Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh, triệu chứng, cách điều trị
Bệnh chàm khô là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến hiện nay. Chàm khô thường xuất hiện ở những vùng như đầu ngón tay, chân hoặc khu vực da mặt. Người bệnh sẽ cảm nhận được cơn ngứa ngáy khó chịu, bề mặt da sần sùi và bong tróc. Tuy không ảnh hưởng sức khỏe toàn thân nhưng nếu không chăm sóc tốt, tổn thương có thể gây biến dạng và tăng nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh da bị chàm khô
Bệnh chàm khô thực tế là một dạng chàm tiếp xúc đã chuyển thành mãn tính gây nên. Như tên gọi, bệnh chàm khô khiến cho vùng da bị ảnh hưởng trở nên khô, sần sùi, bong tróc nứt nẻ. Các khu vực thường xuất hiện là ở đầu ngón tay, ngón chân và da mặt.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Mặc dù không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh có tính chất dai dẳng, có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
Dưới đây là một số hình ảnh bệnh chàm khô, bạn đọc có thể tham khảo và quan sát tình trạng đang gặp phải có giống với hình ảnh của bệnh hay không:
Trường hợp không điều trị, chàm khô trở nên nghiêm trọng hơn có thể gây biến chứng, dị dạng các móng tay, nguy cơ nhiễm trùng và để lại thâm sẹo vĩnh viễn cho cơ thể. Do đó, bạn nên tìm hiểu tình trạng tổn thương trên da, can thiệp điều trị để phòng tránh những rủi ro không mong muốn.
Vào những ngày thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí xuống thấp là điều kiện thuận lợi cho bệnh chàm khô bùng phát. Những vùng da thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm như mặt, ngón tay, chân sẽ xuất hiện triệu chứng của bệnh. Trường hợp người bệnh cào gãi có nguy cơ khiến bệnh lây lan sang những khu vực da xung quanh.
Triệu chứng của bệnh chàm khô
Một số triệu chứng bệnh chàm khô thường gặp như:
- Sưng tấy, phù nề da: Trên da người bệnh lúc này có nhiều mảng màu hồng, hơi sưng nhẹ. Tại vị trí sưng vùng da gần như là khô và khá ngứa ngáy. Điều này khiến cho người bệnh có xu hướng cào gãi, tuy nhiên, việc tác động này có thể khiến cho tình trạng khó chịu trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nổi mụn nước trên da: Bên cạnh khô da thì ở vị trí da bị chàm còn nổi lên những nốt mụn trắng li ti, bên trong có chứa dịch khiến cho cảm giác ngứa ngáy tăng lên. Theo thời gian, nốt mụn trắng cũng sẽ lớn dần, chúng khá dễ vỡ, tạo thành những mảng chàm lớn trên da. Nếu không chăm sóc tốt, người bệnh rất dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào nốt mụn vỡ, gây nhiễm khuẩn nguy hiểm.
- Da bong tróc: Da trở nên khô và bong tróc khi những nốt mụn nước bị vỡ và chảy hết dịch bên trong. Khi đó, chỉ cần một chuyển động kéo căng, vùng da đó cũng sẽ trở nên nứt nẻ, chảy máu. Việc trên da có lớp sừng như thế khiến cho bàn tay, chân,…những vùng bị ảnh hưởng thô ráp, sần sùi kém thẩm mỹ hơn.
- Bộ nhiễm trên da: Da không thể phục hồi nhanh khi bị bong tróc, mụn nước có thể tiếp tục nổi lên ở những vùng xung quanh tạo nguy cơ bội nhiễm, khó khăn cho việc điều trị.
Thực tế, những triệu chứng kể trên có những điểm tương đồng với một số bệnh lý ngoài da khác, không riêng gì chàm khô. Do đó, nhiều người nhầm lẫn bệnh dẫn đến việc điều trị sai hướng. Bạn nên thăm khám nếu nhận thấy tình trạng bong tróc, ngứa ngáy kéo dài không thuyên giảm. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Nguyên nhân gây bệnh chàm khô là gì?
Theo một số nghiên cứu, bệnh chàm khô hình thành do những yếu tố như:
Do di truyền
Cũng như bệnh chàm nói chung, chàm khô hình thành một phần có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Thông qua sinh thiết da, chuyên gia xác định người bệnh thường mắc chàm khô do tình trạng thiếu hụt protein filaggrin trong lớp sừng trên da. Việc này dẫn đến hiện tượng mất nước, khiến cho sức đề kháng của da giảm tạo điều kiện cho các dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập gây bệnh.
Do rối loạn chuyển hóa
Ngoài yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hóa cũng là vấn đề khiến lớp tế bào sừng trên da tăng sinh quá mức. Đây cũng là nguyên nhân gây nên một vài chứng bệnh da liễu khác. Với bệnh chàm khô, da người bệnh sẽ bị sần sùi, khô và bong tróc ngứa ngáy ở một số khu vực. Bên cạnh đó, tình trạng này còn khởi phát do tác động thiếu hụt lipid trên da khiến da trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn.
Các yếu tố nguy cơ khác
Những yếu tố nguy cơ khác ngoài hai nguyên nhân kể trên có thể kể đến:
- Tiếp xúc với hóa mỹ phẩm: Tiếp xúc thường xuyên với những loại hóa mỹ phẩm có tính kiềm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu sừng trên da. Da lúc này sẽ bị mất nước và trở nên khô ráp hơn, tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Những sản phẩm sinh hoạt hàng ngày có nguy cơ gây chàm khô cho da nếu tiếp xúc nhiều như bột giặt, nước rửa chén,…hoặc những dung môi công nghiệp đối với đối tượng bệnh nhân có tính chất công việc làm trong nhà máy, khu công nghiệp,…
- Yếu tố thời tiết: Sự thay đổi của thời tiết là một trong nguyên nhân gây khô da, nứt nẻ. Nhiều người gặp phải tình trạng này khi thời tiết chuyển mùa.
- Môi trường sống ô nhiễm: Những người sống ở nơi bị ô nhiễm có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về da liễu, trong đó có bệnh chàm khô.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh còn có thể bùng phát nếu cơ thể bạn có hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị tác động khi ăn phải thực phẩm dị ứng, dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi. Không những thế, nếu không biết cách chăm sóc da, lâu dần da cũng bị dày sừng, khô nứt nẻ,…
Mức độ nguy hiểm của bệnh chàm khô
Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, chàm khô khá dai dẳng và có thể tái phát bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, người bệnh phải biết cách chăm sóc da cũng như phòng ngừa bệnh tái phát theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trường hợp không điều trị, kết hợp với việc cào gãi gây vết thương hở trên da có thể khiến bệnh chàm khô phát triển theo chiều hướng xấu. Lúc này, nguy cơ bệnh lan rộng cao, gây nhiều triệu chứng khó chịu hơn cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đối mặt với những tình trạng như:
- Gây chàm bội nhiễm: Như đã đề cập, các tổn thương trên da do cào gãi những nốt mụn chàm có thể gây nhiễm trùng khi vi khuẩn tự cầu vàng, nấm, virus xâm nhập vào. Tình trạng chàm bội nhiễm gây sưng, đỏ rát và tụ mủ trên da. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng toàn thân khác như sốt, mệt mỏi, chán ăn hoặc buồn nôn.
- Gây biến dạng móng: Những vùng da thường bị ảnh hưởng bởi chàm khô là da ở ngón tay, chân. Trường hợp bệnh kéo dài không được điều trị, vết chạm bắt đầu lan rộng, khiến móng dị dạng, vàng giòn, dễ gãy hơn.
- Ảnh hưởng tâm lý: Nhiều bệnh nhân bị chàm khô nặng không điều trị gặp biến chứng da trở nên xấu xí, sần sùi. Điều này là trở ngại tâm lý nghiêm trọng, đặc biệt đối với phụ nữ. Người bệnh thấy tự ti, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, việc khu vực chàm khô gây ngứa ngáy còn ảnh hưởng giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh.
Bệnh chàm khô trên thực tế không phải là chứng bệnh có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với da người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh chàm khô bội nhiễm, các hại khuẩn, nấm hoặc virus trên da người bệnh có thể xâm nhập qua da người lành thông qua những vết thương hở hoặc vùng da có bị nhiễm trùng trước đó.
Các cách điều trị bệnh chàm khô
Điều trị bệnh chàm khô không quá khó khăn, tuy nhiên việt điều trị dứt điểm bệnh là việc không đơn giản. Cũng tương tự như những bệnh lý da liễu khác, chàm hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Mục đích can thiệp là giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, cải thiện tổn thương trên da và phòng ngừa nguy cơ biến chứng hoặc tái phát bệnh.
Dưới đây là những hướng điều trị được áp dụng đối với chứng chàm khô:
Điều trị bệnh chàm khô bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh chàm khô là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi thuốc thường có tác dụng nhanh chóng, giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do
chàm khô gây ra. Dựa vào mức độ bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Một số loại thường dùng có thể kể đến như:
- Dung dịch sát trùng: Tác dụng giúp vệ sinh da sạch sẽ, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do hại khuẩn xâm nhập vào vị trí chàm khô. Sử dụng loại phổ biến như milian, eosin 2%,…
- Thuốc kháng histamin: Loại thường dùng là diphenhydramine, tác dụng an thần nhẹ, cải thiện triệu chứng chàm khô và ngăn tình trạng lan rộng những vết chàm trên da.
- Thuốc bôi có chứa corticoid: Thường được dùng cho các đợt bùng phát bệnh chàm cấp tính. Các loại phổ biến như ellome, eumovate,…giảm ngứa, viêm da. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng, bởi thuốc có thể khiến da bị bào mòn. Do đó, thời gian sử dụng thuốc chứa corticoid thường được chỉ định không kéo dài quá 7 ngày.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp chàm khô gây viêm nhiễm vi khuẩn thường được chỉ định sử dụng thêm thuốc khác sinh. Liều lượng ở mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định phù hợp.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Chàm thường khiến da trở nên khô, sần sùi. Do đó, sử dụng kem dưỡng ẩm cho da là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên chọn sản phẩm dưỡng phù hợp, chiết xuất thiên nhiên và không chứa các thành phần hóa chất mạnh. Sử dụng mỗi ngày 2-3 lần giúp cải thiện tình trạng khô da, dùng sau khi tắm hoặc khi nhận thấy da có dấu hiệu bị khô. Một số loại được khuyến cáo như ellgy, softerin,…
Dùng thuốc tân dược điều trị bệnh chàm khô có hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Đặc biệt, nếu lạm dụng có thể gây hại cho thận, gan, tạo cảm giác hoa mắt, chóng mặt,…
Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được hướng dẫn, ngăn những tình huống xấu xảy ra cho sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ bệnh chuyển biến xấu.
Trường hợp người bệnh có nhiều tổn thương da, diện tích bị ảnh hưởng rộng khắp không còn cải thiện mặc dù đã sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện quang trị liệu để loại bỏ bệnh chàm khô.
Phương pháp này được thực hiện thông qua thao tác y tế chiếu tia cực tiếp trực tiếp vào khu vực da bị chàm khô, đẩy lùi các tác nhân gây hại hiệu quả. Tuy nhiên, song song với chất lượng thì chi phí dịch vụ cũng khá cao. Ngoài ra, trường hợp hiếm có thể mắc ung thư da sao khi điều trị bệnh chàm khô bằng quang trị liệu.
Điều trị chàm khô nhẹ bằng mẹo dân gian
Trường hợp da bạn mới xuất hiện dấu hiệu bệnh chàm khô, bạn có thể áp dụng phương pháp tại nhà để điều trị bệnh. Phương pháp áp dụng thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên đảm bảo độ an toàn cao. Bên cạnh đó, chi phí điều trị thấp, giúp người bệnh điều trị trong thời gian dài mà không phải quá lo ngại vấn đề kinh tế.
Khi áp dụng, bệnh nhân tuyệt đối phải giữ vệ sinh da và những nguyên liệu sử dụng để tránh nguy cơ hại khuẩn, tạp khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn. Tham khảo các cách làm sao:
Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa ngoài công dụng dưỡng da còn giúp da cải thiện triệu chứng bệnh chàm khô hiệu quả. Các dưỡng chất trong dầu dừa giúp cấp ẩm cho da, giảm tình trạng sần sùi, khô ráp. Thực hiện theo cách làm sao:
- Vệ sinh vùng da bị chàm khô với nước sạch, sau đó sử dụng khăn thấm khô.
- Tiếp đến, bạn lấy một tí dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da cần điều trị.
- Kết hợp massage nhẹ nhàng giúp dưỡng chất thẩm thấu vào da.
- Lưu lại dầu dừa trên da thêm 15-20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Áp dụng cách làm này mỗi ngày 2-3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng lá trà xanh: Lá trà xanh hay còn gọi là chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp sát khuẩn, giảm viêm da hiệu quả. Do đó, lá trà xanh được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh chàm khô. Thực hiện theo cách làm sau:
- Hái một nắm lá trà xanh, ngâm rửa với nước muối loãng và nước sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho lá trà xanh vào nồi đun với 200ml nước, sau 5 phút thì tắt bếp.
- Sử dụng nước lá trà nấu để rửa vùng da bị chàm khô để giảm cơn ngứa ngáy, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài hai cách này, bạn có thể tận dụng những loại lá khác để trị bệnh chàm khô như lá ổi, lá trầu không, lá khế, ngải cứu,…Áp dụng cách làm nấu nước ngâm rửa ngoài da giúp giảm triệu chứng khó chịu, tránh tình trạng viêm nhiễm da.
Điều trị bệnh chàm khô bằng Đông y
Bên cạnh áp dụng Tây y và một vài mẹo dân gian điều trị chứng chàm khô khó chịu, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị bệnh an toàn như:
Bài thuốc ngoài da:
- Bài thuốc rửa: Sử dụng những nguyên liệu như 100g mỗi vị kinh giới, lá vối tươi. Rửa sạch rồi đun sôi, tắt bếp và chờ cho nước nguội còn âm ấm dùng ngâm rửa vùng da đang bị bệnh.
- Bài thuốc mỡ: Các nguyên liệu được dùng như hoàng liên, hồng hoa, hồng đơn và chu sa, mỗi vị lấy khoảng 4g. Tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn, sau đó trộn với một ít mỡ trang. Thoa thuốc mỡ sau khi đã ngâm rửa da với bài thuốc trên.
Bài thuốc uống: Có thể chọn một trong số các bài thuốc sau:
- Bài 1: Dùng kinh giới, thục địa, sinh địa mỗi vị lấy khoảng 16g, kết hợp với thương truật, bạch thược và đương quy, phòng phong mỗi vị 12g, nấu chung với bạch tật lê, thuyền thoái, khổ sâm mỗi vị 8g. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 2: Sắc thuốc uống mỗi ngày với các vị thuốc 2g hoàng cầm, 4g bạch thước, 8g hoàng liên. Trước khi sắc nên tán mịn những vị thuốc trên, chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày.- Bài 3: Dùng mỗi vị ké đầu ngựa, hy thiêm, phù bình, hoàng bá 12g. Kết hợp cùng phòng phong, thương truật mỗi vị lấy 8g nấu uống hàng ngày.
Kết hợp “Trong uống, ngoài bôi” xử lý ngứa ngáy, bong tróc, khô ráp TỪ GỐC với Thanh bì Dưỡng can thang
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc trị viêm da mãn tính được nghiên cứu bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị uy tín đã có hơn 1 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực Y học cổ truyền.
Bài thuốc kế thừa tinh hoa hàng chục bài thuốc cổ phương, lấy cốt thuốc chữa viêm da của người Tày và bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông làm nền tảng. Dưới sự hỗ trợ của khoa học hiện đại, Thanh bì Dưỡng can thang được làm mới, gia giảm cho phù hợp với cơ địa người hiện thời, đem lại giải pháp chuyên sâu trong xử lý viêm da tự miễn nói chung, bao gồm cả bệnh chàm khô. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]
Được nghiên cứu và thử nghiệm chuyên sâu, Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu những ưu điểm sau:
Sở hữu công thức “3 trong 1” HOÀN CHỈNH
Trên cơ sở tuân thủ phép biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế theo công thức “3 trong 1” với sự kết hợp của 3 chế phẩm NGÂM RỬA – BÔI NGOÀI – UỐNG TRONG. Từ đây, bài thuốc mang đến TÁC ĐỘNG KÉP, xử lý hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da do chàm khô, nhanh chóng phục hồi tổn thương làn da và ngăn chặn tái phát hiệu quả.
- Đào thải độc tố, loại bỏ căn nguyên gây chàm khô khiến da bong tróc và ngứa ngáy.
- Sát khuẩn, kháng khuẩn, KHOANH VÙNG TỔN THƯƠNG, ngăn chặn nguy cơ chàm bội nhiễm, tiêu viêm nhanh chóng.
- Cung cấp dưỡng chất làm mềm da, loại bỏ các vùng da bong tróc, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới PHỤC HỒI DA toàn diện. Đối với các vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, cổ tay… bài thuốc tăng cường dưỡng chất, phục hồi chuyên sâu dần xóa mờ sẹo.
- Tạo lớp hàng rào bảo vệ, nâng cao miễn dịch làn da, ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân bên ngoài khiến bệnh chàm khô tái phát.
Kết tinh 30 vị thuốc Nam chuẩn sạch – AN TOÀN
Ra đời từ đề tài nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị viêm da tự miễn”, Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh 30 vị thuốc Nam chuẩn sạch GACP-WHO. Chất lượng dược liệu luôn được kiểm định gắt gao trước khi đưa vào bào chế.
Đặc biệt, nguồn dược liệu được thu hái từ hệ thống vườn thuốc Nam rộng 100ha do Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp phát triển nên AN TOÀN – LÀNH TÍNH, phù hợp với cả đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Bài thuốc đảm bảo tiêu chí 3 không: Không tác dụng phụ, không nhờn thuốc, không phụ thuộc thuốc.
Đẩy lùi chàm khô theo 3 bước khoa học
Trung tâm Thuốc dân tộc xây dựng phác đồ điều trị chàm khô, viêm da tự miễn theo liệu trình chuyên sâu, từng bước GIẢI ĐỘC – ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA, PHỤC HỒI DA.
- GIẢI ĐỘC: Đi sâu đào thải độc tố, uất tích dưới da để loại bỏ gốc bệnh, tạo điều kiện loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng.
- KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG: Đẩy lùi cơn ngứa ngáy, đau rát, bong tróc da, hỗ trợ làm mềm da và thúc đẩy tăng sinh tế bào mới để phục hồi làn da.
- PHỤC HỒI, ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA: Khi các triệu chứng đã được đẩy lùi bài thuốc giúp tăng cường đề kháng, củng cố hàng rào miễn dịch, ngăn chặn tái phát.
Hiệu quả lên đến 95% sau liệu trình đầu
Với bảng thành phần VÀNG, công thức phối chế đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả lên đến 95% sau liệu trình đầu, hạn chế tái phát sau thời gian dài. Đặc biệt, không ghi nhận trường hợp kích ứng sau khi sử dụng thuốc.
NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo bệnh nhân ĐÁNH GIÁ CAO, chuyên gia KHUYÊN DÙNG
Đông đảo bệnh nhân cũng gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:
Bệnh nhân vui mừng nhắn tin về Trung tâm
Đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc, Chương trình sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã đưa tin giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp vàng trong điều trị chàm khô, viêm da tự miễn. Đồng thời, trong số phát sóng ngày 16/11/2019, chương trình cũng nhận định bài thuốc hoàn toàn phù hợp với xu hướng trị bệnh thế kỷ 21.
Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:
Dựa vào tình trạng chàm khô trên da để lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Bạn không nên tự ý kết hợp thuốc tây, đông y khi chưa có hướng dẫn từ người có chuyên môn. Sử dụng sai thuốc, sai cách có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa chàm khô tái phát
Bên cạnh điều trị bệnh chàm khô, người bệnh nên lưu ý việc chăm sóc da hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Một số lưu ý như sau:
- Giữ vệ sinh làn da hàng ngày, không sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm khiến da mất đị độ ẩm tự nhiên, mất cân bằng pH khiến da trở nên khô hơn, ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh.
- Không dùng vật nhọn, cứng hoặc móng tay cào gãi vào những vùng da đang bị chàm khô, đặc biệt là có mụn nước chứa mủ sưng to. Việc làm vỡ mụn nước có thể khiến da bị bội nhiễm, lan rộng tổn thương.
- Giữ ẩm cho da bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc phù hợp. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thành phần nhẹ dịu, lành tính, không thoa lên vết thương hở. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn và dùng các sản phẩm chăm sóc da trong quá trình điều trị chàm khô.
- Bảo vệ da khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh môi trường ô nhiễm, hóa chất hoặc các dị nguyên như lông thú nuôi, phấn hoa, ẩm mốc,…
- Trong thời gian điều trị, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất trong nước rửa chén, bột giặt, xà phòng,….Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, để giúp da thông thoáng, tránh chà xát làm tổn thương da.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều trái cây, hoa quả tươi. Tránh ăn những món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, không uống bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh stress, áp lực căng thẳng. Tập luyện thể dục, thể thao giúp tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại sự gây hại của những tác nhân bên ngoài.
- Thăm khám da liễu nếu nhận thấy tình trạng viêm da không cải thiện, thông báo với bác sĩ nếu trong thời gian dùng thuốc gặp triệu chứng bất thường.
Bệnh chàm khô là bệnh lý da liễu phổ biến, không gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị, chàm khô kéo dài có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và tâm lý. Nhất là trường hợp chàm khô biến chứng làm dị tật ngón tay, chân, mất thẩm mỹ da mặt.
Có thể bạn quan tâm:
- Thanh bì dưỡng can thang XỬ LÝ chàm – eczema CHUYÊN SÂU chỉ với 1 LIỆU TRÌNH
- 6 cách trị chàm môi theo dân gian
- Bật mí 10 cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản tại nhà
- Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả nhất
Xem thêm: Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi
Tin mới nhất
- U xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính)
- Trào ngược dịch mật: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chăm sóc và điều trị
- Chỉ số đường huyết (Glucose) là gì? Bao nhiêu là bị tiểu đường?
- Uống nước đậu đen có công dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
- Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì và kiêng gì thì tốt?
- TOP 8 thuốc viêm xoang Nhật tốt nhất hiện nay và lưu ý khi dùng
- Bạn đã thật sự hiểu hết về các loại đường cho người tiểu đường?
- Viêm gan mạn tính
- Bạn biết gì về các xét nghiệm tầm soát ung thư xương?
- Sỏi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và cách điều trị triệt để
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Chữa viêm hang vị dạ dày bằng nghệ với 4 cách thực hiện đúng nhất
- TIN TỨC UNG THƯ Bột lá nhuộm tóc – cách nhuộm tóc dân gian an toàn cho sức khỏe
- TIN TỨC UNG THƯ Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào nên đi khám?
- TIN TỨC UNG THƯ Xuyên khung và công dụng chữa bệnh của Xuyên khung