Nguyên nhân và cách điều trị tiểu rắt ở nam giới

Không chỉ nữ giới, nam giới cũng không ít người gặp phải tình trạng tiểu rắt. Tiểu rắt ở nam giới không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe mà còn tác động tới khả năng sinh sản. Để có cách chữa trị phù hợp nhất, người bệnh cần tìm hiểu rõ các thông tin về bệnh qua bài viết dưới đây. 

Tiểu rắt ở nam giới điều trị như thế nào

Tiểu rắt ở nam giới biểu hiện thế nào?

Bệnh lý tiểu rắt ở nam giới là tình trạng tia nước tiểu bị tắt đột ngột, nước tiểu khó thoát ra ngoài. Người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu rất ít. Cảm giác buồn tiểu thường xuất hiện đột ngột. Thậm chí có trường hợp người bệnh không vào nhà vệ sinh kịp có thể bị són tiểu. 

Những triệu chứng cụ thể thường gặp nhất ở nam giới bị tiểu rắt gồm:

  • Số lần đi tiểu của người bệnh trên 6 lần mỗi ngày. Người bệnh khi đi tiểu có cảm giác bị đau buốt.
  • Bệnh nhân khi bị tiểu rắt sẽ có cảm giác vùng bụng dưới bị đau, khó chịu và căng tức.
  • Đồng thời, khi đi tiểu, người bệnh có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy khá khó chịu, cơn đau buốt có thể xuất hiện kèm. 
  • Bệnh nhân giảm ham muốn trong quan hệ tình dục, khó kiểm soát tình trạng xuất tình gây ra trường hợp xuất tinh sớm.

Khi cơ thể có những triệu chứng này, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được khám và tư vấn từ các bác sĩ. Từ đó, chúng ta sẽ có phương pháp điều trị bệnh sao cho phù hợp.

Nguyên nhân nam giới bị tiểu rắt

Cũng giống như nữ giới, nam giới bị tiểu rắt do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động. Bệnh tiểu rắt có thể xuất hiện do người bệnh vệ sinh thân thể chưa sạch, đặc biệt sau mỗi lần quan hệ. Vi khuẩn xâm nhập vào cùng niệu đạo làm tổn thương, viêm nhiễm và hình thành chứng tiểu rắt.

Ngoài ra, người thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn E.coli. Hoặc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục làm người bệnh tiểu rắt, tiểu buốt.

Đồng thời, người bệnh có thể đang gặp phải một số bệnh lý khá nguy hiểm như:

  • Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: Nam giới trong độ tuổi từ 20 – 30 thường bị viêm đường tiết niệu. Chứng nhiễm trùng làm ảnh hưởng tới phần bàng quang, thận và niệu đạo. Người bệnh khó tránh khỏi tình trạng rối loạn đường tiểu, cụ thể là trứng tiểu rắt, tiểu buốt.
  • U xơ tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt có u xơ gây áp lực chèn lên bàng quang của người bệnh. Nước tiểu từ đó không được đào thải hoàn toàn ra bên ngoài và dẫn đến chứng tiểu rắt ở người bệnh. Nam giới ở độ tuổi trung niên thường dễ bị u xơ tuyến tiền liệt hơn.
Những nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt
  • Sỏi thận: Nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới còn có thể do sỏi thận gây ra. Đây là một trong những nguyên nhân gây tiểu rắt ở không ít bệnh nhân hiện nay. Sỏi phát triển và làm thu hẹp khoảng không gian bên trong thận. Quá trình bài tiết nước tiểu từ đó gặp khó khăn.
  • Ung thư: Ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư bàng quang, tiểu rắt là biểu hiện thường gặp của người bệnh. Người bệnh khi có triệu chứng tiểu ra máu, tiểu mất kiểm soát đồng thời bị sút cân không rõ lý do và đau ở xương mu cần hết sức thận trọng.

Cách chữa tiểu rắt ở nam giới

Nam giới phải làm gì để cải thiện chứng tiểu rắt một cách an toàn, hiệu quả? Ngày nay, y học có rất nhiều cách điều trị bệnh giúp bệnh nhân đẩy lùi chứng tiểu rắt. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cũng như mong muốn của mỗi người, chúng ta có thể dùng biện pháp từ Đông y, dân gian hoặc Tây y.

Dân gian chữa tiểu rắt ở nam giới

Người bệnh khi bị tiểu rắt do các yếu tố sinh lý tác động có thể dùng một số bài thuốc chữa bệnh từ dân gian. Mẹo dân gian giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng tiểu rắt khá an toàn, hiệu quả được nhiều bệnh nhân ghi nhận.

Bệnh nhân có thể áp dụng các công thức chữa bệnh như sau:

Cây phượng vĩ thảo: Là loại cây có khả năng kháng khuẩn, giảm nhiễm trùng đường tiết niệu và cải thiện chứng tiểu rắt khá tốt ở cả nam và nữ giới. 

Cách sử dụng:

  • Người bệnh chuẩn bị một nắ
    m cây phượng vĩ thảo đã rửa sạch để nấu cùng 1 lít nước vo gạo. Nước sau khi nấu sôi chúng ta chắt ra phần nước để uống hết trong ngày.
  • Cách làm này duy trì ít nhất 10 ngày sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chứng tiểu rắt một cách khá rõ rệt.

Cây bèo cái: Bèo cái được dân gian sử dụng để chữa tiểu rắt từ rất lâu, đến nay phương pháp này vẫn được sử dụng rộng rãi. 

Cách sử dụng:

  • Bệnh nhân chuẩn bị bèo cái và một nắm nhỏ lá thài lài đã rửa sạch và ngâm nước muối.
  • Người bệnh sắc bèo và thài lài để lấy nước uống thay cho nước lọc hàng ngày. Cách làm này duy trì cho đến khi bệnh nhân chấm dứt tình trạng tiểu rắt.
Bài thuốc chữa bệnh tự dân gian

Râu ngô: Râu ngô chứa nhiều vitamin và các khoáng chất có công dụng lợi tiểu, chữa trị viêm đường tiết niệu và làm bào mòn sỏi thận. Người bệnh bị tiểu rắt có thể dùng râu ngô để chữa trị bệnh theo cách sau:

Cách sử dụng:

  • Bạn dùng 100g râu ngô tươi đã rửa sạch nấu cùng 500ml nước sôi trong khoảng 15 phút. 
  • Sau đó, người bệnh chắt lấy phần nước và uống trước các bữa ăn. Mỗi ngày uống nước râu ngô 2 lần sẽ giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Tìm hiểu thêm

Mách bạn 12 cách trị tiểu rắt tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Phương pháp chữa bệnh tiểu rắt ở nam giới bằng Đông y

Bệnh nhân khi bị bệnh tiểu rắt hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc từ Đông y để chữa trị bệnh. Các vị thuốc hoàn toàn từ nguồn thảo dược tự nhiên, an toàn, không gây hại cho sức khỏe. Bệnh nhân vừa điều trị tận gốc chứng tiểu rắt, vừa giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, khí huyết lưu thông.

Bài thuốc 1: Bệnh nhân sử dụng các bị thuốc gồm sinh địa 12g, rau má 16g, chi tử và huyết dụ 8g.

Cách sắc thuốc: Bệnh nhân sử dụng các vị thuốc đã kê theo thang sắc cùng 1200ml nước. Thuốc sắc cho đến khi đã đậm màu và cạn còn ⅓, người bệnh ngừng sắc và chia thuốc thành 3 – 4 phần để uống.

Bài thuốc 2: Các vị thuốc gồm có thương nhĩ 16g, mã đề 14g, thổ linh và thương nhĩ 8g.

Cách sắc thuốc: Chúng ta sắc các vị thuốc này với 800 – 1000ml nước. Thuốc sắc cho đến khi còn khoảng 1 bát con. Bệnh nhân mỗi ngày uống 1 thang thuốc và uống khi thuốc còn ấm sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đông y điều trị chứng bệnh này bằng cách nào

Bài thuốc 3: Vỏ bí ngô 12g, kim tiền thảo và trạch tả 10g, đinh lăng 8g, diếp cá 4g.

Cách sắc thuốc: Người bệnh cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc hoặc nồi sắc thuốc. Lượng nước sử dụng khoảng 1 lít nước, thuốc sau khi sắc cạn còn 300-400ml, người bệnh chắt ra và sử dụng.

Tây y điều trị chứng tiểu rắt như thế nào?

Người bệnh nếu không sử dụng các phương pháp điều trị từ Đông y hoặc dân gian có thể tham khảo cách điều trị từ Tây y. Tây y sử dụng các loại thuốc chữa tiểu rắt phát huy hiệu quả nhanh chóng, nhưng đi kèm đó là nguy cơ xảy ra một số tác dụng phụ ở người bệnh. 

Thông thường, các loại thuốc mà bệnh nhân có thể sử dụng để chữa trị chứng tiểu rắt gồm:

  • Thuốc Mirabegron: Đây là loại thuốc dạng viên nén, phát huy khả năng làm giãn cơ ở bàng quang và giúp bàng quang tăng thể tích chứa nước tiểu. Mirabegron được sử dụng khá nhiều trong việc điều trị tiểu rắt, tiểu buốt hay tiểu nhiều lần.
  • Thuốc Imipramine: Cũng thuộc top những loại thuốc chữa trị tiểu rắt phổ biến, Imipramine giúp bệnh nhân giảm co thắt cơ trơn. Thuốc hỗ trợ làm giãn cơ tại bàng quang và giảm biểu hiện tiểu tiện khó ở người bệnh. Trẻ em khi mắc chứng tiểu nhiều về đêm cũng có thể sử dụng loại thuốc này.
  • Thuốc Duloxetine: Bệnh nhân khi bị tiểu rắt sẽ sử dụng Duloxetine để cải thiện tình trạng tiểu rắt cũng như tiểu mất kiểm soát. Thuốc được khuyến cáo sử dụng tối đa trong vòng 2 tuần. 
  • Ngoài các loại thuốc trên, bệnh nhân có thể được kê đơn thêm một số nhóm thuốc bổ có lợi cho thận và bàng quang. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê liệu trình chữa trị sao cho phù hợp. 
Tân dược mang đến hiệu quả điều trị khá nhanh chóng

Bệnh nhân trong quá trình uống các loại thuốc điều trị tiểu rắt nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường, cơ thể khó chịu cần lập tức liên hệ với bác sĩ điều trị. Ngoài ra, người bệnh không tự ý thay đổi các loại thuốc làm gián đoạn quá trình chữa bệnh. 

Chia sẻ cách phòng ngừa bệnh tiểu rắt

Nam giới hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh tiểu rắt khi áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh. Thực hiện đầy đủ các biện pháp chăm sóc sức khỏe sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

  • Nam giới cần uống đủ nước, bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa khả năng xảy ra nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu và làm thông suốt quá trình tiểu tiện.
  • Các chất ức chế tới hoạt động tiểu tiện cũng như hệ thần kinh cần hạn chế sử dụng. Ví dụ như: Rượu, bia, các loại thuốc lá hay cà phê,…
  • Chế độ ăn uống của các bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, các loại hoa quả nhiều vitamin và khoáng chất để bồi bổ sức khỏe.
  • Nam giới nên quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm thông qua quan hệ tình dục. 
  • Vệ sinh vùng kín, tắm rửa sạch sẽ là yếu tố cần thiết để phòng ngừa bệnh tiểu rắt ở nam giới và cả nữ giới.
  • Mỗi người nên tập thể dục, thể thao đều đặn để cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch giúp chúng ta ngăn ngừa nhiều bệnh lý.

Qua bài viết tiểu rắt ở nam giới này, hy vọng rằng người bệnh đã hiểu rõ hơn về chứng tiểu rắt và lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng tiểu rắt nhưng không tìm được nguyên nhân, hãy đến các bệnh viện để thăm khám và kịp thời phát hiện các bệnh lý liên quan.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/tieu-rat-o-nam-gioi-16661.html

Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính mới nhất

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!