Vì sao đau đầu gối khi chơi thể thao?
Khi bắt đầu tập luyện thể thao, chắc hẳn mỗi người đều nhận thức được những nguy cơ chấn thương tiềm ẩn, từ chạy bộ, đạp xe đến chơi bóng đá hay thi đấu võ thuật. Trong đó, tình trạng phổ biến nhất là đau đầu gối khi chơi thể thao.
Khi bắt đầu tập luyện thể thao, chắc hẳn mỗi người đều nhận thức được những nguy cơ chấn thương tiềm ẩn, từ chạy bộ, đạp xe đến chơi bóng đá hay thi đấu võ thuật. Trong đó, tình trạng phổ biến nhất là đau đầu gối khi chơi thể thao.
Ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp cũng khó tránh khỏi khả năng gặp chấn thương khi thi đấu, dù chỉ ở mức độ nhẹ như đau một bên đầu gối. Tuy nhiên, cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn nếu phải liên tục vận động ở vị trí ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây đau đầu gối khi chơi thể thao
Trong lúc tập luyện, chỉ một cơn đau đầu gối cũng đủ làm tốc độ của bạn chậm lại đáng kể. Cơn đau này không nhất thiết có nguyên nhân bệnh lý hay va chạm mạnh. Trong nhiều trường hợp, chơi thể thao bị đau đầu gối là hệ quả của một quá trình vận động lâu dài gây hao mòn khớp và các bộ phận trong khớp. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây đau khớp gối khi chơi thể thao như sau:
Đau đầu gối khi chơi thể thao do chấn thương dây chằng
Khớp gối gồm có 4 dây chằng: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Chức năng và độ bền của dây chằng chi phối độ ổn định của khớp gối. Việc điều trị chấn thương dây chằng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng chấn thương (thường là đứt, giãn dây chằng). Hầu hết các chấn thương dây chằng trong đều được điều trị thành công mà không cần phẫu thuật nếu không phải là trường hợp nghiêm trọng.
Chấn thương sụn
Khớp gối được cấu tạo bởi 3 xương: xương bánh chè, xương chày và xương đùi. Các xương này liên kết với nhau bởi hệ thống dây chằng và gân. Bên cạnh đó, lớp sụn được thêm vào nhằm giảm xóc và tránh những va chạm không đáng có từ bên ngoài.
Đau đầu gối khi chơi thể thao có thể do lớp sụn lót bên trong khớp gối hoặc đôi khi là cả sụn và xương bị tác động. Để chẩn đoán dạng thương tổn này, bác sĩ thường chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp thay vì chỉ chụp X-quang. Nếu sụn gặp chấn thương, ảnh phim chụp sẽ thể hiện rõ các mảnh sụn “trôi nổi” xung quanh khớp gối. Tình trạng này gây hạn chế về cử động như cứng khớp gối, đầu gối đau khi co duỗi và thường bị sưng tấy lên.
Vận động quá sức có thể gây đau khớp gối khi chơi thể thao
Nếu không gặp chấn thương nào nhưng vẫn cảm thấy đau đầu gối khi chơi thể thao, rất có thể là do bạn đã vận động quá sức. Hầu hết các vận động viên chuyên nghiệp sẽ biết cách rèn luyện thể lực dần dần và duy trì phong độ tốt để tránh chấn thương. Tuy nhiên, một số người lại chỉ cảm thấy hài lòng khi đã vận động đến mức mệt nhoài.
Thực chất, loại tập luyện này là phản khoa học và tồn tại nhiều rủi ro. Khi cơ thể mệt mỏi, khả năng kiểm soát chính xác các cử động chi (như chân) có thể sai lệch, dễ dẫn đến chấn thương mà phản ứng đầu tiên là đau (đầu gối), đặc biệt là trong các bài tập yêu cầu những chuyển động lặp đi lặp lại liên tục như chạy hoặc nhảy.
Quá trình này dần dần tạo ra một lực căng ngày càng nhiều lên đầu gối. Bạn chỉ nhận ra cảm giác đau mỏi sau khi chơi thể thao vì lúc này nồng độ endorphin có tác dụng chống mệt mỏi, đau nhức đã xuống thấp.
Thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại
Nguyên nhân đau đầu gối phổ biến ở các vận động viên cũng như một bộ phận người lao động là do thường xuyên thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại, gặp chấn thương do ảnh hưởng từ sức căng lâu ngày. Cho dù các thao tác có hoàn hảo và chính xác đến mức nào thì tần suất thực hiện liên tục vẫn có thể làm hao mòn một phần cơ hay các mô nâng đỡ.
Ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp cũng khó tránh khỏi khả năng gặp chấn thương khi thi đấu, dù chỉ ở mức độ nhẹ như đau một bên đầu gối. Tuy nhiên, cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn nếu phải liên tục vận động ở vị trí ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây đau đầu gối khi chơi thể thao
Trong lúc tập luyện, chỉ một cơn đau đầu gối cũng đủ làm tốc độ của bạn chậm lại đáng kể. Cơn đau này không nhất thiết có nguyên nhân bệnh lý hay va chạm mạnh. Trong nhiều trường hợp, chơi thể thao bị đau đầu gối là hệ quả của một quá trình vận động lâu dài gây hao mòn khớp và các bộ phận trong khớp. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây đau khớp gối khi chơi thể thao như sau:
Đau đầu gối khi chơi thể thao do chấn thương dây chằng
Khớp gối gồm có 4 dây chằng: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Chức năng và độ bền của dây chằng chi phối độ ổn định của khớp gối. Việc điều trị chấn thương dây chằng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng chấn thương (thường là đứt, giãn dây chằng). Hầu hết các chấn thương dây chằng trong đều được điều trị thành công mà không cần phẫu thuật nếu không phải là trường hợp nghiêm trọng.
Chấn thương sụn
Khớp gối được cấu tạo bởi 3 xương: xương bánh chè, xương chày và xương đùi. Các xương này liên kết với nhau bởi hệ thống dây chằng và gân. Bên cạnh đó, lớp sụn được thêm vào nhằm giảm xóc và tránh những va chạm không đáng có từ bên ngoài.
Đau đầu gối khi chơi thể thao có thể do lớp sụn lót bên trong khớp gối hoặc đôi khi là cả sụn và xương bị tác động. Để chẩn đoán dạng thương tổn này, bác sĩ thường chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp thay vì chỉ chụp X-quang. Nếu sụn gặp chấn thương, ảnh phim chụp sẽ thể hiện rõ các mảnh sụn “trôi nổi” xung quanh khớp gối. Tình trạng này gây hạn chế về cử động như cứng khớp gối, đầu gối đau khi co duỗi và thường bị sưng tấy lên.
Vận động quá sức có thể gây đau khớp gối khi chơi thể thao
Nếu không gặp chấn thương nào nhưng vẫn cảm thấy đau đầu gối khi chơi thể thao, rất có thể là do bạn đã vận động quá sức. Hầu hết các vận động viên chuyên nghiệp sẽ biết cách rèn luyện thể lực dần dần và duy trì phong độ tốt để tránh chấn thương. Tuy nhiên, một số người lại chỉ cảm thấy hài lòng khi đã vận động đến mức mệt nhoài.
Thực chất, loại tập luyện này là phản khoa học và tồn tại nhiều rủi ro. Khi cơ thể mệt mỏi, khả năng kiểm soát chính xác các cử động chi (như chân) có thể sai lệch, dễ dẫn đến chấn thương mà phản ứng đầu tiên là đau (đầu gối), đặc biệt là trong các bài tập yêu cầu những chuyển động lặp đi lặp lại liên tục như chạy hoặc nhảy.
Quá trình này dần dần tạo ra một lực căng ngày càng nhiều lên đầu gối. Bạn chỉ nhận ra cảm giác đau mỏi sau khi chơi thể thao vì lúc này nồng độ endorphin có tác dụng chống mệt mỏi, đau nhức đã xuống thấp.
Thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại
Nguyên nhân đau đầu gối phổ biến ở các vận động viên cũng như một bộ phận người lao động là do thường xuyên thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại, gặp chấn thương do ảnh hưởng từ sức căng lâu ngày. Cho dù các thao tác có hoàn hảo và chính xác đến mức nào thì tần suất thực hiện liên tục vẫn có thể làm hao mòn một phần cơ hay các mô nâng đỡ.
Đối với đối tượng vận động viên, chấn thương do sức căng lặp đi lặp lại thường là kết quả của việc tập trung quá nhiều vào một bài tập chuyên biệt cho một nhóm cơ bắp hoặc thực hiện duy nhất một vài động tác trong khoảng thời gian dài.
Càng thực hiện thao tác giống nhau nhiều lần mà không đủ th
ời gian phục hồi thì càng dễ gặp chấn thương. Trong một số trường hợp đau đầu gối khi chơi thể thao, cơ bắp có thể bị ảnh hưởng nhưng đa số là do dây chằng bị chèn ép, mài mòn hoặc sụn ở đầu gối bị tổn thương, mỏng dần khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây nhiều đau đớn.
Đau khớp gối khi chơi thể thao: Khi nào nên đến bác sĩ?
Đau là tín hiệu thông báo cơ thể đang trong trạng thái bất ổn. Dù bị đau khớp gối phải, trái hay cả hai, bạn cũng nên thu xếp đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ kiểm tra nếu:
- Vùng da ở vị trí đau đổi màu, có dấu hiệu viêm hoặc các triệu chứng lạ khác.
- Cơn đau trầm trọng hơn khi thực hiện một số hoạt động như đi bộ, ngồi xuống hay chỉ nằm im. Bạn cần theo dõi cảm giác đau trong từng trường hợp để trình bày đầy đủ cho bác sĩ.
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi một vài ngày.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau để có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn, giúp bạn nhanh chóng quay trở lại với thói quen tập luyện thể thao.
Làm sao để điều trị đau đầu gối khi chơi thể thao?
Bạn không nên tiếp tục tập luyện hay thi đấu nếu thấy cơn đau xuất hiện. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện một số cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao như sau:
Điều trị tại nhà cho người chơi thể thao bị đau đầu gối
Nghỉ ngơi
Nếu không có chấn thương thì bạn đừng quá lo lắng về cơn đau đầu gối nhẹ sau khi chơi thể thao. Các khớp cũng như cơ bắp thường dễ mỏi, đau nhức sau khi tập luyện cường độ cao. Bạn có thể cần 1-2 ngày để cơ thể lấy lại cân bằng. Vì vậy, hãy thư giãn, nghỉ ngơi trong 24 giờ để khớp gối có thời gian “xả hơi”.
Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ khỏi đau mà không cần phương pháp điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, vì mỗi người có thời gian hồi phục khác nhau nên nếu thấy cơn đau có cải thiện, bạn đừng vội quay trở lại tập luyện ngay nhé!
Đối với đối tượng vận động viên, chấn thương do sức căng lặp đi lặp lại thường là kết quả của việc tập trung quá nhiều vào một bài tập chuyên biệt cho một nhóm cơ bắp hoặc thực hiện duy nhất một vài động tác trong khoảng thời gian dài.
Càng thực hiện thao tác giống nhau nhiều lần mà không đủ th
ời gian phục hồi thì càng dễ gặp chấn thương. Trong một số trường hợp đau đầu gối khi chơi thể thao, cơ bắp có thể bị ảnh hưởng nhưng đa số là do dây chằng bị chèn ép, mài mòn hoặc sụn ở đầu gối bị tổn thương, mỏng dần khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây nhiều đau đớn.
Đau khớp gối khi chơi thể thao: Khi nào nên đến bác sĩ?
Đau là tín hiệu thông báo cơ thể đang trong trạng thái bất ổn. Dù bị đau khớp gối phải, trái hay cả hai, bạn cũng nên thu xếp đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ kiểm tra nếu:
- Vùng da ở vị trí đau đổi màu, có dấu hiệu viêm hoặc các triệu chứng lạ khác.
- Cơn đau trầm trọng hơn khi thực hiện một số hoạt động như đi bộ, ngồi xuống hay chỉ nằm im. Bạn cần theo dõi cảm giác đau trong từng trường hợp để trình bày đầy đủ cho bác sĩ.
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi một vài ngày.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau để có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn, giúp bạn nhanh chóng quay trở lại với thói quen tập luyện thể thao.
Làm sao để điều trị đau đầu gối khi chơi thể thao?
Bạn không nên tiếp tục tập luyện hay thi đấu nếu thấy cơn đau xuất hiện. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện một số cách trị đau đầu gối khi chơi thể thao như sau:
Điều trị tại nhà cho người chơi thể thao bị đau đầu gối
Nghỉ ngơi
Nếu không có chấn thương thì bạn đừng quá lo lắng về cơn đau đầu gối nhẹ sau khi chơi thể thao. Các khớp cũng như cơ bắp thường dễ mỏi, đau nhức sau khi tập luyện cường độ cao. Bạn có thể cần 1-2 ngày để cơ thể lấy lại cân bằng. Vì vậy, hãy thư giãn, nghỉ ngơi trong 24 giờ để khớp gối có thời gian “xả hơi”.
Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ khỏi đau mà không cần phương pháp điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, vì mỗi người có thời gian hồi phục khác nhau nên nếu thấy cơn đau có cải thiện, bạn đừng vội quay trở lại tập luyện ngay nhé!
Chườm nóng/chườm lạnh
Một cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao đơn giản mà hữu hiệu đó là chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh giúp giảm sưng tức thì, từ đó làm dịu cơn đau đầu gối. Bạn không nên áp trực tiếp túi chườm hay đá lên da mà hãy lót hoặc bọc qua một lớp khăn mềm, cũng như không chườm quá 20 phút một lần.
Trong trường hợp đầu gối chỉ đau và không sưng hoặc đã giảm sưng, chườm nóng sẽ là lựa chọn tốt để thúc đẩy lưu lượng máu, rút ngắn thời gian phục hồi. Ngoài ra, bạn có thể tắm nước ấm, ngâm nước ấm và thư giãn. Cần lưu ý không nên chườm nóng lúc đầu gối mới bị sưng.
Các biện pháp điều trị thay thế
Châm cứu, bấm huyệt trị đau khớp gối (thường do viêm xương khớp) cũng là phương pháp được nhiều người quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, biện pháp này có thể không phù hợp với tất cả mọi người và bạn cần tham khảo, cân nhắc trước khi áp dụng.
Ngoài ra, người bị đau đầu gối khi chơi thể thao cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ bảo vệ khớp và giúp giảm các triệu chứng đau nhức, chẳng hạn như các sản phẩm có chứa glucosamine sulphate tinh thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh glucosamine có tác dụng tăng cường sức khỏe khớp, đặc biệt là khớp gối.
Điều trị y tế cho người chơi thể thao bị đau đầu gối
Nếu nguyên nhân khiến bạn chơi thể thao bị đau khớp gối là do chấn thương thì cần được điều trị y tế bằng một số phương pháp như sau.
Thuốc
Đau đầu gối do chấn thương mạn tính thường do viêm. Để điều trị tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng viêm như tiêm cortisone – một steroid có tác dụng chống viêm mạnh.
Vật lý trị liệu
Sau khi hoàn thành phẫu thuật hoặc nếu phẫu thuật không phải là sự lựa chọn tối ưu thì bạn có thể thực hiện vật lý trị liệu. Đây là phương pháp nhằm tăng cường sức bền và làm căng các cơ xung quanh đầu gối. Từ đó, chuyển động cơ học của chân nói chung và đầu gối nói riêng cũng trở nên tốt hơn, giúp ngăn ngừa phát sinh chấn thương trong tương lai.
Phẫu thuật
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật trong trường hợp đứt dây chằng hoặc rách sụn chêm. Một số tình huống chấn thương cấp tính như đầu gối bị tác động lực mạnh hoặc nhiều phần của đầu gối bị tổn thương có thể phải phẫu thuật khẩn cấp.
Hầu hết các ca phẫu thuật điều trị đau đầu gối được thực hiện bằng phương pháp nội soi khớp. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ tiến hành phẫu thuật mà không cần mở đầu gối qua vết mổ lớn. Người gặp chấn thương có thể cần thời gian giảm viêm trước khi phẫu thuật nội soi khớp gối.
Chườm nóng/chườm lạnh
Một cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao đơn giản mà hữu hiệu đó là chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh giúp giảm sưng tức thì, từ đó làm dịu cơn đau đầu gối. Bạn không nên áp trực tiếp túi chườm hay đá lên da mà hãy lót hoặc bọc qua một lớp khăn mềm, cũng như không chườm quá 20 phút một lần.
Trong trường hợp đầu gối chỉ đau và không sưng hoặc đã giảm sưng, chườm nóng sẽ là lựa chọn tốt để thúc đẩy lưu lượng máu, rút ngắn thời gian phục hồi. Ngoài ra, bạn có thể tắm nước ấm, ngâm nước ấm và thư giãn. Cần lưu ý không nên chườm nóng lúc đầu gối mới bị sưng.
Các biện pháp điều trị thay thế
Châm cứu, bấm huyệt trị đau khớp gối (thường do viêm xương khớp) cũng là phương pháp được nhiều người quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, biện pháp này có thể không phù hợp với tất cả mọi người và bạn cần tham khảo, cân nhắc trước khi áp dụng.
Ngoài ra, người bị đau đầu gối khi chơi thể thao cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ bảo vệ khớp và giúp giảm các triệu chứng đau nhức, chẳng hạn như các sản phẩm có chứa glucosamine sulphate tinh thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh glucosamine có tác dụng tăng cường sức khỏe khớp, đặc biệt là khớp gối.
Điều trị y tế cho người chơi thể thao bị đau đầu gối
Nếu nguyên nhân khiến bạn chơi thể thao bị đau khớp gối là do chấn thương thì cần được điều trị y tế bằng một số phương pháp như sau.
Thuốc
Đau đầu gối do chấn thương mạn tính thường do viêm. Để điều trị tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng viêm như tiêm cortisone – một steroid có tác dụng chống viêm mạnh.
Vật lý trị liệu
Sau khi hoàn thành phẫu thuật hoặc nếu phẫu thuật không phải là sự lựa chọn tối ưu thì bạn có thể thực hiện vật lý trị liệu. Đây là phương pháp nhằm tăng cường sức bền và làm căng các cơ xung quanh đầu gối. Từ đó, chuyển động cơ học của chân nói chung và đầu gối nói riêng cũng trở nên tốt hơn, giúp ngăn ngừa phát sinh chấn thương trong tương lai.
Phẫu thuật
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật trong trường hợp đứt dây chằng hoặc rách sụn chêm. Một số tình huống chấn thương cấp tính như đầu gối bị tác động lực mạnh hoặc nhiều phần của đầu gối bị tổn thương có thể phải phẫu thuật khẩn cấp.
Hầu hết các ca phẫu thuật điều trị đau đầu gối được thực hiện bằng phương pháp nội soi khớp. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ tiến hành phẫu thuật mà không cần mở đầu gối qua vết mổ lớn. Người gặp chấn thương có thể cần thời gian giảm viêm trước khi phẫu thuật nội soi khớp gối.
Xem thêm: Điều trị táo bón bằng nước ép mận: Mẹo hay bố mẹ nên thử
Tin mới nhất
- Loạn vận ngôn
- Vì sao mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông? Cách trị
- Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?
- Đau dạ dày uống nước cam, chanh… (đồ chua) được không?
- BẤT NGỜ hiệu quả của các cây thuốc chữa u xơ tiền liệt tuyến hiện nay
- Ổ tụ máu
- Xét nghiệm T4
- Ăn một tô mì gói là bạn đang uống 65 ml nước mắm?
- 11 quan niệm xưa nay về chăm sóc da cho nam giới
- Thuốc trào ngược dạ dày của Nhật loại nào tốt nhất? TOP 12 sản phẩm