Cảnh báo: Người từng bị sốt xuất huyết Dengue vẫn có thể mắc lại
Năm ngoái, do bị sốt cao nên em đi khám, bệnh viện kết luận em bị sốt xuất huyết Dengue. Vậy em muốn hỏi bác sĩ người đã từng bị sốt xuất huyết rồi có thể bị lại không? Em xin cảm ơn ạ!
Nguyên nhân sốt xuất huyết (SXH) là do virus Dengue truyền nhiễm do muỗi vằn đốt. Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày. Bệnh vẫn có thể mắc lại nếu bị muỗi nhiễm virut đốt, truyền nhiễm.
Ngoài sốt, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chán ăn, đau ở hốc mắt, đau nhức cơ, đau khớp, buồn nôn,… Một số biểu hiện xuất huyết theo các mức độ như da đỏ sung huyết, ban xuất huyết, có đốm xuất huyết dưới da; nếu nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu tạng phủ, chảy máu mũi,… Nếu không điều trị đúng cách, một số trường hợp có thể bị sốc xuất huyết và tử vong.


Người đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có thể mắc lại nếu bị muỗi có virus Dengue đốt.
Tuy nhiên, người bị sốt xuất huyết không cần quá lo lắng vì chỉ cần nghỉ ngơi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đa số người bệnh có thể khỏi hoàn toàn mà không có biến chứng.
Đặc biệt, có nhiều người nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết do virus Dengue với sẩn ban do bệnh sởi, Rubella gây nên. Trong khi đó, biểu hiện của SXH là không ngứa và căng da không vẫn nhìn thấy rõ xuất huyết dưới da; còn biểu hiện của sởi, Rubella là có ngứa khi căng da thì không thấy ban đâu nữa. Nếu như sau khi bị sốt do virus Rubella, sởi, thuỷ đậu, quai bị…. cơ thể sẽ có miễn dịch với các loại virus này thì sốt do virus Dengue gây nên lại không. Do trên lâm sàng có 4 loại virus khác nhau nên vẫn có trường hợp bị sốt xuất huyết nhiều lần.

Thực tế, chưa có vắc-xin phòng bệnh cũng như chưa có loại thuốc nào có thể đặc trị sốt xuất huyết Dengue mà chủ yếu bệnh nhân chỉ được điều trị các triệu chứng bệnh bằng cách hạ sốt, bù nước và điện giải.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa việc lây nhiễm virus do bị muỗi đốt bằng cách ngủ có màn che chắn cẩn thận, không để muỗi, lăng quăng trú ẩn. Khi có dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở gần nhất để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh

Theo Sức khoẻ & Đời sống
.

Tin mới nhất
-
Những triệu chứng của bệnh ung thư túi mật âm thầm khó nhận biết
- Nấm lim xanh được sử dụng để hỗ trợ điều trị những căn bệnh nào?
- Phát hiện bệnh nhân ung thư đường mật sao không cho người nhà biết?
- Sinh thiết viêm họng hạt mãn tính là gì và có cần thiết không?
- Điều trị ung thư dương vật thành công bằng cách cấy mới
- Không nên xếp hàng khám ung thư tại bệnh viện K từ nửa đêm
- Tìm hiểu những triệu chứng ung thư phế quản
- Bạn biết gì về những bệnh liên quan tới bệnh vảy nến?
- Những công dụng không phải ai cũng biết của nấm lim xanh tự nhiên
- Có hay không thảo dược chữa được ung thư gan giai đoạn cuối?
Video
-
Tác hại của thuốc lá, bia rượu Nói không với thuốc lá là quy tắc chống ung thư hàng đầu
-
Ung thư tinh hoàn Phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn cho người bệnh
-
Ung thư tuyến giáp Xét nghiệm ung thư tuyến giáp bằng cách nào?
-
Câu chuyện & Tâm sự Nghị lực sống phi thường của 3 cô gái mắc bệnh ung thư

Tin Liên quan
