Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?
Ăn uống là một cách đơn giản và hiệu quả để giúp cơ thể trở nên khỏe hơn và chống chọi với bệnh tật. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được đưa vào cơ thể mỗi ngày sẽ giúp nuôi dưỡng các cơ quan đang bị tổn thương mau lành hơn. Vậy đối với những người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết sau cùng Hello Bacsi để có câu trả lời bạn nhé!
Ăn uống là một cách đơn giản và hiệu quả để giúp cơ thể trở nên khỏe hơn và chống chọi với bệnh tật. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được đưa vào cơ thể mỗi ngày sẽ giúp nuôi dưỡng các cơ quan đang bị tổn thương mau lành hơn. Vậy đối với những người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết sau cùng Hello Bacsi để có câu trả lời bạn nhé!
1. Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Khi bị bệnh, ngoài việc thăm khám thường xuyên, bạn hãy bổ sung thêm cho bản thân những chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng xương khớp tốt hơn. Sau đây sẽ là những dưỡng chất tốt nhất cần có trong bữa ăn của người bị thoát vị đĩa đệm.
#1. Glucose
Glucose cung cấp “nhiên liệu” cho cơ thể của bạn. Bạn sử dụng glucose tạo năng lượng để làm các hoạt động như đi bộ, đọc sách, xem TV hoặc chơi thể thao. Nhưng bạn có biết, glucose còn góp phần vào việc chữa lành của đĩa đệm cột sống bị thương? Bạn có thể tìm thấy glucose trong nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm chứa glucose như hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, bánh mì nâu tốt hơn so với những loại khác vì chúng cung cấp thêm vitamin và chất xơ.
#2. Glucosamine
Glucosamine cơ bản là một loại glucose. Glucosamine được chứng minh có chức năng làm chậm sự thoái hóa của đĩa đệm cột sống.
Glucosamine có thể được tìm thấy trong thực phẩm như tôm hoặc trong những thực phẩm bổ sung. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì cũng đừng quá lo lắng khi sử dụng thực phẩm bổ sung vì điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ insulin. Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong các thực phẩm chức năng này.
#3. Vitamin C
Bạn có biết, đĩa đệm cột sống được cấu tạo chủ yếu bởi các protein được gọi là collagen. Vì vậy, khi đĩa đệm có vấn đề, collagen có thể giúp nó trở nên tốt hơn bằng cách cung cấp các hỗ trợ thích hợp cho quá trình tự sửa chữa. Vitamin C lại cần thiết cho cơ thể sản xuất collagen. Nó còn là một chất chống oxy hóa có thể làm chậm quá trình thoái hóa và là một chất chống viêm có thể làm giảm viêm trong đĩa và các mô xung quanh. Vitamin C có thể được tìm thấy trong trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh hoặc trong ớt đỏ.
#4. Vitamin A
Vitamin A là chất dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho cơ thể và đặc biệt tốt cho mắt. Trong trường hợp này, vitamin A rất tốt cho đĩa đệm cột sống của bạn. Nó có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào sụn trưởng thành. Tế bào sụn cần thiết cho một sụn khỏe mạnh. Vitamin A cũng giúp hình thành xương cột sống. Điều này có thể cung cấp hỗ trợ tốt cho các đĩa đệm bị thương. Vitamin A có thể được tìm thấy trong thịt bò, sữa, bơ, trứng, bí đỏ, cà rốt, hoặc khoai lang. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nhiều hơn 2.000 mg vitamin A mỗi ngày vì có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
#5. Axit béo Omega-3
Axit béo Omega-3 có thể làm giảm viêm và giảm đau ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Axit béo Omega-3 có thể được tìm thấy nhiều trong một số nguồn thực phẩm như các loại hạt (quả óc chó, macca, hạt hạnh nhân) hoặc trong các loại cá nước lạnh (cá hồi, cá thu và cá ngừ nướng). Bạn cũng có thể tìm thấy axit béo omega-3 trong dầu cá hoặc thực phẩm bổ sung.
1. Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Khi bị bệnh, ngoài việc thăm khám thường xuyên, bạn hãy bổ sung thêm cho bản thân những chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng xương khớp tốt hơn. Sau đây sẽ là những dưỡng chất tốt nhất cần có trong bữa ăn của người bị thoát vị đĩa đệm.
#1. Glucose
Glucose cung cấp “nhiên liệu” cho cơ thể của bạn. Bạn sử dụng glucose tạo năng lượng để làm các hoạt động như đi bộ, đọc sách, xem TV hoặc chơi thể thao. Nhưng bạn có biết, glucose còn góp phần vào việc chữa lành của đĩa đệm cột sống bị thương? Bạn có thể tìm thấy glucose trong nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm chứa glucose như hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, bánh mì nâu tốt hơn so với những loại khác vì chúng cung cấp thêm vitamin và chất xơ.
#2. Glucosamine
Glucosamine cơ bản là một loại glucose. Glucosamine được chứng minh có chức năng làm chậm sự thoái hóa của đĩa đệm cột sống.
Glucosamine có thể được tìm thấy trong thực phẩm như tôm hoặc trong những thực phẩm bổ sung. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì cũng đừng quá lo lắng khi sử dụng thực phẩm bổ sung vì điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ insulin. Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong các thực phẩm chức năng này.
#3. Vitamin C
Bạn có biết, đĩa đệm cột sống được cấu tạo chủ yếu bởi các protein được gọi là collagen. Vì vậy, khi đĩa đệm có vấn đề, collagen có thể giúp nó trở nên tốt hơn bằng cách cung cấp các hỗ trợ thích hợp cho quá trình tự sửa chữa. Vitamin C lại cần thiết cho cơ thể sản xuất collagen. Nó còn là một chất chống oxy hóa có thể làm chậm quá trình thoái hóa và là một chất chống viêm có thể làm giảm viêm trong đĩa và các mô xung quanh. Vitamin C có thể được tìm thấy trong trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh hoặc trong ớt đỏ.
#4. Vitamin A
Vitamin A là chất dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho cơ thể và đặc biệt tốt cho mắt. Trong trường hợp này, vitamin A rất tốt cho đĩa đệm cột sống của bạn. Nó có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào sụn trưởng thành. Tế bào sụn cần thiết cho một sụn khỏe mạnh. Vitamin A cũng giúp hình thành xương cột sống. Điều này có thể cung cấp hỗ trợ tốt cho các đĩa đệm bị thương. Vitamin A có thể được tìm thấy trong thịt bò, sữa, bơ, trứng, bí đỏ, cà rốt, hoặc khoai lang. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nhiều hơn 2.000 mg vitamin A mỗi ngày vì có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
#5. Axit béo Omega-3
Axit béo Omega-3 có thể làm giảm viêm và giảm đau ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Axit béo Omega-3 có thể được tìm thấy nhiều trong một số nguồn thực phẩm như các loại hạt (quả óc chó, macca, hạt hạnh nhân) hoặc trong các loại cá nước lạnh (cá hồi, cá thu và cá ngừ nướng). Bạn cũng có thể tìm thấy axit béo omega-3 trong dầu cá hoặc thực phẩm bổ sung.
#6. Canxi
Đĩa đệm của bạn không được cấu tạo từ canxi. Tuy nhiên, canxi có thể chữa lành và tăng cường xương cột sống. Khi xương của bạn mạnh hơn, chúng có thể làm giảm áp lực được đặt trên các đĩa đệm cột sống. Canxi có thể được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa, bơ, phô mai và sữa chua hoặc trong một số loại rau như súp lơ, cải xoăn, đậu hũ hay đậu phộng. Bạn nên nhớ rằng vitamin D cũng có thể thúc đẩy sự hấp thu canxi. Cơ thể có thể hấp thụ được vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhưng hãy cẩn thận với bức xạ tia cực tím có thể gây ung thư da.
2. Những thực phẩm mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên kiêng
Bên cạnh những dưỡng chất tốt cho sức khỏe người bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn cũng cần lưu ý thêm những thực phẩm cần kiêng trong quá trình trị bệnh. Nếu bạn đang bị bệnh về xương khớp, thì điều quan trọng là phải tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Thực phẩm không lành mạnh có thể kích hoạt viêm, sẽ làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Có nhiều thực phẩm mà bạn sẽ cần phải tránh.
#1. Thực phẩm có đường
Thực phẩm chứa đường là một trong những thực phẩm tồi tệ nhất mà bạn cần tránh. Khi sử dụng quá nhiều đường vết thương bạn không chỉ bị sưng viêm mà còn gây tăng cân nhanh chóng. Và cân nặng cũng là một yếu tố khiến các cơn đau đĩa đệm của bạn trở nên tồi tệ hơn.
#2. Dầu thực vật
Hầu hết các loại rau đều có nhiều axit béo omega 6. Những axit béo này không hẳn là xấu. Tuy nhiên, khi bạn có nhiều axit béo omega 6 trong cơ thể hơn axit béo omega 3, điều này có thể kích hoạt phản ứng viêm. Nếu bạn chọn sử dụng dầu thực vật trong khi nấu ăn, thì bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ.
#3. Các loại ngũ cốc tinh chế
Pizza, ngũ cốc và bánh mì trắng là một số thực phẩm có nhiều ngũ cốc tinh chế. Thực phẩm chứa nhiều ngũ cốc tinh chế có thể gây tăng đột biến insulin, gây viêm cơ khớp. Vậy nên, bạn nên ưu tiên những món ăn chứa ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc đã được qua tinh chế.
#4. Sản phẩm chứa nhiều sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa khác thường được quảng bá là một phần cần thiết của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa ngọt sẽ mang đến cho cơ thể bạn một lượng đường lớn và sẽ gây sưng viêm. Trên thực tế, nhiều người không dung nạp được đường sữa, điều đó có nghĩa là cơ thể họ sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa.
#5. Thịt đỏ
Thịt đỏ có thể là một nguồn protein tuyệt vời, nhưng đó là điều mà bạn nên tránh nếu bạn đang bị đau lưng. Trong thịt đỏ có một chất trong đó gọi là neu5gc, chất này sẽ làm cơ thể sản sinh triệu chứng viêm nặng hơn.
#6. Thực phẩm có hóa chất
Tốt nhất nên tránh thực phẩm có hóa chất và ăn càng tự nhiên càng tốt. Thực phẩm có màu, chất phụ gia và chất bảo quản sẽ không phải là những lựa chọn tốt đối với cơ thể của người bệnh. Hãy tập thói quen đọc nhãn thực phẩm trước khi bạn mua bất cứ thứ gì từ cửa hàng tạp hóa.
#6. Canxi
Đĩa đệm của bạn không được cấu tạo từ canxi. Tuy nhiên, canxi có thể chữa lành và tăng cường xương cột sống. Khi xương của bạn mạnh hơn, chúng có thể làm giảm áp lực được đặt trên các đĩa đệm cột sống. Canxi có thể được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa, bơ, phô mai và sữa chua hoặc trong một số loại rau như súp lơ, cải xoăn, đậu hũ hay đậu phộng. Bạn nên nhớ rằng vitamin D cũng có thể thúc đẩy sự hấp thu canxi. Cơ thể có thể hấp thụ được vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhưng hãy cẩn thận với bức xạ tia cực tím có thể gây ung thư da.
2. Những thực phẩm mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên kiêng
Bên cạnh những dưỡng chất tốt cho sức khỏe người bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn cũng cần lưu ý thêm những thực phẩm cần kiêng trong quá trình trị bệnh. Nếu bạn đang bị bệnh về xương khớp, thì điều quan trọng là phải tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Thực phẩm không lành mạnh có thể kích hoạt viêm, sẽ làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Có nhiều thực phẩm mà bạn sẽ cần phải tránh.
#1. Thực phẩm có đường
Thực phẩm chứa đường là một trong những thực phẩm tồi tệ nhất mà bạn cần tránh. Khi sử dụng quá nhiều đường vết thương bạn không chỉ bị sưng viêm mà còn gây tăng cân nhanh chóng. Và cân nặng cũng là một yếu tố khiến các cơn đau đĩa đệm của bạn trở nên tồi tệ hơn.
#2. Dầu thực vật
Hầu hết các loại rau đều có nhiều axit béo omega 6. Những axit béo này không hẳn là xấu. Tuy nhiên, khi bạn có nhiều axit béo omega 6 trong cơ thể hơn axit béo omega 3, điều này có thể kích hoạt phản ứng viêm. Nếu bạn chọn sử dụng dầu thực vật trong khi nấu ăn, thì bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ.
#3. Các loại ngũ cốc tinh chế
Pizza, ngũ cốc và bánh mì trắng là một số thực phẩm có nhiều ngũ cốc tinh chế. Thực phẩm chứa nhiều ngũ cốc tinh chế có thể gây tăng đột biến insulin, gây viêm cơ khớp. Vậy nên, bạn nên ưu tiên những món ăn chứa ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc đã được qua tinh chế.
#4. Sản phẩm chứa nhiều sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa khác thường được quảng bá là một phần cần thiết của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa ngọt sẽ mang đến cho cơ thể bạn một lượng đường lớn và sẽ gây sưng viêm. Trên thực tế, nhiều người không dung nạp được đường sữa, điều đó có nghĩa là cơ thể họ sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa.
#5. Thịt đỏ
Thịt đỏ có thể là một nguồn protein tuyệt vời, nhưng đó là điều mà bạn nên tránh nếu bạn đang bị đau lưng. Trong thịt đỏ có một chất trong đó gọi là neu5gc, chất này sẽ làm cơ thể sản sinh triệu chứng viêm nặng hơn.
#6. Thực phẩm có hóa chất
Tốt nhất nên tránh thực phẩm có hóa chất và ăn càng tự nhiên càng tốt. Thực phẩm có màu, chất phụ gia và chất bảo quản sẽ không phải là những lựa chọn tốt đối với cơ thể của người bệnh. Hãy tập thói quen đọc nhãn thực phẩm trước khi bạn mua bất cứ thứ gì từ cửa hàng tạp hóa.
3. Thực đơn món ăn dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Bên trên là những dưỡng chất trong thực phẩm nên ăn và nên kiêng trong thực đơn hằng ngày của người bệnh. Để bạn dễ hình dung hơn, Hello Bacsi sẽ chia sẻ thêm một số món ăn phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn của mình và người thân.
+ Thịt nạc hầm sung
+ Thịt dê hầm cà rốt
+ Cháo hạt sen đậu xanh
+ Gà ác hầm tam thất
+ Canh bí ninh xương
Một điều cần lưu ý thêm chính là bạn có thể sử dụng gạo lứt thay vì cơm trắng sẽ tốt hơn cho người bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, các viên uống, thực phẩm chức năng, uống sữa dành cho người bị thoát vị đĩa đệm cũng là một lựa chọn tốt mà bạn có thể bỏ vào menu của mình.
4. Những điều bạn cần lưu ý
Mặc dù chất dinh dưỡng tốt và cần thiết cho thoát vị đĩa đệm nhưng bạn nên thiết kế một chế độ ăn uống cân bằng với số lượng phù hợp của mỗi chất dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn. Lưu ý rằng cách bạn nấu cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Bạn có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để nhờ tư vấn thêm.
Ăn uống lành mạnh luôn đi kèm với các hoạt động thể chất thích hợp. Do đó, bạn nên kết hợp chế độ dinh dưỡng và kế hoạch chơi một số môn thể thao tốt cho đĩa đệm như đi bộ, bơi lội hoặc yoga. Nếu kiên trì luyện tập hàng ngày, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt đấy.
Bạn nên tư vấn với bác sĩ đang điều trị thoát vị đĩa đệm về chế độ ăn uống cũng như thực phẩm bổ sung. Bác sĩ điều trị mới biết chính xác thể trạng của bạn mà tư vấn phù hợp.
Qua phần nội dung bên trên, Hello Bacsi hi vọng đã giúp bạn đọc có được câu trả lời về cách ăn uống cho người bị thoát vị đĩa đệm. Chúc bạn sẽ sớm hồi phục sức khỏe.
3. Thực đơn món ăn dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Bên trên là những dưỡng chất trong thực phẩm nên ăn và nên kiêng trong thực đơn hằng ngày của người bệnh. Để bạn dễ hình dung hơn, Hello Bacsi sẽ chia sẻ thêm một số món ăn phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn của mình và người thân.
+ Thịt nạc hầm sung
+ Thịt dê hầm cà rốt
+ Cháo hạt sen đậu xanh
+ Gà ác hầm tam thất
+ Canh bí ninh xương
Một điều cần lưu ý thêm chính là bạn có thể sử dụng gạo lứt thay vì cơm trắng sẽ tốt hơn cho người bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, các viên uống, thực phẩm chức năng, uống sữa dành cho người bị thoát vị đĩa đệm cũng là một lựa chọn tốt mà bạn có thể bỏ vào menu của mình.
4. Những điều bạn cần lưu ý
Mặc dù chất dinh dưỡng tốt và cần thiết cho thoát vị đĩa đệm nhưng bạn nên thiết kế một chế độ ăn uống cân bằng với số lượng phù hợp của mỗi chất dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn. Lưu ý rằng cách bạn nấu cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Bạn có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để nhờ tư vấn thêm.
Ăn uống lành mạnh luôn đi kèm với các hoạt động thể chất thích hợp. Do đó, bạn nên kết hợp chế độ dinh dưỡng và kế hoạch chơi một số môn thể thao tốt cho đĩa đệm như đi bộ, bơi lội hoặc yoga. Nếu kiên trì luyện tập hàng ngày, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt đấy.
Bạn nên tư vấn với bác sĩ đang điều trị thoát vị đĩa đệm về chế độ ăn uống cũng như thực phẩm bổ sung. Bác sĩ điều trị mới biết chính xác thể trạng của bạn mà tư vấn phù hợp.
Qua phần nội dung bên trên, Hello Bacsi hi vọng đã giúp bạn đọc có được câu trả lời về cách ăn uống cho người bị thoát vị đĩa đệm. Chúc bạn sẽ sớm hồi phục sức khỏe.
Tin mới nhất
- Hướng đột phá mới trong điều trị bệnh gout được công nhận bởi 2 trường đại học y dược hàng đầu Việt Nam
- Cách sử dụng nấm lim xanh hiệu quả cho sức khỏe và điều trị bệnh
- Ung thư đại trực tràng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
- Người bị viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
- Bí quyết giúp giảm đau cơ xương khớp ở người trẻ
- Khối u ác tính
- Nấm lim xanh Tiên Phước chính gốc mua ở đâu giá tiền 1kg nấm lim
- Bệnh chàm thể tạng nguyên nhân do đâu Và cách trị an toàn như thế nào
- Đau rát họng khó nuốt là bị gì? Làm sao nhanh hết?
- Bạch Thược và tác dụng chữa bệnh của Bạch Thược