Hội chứng chèn ép dây thần kinh

Tìm hiểu chung

Hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì?

Hội chứng chèn ép dây thần kinh xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép hoặc đè nén. Nó thường xảy ra tại một điểm duy nhất. Các dây thần kinh ở thân, tứ chi đều có thể bị ảnh hưởng.

Hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì?

Hội chứng chèn ép dây thần kinh xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép hoặc đè nén. Nó thường xảy ra tại một điểm duy nhất. Các dây thần kinh ở thân, tứ chi đều có thể bị ảnh hưởng.

Hội chứng chèn ép dây thần kinh còn được gọi là:

  • Hội chứng dây thần kinh bị mắc kẹt
  • Bệnh thần kinh do đè nén
  • Bệnh lý thần kinh bị mắc kẹt
  • Dây thần kinh bị kẹt

Hội chứng chèn ép dây thần kinh còn được gọi là:

  • Hội chứng dây thần kinh bị mắc kẹt
  • Bệnh thần kinh do đè nén
  • Bệnh lý thần kinh bị mắc kẹt
  • Dây thần kinh bị kẹt

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng chèn ép dây thần kinh

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng dây thần kinh bị chèn ép là:

  • Đỏ, sưng và viêm
  • Nhức và đau
  • Ngứa ran hoặc tê
  • Suy yếu cơ
  • Giảm tính linh hoạt
  • Khó khăn với một số chuyển động nhất định

Các triệu chứng khác nhau tùy theo vị trí của dây thần kinh bị chèn ép. Chúng có xu hướng xảy ra tại vị trí bị chèn ép, đôi khi ở các khu vực và các cấu trúc xung quanh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng chèn ép dây thần kinh

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng dây thần kinh bị chèn ép là:

  • Đỏ, sưng và viêm
  • Nhức và đau
  • Ngứa ran hoặc tê
  • Suy yếu cơ
  • Giảm tính linh hoạt
  • Khó khăn với một số chuyển động nhất định

Các triệu chứng khác nhau tùy theo vị trí của dây thần kinh bị chèn ép. Chúng có xu hướng xảy ra tại vị trí bị chèn ép, đôi khi ở các khu vực và các cấu trúc xung quanh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Hội chứng chèn ép dây thần kinh thường do chấn thương lặp đi lặp lại. Những chấn thương này có thể xảy ra tại nơi làm việc do các chuyển động liên tục liên quan đến công việc của bạn. Ví dụ như lặp đi lặp lại tư thế duỗi cổ tay quá mức trong khi gõ bàn phím, sử dụng chuột máy tính hoặc chơi piano có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay.

Các tai nạn như bong gân, rạn xương và gãy xương cũng có thể gây ra hội chứng chèn ép dây thần kinh.

Ngoài ra, một số tình trạng y tế có thể làm cho bạn dễ bị hội chứng chèn ép dây thần kinh hơn, bao gồm:

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Hội chứng chèn ép dây thần kinh thường do chấn thương lặp đi lặp lại. Những chấn thương này có thể xảy ra tại nơi làm việc do các chuyển động liên tục liên quan đến công việc của bạn. Ví dụ như lặp đi lặp lại tư thế duỗi cổ tay quá mức trong khi gõ bàn phím, sử dụng chuột máy tính hoặc chơi piano có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay.

Các tai nạn như bong gân, rạn xương và gãy xương cũng có thể gây ra hội chứng chèn ép dây thần kinh.

Ngoài ra, một số tình trạng y tế có thể làm cho bạn dễ bị hội chứng chèn ép dây thần kinh hơn, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Huyết áp cao
  • Các khối u và u nang
  • Mang thai hoặc mãn kinh
  • Bệnh béo phì
  • Các khiếm khuyết bẩm sinh
  • Các rối loạn về dây thần kinh

Các chấn thương lặp đi lặp lại, tai nạn, tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến:

  • Giảm lưu lượng máu đến các dây thần kinh
  • Gây sưng phù các dây thần kinh và các cấu trúc xung quanh
  • Tổn thương vỏ bao dây thần kinh (vỏ myelin)
  • Thay đổi về cấu trúc trong dây thần kinh

Tất cả những thay đổi này đều có tác động tiêu cực đến khả năng gửi và nhận tín hiệu của dây thần kinh. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau, tê và giảm chức năng dây thần kinh.

  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Huyết áp cao
  • Các khối u và u nang
  • Mang thai hoặc mãn kinh
  • Bệnh béo phì
  • Các khiếm khuyết bẩm sinh
  • Các rối loạn về dây thần kinh

Các chấn thương lặp đi lặp lại, tai nạn, tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến:

  • Giảm lưu lượng máu đến các dây thần kinh
  • Gây sưng phù các dây thần kinh và các cấu trúc xung quanh
  • Tổn thương vỏ bao dây thần kinh (vỏ myelin)
  • Thay đổi về cấu trúc trong dây thần kinh

Tất cả những thay đổi này đều có tác động tiêu cực đến khả năng gửi và nhận tín hiệu của dây thần kinh. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau, tê và giảm chức năng dây thần kinh.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh như:

  • Độ tuổi: người lớn trên 30 tuổi dễ bị hội chứng hơn.
  • Giới tính: phụ nữ có nhiều khả năng phát triển một số loại hội chứng chèn ép dây thần kinh nhất định, bao gồm hội chứng đường hầm cổ tay.
  • Nghề nghiệp: một số công việc liên quan đến lặp lại các chuyển động nhất định, có thể khiến bạn có nhiều khả năng tiếp diễn một chấn thương lặp đi lặp lại. Những người sử dụng máy tính trong thời gian dài, cũng như những người làm công việc thủ công có thể có nguy cơ cao mắc hội chứng.
  • Một số tình trạng y tế nhất định: bạn có thể dễ mắc bệnh này hơn nếu có một tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến chức năng lưu thông máu hoặc chức năng thần kinh.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh như:

  • Độ tuổi: người lớn trên 30 tuổi dễ bị hội chứng hơn.
  • Giới tính: phụ nữ có nhiều khả năng phát triển một số loại hội chứng chèn ép dây thần kinh nhất định, bao gồm hội chứng đường hầm cổ tay.
  • Nghề nghiệp: một số công việc liên quan đến lặp lại các chuyển động nhất định, có thể khiến bạn có nhiều khả năng tiếp diễn một chấn thương lặp đi lặp lại. Những người sử dụng máy tính trong thời gian dài, cũng như những người làm công việc thủ công có thể có nguy cơ cao mắc hội chứng.
  • Một số tình trạng y tế nhất định: bạn có thể dễ mắc bệnh này hơn nếu có một tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến chức năng lưu thông máu hoặc chức năng thần kinh.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng của bạn, sau đó, có thể sử dụng các xét nghiệm và khám thực thể để xác định hội chứng chèn ép dây thần kinh.

Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán các dạng hiếm hơn của hội chứng chèn ép dây thần kinh bao gồm:

  • Kiểm tra dẫn truyền thần kinh
  • Điện cơ
  • Siêu âm
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Đối với hội chứng đường hầm cổ tay và hội chứng chèn ép thần kinh trụ, xét nghiệm chẩn đoán không phải lúc nào cũng cần thiết. Tuy nhiên, chúng có thể cung cấp thông tin hữu ích về vị trí và mức độ nghiêm trọng của chèn ép.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Thời gian để các triệu chứng kết thúc có thể khác nhau giữa những người bệnh. Các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra chèn ép dây thần kinh.

Bạn nên để cho các khu vực bị tổn thương nghỉ ngơi và tránh bất kỳ hoạt động nào làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục hoặc đau nặng hơn, bạn hãy đi khám bác sĩ. Bạn có thể cần một hoặc nhiều loại điều trị để thu nhỏ các mô bị sưng xung quanh dây thần kinh.

Trong các trường hợp nặng hơn, có thể bạn cần được loại bỏ mô chèn ép lên dây thần kinh như mô sẹo, đĩa đệm, mảnh xương. Điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen có thể làm giảm sưng.
  • Thuốc corticosteroid (dạnguống). Chúng được sử dụng để giảm sưng và đau.
  • Các dạng thuốc tác dụng lên thần kinh. Chúng được sử dụng trong thời gian ngắn để giảm cơn đau dữ dội.
  • Tiêm thuốc steroid. Những mũi tiêm này có thể làm giảm sưng và cho phép các dây thần kinh bị viêm phục hồi.
  • Vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp kéo giãn và tăng cường cơ bắp.
  • Nẹp. Nẹp hay miếng đeo cổ mềm giúp hạn chế chuyển động và giúp cơ bắp nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn.
  • Phẫu thuật. Phẫu thuật có thể cần thiết cho các vấn đề nghiêm trọng hơn và không đáp ứng với các loại điều trị khác.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng của bạn, sau đó, có thể sử dụng các xét nghiệm và khám thực thể để xác định hội chứng chèn ép dây thần kinh.

Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán các dạng hiếm hơn của hội chứng chèn ép dây thần kinh bao gồm:

  • Kiểm tra dẫn truyền thần kinh
  • Điện cơ
  • Siêu âm
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Đối với hội chứng đường hầm cổ tay và hội chứng chèn ép thần kinh trụ, xét nghiệm chẩn đoán không phải lúc nào cũng cần thiết. Tuy nhiên, chúng có thể cung cấp thông tin hữu ích về vị trí và mức độ nghiêm trọng của chèn ép.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Thời gian để các triệu chứng kết thúc có thể khác nhau giữa những người bệnh. Các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra chèn ép dây thần kinh.

Bạn nên để cho các khu vực bị tổn thương nghỉ ngơi và tránh bất kỳ hoạt động nào làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục hoặc đau nặng hơn, bạn hãy đi khám bác sĩ. Bạn có thể cần một hoặc nhiều loại điều trị để thu nhỏ các mô bị sưng xung quanh dây thần kinh.

Trong các trường hợp nặng hơn, có thể bạn cần được loại bỏ mô chèn ép lên dây thần kinh như mô sẹo, đĩa đệm, mảnh xương. Điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen có thể làm giảm sưng.
  • Thuốc corticosteroid (dạnguống). Chúng được sử dụng để giảm sưng và đau.
  • Các dạng thuốc tác dụng lên thần kinh. Chúng được sử dụng trong thời gian ngắn để giảm cơn đau dữ dội.
  • Tiêm thuốc steroid. Những mũi tiêm này có thể làm giảm sưng và cho phép các dây thần kinh bị viêm phục hồi.
  • Vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp kéo giãn và tăng cường cơ bắp.
  • Nẹp. Nẹp hay miếng đeo cổ mềm giúp hạn chế chuyển động và giúp cơ bắp nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn.
  • Phẫu thuật. Phẫu thuật có thể cần thiết cho các vấn đề nghiêm trọng hơn và không đáp ứng với các loại điều trị khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng chèn ép dây thần kinh:

  • Chườm lạnh vùng bị ảnh hưởng trong vòng 10-15 phút
  • Bôi các loại kem bôi như tinh dầu bạc hà
  • Dừng các hoạt động gây đau
  • Nghỉ ngơi thường xuyên khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại
  • Đeo nẹp hoặc dây đeo
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng
  • Giữ ấm vùng bị ảnh hưởng
  • Nâng cao khu vực bị ảnh hưởng
  • Kéo giãn và tập luyện để tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt

Bạn cần tránh các chuyển động gây đau đớn, nên áp dụng các cách làm việc hiệu quả tại nơi làm việc và ở nhà hoặc thay đổi công việc có thể cải thiện triệu chứng. Nếu béo phì là nguyên nhân gây ra hội chứng chèn ép dây thần kinh, bạn nên giảm cân để cải thiện các triệu chứng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng chèn ép dây thần kinh:

  • Chườm lạnh vùng bị ảnh hưởng trong vòng 10-15 phút
  • Bôi các loại kem bôi như tinh dầu bạc hà
  • Dừng các hoạt động gây đau
  • Nghỉ ngơi thường xuyên khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại
  • Đeo nẹp hoặc dây đeo
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng
  • Giữ ấm vùng bị ảnh hưởng
  • Nâng cao khu vực bị ảnh hưởng
  • Kéo giãn và tập luyện để tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt

Bạn cần tránh các chuyển động gây đau đớn, nên áp dụng các cách làm việc hiệu quả tại nơi làm việc và ở nhà hoặc thay đổi công việc có thể cải thiện triệu chứng. Nếu béo phì là nguyên nhân gây ra hội chứng chèn ép dây thần kinh, bạn nên giảm cân để cải thiện các triệu chứng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!