Cảnh báo dấu hiệu ung thư lưỡi cần sớm nhận biết
Bệnh ung thư lưỡi nếu phát hiện và điều trị muộn rất dễ để lại di chứng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cần nắm rõ cách nhận biết dấu hiệu ung thư lưỡi để có biện pháp xử trí kịp thời.
Theo thống kê, có tới 90% các trường hợp người bệnh ung thư lưỡi phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân một phần do các triệu chứng ung thư lưỡi ban đầu thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, một phần cũng do thái độ chủ quan của người bệnh. Do vậy, hãy cảnh giác với những dấu hiệu ung thư lưỡi dưới đây.


Lưỡi xuất hiện các mảng đốm trắng có thể là dấu hiệu ung thư lưỡi
Trên lưỡi xuất hiện các mảng đốm
Nhiều người khi thấy các mảng đốm trắng hoặc đỏ thỉnh thoảng xuất hiện ở lưỡi thì nghĩ rằng đó là do nóng trong hoặc nhiệt miệng gây ra. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh ung thư lưỡi.

Vì vậy, khi thấy lưỡi có triệu chứng trên cùng với cảm giác khó chịu do các vết lở loét lan rộng và sâu thì tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định chính xác bệnh.

Cảm giác đau họng và khó nuốt
Nếu mỗi khi nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn mà thấy cổ họng bị đau trong khi không phải do viêm họng hay viêm nhiễm tuyến nước bọt thì cũng cần phải cảnh giác, bởi rất có thể đó là dấu hiệu sớm ung thư lưỡi.

Đau lưỡi có thể là dấu hiệu ung thư lưỡi
Thông thường, các giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi không xuất hiện triệu chứng này. Do đó, nếu thấy đau lưỡi thì rất có thể đó là triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn cuối. Đau sẽ xuất hiện khi nhai nuốt. Người bệnh còn có thể đau tai nếu khối u ác tính phát triển lớn hơn.

Trên lưỡi có u
Các khối u có thể phát triển ở phía cạnh lưỡi tiếp xúc với răng, cục u thường có màu đỏ hoặc trắng. Nếu không điều trị sớm, các khối u sẽ lớn dần lên, loét ra gây đau đớn và khó khăn khi ăn, nhai thậm chí là uống nước.
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên xây dựng cho mình những thói quen tốt như giữ gìn vệ sinh răng miệng, bỏ thuốc lá, rượu bia… Ngoài ra, mỗi người nên hình thành thói quen đi khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 2 lần/năm để tầm soát bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Theo Thể thao Việt Nam

Tin mới nhất
-
Dấu hiệu của bệnh xơ gan giai đoạn đầu thường thấy
- Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa: Bài thuốc dân gian rẻ tiền mà hiệu quả
- Ăn gạo lứt có tác dụng gì? Lợi ích tuyệt vời từ việc ăn gạo lứt
- 8 cách giúp bạn giải rượu tự nhiên mà hiệu quả
- Đau mắt cá chân: Triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo
- Tổng hợp 12 loại thuốc bổ não: Công dụng, cách dùng và lưu ý
- 5 loại dầu massage tốt nhất theo các chuyên gia trị liệu
- U xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm? Cần làm gì?
- Màu sắc của tinh trùng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
- Nấm lim xanh giá bao nhiêu tiền 1kg và mua nấm lim rừng ở đâu?
Video
-
Ung thư cổ tử cung Những thực phẩm trong bếp có thể hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung
-
Bài viết mới Nhận biết và điều trị viêm họng loét chính xác thế nào?
-
Uống cây xạ đen tăng cường sức khỏe Uống xạ đen có tác dụng gì? Dược chất hữu ích trong xạ đen
-
Bài viết mới Bị viêm da cơ địa nặng – Cách khắc phục nhanh, lưu ý

