Cây tầm xuân: Nhận diện đúng để trị bệnh hiệu quả tốt nhất
Trong Đông y, cây tầm xuân là một vị thuốc khá độc đáo. Tùy vào từng bộ phận của tầm xuân mà sẽ có những công dụng chữa bệnh khác nhau như: Trị bỏng, táo bón, nôn ra máu, chảy máu cam,… Tuy nhiên, do thuộc họ hoa hồng, nên không ít người gặp khó khăn trong vấn đề nhận diện loại cây này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết chính xác cây tầm xuân và cách sử dụng sao cho đúng, hiệu quả nhất.
Cây tầm xuân – Đặc điểm nhận diện
Cây tầm xuân (tên gọi khác: Dã tường vi, thập tỉ muội, hồng tầm xuân, ngưu cúc, thích hoa,…) có tên khoa học là Rosa multiflora Thunb. Do những đặc điểm bên ngoài khá giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây tầm xuân và cây hoa hồng gai.
Tuy nhiên, đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Cây tầm xuân có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa về Việt Nam từ cách đây rất nhiều năm. Loại cây này phát triển rất mạnh, thường được dùng để làm hàng rào chắn kẻ trộm bởi trên thân có nhiều gai sắc, nhọn.
Các đặc điểm của cây tầm xuân bao gồm:
- Toàn thân có nhiều gai nhọn, có móc giúp chúng leo lên dễ dàng để sống bám vào các cây khác hoặc mọc thành bụi, chiều cao từ 1 – 5m.
- Cây tầm xuân có lá dạng kép lông chim, với 5 – 7 lá chét. Lá có hình dạng nhỏ và dài 2 – 5cm, bề mặt lá có lớp lông tơ nhỏ.
- Hoa tầm xuân có đường kính khoảng 4 – 6cm, gồm 5 cánh. Hoa thường mọc theo chùm và được nhiều gia đình trồng làm cảnh. Hoa chỉ nở duy nhất một mùa trong năm vào mùa xuân (qua tết âm lịch khoảng từ tháng 2 – tháng 4).
- Quả tầm xuân có màu đỏ, đây là màu đỏ rất đặc trưng.
- Hạt của cây tầm xuân chứa nhiều thành phần và dưỡng chất tốt cho cơ thể.
Nghiên cứu về thành phần của cây tầm xuân
Theo nghiên cứu hiện đại:
- Cây tầm xuân có một số hoạt chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ thần kinh và tình trạng lão hóa da.
- Quả tầm xuân có lượng vitamin C, B1 cao (hàm lượng vitamin C cao gấp 100 lần táo và 50 lần chanh). Ngoài ra, quả tầm xuân còn có một số chất dinh dưỡng khác như: Vitamin B1 và B2, Kali, phốt pho,…
- Phần rễ có các thành phần như: Sitosterol, triterpenic acid, hay cachoa extract.
Trong Ðông y, tầm xuân được biết đến là một vị thuốc. Quả tầm xuân có vị chua, tính ấm. Lá cây có vị đắng, hơi sáp, tính bình. Người ta thường sử dụng hoa, quả, lá và rễ của cây tầm xuân để làm thuốc.
Những công dụng của cây tầm xuân đối với sức khỏe
Tất cả cá
c bộ phận của cây tầm xuân đều có công dụng chữa bệnh rất tốt, cụ thể:
Hoa tầm xuân
- Thường được dùng để chữa những chứng bệnh như: Bị cảm nắng có triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tức ngực, môi khô miệng khát; chảy máu cam và nôn ra máu; đái tháo đường, bướu ở tuyến giáp và viêm loét niêm mạc mãn tính.
- Hoa tầm xuân được thu hoạch vào mùa xuân
Quả tầm xuân
- Quả của cây tầm xuân có tính ấm, vị chua phù hợp chữa nhiều chứng bệnh như: Đau bụng hành kinh, tiểu tiện khó, táo bón,… Ngoài ra, quả tầm xuân còn giúp làm mát và thanh lọc cơ thể rất tốt nhờ vào lượng vitamin C dồi dào.
- Quả được hái khi chín để làm thuốc.
Lá tầm xuân
- Trong lá tầm xuân có chứa chất giúp sinh cơ, làm liền vết thương nhanh. Sử dụng lá thường xuyên sẽ giúp chữa: Vết viêm loét ở bàn chân, mụn nhọt (sưng, đau, có mủ nhưng chưa bị loét),…
- Lá được thu hoạch quanh năm.
Rễ tầm xuân
- Có vị đắng hơi chát, tính bình giúp thanh nhiệt, trừ phong, giải độc, lợi thấp, hoạt huyết,… Bên cạnh đó, rễ cây phù hợp để chữa một số bệnh như: Đau răng, chảy máu cam, vết thương chảy máu, viêm khớp, rong huyết,…
- Rễ cây tầm xuân được thu hoạch quanh năm.
Cách dùng và liều lượng
Để sử dụng cây tầm xuân trong điều trị bệnh, người dùng cần bào chế dưới dạng sắc, tán bột hoặc giã tươi để đắp vào vị trí tổn thương. Tùy theo bệnh lý mà sử dụng bộ phận thích hợp như hoa, quả, rễ hay lá.
Liều lượng được dùng theo khuyến cáo của thầy thuốc, không nên tự ý sử dụng.
Một số bài thuốc từ cây tầm xuân trị bệnh hiệu quả
Để sử dụng cây tầm xuân chữa bệnh, người dùng có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
Bài thuốc từ hoa tầm xuân
1. Chữa cảm nắng, cảm nóng
Biểu hiện bệnh: Tức ngực, môi khô miệng khát, buồn nôn và nôn, có thể nôn ra máu, chán ăn mệt mỏi:
Cách thực hiện:
- Hoa tầm xuân 5g, sinh thạch cao 30g, thiên hoa phấn 10g, mạch môn 15g.
- Tất cả đem sắc uống 2 – 3 lần/ngày, cho đến khi các triệu chứng bệnh mất hẳn.
- Hoặc sử dụng: Hoa tầm xuân 10g, hoa đậu ván trắng 10g đem hãm với nước sôi, sau đó chế thêm chút đường phèn để uống thay trà.
2. Trị nôn ra máu, chảy máu cam
- Chuẩn bị: Hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g, rễ cỏ tranh 30g.
- Sau đó cho vào ấm sắc trong khoảng 30 phút, để nguội rồi uống.
3. Trị chứng tiểu đường, viêm loét niêm mạc miệng mãn tính
Cách thực hiện:
- Hứng lấy 30ml sương đọng trên hoa tầm xuân (vào buổi sáng sớm).
- Sau đó đem pha với nước sôi để uống hằng ngày.
- Nên uống khi còn ấm sẽ rất tốt cho việc cải thiện bệnh viêm loét niêm mạc và những người bị bệnh đái tháo đường.
4. Chữa bệnh u bướu tuyến giáp
Nguyên liệu: 5g hoa tầm xuân, 5g hoa thanh bì, 5g hoa trùng bì và 5g hoa hồng.
Thực hiện:
- Đem các loại dược liệu nêu trên cho vào ấm sắc chung với nhau.
- Đổ 500ml nước vào ấm và nấu lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 200ml.
- Uống 3 lần/ngày, khi còn ấm.
Bài thuốc từ rễ cây tầm xuân
5. Chữa tổn thương ngoài da gây chảy máu
Nguyên liệu: Rễ tầm xuân đã rửa sạch và phơi khô.
Cách thực hiện:
- Rễ mang tán bột mịn, sau đó bảo quản trong hũ có nắp đậy kín để dùng dần.
- Mỗi lần dùng, lấy một ít rắc trên vết thương
- Hoặc có thể trộn chung với dầu vừng thành hỗn hợp sền sệt và thoa vào vị trí thương tổn.
6. Cây tầm xuân chữa kiết lỵ
- Rễ tầm xuân đem sao vàng, hạ thổ.
- Có thể dùng riêng rễ tầm xuân hoặc phối hợp với một số dược liệu khác như: Vỏ quả chuối hột, vỏ quả lựu, rễ cây tầm xoọng, búp ổi mỗi vị 20g.
- Sau đó đem sắc lấy nước đặc, uống trong ngày.
- Dùng liền 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
7. Chữa phong thấp, teo cơ, lưng gối đau mỏi, đi lại khó khăn
- Cách 1: Chuẩn bị: Rễ cây tầm xuân, rễ ngưu tất, rễ vú bò, dây chiều, hà thủ ô, cẩu tích, rễ thanh táo (mỗi vị 20g). Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc với nước hoặc ngâm rượu uống.
- Cách 2: Sử dụng rễ tầm xuân 20g; rễ gấc 10g, củ khúc khắc 10, rễ cây tầm xoọng 10g. Tất cả đem sắc cùng nhau và uống trong ngày.
8. Chữa trẻ đái dầm
Chuẩn bị: Khoảng 20 – 30g rễ tầm xuân đem thái nhỏ, phơi khô, sau đó sắc với 400ml nước, đun đến khi cạn còn 100ml. Uống chia làm hai lần trong ngày.
9. Chữa đau răng
Lấy rễ cây tầm xuân thái nhỏ, rửa sạch và đem sắc lấy nước để ngậm hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc từ quả cây tầm xuân
10. Điều trị tình trạng phù cho bệnh nhân bị viêm thận
Đối với những bị phù do viêm thận có thể sử dụng cây tầm xuân theo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Dùng quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g cho vào ấm cùng 500ml nước và sắc. Uống ngày chia 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối.
- Cách 2: Quả tầm xuân với lượng từ 3 – 6g đem sắc chung với 3 quả hồng táo, sau đó dùng uống hàng ngày.
11. Giảm chứng đau bụng kinh ở phụ nữ
- Lấy 120g quả tầm xuân rồi mang sắc với nước, sau đó cho thêm chút rượu vang và đường vào, khuấy đều cho tan, dùng để để uống khi còn ấm.
- Tình trạng đau bụng khi hành kinh sẽ nhanh chóng được cải thiện.
12. Chữa táo bón, tiểu tiện khó
- Chuẩn bị: Quả tầm xuân 10g, biển súc 30g và mã đề 30g.
- Cách thực hiện: Cho các loại nguyên liệu trên vào ấm, cho thêm 500ml nước vào đun sôi, đến khi cạn bớt còn 200ml. Dùng để uống hàng ngày, chia 3 lần sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng táo bón.
Bài thuốc từ lá tầm xuân
13. Chữa loét chi dưới
- Cách 1: Cho lá tầm xuân vào 500ml nước đun sôi, sau đó để nguội bớt rồi dùng rửa vết thương.
- Cách 2: Dùng lá tầm xuân non, giã nhỏ rồi thêm chút muối để đắp lên vùng bị nhọt độc sưng.
14. Chữa mụn nhọt
- Chọn một vài lá tầm xuân rửa sạch, đem phơi, sấy khô rồi tán thành bột mịn.
- Sau đó trộn cùng với một ít giấm và mật ong, tạo thành hỗn hợp để đắp lên vết mụn.
Những lưu ý khi sử dụng cây tầm xuân trị bệnh và làm đẹp
Nhìn chung cây tầm xuân được đánh giá là an toàn và lành tính, tuy nhiên khi sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ cần sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế. Bởi hiện nay vẫn chưa có một kết luận chính thức nào về việc các thành phần trong loại cây này an toàn đối với trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai.
- Cũng giống như nhiều loại dược liệu khác, các thành phần trong cây tầm xuân có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban, nổi mẩn, nôn ói,… Vì vậy với những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của tầm xuân thì không nên sử dụng loại cây này.
- Chỉ nên sử dụng theo đúng liều lượng chỉ định hoặc tư vấn của thầy thuốc. Tuyệt đối không nên lạm dụng trong thời gian dài.
- Nếu bạn đang trong thời gian sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, bao gồm cả thực phẩm chức năng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng loại cây này.
Như vậy, cây tầm xuân không chỉ có tác dụng trang trí, làm cảnh mà còn là một vị thuốc quý đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, về hiệu quả của những bài thuốc này còn phụ thuộc vào cơ địa từng người và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy, không nên tự ý sử dụng mà hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nhé!
Xem thêm: Thông tin TỔNG QUÁT và BAO QUÁT về bệnh ung thư mắt mà bạn nên biết
Tin mới nhất
- Tổ yến: Cao lương mỹ vị chốn cung đình xưa
- Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu và những điều bạn chưa biết
- Gãy xương sườn
- Hội chứng POEMS
- Triệu chứng khó tiêu
- Cắt bỏ sang thương da lành tính
- 15+ Cách trị viêm xoang mũi dân gian an toàn áp dụng ngay tại nhà
- Cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và 3 cách áp dụng đúng
- Đau bụng sau khi quan hệ do đâu? Có nguy hiểm không?
- Bài thuốc Đỗ Minh Đường chữa gout có tốt không? Giá bao nhiêu