Biến chứng bệnh tiểu đường: Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở những người bị tiểu đường. Người bệnh và gia đình cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm và cách kiểm soát biến chứng này để đảm bảo bệnh nhân luôn sống vui vẻ khi phải chống chọi với căn bệnh tiểu đường.

Liệt dạ dày là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở những người bị tiểu đường. Người bệnh và gia đình cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm và cách kiểm soát biến chứng này để đảm bảo bệnh nhân luôn sống vui vẻ khi phải chống chọi với căn bệnh tiểu đường.

Liệt dạ dày là gì?

Liệt dạ dày (còn gọi là chậm lưu thông dạ dày, Gastroparesis) là một rối loạn có tiến triển khiến thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn bình thường. Do các dây thần kinh di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa bị hư hỏng nên các cơ bắp không hoạt động. Điều này dẫn đến việc thực phẩm hay bị giữ trong dạ dày và không được tiêu hóa.

Tại sao biến chứng này lại xuất hiện?

Những người bị liệt dạ dày cũng đồng thời bị tổn thương dây thần kinh phế vị. Đây là dây thần kinh sọ kéo dài từ thân não đến các cơ quan bụng, bao gồm những cơ quan trong đường tiêu hóa.

Tương tự như các dạng khác của bệnh thần kinh tiểu đường, tổn thương dây thần kinh phế vị làm suy yếu chức năng thần kinh. Trong trường hợp này, hệ tiêu hóa bị suy yếu vì các xung cần thiết để nhào trộn thức ăn đang bị chậm hoặc dừng lại. Bệnh này rất khó chẩn đoán và thường xuyên bị bỏ qua. Theo nghiên cứu, tỷ chậm lưu thông dạ dày ở những người bị bệnh tiểu đường rất cao (lên đến 65%).

Liệt dạ dày thường gặp hơn ở những người được chẩn đoán tiểu đường sau nhiều năm có lượng đường trong máu cao, không được kiểm soát. Đường huyết cao trong thời gian dài gây ra thay đổi hóa học trong dây thần kinh khắp cơ thể. Khi tình trạng này kéo dài dai dẳng, cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho các mạch máu là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và ôxy cho dây thần kinh của cơ thể, bao gồm các dây thần kinh phế vị, cuối cùng dẫn đến chậm lưu thông dạ dày.

Bởi vì liệt dạ dày là một bệnh tiến triển, một số triệu chứng của bệnh như ợ nóng mãn tính hoặc buồn nôn rất phổ biến, bạn có thể không nhận ra mình đang mắc phải tình trạng này.

Dấu hiệu và triệu chứng của liệt dạ dày

Khi bị chậm lưu thông dạ dày, người bệnh có thể có các dấu hiệu và triệu chứng:

  • Ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Ói ra thức ăn không tiêu
  • No nhanh dù chỉ ăn ít
  • Sụt cân
  • Đầy hơi
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Mức đường huyết khó ổn định
  • Co thắt dạ dày
  • Trào ngược dạ dày.

Triệu chứng liệt dạ dày có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở các dây thần kinh phế vị. Các triệu chứng cũng có thể bùng phát sau khi hấp thụ thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc chất béo. Đây đều là những thực phẩm khó tiêu hóa.

Liệt dạ dày là gì?

Liệt dạ dày (còn gọi là chậm lưu thông dạ dày, Gastroparesis) là một rối loạn có tiến triển khiến thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn bình thường. Do các dây thần kinh di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa bị hư hỏng nên các cơ bắp không hoạt động. Điều này dẫn đến việc thực phẩm hay bị giữ trong dạ dày và không được tiêu hóa.

Tại sao biến chứng này lại xuất hiện?

Những người bị liệt dạ dày cũng đồng thời bị tổn thương dây thần kinh phế vị. Đây là dây thần kinh sọ kéo dài từ thân não đến các cơ quan bụng, bao gồm những cơ quan trong đường tiêu hóa.

Tương tự như các dạng khác của bệnh thần kinh tiểu đường, tổn thương dây thần kinh phế vị làm suy yếu chức năng thần kinh. Trong trường hợp này, hệ tiêu hóa bị suy yếu vì các xung cần thiết để nhào trộn thức ăn đang bị chậm hoặc dừng lại. Bệnh này rất khó chẩn đoán và thường xuyên bị bỏ qua. Theo nghiên cứu, tỷ chậm lưu thông dạ dày ở những người bị bệnh tiểu đường rất cao (lên đến 65%).

Liệt dạ dày thường gặp hơn ở những người được chẩn đoán tiểu đường sau nhiều năm có lượng đường trong máu cao, không được kiểm soát. Đường huyết cao trong thời gian dài gây ra thay đổi hóa học trong dây thần kinh khắp cơ thể. Khi tình trạng này kéo dài dai dẳng, cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho các mạch máu là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và ôxy cho dây thần kinh của cơ thể, bao gồm các dây thần kinh phế vị, cuối cùng dẫn đến chậm lưu thông dạ dày.

Bởi vì liệt dạ dày là một bệnh tiến triển, một số triệu chứng của bệnh như ợ nóng mãn tính hoặc buồn nôn rất phổ biến, bạn có thể không nhận ra mình đang mắc phải tình trạng này.

Dấu hiệu và triệu chứng của liệt dạ dày

Khi bị chậm lưu thông dạ dày, người bệnh có thể có các dấu hiệu và triệu chứng:

  • Ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Ói ra thức ăn không tiêu
  • No nhanh dù chỉ ăn ít
  • Sụt cân
  • Đầy hơi
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Mức đường huyết khó ổn định
  • Co thắt dạ dày
  • Trào ngược dạ dày.

Triệu chứng liệt dạ dày có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở các dây thần kinh phế vị. Các triệu chứng cũng có thể bùng phát sau khi hấp thụ thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc chất béo. Đây đều là những thực phẩm khó tiêu hóa.

Liệt dạ dày ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Khi không được tiêu hóa như bình thường, thức ăn sẽ bị đọng lại bên trong dạ dày và có khả năng hình thành vi khuẩn do quá trình lên men. Thức ăn không được tiêu hóa sẽ tạo thành khối rắn gọi là dị vật dạ dày gây buồn nôn, ói mửa và có thể cản trở ruột non.

Chậm lưu thông dạ dày gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bệnh nhân tiểu đường vì gây khó theo dõi quá trình tiêu hóa dẫn đến lượng đường của người bị tiểu đường có biến chứng liệt dạ dày thường quá cao hoặc quá thấp. Từ đó gây ra những khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Hãy nói ngay với bác sĩ nếu bạn có chỉ số đường huyết bất thường cùng với các triệu chứng khác mà bạn gặp phải.

Đây là một bệnh mãn tính và có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Bạn sẽ kiệt sức vì trải qua quá trình thay đổi chế độ ăn uống và cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời cảm thấy ốm và buồn nôn đến mức nôn mửa. Những người bị liệt dạ dày thường hay cảm thấy thất vọng và chán nản.

Ai có nguy cơ mắc phải biến chứng này?

Bệnh nhân nữ mắc tiểu đường có nguy cơ bị chậm lưu thông dạ dày cao hơn. Các bệnh khác có thể kết hợp làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm tiền sử phẫu thuật vùng bụng (như khi phải sinh mổ) hoặc có tiền sử rối loạn ăn uống.

Bệnh và các tình trạng khác ngoài bệnh tiểu đường có thể gây liệt dạ dày, chẳng hạn như nhiễm trùng do virus, thuốc tiêu hóa chậm, bệnh trào ngược axit và các rối loạn cơ trơn.

Các bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng liệt dạ dày bao gồm bệnh Parkinson, viêm tụy mãn tính, xơ nang, bệnh thận, hội chứng Turner. Đôi khi không thể xác định nguyên nhân gây liệt dạ dày, thậm chí sau khi đã tiến hành xét nghiệm nhiều lần.

Cần làm gì để kiểm soát bệnh chậm tiêu hóa dạ dày?

Liệt dạ dày ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Khi không được tiêu hóa như bình thường, thức ăn sẽ bị đọng lại bên trong dạ dày và có khả năng hình thành vi khuẩn do quá trình lên men. Thức ăn không được tiêu hóa sẽ tạo thành khối rắn gọi là dị vật dạ dày gây buồn nôn, ói mửa và có thể cản trở ruột non.

Chậm lưu thông dạ dày gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bệnh nhân tiểu đường vì gây khó theo dõi quá trình tiêu hóa dẫn đến lượng đường của người bị tiểu đường có biến chứng liệt dạ dày thường quá cao hoặc quá thấp. Từ đó gây ra những khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Hãy nói ngay với bác sĩ nếu bạn có chỉ số đường huyết bất thường cùng với các triệu chứng khác mà bạn gặp phải.

Đây là một bệnh mãn tính và có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Bạn sẽ kiệt sức vì trải qua quá trình thay đổi chế độ ăn uống và cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời cảm thấy ốm và buồn nôn đến mức nôn mửa. Những người bị liệt dạ dày thường hay cảm thấy thất vọng và chán nản.

Ai có nguy cơ mắc phải biến chứng này?

Bệnh nhân nữ mắc tiểu đường có nguy cơ bị chậm lưu thông dạ dày cao hơn. Các bệnh khác có thể kết hợp làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm tiền sử phẫu thuật vùng bụng (như khi phải sinh mổ) hoặc có tiền sử rối loạn ăn uống.

Bệnh và các tình trạng khác ngoài bệnh tiểu đường có thể gây liệt dạ dày, chẳng hạn như nhiễm trùng do virus, thuốc tiêu hóa chậm, bệnh trào ngược axit và các rối loạn cơ trơn.

Các bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng liệt dạ dày bao gồm bệnh Parkinson, viêm tụy mãn tính, xơ nang, bệnh thận, hội chứng Turner. Đôi khi không thể xác định nguyên nhân gây liệt dạ dày, thậm chí sau khi đã tiến hành xét nghiệm nhiều lần.

Cần làm gì để kiểm soát bệnh chậm tiêu hóa dạ dày?

Nếu bị liệt dạ dày, bạn nên tránh ăn thực phẩm sống, bông cải xanh, cam, các sản phẩm giàu sữa như sữa nguyên chất và kem, các đồ uống có gas. Bác sĩ cũng khuyên bạn nên ăn bữa ăn nhỏ và thực phẩm xay nhuyễn. Điều quan trọng là bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt nếu bạn có triệu chứng nôn mửa.

Hiện chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi liệt dạ dày. Đây là bệnh mãn tính chỉ có thể kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng, thuốc men và kiểm soát đường huyết, insulin nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2 loại phụ thuộc insulin. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể giúp bạn chuyển sang chế độ ăn sử dụng toàn chất lỏng.

Phương pháp kích thích điện dạ dày là một điều trị dành cho các trường hợp nặng. Bằng cách cấy một thiết bị phẫu thuật trong bụng dưới, phương pháp này cung cấp các xung điện cho các dây thần kinh và cơ trơn của phần dưới dạ dày. Điều trị này có thể làm giảm buồn nôn và ói mửa ở bệnh nhân liệt dạ dày.

Trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, người bị liệt dạ dày lâu dài có thể sử dụng ống dẫn thức ăn và thức ăn lỏng để cung cấp dinh dưỡng.

Nếu bị liệt dạ dày, bạn nên tránh ăn thực phẩm sống, bông cải xanh, cam, các sản phẩm giàu sữa như sữa nguyên chất và kem, các đồ uống có gas. Bác sĩ cũng khuyên bạn nên ăn bữa ăn nhỏ và thực phẩm xay nhuyễn. Điều quan trọng là bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt nếu bạn có triệu chứng nôn mửa.

Hiện chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi liệt dạ dày. Đây là bệnh mãn tính chỉ có thể kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng, thuốc men và kiểm soát đường huyết, insulin nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2 loại phụ thuộc insulin. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể giúp bạn chuyển sang chế độ ăn sử dụng toàn chất lỏng.

Phương pháp kích thích điện dạ dày là một điều trị dành cho các trường hợp nặng. Bằng cách cấy một thiết bị phẫu thuật trong bụng dưới, phương pháp này cung cấp các xung điện cho các dây thần kinh và cơ trơn của phần dưới dạ dày. Điều trị này có thể làm giảm buồn nôn và ói mửa ở bệnh nhân liệt dạ dày.

Trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, người bị liệt dạ dày lâu dài có thể sử dụng ống dẫn thức ăn và thức ăn lỏng để cung cấp dinh dưỡng.

Xem thêm: Sữa óc chó cho bà bầu: Bổ cho mẹ, khỏe cho con

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!