Dị ứng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
Dị ứng thường xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như thời tiết, thức ăn, môi trường ô nhiễm, các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Các triệu chứng của bệnh lý thường đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh cần can thiệp biện pháp y tế để kiểm soát bệnh lý.
Dị ứng là gì? Phân loại
Dị ứng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng da xuất hiện mề đay, sẩn đỏ, mụn viêm, phát ban,… khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Theo đó, tổn thương do tình trạng gây ra có phạm vi ảnh hưởng, hình thái và mức độ đa dạng, không đồng nhất. Điều này thường phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, yếu tố cơ địa, loại dị ứng và một số yếu tố khác.
Các triệu chứng dị ứng bùng phát khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Lúc này, miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể nhằm tiêu diệt các chất gây dị ứng. Từ đó gây ra những biểu hiện viêm da, viêm xoang, ảnh hưởng đến đường thở,… Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ.
Dị ứng được chia thành các loại khác nhau, ở mỗi loại sẽ có những biểu hiện nhận biết cụ thể. Một số dạng dị ứng thường gặp như:
- Dị ứng thời tiết
- Dị ứng thuốc
- Dị ứng kháng sinh
- Dị ứng da hay viêm da dị ứng
- Dị ứng thức ăn
- Dị ứng cơ địa
- Dị ứng nổi mề đay
Nguyên nhân gây dị ứng
Dị ứng là tình trạng kích ứng da tạm thời, có thể thuyên giảm nếu được chăm sóc và điều trị đúng đúng cách. Theo các chuyên gia đầu ngành, nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng là do hệ miễn dịch không cung cấp đủ lượng kháng thể chống dị nguyên. Do đó, khi cơ thể phóng thích histamin để chống lại dị nguyên, từ đó kích thích bùng phát các triệu chứng.
Dưới đây là một nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng:
- Yếu tố di truyền: Số liệu thống kê cho thấy, nguyên nhân gây dị ứng do yếu tố di truyền chiếm đến 80%. Cụ thể, trong gia đình có ba hoặc mẹ có cơ địa mẫn cảm, viêm da, viêm mũi sẽ có khả năng di truyền cho con cái với tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, những cặp song sinh cùng trứng cũng có nguy cơ bị dị ứng lên đến 77%.
- Môi trường sống bị ô nhiễm: Sống và làm việc trong điều kiện môi trường ô nhiễm có thể làm suy giảm sức đề kháng của da và trở nên nhạy cảm hơn khi bị các yếu tố kích thích. Một số thành phần độc hại có trong không khí như khói bụi, kim loại nặng, hóa chất,… không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và còn khiến gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến nổi mẩn ngứa.
- Vệ sinh da kém: Thói quen vệ sinh da kém, không đúng cách được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng. Nguyên do là các tuyến bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết ứ đọng trên lỗ chân lông sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi bùng phát các triệu chứng.
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hay quá lạnh được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, dị ứng thời tiết còn dẫn đến nổi mề đay, phát ban toàn thân. Trong một số trường hợp còn đi kèm với một số biểu hiện như nghẹt mũi, sổ mũi, khô miệng, đau họng, ngứa họng,…
- Dị ứng thực phẩm: Việc dung nạp một số thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như đậu phộng, hải sản, đậu nành, sữa,… có thể kích thích hệ miễn dịch phóng thích histamine vào da, dẫn đến bùng phát các triệu chứng như nổi mề đay mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa,… Trong một số trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng dị ứng còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như căng thẳng kéo dài, cơ địa nhạy cảm, rối loạn nội tiết, hệ miễn dịch suy giảm, tác dụng phụ của thuốc điều trị,…
Các triệu chứng nhận biết dị ứng
Thực tế cho thấy, các triệu chứng dị ứng thể hiện khác đa dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân, yếu tố khởi phát. Theo đó, một người có thể bị dị ứng mặt, chân, tay hoặc lan rộng toàn thân sau khi tiếp xúc với tác nhân khởi phát.
Dưới đây là một số biểu hiện nhận biết dị ứng:
- Vùng da bị dị ứng có cảm giác nóng rát, đỏ và ngứa ngáy
- Xuất hiện các sẩn/ mảng đỏ, nổi cộm hơn so với những vùng da xung quanh
- Phát ban hoặc nổi mề đay
- Da bị khô hoặc nứt nẻ
- Mắt bị ngứa và đỏ
- Họng, lưỡi và môi bị sưng
- Rạn da và bong tróc da
- Có thể xuất hiện các mụn mủ và mụn nước
Với những trường hợp bị dị ứng ở mức độ nhẹ, các triệu chứng có thể thuyên giảm sau và giờ hoặc vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, với những người lan làn da nhạy cảm, cơ địa nhạy cảm và tổn thương do dị ứng gây ra ở mức độ nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời.
Dị ứng có nguy hiểm không?
Các biểu hiện dị ứng thường có xu hướng tăng dần theo thời gian. Trường hợp dị ứng tái phát lần kế tiếp sẽ diễn tiến nặng hơn do với lần trước đó. Thông thường, tổn thương da và một số triệu chứng đi kèm có thể thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc nhưng tổn thương do cào gãi, ma sát hoặc viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ.
Trường hợp các triệu chứng dị ứng tiến triển nặng nề, nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến làn da và gây ra các biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng, đau đớn dữ dội, để lại thâm sẹo. Nhất là tổn thương vùng da mặt có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.
Hơn nữa, một số biểu hiện khác của dị ứng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương ở niêm mạc mắt, mũi, và miệng. Tình trạng thanh quản co thắt, khó thở, phù nề, tắc nghẽn hô hấp có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với các tác nhân khởi phát triệu chứng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sốc phản vệ, tụt huyết áp, hôn mê, trụy tim mạch,… Đây là những biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Chẩn đoán, xét nghiệm dị ứng
Việc tiến hành chẩn đoán và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết sẽ giúp xác định nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng dị ứng, mức độ tổn thương da và các biểu hiện đi kèm. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục và chăm sóc phù hợp với từng trường hợp.
Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của dị ứng như viêm da, phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa,… sau khi tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ dị ứng cao, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và xét nghiệm.
Test lẩy da
Với phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp kiểm tra được độ mẫn cảm của cơ thể với một chất nào đó được bác sĩ chỉ định. Theo đó, bác sĩ có thể đưa vào da một hoặc nhiều dị nguyên nhằm đánh giá được các phản ứng dị ứng cũng như mức độ tổn thương da. Hoạt động này có thể giúp chẩn đoán các ca bệnh, đồng thời phát hiện vết nhỏ trên da để xác định phản ứng sau khi lẩy da.
Dưới đây là 2 cách đánh giá dị nguyên:
- Prick test (Scratch test): Dùng một cây kim chuyên dụng để chích da và lấy một lượng nhỏ kháng nguyên và xét nghiệm.
- Test áp bì (Patch test): Dùng các dị nguyên đã được chuẩn bị sẵn áp lên bề mặt da. Theo đó, mỗi dị nguyên sẽ được áp lên từng vùng da cụ thể để xem phản ứng.
Trường hợp cơ thể sản xuất ra kháng thể IgE với dị nguyên được kiểm tra, vùng da sẽ xuất hiện các nốt sẩn có màu hồng. Như vậy, từ đó bác sĩ có thể xác định cụ thể nguyên nhân gây bùng phát triệu chứng. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lưu ý: Trước khi tiến hành chẩn đoán, bạn cần ngưng dùng thuốc corticoid đường uống, thuốc kháng thụ thể histamin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng,…ít nhất là 5 ngày. Ngoài ra, không sử dụng các loại kem bôi lên vùng da bị dị ứng ít nhất là 7 ngày.
Kiểm tra huyết thanh
Xét nghiệm này được tiến hành bằng cách dùng huyết thanh của người bệnh tiêm trực tiếp vào da của người đó. Phương pháp này giúp xác định trường hợp nổi mề đay mãn tính tự phát, các triệu chứng thường kéo dài trên 6 tuần và không thể xác định được căn nguyên gây bệnh.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần ngưng dùng thuốc kháng thụ thể histamine H1 tối thiểu là 3 ngày.
Xét nghiệm Panel dị ứng
Việc xét nghiệm Panel dị ứng sẽ giúp bác sĩ xác định cùng lúc được 100 tác nhân gây dị ứng trên 1 mẫu thủ. Xét nghiệm được tiến hành thông qua 1 lần lấy máu tại những thời điểm ngẫu nhiên trong ngày.
Chỉ trong 1 lần kiểm tra, bác sĩ có thể xác định chính các các dị nguyên gây khởi phát triệu chứng, từ đó tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất.
Test thử thách thuốc
Test thử thách thuốc được tiến hành bằng cách đưa thuốc với liều lượng từ thấp đến cao vào cơ thể. Những loại thuốc này được truyền theo đường dùng tự nhiên, theo đó, thời gian tăng liều trong mỗi lần là 30 phút.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine H1, thuốc ức chế men chuyển,…
Việc test thử thách thuốc sẽ giúp loại trừ các trường hợp bị dị ứng thuốc không rõ ràng. Đồng thời, giúp loại trừ các phản ứng chéo giữa các loại thuốc cùng nhóm. Từ đó, đảm bảo an toàn cho người bệnh khi sử dụng thuốc Tây điều trị.
Các phương pháp điều trị dị ứng
Việc điều trị dị ứng phù hợp vào mức độ triệu chứng và nguyên nhân khởi phát. Với những trường hợp khởi phát ở mức độ nhẹ, phương pháp chủ yếu là loại trừ nguyên nhân gây bệnh và kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu mức độ triệu chứng nghiêm trọng, đi kèm với những biểu hiện bất thường, người bệnh cần tiến hành điều trị y tế để khắc phục triệu chứng, đồng thời phòng ngừa biến chứng phát sinh.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng dị ứng được áp dụng phổ biến:
1. Loại trừ nguyên nhân và yếu tố thuận lợi
Khi xuất hiện các biểu hiện dị ứng, người bệnh cần xác định nguyên nhân cũng như yếu tố thuận lợi gây khởi phát. Việc tiếp tục dùng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, dung nạp thức ăn gây dị ứng, thời tiết quá nóng/ quá lạnh,… có thể khiến các biểu hiện trên da tiến triển nặng nề và xu hướng lan rộng.
Trường hợp chưa thể xác định căn nguyên khởi phát các triệu chứng, người bệnh cần loại trừ những yếu tố rủi ro:
- Không dung nạp các loại thực phẩm, thức uống có nguy cơ gây bùng phát triệu chứng, kích ứng như bia rượu, hải sản, các loại đậu, cà phê, trà đặc, sữa bò,…
- Cần kiểm tra bảng thành phần của các sản phẩm chăm sóc da và loại bỏ những sản phẩm chứa thành phần dễ gây kích ứng như dầu khoáng, hương liệu, chì, cồn, BHA, retinol,… Những thành phần này mặc dù không phải nguyên nhân gây dị ứng nhưng vào thời điểm da bị nhạy cảm, cơ địa nhạy cảm có thể gây nổi mẩn ngứa và bùng phát các triệu chứng khi tiếp xúc với những sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần trên.
- Tránh tiếp xúc với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, vào thời điểm giao mùa, bạn nên hạn chế ra ngoài. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ ở mức phù hợp.
- Nên kiểm tra chỉ số ô nhiễm nơi nơi làm và sinh sống. Ngoài ra, có thể dùng máy lọc không khí trong trường hợp cần thiết.
2. Áp dụng các biện pháp chăm sóc và phục hồi da
Dị ứng thường gây bùng phát các triệu chứng lâm sàng, điển hình là vùng da bị tổn thương nổi mẩn đỏ, sẩn đỏ và phát ban ở tầng thượng bì. Trong trường hợp tổn thương ở mức độ nhẹ, các biểu hiện này có thể cải thiện nếu được chăm sóc đúng cách mà không cần can thiệp y tế.
Dưới đây là một số biện pháp giúp chăm sóc và phục hồi vùng da bị tổn thương được nhiều người áp dụng:
- Vệ sinh da đều đặn 2 lần mỗi ngày với các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu, độ pH cân bằng. Trong quá trình vệ sinh da, cần thao tác nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng, tổn thương lên vùng da bị kích ứng.
- Để cải thiện biểu hiện trên da, bạn có tận dụng một số thảo dược tự nhiên nâu nước để tắm như lá chè xanh, lá khế, sả,…. Biện pháp này sẽ giúp làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
- Chườm mát hoặc đắp gạc ướt lên vùng da bị tổn thương khoảng 10 phút để giúp làm giảm ngứa ngáy và sưng viêm nhanh chóng.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, sữa tắm, dầu gội và các sản phẩm chăm sóc da khác chứa các thành phần giúp cân bằng độ ẩm và phục hồi như Niacinamide, Vitamin E, Panthenol, Acid Hyaluronic, Glycerin,…
- Uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng và củng cố hàng rào bảo vệ da.
- Sử dụng kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi di chuyển ngoài trời. Tia UV có trong ánh nắng mặt trời có thể kích thích và làm tăng sản sinh melanin, khiến nang lông bài biết lượng dầu thừa, bít tắc lỗ chân lông và gây nổi mẩn.
- Người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa dân gian như uống trà hoa cúc ấm, mật ong ấm, chè xanh,… để cải thiện.
3. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Trường hợp dị ứng có mức độ nghiêm trọng, không thuyên giảm sau vài ngày điều trị tại nhà và đi kèm với một số biểu hiện bất thường. Lúc này người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, xá
c định nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng và chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị dị ứng:
- Các loại kem bôi chứa corticoid: Thuốc bôi có chứa corticoid thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp dị ứng gây sưng viêm da nghiêm trọng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng chống dị ứng, giảm viêm nhanh. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như gây mỏng da, dày sừng, giãn mao mạch,… Do đó chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
- Thuốc ức chế calcineurin: Pimecrolimus, Tacrolimus thuộc nhóm thuốc ức chế calcineurin thường được dùng trong điều trị dị ứng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc hoạt động theo cơ chế tác động lên tế bào lympho T giúp ngăn ngừa quá trình phóng thích các kháng nguyên, từ đó cải thiện tình trạng ngứa, viêm đỏ da. Tuy nhiên, thuốc ức chế calcineurin có thể làm tăng nguy có ung thư da nên chỉ được dùng khi người bệnh không đáp ứng thuốc bôi chứa corticoid.
- Thuốc kháng histamin H1: Ngoài các loại thuốc bôi kiểm soát các triệu chứng ngoài da do dị ứng gây ra, bác sĩ cũng có thể kết hợp với thuốc kháng histamine H1 để cải thiện. Hoạt chất trong thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế hoạt động histamine ở thụ thể H1, từ đó kiểm soát các triệu chứng.
Căn cứ vào mức độ tổn thương da, các triệu chứng đi kèm và nguyên nhân khởi phát, bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp với một số loại thuốc điều trị khác để kiểm soát tình trạng dị ứng nhanh chóng. Trường hợp các triệu chứng tiến triển nặng nề, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc tiêm để kiểm soát.
Cách chăm sóc và phòng ngừa dị ứng tái phát
Dị ứng khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Việc xác định được căn nguyên sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng lâm sàng nhanh chóng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi.
Do đó, bên cạnh tuân thủ biện pháp điều trị y tế và một số biện pháp chăm sóc, cải thiện tại nhà, người bệnh cần chủ động phòng ngừa tái phát. Cụ thể:
- Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm và thức uống có nguy cơ gây kích ứng cao và khiến các triệu chứng bị ứng bùng phát nặng nề như thức ăn nhanh, cay nóng, bia rượu, cà phê,…
- Tránh cào gãi, chà xát, ma sát lên vùng da bị tổn thương. Đồng thời, tránh sử dụng mỹ phẩm trong thời gian điều trị.
- Cân mang khẩu trang, che chắn cẩn thận khi di chuyển ngoài trời, nhất là khi thời tiết nắng nóng, vào thời điểm giao mùa.
- Cần chăm sóc và vệ sinh cơ thể đúng cách. Đồng thời, cần vệ sinh gối, giặt khăn mặt, mền và drap giường thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ kích ứng.
- Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có chiết xuất từ các thành phần dịu nhẹ, tự nhiên, không chứa hương liệu và độ pH trung tính.
Các triệu chứng dị ứng thường được khắc phục nhanh chóng nếu như được phát hiện và kiểm soát sớm. Tuy nhiên, trường hợp diễn biến nặng nề, tổn thương lan rộng, dữ dội có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy tình trạng này kéo dài và đi kèm với một số biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 cách chữa trị dị ứng da mặt tại nhà, đơn giản, nhanh khỏi
- Dị ứng thuốc: Triệu chứng và các phương pháp điều trị
- Dị ứng đạm sữa bò: Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả
- Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa
Xem thêm: Top 10 cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà an toàn, hiệu quả nhất
Tin mới nhất
- Công dụng nấm lim xanh trong ngăn ngừa và chữa trị mỡ máu cao
- Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn thì phát huy hiệu quả tốt nhất
- “Phá tan” cơn rét với 4 món chè nóng mùa đông ngon, bổ, dễ làm
- Hình ảnh nấm lim xanh tự nhiên và tác dụng của nấm lim xanh là gì
- Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
- Cách Kiểm Soát Bệnh Tiểu Đường
- Cá Ngựa
- 16 loại thực phẩm chống mất nước giúp bạn tươi tắn mỗi ngày
- Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị
- Loại đường nào tốt nhất cho sức khỏe của bạn?
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?
- TIN TỨC UNG THƯ 7+ Cách trị viêm xoang mũi hàm bằng tỏi an toàn áp dụng ngay tại nhà
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm hang vị tiền môn vị: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 3 Cách Dùng Cây Sài Đất Chữa Viêm Da Cơ Địa Đơn Giản Mà Hiệu Quả