Cách trị ho hiệu quả, giảm ho nhanh nhất tại nhà
Ho có đờm, ho khan kéo dài đều khiến bạn bị đau rát cổ họng, mất ngủ và hết sức mệt mỏi. Nếu e ngại tác dụng phụ của thuốc tân dược, những cách trị ho tự nhiên tại nhà dưới đây có thể giúp bạn cắt đứt nhanh cơn ho và cảm thấy dễ chịu hơn.
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đẩy các tác nhân xâm nhập vào đường thở ra ngoài, chẳng hạn như bụi bẩn, phấn hoa, vi khuẩn, virus hay dị vật. Trong một số trường hợp đây còn là biểu hiện của các căn bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp, chẳng hạn như viêm amidan, viêm họng, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn hay viêm phổi…
Việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn. Đối với các chứng ho thông thường, một số cách chữa bệnh tại nhà từ tự nhiên có thể giúp khắc phục.
16 cách trị ho nhanh nhất tại nhà – giảm ho cấp tốc
Những mẹo chữa ho tại nhà có đặc điểm chung là đều sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm, lành tính, an toàn cho mọi đối tượng nên được áp dụng rất rộng rãi. Dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể tham khảo:
1. Mẹo trị ho bằng hoa cúc
Hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, chống virus và làm dịu cơn ho. Dân gian có 2 cách giảm ho hiệu quả từ thảo mộc này như sau:
- Cách 1:
Bạn cần chuẩn bị 20g hoa cúc, hoa đu đủ đực và húng chanh mỗi loại 10g cùng một ít đường phèn. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái chén sành đem hấp cách thủy 20 phút. Cuối cùng chờ cho hỗn hợp nguội lấy thìa dầm nát bã, thêm một ít nước sôi vào chia uống 3 lần trong ngày.
- Cách 2:
Kết hợp hoa cúc với rễ cỏ tranh mỗi loại 30g đem pha trà uống. Sau 15 phút ủ trà với nước sôi thì thêm đường trắng vào quậy tan. Rót uống vài lần trong ngày mỗi khi lên cơn ho và cổ họng có biểu hiện đau rát khó chịu.
2. Cách trị ho tự nhiên bằng trà chanh mật ong
Mật ong và chanh đều được biết đến với tác dụng kháng khuẩn mạnh, đồng thời chúng còn giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn với các tác nhân gây ho.
Sử dụng trà chanh mật ong là cách trị ho nhanh và đơn giản nhất bạn có thể áp dụng. Hãy lấy 2 thìa cà phê mật ong đem pha với 200ml nước ấm và 1 thìa nước cốt chanh. Nhâm nhi hỗn hợp này 1- 2 lần mỗi ngày.
** Lưu ý: Tránh dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Mật ong có hàm lượng đường cao nên bệnh nhân bị tiểu đường cũng cần thận trọng khi sử dụng.
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn chữa ho có đờm bằng mật ong đúng cách
3. Cách trị ho cấp tốc bằng gừng
Gừng có thể giúp giảm nhanh cơn ho khan và ho do hen suyễn nhờ có đặc tính kháng viêm tự nhiên. Đây cũng là phương thuốc tự nhiên giúp giảm đau họng và buồn nôn – những hiện tượng khó tránh khỏi khi bạn bị ho quá nhiều.
Một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, hợp chất chống viêm chiết xuất từ gừng còn có thể giúp các cơ và màng trong đường thở được thư giãn, qua đó làm giảm các cơn ho một cách tự nhiên, an toàn. Mặc dù vậy cần lưu ý mẹo chữa ho bằng gừng không thích hợp cho những người đang bị ợ nóng hoặc khó chịu trong dạ dày.
Cách sử dụng gừng trị ho:
Lấy 40g gừng tươi bằm nhuyễn và cho vào
ly nước nóng. Đậy miệng ly nước lại khoảng 10 phút trước khi uống. Để giảm bớt vị cay của trà gừng và làm tăng tác dụng chữa ho, bạn có thể pha thêm một ít mật ong vào tách trà, sau đó nhâm nhi từng ngụm trà nhỏ để các dược chất quý trong gừng thấm sâu vào cổ họng.
4. Rau diếp cá trị ho co đờm
Rau diếp cá hoạt động như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Thực phẩm này cũng giúp kháng viêm, long đờm, giảm ho và cải thiện các triệu chứng ngứa rát ở cổ họng.
Cách trị ho hiệu quả nhất từ rau diếp cá đó chính là kết hợp với nước vo gạo. Bạn chỉ cần lấy một ít rau diếp cá giã nát rồi hòa chung với một bát nước vo gạo. Đem hỗn hợp nấu sôi 15 phút rồi lọc lấy nước uống. Kiên trì dùng mỗi ngày 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn 60 phút để nhanh chóng cắt đứt cơn ho.
5. Tăng cường bổ sung chất lỏng
Bổ sung thêm chất lỏng cũng là một mẹo trị ho đơn giản nhưng có hiệu quả tích cực, đặc biệt là đối với các chứng ho do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Nghiên cứu cho thấy việc uống chất lỏng ấm có thể giúp xoa dịu cổ họng, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi, ớn lạnh trong người.
Ngoài ra, khi đi qua cổ họng, chất lỏng cũng giúp làm sạch thành họng, làm loãng đàm và tống khứ bớt vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể.
Bạn có thể bổ sung nước từ nhiều loại đồ uống khác nhau như:
- Nước đun sôi để nguội
- Nước ép hoa quả
- Trà thảo dược
- Nước canh, nước luộc rau
6. Cách trị ho nhanh chóng với lá hẹ
Trong y học cổ truyền, lá hẹ được sử dụng làm thuốc chữa trị các vấn đề ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh hay viêm amidan – những nguyên nhân gây ho phổ biến. Sở dĩ nó có được tác dụng tuyệt vời này là nhờ chứa một số hoạt chất kháng sinh, bao gồm allcin, sulfit, odorin. Bên cạnh đó, chất saponin trong lá hẹ còn giúp tiêu đờm, qua đó giảm ho hiệu quả.
Bạn hãy lấy một ít lá hẹ cắt khúc ngắn. Sau đó đem hấp cách thủy chung với đường phèn chắt nước uống. Trẻ nhỏ mỗi lần uống 1 muỗng x 2 lần/ngày. Người lớn mỗi lần uống 3 muỗng x 3 lần/ngày và ăn cả xác. Dùng liên tục vài ngày cơn ho sẽ dần thuyên giảm.
7. Làm ẩm đường thở là cách giảm ho hiệu quả
Chất nhầy và đờm sẽ được tiết ra nhiều hơn nếu đường thở bị khô. Điều này càng khiến cơn ho trở nên dữ dội. Tuy nhiên bạn có thể khắc phục tình trạng trên bằng cách làm ẩm đường thở với hơi nước.
Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen là giải pháp đơn giản để niêm mạc mũi họng cũng như đường hô hấp dưới bớt khô và đau rát. Sau khi tắm nước ấm, bạn nên uống một ly nước để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Một cách trị ho khác cũng sử dụng hơi nước đó chính là xông hơi. Khi thực hiện, bạn hãy chuẩn bị một bát nước nóng, thêm vào 1 – 2 giọt tinh dầu khuynh diệp, dầu tràm hoặc dầu bạc hà. Sau đó trùm kín khăn trên đầu và hít hơi nước trong 10 phút
Nếu không có thời gian thực hiện những cách trên, bạn hãy lắp đặt máy phun sương hoặc máy tạo hơi nước trong nhà để làm ẩm không khí, góp phần kiểm soát cơn ho.
8. Súc họng bằng nước muối trị ho
Thêm một cách trị ho nhanh bạn không nên bỏ qua đó chính là súc họng bằng nước muối. Bên cạnh công dụng sát khuẩn mạnh, nước muối còn có tác dụng giảm đau họng và chất đờm nhầy bám dính phía sau thành họng.
Cách thực hiện:
Bạn khuấy 1/2 thìa muối vào một ly nước ấm cho tan hoàn toàn. Sau đó ngậm một ngụm nước muối vào miệng, ngửa cổ họng ra phía sau hết cỡ. Khò nhẹ để đẩy nước muối lên xuống vài lần rồi nhổ ra. Áp dụng theo cách tương tự vài lần mỗi ngày để giảm ho.
9. Mẹo trị ho bằng nước ép dứa
Hoạt chất bromelain được tìm thấy trong dứa có thể hữu ích trong việc giảm ho. Đây là một loại enzym được biết đến với công dụng kháng viêm, phá vỡ cấu trúc của chất nhầy và đánh tan đờm.
Để ức chế cơn ho, bạn nên dùng 1 – 2 cốc nước ép dứa mỗi ngày. Tuy nhiên tránh dùng dứa khi đang uống các thuốc làm loãng máu hoặc đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
10. Cách trị ho nhanh bằng lá húng tây
Lá húng tây giàu flavonoid. Chất này đã được chứng minh là có khả năng kháng viêm và chống co thắt các cơ trong cổ họng. Qua đó làm giảm tần suất và mức độ ho.
Hiện nay, nhiều người đang truyền tai nhau cách trị ho tại nhà bằng lá húng tây như sau: Đem lá húng tây phơi khô với số lượng lớn, sau đó nghiền thành bột mịn. Khi sử dụng lấy 2 thìa cà phê bột lá húng tây pha với 300ml nước sôi. Để khoảng 10 phút rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ cho thấm vào cổ họng.
11. Bài thuốc trị ho hiệu quả từ cây tần dày lá
Rau tần dày lá còn được dân gian gọi với cái tên quen thuộc hơn là lá húng chanh. Đây là một loại thảo dược lành tính chứa nhiều tinh dầu, trong đó có các hợp chất quý như carvacrol và colein. Những chất trên có tác dụng kháng khuẩn, chống virus, giảm ho trong các trường hợp bị viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản, cảm cúm, viêm phổi. Ngoài ra thảo dược này còn giúp hạ sốt, trị ho ra máu, chống nôn ói và cải thiện hệ miễn dịch.
- Cách 1:
Lấy 20g rau tần dày lá thái nhỏ, hãm với nước sôi giống như pha trà. Để 10 – 15 phút rồi quậy thêm một lượng đường phèn cho vừa đủ ngọt vào uống.
Cách trị ho tự nhiên này thích hợp cho những đối tượng bị ho do viêm họng hoặc ho do nhiệt.
- Cách 2:
Chuẩn bị 1 nắm rau tần dày lá, 20g đường phèn và 4 quả quýt xanh. Rau tần dày thái nhỏ, quýt xanh đem cắt làm đôi. Cho tất cả vào chén chưng cách thủy cùng với đường phèn. Chắt nước uống mỗi lần 2 thìa x 3 lần/ngày, nếu ăn được cả xác càng cho hiệu quả tốt hơn. Dùng trong các trường hợp bị ho có đờm.
12. Cách chữa ho hiệu quả bằng cây du trơn
Cây du trơn có nguồn gốc từ Mỹ và đã được người dân nước này sử dụng trị ho từ hàng ngàn năm qua. Bộ phạn được sử dụng làm thuốc chủ yếu là vỏ cây.
Nghiên cứu cho thấy các chất trong cây du trơn có thể tạo ra một lớp màng bảo vệ cổ họng, làm dịu cơn đau, giảm ho và giúp tổn thương viêm nhanh lành hơn.
Tại một số tiệm thuốc tây hoặc các cửa hàng online, vỏ cây du trơn được bán sẵn dưới dạng bột. Bạn có thể tìm mua về pha trà uống để trị ho bằng cách: Lấy 1 muỗng bột cây du trơn cho vào ấm nước sôi. Đậy nắp lại trong 10 phút rót ra uống dần.
**Lưu ý: Cây du trơn có thể làm giảm khả năng hấp thu một số loại thuốc. Vì vậy, tránh sử dụng loại trà thảo dược này cùng lúc với các loại thuốc khác.
13. Bổ sung probiotics – mẹo chữa ho đơn giản
Probiotic có tác dụng giảm ho gián tiếp thông qua việc cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng chống lại nhiễm trùng và ngăn chặn các phản ứng dị ứng gây ho. Nghiên cứu cũng cho thấy một loại lợi khuẩn probiotic tên là Lactobacillus có thể giúp phòng chống bệnh cảm lạnh thông thường.
Để giảm ho, hãy xem xét đến việc bổ sung probiotics từ các nguồn tự nhiên như sữa chua, dưa bắp cải, kim chi. Ngoài ra, bạn có thể dùng các chế phẩm sinh học có bán sẵn tại các tiệm thuốc tây.
14. Trị ho cấp tốc với lá tía tô
Tinh dầu lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn mạnh nên được dùng để trị ho. Tùy theo từng trường hợp, có thể dùng thực phẩm này chữa bệnh theo một số công thức sau:
- Ho do hen suyễn ở người lớn:
Dùng 90g lá tía tô đem sao lên cho héo. Sau đó giã nhỏ và ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong 10 ngày. Người lớn có thể dùng trị ho với liều lượng 20ml x 3 lần/ngày.
- Ho kèm nôn ói:
Nấu nước lá tía tô cho cô đặc thành cao. Sau đó đem trộn chung với bột đậu đỏ ( sao vàng , vo thành viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2 thìa.
- Trị ho cho trẻ em
Kết hợp lá tía tô với hoa khế và hoa đu đủ đực lượng bằng nhau. Cho tất cả vào chén, rải đường phèn lên trên đem hấp ít nhất 20 phút. Cho trẻ uống mỗi lần 1 thìa x 3 – 4 lần mỗi ngày.
15. Chữa ho bằng cây rẻ quạt
Rẻ quạt vừa được trồng để làm cảnh, vừa là cây thuốc trị ho được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Theo đông y, rẻ quạt có tính ấm giúp giữ ấm đường thở, tiêu đàm, giảm đau. Nghiên cứu cũng cho thấy các hoạt chất tectorigenin và falavonoid trong loại cây này có đặc tính chống viêm mạnh, giúp ức chế các chủng vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp.
Một số cách trị ho cấp tốc với cây rẻ quạt:
- Dùng rễ tươi nhai nát với vài hạt muối ăn vài lần trong ngày. Nuốt nước nhả bã.
- Lấy 6g rẻ quạt ( dùng cả lá và củ dạng khô ) sắc nước uống
- Nướng chín củ cây rẻ quạt, sau đó giã nát với 10g muối và cất vào hũ. Mỗi lần lấy một ít ra nhai nuốt cả bã. Ngày dùng 3 lần để chữa ho, hỗ trợ điều trị viêm họng mãn tính.
- Dùng rẻ quạt vá sâm đại hành mỗi loại 10g. Sắc nước uống khi còn ấm
16. Bài thuốc trị ho khan bằng quả phật phủ
Quả phật phủ vị đắng, tính ẩm. Nó chứa thành phần tinh dầu, acid hữu cơ cùng hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng giảm sưng viêm trong đường thở, trị ho khan làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách sử dụng:
Trước tiên bạn cần chuẩn bị 1 quả phật phủ và một ít đường mạch nha. Đem phật phủ ngâm với nước muối pha loãng trong 3 giờ, để nguyên cả vỏ cắt thành miếng mỏng. Trộn phật phủ cùng với mạch nha và hấp cách thủy 45 phút. Đợi cho hỗn hợp nguội rồi cất vào lọ kín bảo quản trong ngăn mát.
Khi bị ho, lấy 1 thìa ra ăn, mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Sau khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng được cải thiện.
Lưu ý khi trị ho tại nhà bằng mẹo tự nhiên
Cùng với việc tích cực áp dụng những cách trị ho tự nhiên ở trên, bạn cần chú ý:
- Áp dụng kiên trì đều đặn để thấy được kết quả
- Tránh dùng các bài thuốc chứa thành phần mà bạn bị dị ứng
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là vùng mũi họng
- Tránh đến những nơi đông người
- Bịt khẩu trang khi ra ngoài đường để ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn nhiễm khuẩn xâm nhập vào đường thở.
- Tránh căng thẳng, ngủ từ 7 – 9 tiếng một ngày để hệ miễn dịch luôn hoạt động hiệu quả
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C ( trái cây mọng, cam, quýt, rau xanh,…), kẽm ( hàu, đậu, sữa chua, thịt gà, tôm, cua… ) trong bữa ăn giúp cơ thể có chống đỡ tốt hơn với bệnh tật.
- Trường hợp bị ho do dị ứng, nên tránh các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông thú nuôi trong nhà, khói thuốc lá…
Khi nào bạn nên tới bệnh viện khám?
Những cách trị ho tự nhiên ở trên không phải lúc nào cũng cho hiệu quả tốt đối với mọi trường hợp. Vì vậy, trong quá trình sử dụng nếu bạn thấy bản thân ngày càng ho nặng hơn hoặc có các biểu hiện nghiêm trọng ngay thì nên tìm tới bác sĩ ngay:
- Ho ra máu
- Ho kéo dài dai dẳng cả ban ngày lẫn ban đêm khiến bạn bị mất ngủ
- Đờm có màu vàng hoặc xanh lá cây, ngửi thấy mùi hôi khó chịu
- Ho kèm nôn ói nhiều và có các biểu hiện mất nước như môi khô, mắt trũng sâu, đi tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm, chóng mặt, nhức đầu, tăng nhịp tim.
- Sốt cao kéo dài hơn 2 ngày, ớn lạnh trong người
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Ăn gì chữa ho hiệu quả, giảm nhanh triệu chứng?
- Viêm phế quản dạng hen là gì? Có chữa dứt điểm được không?
Xem thêm: Bướu sợi tuyến
Tin mới nhất
- 5 Cách trị viêm xoang sàng sau tại nhà và lưu ý khi dùng từ bác sĩ
- Sơ chế nấm lim xanh rừng tự nhiên như thế nào đảm bảo hiệu quả
- Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất theo Bộ Y tế
- Phương pháp nội soi dạ dày nào không đau, thực hiện ở đâu?
- Đau dạ dày quặn từng cơn làm sao để xoa dịu?
- Viên sủi Estromen: Thành phần, công dụng, giá bán
- Nong và nạo tử cung
- Nuốt nước bọt đau họng là bị gì? Cách khắc phục nhanh chóng
- Xúc động với lá thư tay của bệnh nhân bị viêm họng mủ gửi đến bác sĩ Lê Phương
- Tác dụng của nấm lim xanh với sức khỏe những công dụng nấm lim
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Viêm loét dạ dày ăn gì? Món ăn tốt cho người bệnh
- TIN TỨC UNG THƯ Các phương pháp điều trị vảy nến ở mặt được đánh giá cao
- Bán xạ đen ở Hà Nội và miền Bắc Mua cây xạ đen ở Hà Nội: Địa chỉ bán cây xạ đen uy tín
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bị viêm đại tràng không nên ăn gì, nên ăn gì – Chia sẻ từ chuyên gia mới nhất