Bị chàm khô ở đầu ngón tay làm sao nhanh khỏi?

Bị chàm khô ở đầu ngón tay thường gây khô da, bong tróc, nứt nẻ kèm ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Bệnh lý này đáp ứng tốt với các biện pháp chữa trị nhưng có tính chất mãn tính và dễ tái phát. Vì vậy để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh hoàn toàn, cần phối hợp giữa việc điều trị và phòng ngừa.

Chàm khô thường xuất hiện ở đầu ngón tay và các vùng da có mật độ tiếp xúc cao

Chàm khô ở đầu ngón tay là bệnh gì?

Chàm khô là một trong những thể của bệnh chàm (eczema), thường xảy ra do tiếp xúc với các chất kích ứng như mỹ phẩm, xà phòng, hóa chất, bột giặt,… Bệnh lý này ảnh hưởng đến các những vị trí có tần suất tiếp xúc thường xuyên như da mặt, chân và đầu ngón tay, trong đó chàm khô ở đầu ngón tay là tình trạng phổ biến nhất.

Ở những người bị chàm khô, da thường có hiện tượng thiếu hụt protein ở lớp sừng, dẫn đến hiện tượng giảm khả năng đề kháng và tăng tính thấm của tế bào da. Từ đó kích thích hiện tượng thoát hơi nước, khiến da khô và bùng phát tổn thương.

Chàm khô ở đầu ngón tay là một trong những vấn đề da liễu khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh hầu như chỉ gây thương tổn ngoài da và hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Tuy nhiên vùng da tay là vị trí có mức độ tiếp xúc cao nên bệnh có khả năng tái phát nhiều lần, tiến triển mãn tính và gây ngứa ngáy kéo dài. Nếu không chủ động điều trị và phòng ngừa, bệnh có thể gây phiền toái trong cuộc sống và tạo cảm giác bứt rứt, khó chịu.

Nhận biết bệnh chàm khô ở đầu ngón tay

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay có triệu chứng khá điển hình. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện sau:

Bệnh thường gây bong tróc, nứt nẻ, khô ráp kèm theo triệu chứng ngứa ngáy và đau rát nhẹ
  • Ban đầu, vùng da ở các đầu ngón tay xuất hiện các mảng da màu hồng hoặc đỏ
  • Da bắt đầu sưng viêm nhẹ và có ranh giới tương đối rõ ràng so với những vùng da xung quanh
  • Tổn thương da gây ngứa nhiều và kích thích phản ứng gãi cào
  • Một số trường hợp có thể nổi mụn nước ở sang thương da, vỡ và rỉ dịch
  • Sau một thời gian tổn thương da khô, bong tróc, để lộ các dát đỏ bóng kèm nứt nẻ
  • Ở những trường hợp gãi cào nhiều, da thường có dấu hiệu lichen hóa với tổn thương điển hình là tình trạng da nhiễm cộm, dày sừng và xuất hiện vết nứt (vết hằn)

Đầu ngón tay bị chàm khô do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không thể tìm được nguyên nhân cụ thể. Theo thống kê, bệnh có thể xảy ra do những nguyên nhân và yếu tố rủi ro sau:

Tiếp xúc với xà phòng, hóa chất,… là yếu tố kích thích bệnh chàm khô bùng phát
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh chàm khô ở đầu ngón tay có thể tăng lên nếu tiền sử gia đình mắc các thể của bệnh chàm eczema. Các nhà khoa học nhận thấy, hầu hết những người mắc bệnh lý này đều thiếu hụt filaggrin – một loại protein ở lớp sừng có tác dụng giữ ẩm cho da.
  • Quá trình trao đổi chất bị rối loạn: Quá trình trao đổi chất ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể – trong đó có làn da. Do đó nếu hoạt động này bị rối loạn, lớp màng lipid trên da (hàng rào bảo vệ da) có thể bị suy yếu, dẫn đến tình trạng mất nước và bùng phát bệnh.
  • Phản ứng dị ứng: Cơ chế hình thành bệnh chàm khô có liên quan mật thiết đến hoạt động giải phóng các thành phần trung gian. Vì vậy nếu có phản ứng dị ứng, hoạt động này có thể bị kích thích và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhiễm nấm: Nhiễm nấm da là một trong những yếu tố kích thích bệnh chàm khô bùng phát. Nấm men xâm nhập vào tế bào thượng bì, gây tổn thương và thay đổi cấu trúc da. Hoạt động của nấm làm suy giảm hàng rào bảo vệ, tăng tính thấm tế bào, khiến da khô và kích thích bệnh chàm bùng phát.
  • Yếu tố thời tiết: Da khô và dễ mất nước là điều kiện thuận lợi để bệnh chàm khô bùng phát. Do đó bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn thời tiết khô lạnh (mùa thu đông) và giảm nhẹ vào mùa xuân hè.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, bệnh chàm khô ở đầu ngón tay còn có thể xảy ra do một số yếu tố khác như sinh sống trong điều kiện ô nhiễm, vệ sinh da kém, tâm lý căng thẳng, giảm khả năng miễn dịch,…

Bị chàm khô ở đầu ngón tay có sao không?

Chàm khô là bệnh ngoài da và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu chăm sóc và xử lý đúng cách, tổn thương da do bệnh có xu hướng giảm nhanh và ít phát sinh biến chứng.

Chàm khô ở đầu ngón tay kéo dài có thể gây hư hại, vàng và biến dạng móng

Ngược lại ở những trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển theo thời gian và gây ra các biến chứng như sau:

  • Lichen hóa: Tổn thương do bệnh chàm khô có thể bị lichen hóa do tác động cơ học (chà xát, gãi cào). Tác động này kích thích phản ứng viêm, tăng sinh tế bào sừng và gây ra tình trạng da dày sừng, thâm nhiễm và ngứa ngáy. Biến chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thẩm mỹ và ngoại hình.
  • Bội nhiễm: Bội nhiễm (nhiễm khuẩn thứ phát) xảy ra khi vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Biến chứng này thường xảy ra do thói quen cào, chà xát da hoặc do vệ sinh da kém.
  • Biến dạng móng tay: Biến dạng móng hay xảy ra ở những trường hợp chàm khô do nhiễm nấm men. Hai bệnh lý này cộng hưởng kích thích tổn thương da lan tỏa rộng, ngứa ngáy dữ dội, khiến móng giòn, vàng và dễ gãy.

Ngoài ra bệnh lý này còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc – học tập, tác động tiêu cực đến giấc ngủ và ngoại hình. Ở những trường hợp bệnh tái phát nhiều lần và tiến triển dai dẳng, bệnh còn tạo tâm lý căng thẳng và khó chịu.

Điều trị chàm khô ở đầu ngón tay bằng cách nào?

Hầu hết các trường hợp bị chàm khô ở ngón tay đều có đáp ứng tốt và cải thiện nhanh chóng sau khi can thiệp điều trị. Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể làm giảm thương tổn da bằng cách chăm sóc đúng cách và áp dụng một số mẹo chữa từ dân gian. Tuy nhiên nếu bệnh gây ngứa nhiều, có thể tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc điều trị chuyên sâu hoặc áp dụng liệu pháp ánh sáng.

1. Chăm sóc da đúng cách

Hiện tượng thiếu hụt protein ở lớp sừng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm khô. Vì vậy bạn cần chăm sóc da đúng cách nhằm phục hồi hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa quá trình thoát hơi nước. Khi da có đủ ẩm, các triệu chứng của bệnh chàm khô sẽ thuyên giảm đáng kể.

Cần dưỡng ẩm đều đặn và chăm sóc da tay đúng cách

Các biện pháp chăm sóc da dành cho bệnh nhân bị chàm khô ở đầu ngón tay, bao gồm:

  • Vệ sinh da tay bằng các dung dịch dịu nhẹ và có độ pH cân bằng. Tránh dùng các sản phẩm chứa nhiều xà phòng, hương liệu và thành phần tổng hợp.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có kết cấu kem đặc hoặc dạng mỡ nhằm giữ ẩm cho da, ngăn ngừa hiện tượng thoát hơi nước và nứt nẻ. Nên dùng với tần suất từ 2 – 4 lần tùy vào tình trạng và mức độ hấp thu.
  • Nên đeo bao tay khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Tránh để da tay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh và các yếu tố kích thích khác như sơn móng tay, nước hoa, kim loại, nọc độc côn trùng,…
  • Hạn chế gãi cào lên da vì tác động này có thể khiến da chảy máu, dễ hình thành sẹo và tăng nguy cơ bội nhiễm. Nếu ngứa ngáy nhiều, bạn có thể chườm lạnh/ ngâm da với nước mát/ sử dụng thuốc không kê toa.

2. Sử dụng thuốc điều trị + quang trị liệu

Trong những trường hợp cần thiết, bạn có thể tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc điều trị như:

Nếu thương tổn gây ngứa và viêm nhiều, có thể sử dụng thuốc và áp dụng quang trị liệu
  • Thuốc kháng histamine H1: Các loại thuốc kháng histamine H1 (Chlorpheniramine, Loratadin,…) có tác dụng ức chế histamine nhằm chống dị ứng và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy. Ở những trường hợp khởi phát do phản ứng dị ứng, nhóm thuốc này có thể giảm tổn thương da rõ rệt.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Corticoid là hoạt chất tổng hợp có tác dụng tương tự hormone cortisol được tuyến thượng thận sản sinh. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm, ngứa ngáy và kháng dị ứng. Tuy nhiên corticoid có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ được dùng tối đa trong 14 ngày.
  • Thuốc kháng nấm dạng bôi: Trong trường hợp chàm khô xảy ra do nhiễm nấm men, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi chứa hoạt chất kháng nấm như Ketoconazole, Clotrimazole, Griseofulvin,…
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh có tác dụng ức chế hoặc kìm hãm vi khuẩn. Thuốc được chỉ định trong trường hợp chàm khô gây bội nhiễm.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định một số loại thuốc khác như dung dịch sát trùng (kem oxit, hồ nước, thuốc tím), thuốc ức chế calcineurin, thuốc corticoid dạng uống,…

Nếu có đáp ứng kém với thuốc điều trị, bạn có thể áp dụng quang trị liệu để giảm thương tổn da và cải thiện ngứa ngáy. Biện pháp này tương đối an toàn, đem lại hiệu quả rõ rệt và có thể áp dụng cho cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên lạm dụng quang trị liệu có thể gây ung thư, tăng sắc tố da và thúc đẩy tốc độ lão hóa.

3. Áp dụng mẹo chữa dân gian

Đối với những trường hợp có tổn thương da nhẹ và gây ngứa ít, có thể kết hợp với việc chăm sóc da với các mẹo dân gian như:

  • Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa chứa nhiều axit béo, có tác dụng dưỡng ẩm da, củng cố màng lipid và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, axit lauric trong nguyên liệu này còn giúp kiểm soát hoạt động của nấm men và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Vì vậy bạn có thể sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm da thường xuyên và làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm khô.
  • Dùng gel nha đam: Thoa 1 lớp gel nha đam lên da, lưu lại trong 15 – 20 phút và rửa lại với nước ấm giúp làm mềm da, giảm bong tróc và ngứa ngáy. Hơn nữa, nha đam còn chứa polyphenol, khoáng chất và vitamin dồi dào, giúp thúc đẩy tốc độ tái tạo và phục hồi các tế bào tổn thương.
  • Ngâm nước sắc lá trầu không: Nước sắc lá trầu không có tác dụng làm mềm da, giảm ngứa, ức chế nấm men, virus và vi khuẩn có hại. Áp dụng mẹo chữa này từ 2 – 3 lần/ ngày giúp ngăn ngừa bội nhiễm và giảm ngứa ngáy đáng kể.

Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng giảm nhẹ mức độ của các triệu chứng. Vì vậy trong những trường hợp cần thiết, bạn cần sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam theo Đông y

Đông y là phương pháp hiệu rất hiệu quả để điều trị căn bệnh chàm khô. Không chỉ đem lại hiệu quả cao và lâu dài, các bài thuốc Nam của Đông y còn rất an toàn cho sức khỏe, không gây lo ngại về các tác dụng phụ nguy hiểm.

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam hàng đầu hiện nay giúp điều trị từ gốc căn bệnh chàm khô. Bài thuốc đã được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2.

Trong chương trình này, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đã đưa ra nhận định: “Thanh bì Dưỡng can là bài thuốc chứa đựng tâm huyết của đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc kế thừa tinh hoa từ bài thuốc Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông, được các chuyên gia nghiên cứu, phát triển để tạo nên công thức độc đáo, phối kết hợp 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA tạo tác động toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài. Nhờ đó giúp loại bỏ bệnh từ gốc, phục hồi, tái tạo da và ngăn chặn tái phát.”

Xem chi tiết: Video giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trên VTV2

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam duy nhất hiện nay có sự kết hợp “3 trong 1” để tạo nên phác đồ điều trị chàm khô hoàn chỉnh nhất.

Bên ngoài sử dụng thuốc ngâm rửa giúp sát khuẩn, làm sạch sâu tận lỗ chân lông, ngăn chặn nhiễm trùng, làm giảm cảm giác khô rát, ngứa ngáy trên da. Tiếp đó, sử dụng bài thuốc bôi nhằm cấp ẩm sâu, ngăn chặn viêm nhiễm, chữa lành các tổn thương trên da, đồng thời bổ sung dưỡng chất giúp da phục hồi.

Bên trong sử dụng bài thuốc uống nhằm giải độc, thanh nhiệt, chống viêm, hỗ trợ chức năng các tạng gan, thận, ổn định điều hòa của cơ thể, loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh. Nhờ đó chặn đứng sự tiến triển của chàm, kiểm soát hiệu quả các triệu chứng bệnh.

Bài thuốc có sự phối hợp chặt chẽ hơn 30 loại dược liệu quý hiếm như Hồng hoa, Đơn đỏ, Phòng phong, Thổ phục linh, Đan sâm, Huyết đằng, Bồ công anh, Sa sâm, Dạ dao đằng, Xà sàng tử… Trong đó 100% thảo dược SẠCH,  đạt chuẩn GACP-WHO. Nguồn dược liệu được kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào, thu hái hoàn toàn từ các vùng chuyên canh thảo dược do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển.

Thành phần và công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc rất an toàn cho sức khỏe, cho đến nay chưa từng ghi nhận bất cứ trường hợp nào gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

Bài thuốc đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng chàm khô khó chịu, lấy lại làn da mịn màng, khỏe mạnh.

Bé Trần Đức Trung được chẩn đoán mắc căn bệnh chàm da (viêm da cơ địa). Sau một thời gian điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả, bé được cha mình là anh Trần Ngọc Tân đưa tới Trung tâm Thuốc dân tộc thăm khám. Các bác sĩ đã chỉ định cho bé sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Chỉ sau 2 tháng điều trị, các triệu chứng bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Chị Nguyễn Thị Thỏa, mắc căn bệnh chàm (viêm da cơ địa) suốt 7 năm trời. Sau nhiều lần chữa trị, căn bệnh vẫn liên tục tái phát và ngày càng nặng hơn. Được bạn bè giới thiệu, chị tới Trung tâm Thuốc dân tộc thăm khám và điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang. Sau 3 tháng sử dụng, chị đã bình phục hoàn toàn. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Phòng ngừa tái phát chàm khô ở đầu ngón tay

Đầu ngón tay là vị trí có mức độ tiếp xúc thường xuyên nên dễ bị tổn thương, mất nước và có nguy cơ tái phát bệnh cao. Vì vậy bên cạnh các biện pháp điều trị, cần kết hợp với một số cách phòng ngừa sau:

Giữ ấm tay giúp hạn chế thoát hơi nước, ngăn ngừa da khô và tái phát bệnh chàm
  • Chăm sóc da tay đúng cách và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích.
  • Nên mang bao tay để giữ ấm và giảm thoát hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh. Đồng thời nên đeo găng tay cao su khi giặt đồ, rửa chén, tẩy rửa vật dụng,…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm và uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho da.
  • Hạn chế dùng cà phê, rượu bia, hút thuốc lá và tránh ăn các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, các loại đậu, nấm,…
  • Ngay sau khi tiếp xúc với nấm mốc, mủ, nọc độc côn trùng, nên rửa sạch da tay với nước mát và sử dụng dung dịch làm dịu da nhằm ngăn chặn bệnh chàm khô bùng phát.
  • Thận trọng khi sử dụng sơn móng tay, trang sức (nhẫn, vòng), nước hoa,…

Chàm khô ở đầu ngón tay là bệnh lành tính và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần, kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Nếu không chủ động điều trị và phòng ngừa, tổn thương da có thể tiến triển dẫn đến lichen hóa và bội nhiễm da.

Tham khảo thêm: 

  • Chàm môi – Bệnh lý phiền toái và cách trị dứt điểm
  • [Người thật việc thật]: Loại bỏ chàm á sừng sau 1 tháng điều trị với bài thuốc quý
Nguồn: https://ihs.org.vn/cham-kho-o-dau-ngon-tay-7300.html

Xem thêm: Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có sao không?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!