nên uống trà tâm sen hàng ngày để cải thiện bệnh, đồng thời thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn.
- Đậu đen: Đậu đen là một loại ngũ cốc quen thuộc và rất giàu dinh dưỡng. Đậu đen có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, chữa đau đầu, mất ngủ. Sản phủ bị mất ngủ có thể đun nước đậu đen uống hằng ngày. Hoặc kết hợp với tâm sen để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn có thể rang đậu đen cho nóng rồi nhồi vào vỏ gối để điều hòa giấc ngủ.
- Đậu xanh: Giống như đậu đen, đậu xanh cũng rất giàu dinh dưỡng, có khả năng chữa bệnh mất ngủ sụt cân hiệu quả. Bạn có thể chế biến đậu xanh thành nhiều món ăn trị bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, món ăn từ đậu xanh có khả năng chữa mất ngủ hiệu quả chính là đậu xanh nấu đường phèn, bạn có thể cho thêm sữa tùy theo khẩu vị từng người.
- Củ gừng: Gừng là gia vị quen thuộc có tính ấm, vị hơi cay. Công dụng của nó là kích thích lưu thông máu, chữa bệnh mất ngủ. Sản phụ có hiện tượng khó ngủ sau sinh nên ngâm chân bằng nước gừng + muối. Công thức này giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết đồng thời cải thiện giấc ngủ. Hoặc bạn có thể uống nước gừng + đường phèn trước khi đi ngủ 1 tiếng để giấc ngủ được ngon hơn, không mộng mị.
Các bài thuốc Đông y điều trị chứng khó ngủ sau khi sinh
Theo Đông y, chứng mất ngủ còn được gọi là thất miên hoặc bát mị. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do tâm tỳ hư, can khí uất. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này bạn cần nâng cao thể trạng, cải thiện tâm tỳ, can khí. Dưới đây là một số bài thuốc chữa mất ngủ cho mẹ sau sinh an toàn và hiệu quả.
Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do tâm tỳ hư (ngủ không ngon giấc và hay mộng mị)
Nguyên liệu
- Bạn chuẩn bị các vị thuốc sau mỗi loại 12g: Phục thần, long vỉ, phục linh, thạch xương bồ.
- Các vị thuốc sau 8g: Nhân sâm và viễn chí.
Cách dùng
- Bạn đem các vị thuốc đã chuẩn bị đi rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Cho thuốc vào ấm và sắc.
- Thuốc chia đều 3 phần và uống vào các buổi trong ngày.
Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do suy nhược cơ thể
Nguyên liệu
- Bạn chuẩn bị các thảo dược sau mỗi loại 3g: Điếu đằng câu, đương quy và xuyên khung.
- Các dược liệu sau mỗi loại 4g: Truật và phục linh.
- Cuối cùng là cảm thảo 1,5g và 2g sài hồ.
Cách dùng
- Các thảo dược trên bạn để dưới vòi nước và rửa sạch.
- Cho thuốc vào ấm sắc, ngày uống 3 lần.
Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do tâm hỏa vượng (đau đầu nhức, mất ngủ)
Nguyên liệu
- Bạn chuẩn bị: Quy nhân , chích thảo và sinh địa mỗi loại 2g.
- Cùng với 4g chu sa.
Cách làm
- Các nguyên liệu trên bạn rửa sạch và phơi khô tự nhiên.
- Đem nghiền các vị thuốc trên thành bột mịn, sau đó vo thành viên.
- Mỗi ngày bạn uống từ 4-12g thuốc đã làm thành hoàn với nước ấm trước khi đi ngủ.
- Lưu ý: Chu sa có độc tính nên bạn không dùng lâu dài.
Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do khó tiêu, dạ dày kém
Nguyên liệu
- Các vị thuốc sau bạn chuẩn bị 12g: Bán hạ, phục linh, quất hồng bì.
- 8g mỗi loại thảo dược sau: Trúc như, chỉ thực.
- Cuối cùng là cam thảo 6g.
Cách làm
- Các vị thuốc trên bạn rửa sạch sau đó đem sắc thành thuốc.
- Mỗi ngày dùng 1 thang và chia thuốc làm 3 lần uống.
Bài thuốc Đông y trị mất ngủ Nhất Định Tâm Khang
Bài thuốc gồm có 3 bài thuốc nhỏ với các công dụng chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc kèm các biểu hiện cơ thể bị suy nhược, hay mộng mị, đau đầu, lưng đau gối mỏi,…
Một số vị thuốc được các thầy thuốc sử dụng gồm có: Táo nhân, lạc tiên, phù tiểu mạch, mạch môn, đan sâm, long nhãn, kiện chí, hoàng kỳ,… Các vị thuốc đều đã qua kiểm định chất lượng, đạt tiêu chuẩn dược liệu sạch, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Để đơn thuốc phù hợp và cách sử dụng đúng nhất, bệnh nhân cần được bắt mạch và theo dõi các biểu hiện triệu chứng. Thuốc sau một thời gian ngắn sử dụng sẽ cải thiện tốt triệu chứng của người bệnh.
Chữa mất ngủ ở đâu tại Hà Nội?
Hiện nay, tại thành phố Hà Nội có khá nhiều bệnh viện tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân chưa biết nên tới thăm khám và điều trị ở đâu có thể tham khảo một số đơn vị hàng đầu tại Hà Nội dưới đây:
- Bệnh viện Bạch Mai: Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn top đầu của cả nước. bệnh viện có nhiều bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc phục vụ hiện đại. Người bệnh đang bị mất ngủ hay gặp phải các vấn đề liên quan tới thần kinh có thể đến bệnh viện để điều trị.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Phòng khám số 1 của bệnh viện tiếp nhận thăm khám rất nhiều chuyên khoa, không ngoại trừ các bệnh mất ngủ hoặc thần kinh. Các bác sĩ khám và điều trị đến từ nhiều bệnh viện lớn tại Việt Nam. Vì vậy người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.
- Bệnh viện Quân dân 102: Là nơi khám và điều trị mất ngủ cùng nhiều chứng bệnh khác rất đáng tin cậy của người bệnh. Bệnh viện có đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, chữa bệnh theo hướng y học cổ truyền với hiệu quả rất tốt. Đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn cao, nhiều năm trong nghề.
- Nhất Nam Y Viện: Là nơi tiếp nhận điều trị chứng mất ngủ theo các bài thuốc Đông y. Nhất Nam Y Viện đem đến giải phát hiệu quả cho người bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ với các dược liệu tự nhiên, đảm bảo hoàn toàn an toàn cho sức khỏe.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Sử dụng bài thuốc Đông y kết hợp các liệu pháp châm cứu, bấm huyệt với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi. Đến cuối năm 2019, trung tâm đã điều trị thành công cho hàng triệu bệnh nhân bị mất ngủ.
- Bệnh viện Việt Pháp: Đây là bệnh viện đa khoa tiêu chuẩn quốc tế, trong đó, bệnh viện có thế mạnh với khoa Tâm bệnh và Liệu pháp tâm lý. Khoa Tâm bệnh cải hiện đang áp dụng các biện pháp điều trị mất ngủ hiệu quả rõ rệt bằng thuốc cùng những liệu pháp tác động tới tâm lý.
Mất ngủ sau sinh nên ăn gì? Kiêng gì?
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị như đã nêu trên, chị em sau khi sinh bị mất ngủ nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thực phẩm giàu dinh dưỡng không chỉ giúp lợi sữa, bé phát triển toàn diện hơn mà còn hỗ trợ trị mất ngủ hiệu quả.
Phụ nữ bị mất ngủ sau sinh nên ăn gì?
Theo đó chị em khi bị mấ
t ngủ nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Rong biển: Đây là loại thực phẩm rất giàu omega 3 và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi. Đồng thời nó cũng kích thích sản sinh hormone melatonin giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ sâu hơn.
- Yến mạch: Thành phần Melatonic và carbohydrate có trong yến mạch sẽ giúp cơ thể sản sinh serotonin – chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hòa hoạt động não bộ. Bạn sẽ giảm căng thẳng, từ từ chìm vào giấc ngủ.
- Bổ sung thực phẩm giàu magie, sắt và vitamin nhóm B.
- Ngoài ra bạn nên ăn thêm các món ăn có chứa gừng, đậu xanh, đậu đen, tâm sen và hạt sen.
Cần kiêng ăn gì khi bị khó ngủ sau khi sinh?
Ngoài các thực phẩm nên ăn, khi bị khó ngủ sau sinh chị em nên tránh các loại sau:
- Chị em nên kiêng các loại đồ uống có chứa cồn và cafein như rượu, bia, trà, cà phê,… Những loại đồ uống này sẽ kích thích hưng phấn hệ thần kinh, từ đó dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Hơn nữa cafein có thể tác động xấu đến nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Thức ăn cay nóng: Những loại thức ăn này sẽ kích thích đau dạ dày, gây ợ nóng, ợ hơi, tắc sữa… Đây đều là các nguyên nhân khiến mẹ bỉm khó ngủ, mất ngủ sau sinh.
- Ngoài ra mẹ bỉm không nên ăn quá no trước khi đi ngủ, hoặc ăn quá khuya. Đây đều là những thói quen gây ra tình trạng mất ngủ.
Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ sau sinh
Căn bệnh mất ngủ sau sinh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh và tăng cường hiệu quả cho các phương pháp điều trị, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Tăng cường luyện tập thể dục nhẹ nhàng: Việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30 phút sẽ cơ thể giải tỏa áp lực. Đồng thời vận động với cường độ phù hợp có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả.
- Hạn chế sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử trước khi ngủ. Xem điện thoại hoặc tivi trước khi ngủ sẽ khiến bộ não phải tập trung tinh thần, mẹ bỉm vì thế khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu.
- Mẹ bỉm nên tranh thủ giấc ngủ ngắn: Trong giai đoạn bé ngủ ổn định (3-4 tháng) mẹ bỉm có thể điều chỉnh thời gian ngủ của bản thân. Các giấc ngủ ngắn theo nhịp sinh hoạt của bé sẽ giúp cơ thể của bạn dần được phục hồi. Tuy nhiên bạn không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày, nó sẽ khiến ban đêm khó ngủ.
- Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của người nhà để cải thiện tình trạng mất ngủ sau sinh. Theo đó sản phụ nên chia sẻ áp lực của mình với chồng, giải tỏa tâm lý và nhờ chồng, gia đình hỗ trợ chăm con. Lúc này mẹ bỉm có thể cân bằng cảm xúc và yên tâm hơn, từ đó cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Như vậy, mất ngủ sau sinh không phải là hiện tượng quá xa lạ, nó thường xảy ra trong khoảng thời gian đầu sau khi em bé chào đời. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Vì thế ngay khi thấy mình có triệu chứng mất ngủ sau sinh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị thích hợp. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp mẹ bỉm có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe sau sinh.
Xem thêm: Bà bầu bị ợ chua nóng cổ – Những nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Tin mới nhất
- Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
- 14 lợi ích sức khỏe của dâu lingon
- Đang đau dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì để giảm đau và cải thiện
- 9 lợi ích và 5 tác dụng phụ của mít mẹ bầu nên biết
- Chậm kinh (trễ kinh) – Nguyên nhân và cách điều trị
- Công dụng chữa bệnh trĩ của nha đam sẽ khiến bạn bất ngờ
- Cách làm đẹp sau sinh tại nhà cho da đẹp, eo thon
- 7 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
- Ung thư đại trực tràng
- Top 5 bài thuốc từ cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Video
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Vitamin C: Công dụng, liều dùng phù hợp và lưu ý
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Ô nhiễm không khí đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta như thế nào?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bài thuốc viêm họng, viêm amidan Đỗ Minh Đường – Giải pháp trị bệnh TẬN GỐC