Virus HPV là gì, gây bệnh gì và con đường lây nhiễm
HPV là chủng virus thường gặp hay gây bệnh ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Theo thống kê, có hơn 120 chủng virus HPV khác nhau, trong đó có đến 40 chủng HPV gây bệnh lây truyền qua tình dục, số còn lại đều vô hại, không gây ra dấu hiệu triệu chứng hay các bệnh bất thường. Vậy virus HPV là gì, gây ra những bệnh nào và con đường lây nhiễm ra sao?
Virus HPV là gì?
HPV hay còn gọi là Human papillomavirus, một chủng virus có thể gây mụn, u nhú ở bộ phận sinh dục, hậu môn và những vùng niêm mạc da mỏng khác. Tính đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 120 chủng virus HPV. Trong đó, có 40 chủng gây biểu hiện bệnh ở người, các chủng còn lại đều không có tác động đến sức khỏe người nhiễm virus.
Đặc biệt, có 15 chủng HPV có nguy cơ gây các tổn thương nghiêm trọng. Chúng là một trong những tác nhân thường gặp gây ung thư và sùi mào gà ở người. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà các chủng virus này còn có tốc độ lây lan cao và rất khó kiểm soát.
Virus HPV gây bệnh gì?
Trong số các chủng virus HPV, có một số ít gây ra các mụn hoặc mụn cóc ở bàn chân đặc biệt là dưới lòng bàn chân. Các chủng còn lại là tác nhân gây ra những bệnh sau đây:
- Ung thư cơ quan sinh sản: Khoảng gần một nửa các chủng virus gây bệnh ở người là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Thường gặp là các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn dương vật.
- Các bệnh ở miệng: Nếu virus HPV phát triển ở miệng có thể gây ra dưới lưỡi, viêm amidan, ung thư hầu họng, ung thư vòm họng, ung amidan…
- Bệnh sùi mào gà, u nhú: Thường gây bệnh ở cả nam lẫn nữ ở cơ quan sinh dục, vùng hầu họng, hậu môn.
Mặc dù các chủng HPV gây bệnh khác nhau, tùy thuộc vào chủng loại mà nguy cơ gây bệnh là khác nhau nhưng nhìn chung đều nguy hiểm. Không chỉ vậy, rất ít trường hợp bệnh nhân chỉ mắc một chủng HPV duy nhất.
Thông thường người bệnh khi xét nghiệm sẽ thấy sự tồn tại của nhiều chủng virus khác nhau. Khi có biểu hiện nhiễm bệnh thì nên nhanh chóng thăm khám để được xác định nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Virus HPV có lây không?
Một trong những thắc mắc chung của nhiều người là virus HPV có lây không. Có thể khẳng định, loại virus này có khả năng lây lan và tốc độ lây rất cao ngay cả khi cơ thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Theo thống kê, tại Mỹ có khoảng 79 triệu người bị lây nhiễm HPV và con số thêm mới mỗi năm là 14 triệu người. Bên cạnh đó, số người mắc sùi mào gà tại Hoa Kỳ là 360.000 người, số phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV là 10.000 người.
Các con đường lây nhiễm của loại virus này bao gồm:
- Quan hệ tình dục không an toàn (chiếm 90%): Nếu quan hệ với người mắc bệnh sẽ dẫn đến cọ xát hình thành các vết xước tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập. Sau khi xâm nhập, chúng sẽ cư trú ở thượng bì, các vùng da có độ nhày cao và thường xuyên ẩm ướt.
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, quần lót
- Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở chứa nhiều virus HPV
- Lây truyền từ mẹ sang con qua hình thức sinh thường ngay cả khi người mẹ không có triệu chứng bệnh. Nhưng do âm đạo nhiễm virus khiến chúng có thể bám lên và tấn công cơ thể trẻ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV
Theo bác sĩ chuyên khoa, các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV hiện nay có thể kể đến như:
- Sức đề kháng yếu, sức khỏe suy giảm, thường gặp ở người mới ốm dậy, người nhiễm HIV, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Sức khỏe suy giảm do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc không phù hợp đặc biệt là người nghiện rượu, thuốc lá, ma túy…
- Quan hệ tình dục sớm, với nhiều đối tượng, nhất là người quan hệ với trai gái làng chơi.
Vì virus HPV nằm ẩn dưới niêm mạc da, dễ lây nhiễm nhất là khi có vết thương hở. Cho nên có rất nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ nhiễm loại virus này. Dù sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thì nguy cơ lây truyền vẫn rất cao.
Sử dụng bao cao su có bị lây nhiễm HPV không?
Nhiều người cho rằng sử dụng bao cao su có thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả virus HPV. Thế nhưng thực tế, dù sử dụng bao cao su khi quan hệ thì nguy cơ nhiễm virus vẫn là rất cao khi:
- Bao cao su không phủ kín dương vật: Các nốt sùi vẫn có thể xuất hiện ở các vị trí như bìu, hậu môn, khi quan hệ tình dục thì nốt sùi sẽ chảy dịch, máu từ đó khiến virus có điều kiện xâm nhập và gây bệnh.
- Bao cao su không đảm bảo chất lượng, đã bị rách, thủng hoặc rách khi quan hệ cũng tạo điều kiện lây lan virus HPV.
- Sử dụng bao cao su không đúng cách, đeo bao trùm kín dương vật nhưng không chừa khoảng trống ở đầu bao khiến tinh dịch bị tràn ra ngoài kèm theo virus gây bệnh
- Quan hệ tình dục bằng miệng, tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh cũng có thể gây lây nhiễm virus HPV mặc dù sử dụng bao cao su.
Nhận biết virus HPV
Virus HPV không thể nhận biết bằng mắt thường nếu người đó chưa có các biểu hiện của bệnh sùi mào gà. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus đều không biết rằng mình đã mắc bệnh. Chỉ đến khi xảy ra các vấn đề về sức khỏe, tiến hành thăm khám thì mới được biết rằng mình đã nhiễm virus và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Có hai hình thức nhận biết bản thân có nhiễm virus HPV hay không:
- Dựa vào biểu hiện bệnh: Thông qua các triệu chứng mụn cóc sinh dục, sùi mào gà. Trong đó, sùi mào gà là ban đầu là những nốt mụn nhỏ mềm, không đau mọc riêng lẻ. Sau phát triển rộng, liên kết tạo thành từng đám, mảng giống hoa súp lơ hoặc mào gà. Nhấn vào thấy đau, có thể chảy ra dịch, máu chữa virus gây bệnh bên trong. Có thể xảy ra ở cơ quan sinh dục, hậu môn, thậm chí ở miệng, lưỡi, đôi khi mọc ở mắt.
- Xét nghiệm: Người bệnh có thể tiến hành các xét nghiệm kiểm chứng virus HPV để kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, các xét nghiệm này được khuyến cáo là chỉ nên áp dụng cho phụ nữ sau 30 tuổi, hạn chế ở cả nam và nữ giới dưới 30 tuổi.
Điều trị virus HPV
Theo các chuyên gia, hiện chưa có phương pháp nào loại bỏ tận gốc virus HPV khỏi cơ thể con người. Các biện pháp điều trị chỉ mang tính chất hỗ trợ, ngăn ngừa các biến chứng thường gặp trên da. Hiện nay, nếu nghi ngờ nhiễm virus HPV, bệnh nhân sẽ được thăm khám, làm xét nghiệm để chẩn đoán. Nếu dương tính với loại virus này sẽ được điều trị bằng cách:
- Nếu nhiễm HPV nguy cơ thấp như 6, 11, 40, 42, 43… với biểu hiện là các u nhú trên bộ phận sinh dục thì được điều trị bằng thuốc hoặc đốt laser, đốt điện, áp lạnh
- Nếu nhiễm HPV sùi mào gà thì áp dụng kỹ thuật kích hoạt miễn dịch DNA, dùng thuốc bôi ngoài da hoặc liệu pháp IRA
- Nếu nhiễm HPV nguy cơ cao như 16, 18. 31, 35, 39, 45… thì cần xét nghiệm thường xuyên, theo dõi các tế bào ở cổ tử cung để kịp thờ
i phát hiện ung thư cổ tử cung để điều trị.
Phòng tránh lây nhiễm virus HPV
Dựa vào con đường lây nhiễm HPV, có thể tiến hành phòng ngừa loại virus này bằng các phương pháp như:
- Tiêm chủng phòng ngừa ung thư cổ tử cung và sùi mào gà, chỉ có tác dụng tiêm cho phụ nữ từ 9 – 26 tuổi. Sau khi đã có quan hệ tình dục, tác dụng của vắc xin sẽ suy giảm nhưng vẫn có thể hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ ung thư và các bệnh do virus HPV gây ra.
- Nên xét nghiệm Pap Smear định kỳ để sớm phát hiện bệnh ung thư và có biện pháp điều trị phù hợp. Chỉ áp dụng cho trường hợp từ 30 tuổi trở đi.
- Quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ bằng miệng, nên chủng thủy với một bạn đời để đảm bảo an toàn cho ca hai.
- Sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mặc dù không giúp hoàn toàn tránh được bệnh sùi mào gà nhưng có thể giảm nguy cơ lây nhiễm
- Không sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân như đồ lót, bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt với người khác.
- Nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường.
Tóm lại, virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà ở cả nam lẫn nữ và là tác nhân gây ra các bệnh ung thư ở cơ quan sinh sản. Loại virus này có tốc độ lây lan nhanh, có thể lây nhiễm bằng nhiều cách. Do đó, việc trang bị các kiến thức về virus HPV để phòng ngừa và có biện pháp xử lý khi nhiễm bệnh là vô cùng cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
- Sùi mào gà ở miệng – Hình ảnh, biểu hiện nhận biết và điều trị
- Dấu hiệu sùi mào gà ở họng và phương pháp chữa trị
Xem thêm: [Cảnh báo] Mức độ nguy hiểm của đau thượng vị bên trái và giải pháp
Tin mới nhất
- 7 thói quen trị mụn hiệu quả và làm đẹp từ bên trong
- Đau cổ (sái cổ)
- Sáng ngủ dậy bị đau họng có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý
- Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh mẹ nên lưu ý
- Bầu mất ngủ cả đêm: Làm thế nào để điều trị hiệu quả, an toàn?
- Hội chứng Von Hippel-Lindau
- Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng 7 cây thuốc nam quen thuộc
- Bệnh viêm khớp bàn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Viêm xoang bướm – Dấu hiệu, cách điều trị ngừa biến chứng
- Tăng aldosteron nguyên phát
Video
- Nấm lim xanh Tiên Phước Trị bệnh gout nhờ công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Các cách chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay là gì? Chia sẻ từ chuyên gia
- TIN TỨC UNG THƯ Top 3 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Samjin
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN 7 Thực phẩm chức năng xương khớp của Úc tốt nhất 2020