Sa búi trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hiện nay tỷ lệ người mắc trĩ tăng lên đáng kể do thói quen sống không lành mạnh, ngồi làm việc quá nhiều, gặp vấn đề về tiêu hoá… Điển hình là những triệu chứng như sa búi trĩ, chảy máu khi đi đại tiện. Vậy khi bị sa búi trĩ phải làm thế nào, phòng ngừa ra sao. Cùng tapchidongy tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây. 

Sa búi trĩ là gì?

Bệnh sa búi trĩ là triệu chứng của bệnh lý liên quan tới hậu môn – trực tràng. Do sự căng giãn tĩnh mạch ở hậu môn quá mức khiến chúng bị chèn ép, tăng kích thước, sưng viêm… Nếu không điều trị sớm, lâu dần búi trĩ hình thành, phình to và sa ra ngoài hậu môn.

Sa búi trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn bị phình đại, lòi ra ngoài gây đau đớn

Theo nghiên cứu mới công bố 2017 của Hội hậu môn – trực tràng Việt Nam cho biết: “ Tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh trĩ tại nước ta chiếm tới 35 – 50%, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 61%. Hầu hết người bệnh khi tới khám tại các cơ sở y tế thì bệnh đã phát triển tới cấp độ 3, 4 nặng hơn là sa nghẹt búi trĩ, xuất huyết khi đi ngoài.”

Bệnh lý mặc dù không nghiêm trọng tới tính mạng như lại gây khó khăn khi đi đại tiện, sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu chủ quan người bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng máu, ung thư hậu môn – trực tràng…

Nguyên nhân và dấu hiệu sa búi trĩ

Theo TS Nguyễn Thị Quỹ – Phó Chủ tịch Hội Tiêu hoá Hà Nội: “Nguyên nhân sa búi trĩ ở người bệnh đa phần do chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước và ít vận động. Điều này khiến cho hệ tiêu hoá không thể làm việc tối đa, dẫn tới tình trạng táo bón, đi ngoài khó khăn và phải mất nhiều thời gian rặn. Ngoài ra một số thói quen như ngồi quá lâu, ngồi xổm cũng khiến cho vùng cơ ở hậu môn co giãn quá đà.”

Bệnh sa búi trĩ sẽ có những đặc trưng khác nhau, cấp độ càng cao thì biểu hiện càng nghiêm trọng. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản.

Dấu hiệu bệnh lý thường phân theo cấp độ và hướng điều trị khác nhau

Đối với trĩ nội

  • Bệnh cấp đội 1: Búi trĩ bắt đầu hình, khi đi ngoài người bệnh sẽ thấy hậu môn lòi ra cục thịt màu hồng, không gây đau đớn nhưng thấy máu xuất hiện trong phân.
  • Bệnh cấp độ 2: Khi búi trĩ phát triển lớn hơn, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa rát ở vùng hậu môn, đi đại tiện thấy búi trĩ lòi hẳn ra ngoài và gây khó chịu.
  • Bệnh cấp độ 3: Giai đoạn này kích thước búi trĩ đã phát triển rất nhiều, lòi hẳn ra ngoài hậu môn, đặc biệt là khi đi cầu thì búi trĩ không thể tự co lên được. Thường người bệnh sẽ lấy trực tiếp tay đẩy búi trĩ vào, nhưng điều này khiến tình trạng nhiễm kh
    uẩn gia tăng. Triệu chứng đi kèm còn có ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn khi di chuyển, ngồi hoặc đại tiện.
  • Bệnh cấp độ 4: Tình trạng nặng nhất khi búi trĩ sưng viêm nghiêm trọng. Do vậy mà nó không thể tự co lại vào trong hậu môn, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập, gây đau đớn và sưng tấy, chảy máu thành tia nguy hiểm tới sức khoẻ.

Đối với trường hợp trĩ ngoại:

Khác với trĩ nội, búi trĩ sẽ hình thành ngoài rìa hậu môn dưới lớp da mỏng, đây gọi là trĩ ngoại. Hình dạng không cố định, dễ dàng nhận biết và có thể sờ thấy khi chạm tay vào hậu môn. Búi trĩ khi xuất hiện sẽ tăng dần kích thước và da hẳn ra ngoài. Kể cả khi dùng tay tác động vào búi trĩ cũng không thể đẩy chúng lại vị trí ban đầu. Khi bị trĩ ngoại người bệnh sẽ có cảm giác vô cùng đau buốt, sưng tấy có thể gây sa nghẹt búi trĩ.

Một số dấu hiệu sa búi trĩ phổ biến gồm:

  • Xuất hiện phần u nhỏ ở hậu môn: Khi đi đại tiện, người bệnh sẽ cảm thấy một phần u nhỏ xuất hiện, đặc biệt khi sử dụng giấy để vệ sinh. Một số trường hợp người bệnh sẽ không cảm thấy đau khi tiếp xúc do kích thước của phần búi trĩ này chưa quá lớn, chưa chèn ép vào dây thần kinh cảm giác.
  • Xuất huyết: Việc đi đại tiện khó khăn, phải dùng sức để rặn khiến tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn, chèn ép. Đôi khi người bệnh sẽ thấy xuất hiện máu trong phân hoặc khi dùng giấy vệ sinh.
  • Ngứa hậu môn: Do vi khuẩn, virus…xâm nhập và làm tổ ở khu vực này nên người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Cơn ngứa kéo dài cả ngày và ảnh hưởng tới sinh hoạt của bạn.
  • Táo bón: Không thể đi ngoài, nhiều người có xu hướng nhịn đi đại tiện dẫn tới tình trạng táo bón. Việc ngồi hoặc tạo áp lực lên búi trĩ cũng có thể gây ra cơn đau đớn dữ dội.

Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Đại diện của Trường Đại học Dược Hà Nội – PGS. TS Mai Tất Tố cho biết: Bệnh sa búi trĩ sẽ phát triển nhanh chóng từ nhẹ tới nặng và không thể tự khỏi. Nhiều biến chứng sẽ đi kèm nếu người bệnh tiếp tục chủ quan và không điều trị kịp thời:

Nếu không điều trị kịp thời sa búi trĩ sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm
  • Sa nghẹt búi trĩ: Số đông người bệnh sẽ bị sa nghẹt búi trĩ do búi trĩ không thể tự thu lại bên trong hậu môn. Tình trạng này khiến vấn đề lưu thông máu bị gián đoạn, bất kể hoạt động di chuyển, ngồi, đi vệ sinh cũng sẽ gây ra cơn đau dữ dội, tăng tỉ lệ tắc tĩnh mạch lên cao hơn.
  • Nhiễm khuẩn máu: Khi búi trĩ bị lòi ra ngoài sẽ đi kèm xuất huyết, nếu mất quá nhiều máu sẽ khiến tình trạng chóng mặt do thiếu máu, nặng hơn là nhiễm khuẩn máu. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, kém tập trung,…
  • Hoại tử búi trĩ: Búi trĩ bị sa ra ngoài ban đầu chúng sẽ tiết dịch nhầy để cấp ẩm nhưng lâu dần chúng không đủ để giữ ẩm cho búi trĩ. Vi khuẩn xâm nhập gây viêm và hoại tử búi trĩ.
  • Viêm nhiễm: Không chỉ viêm ở hậu môn, người bệnh còn có thể bị viêm nhiễm phụ khoa, cơ quan sinh dục do vấn đề vệ sinh kém. Tình trạng bội nhiễm xảy ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cũng như việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
  • Rối loạn chức năng vùng hậu môn: Hậu môn là vị trí đào thải tạp chất, tuy nhiên khi sa búi trĩ dẫn tới việc đi ngoài trở nên khó khăn, gây đau đớn, xuất huyết ảnh hưởng tới chức năng. Dẫn tới là không kiểm soát được việc đi ngoài.
  • Tắc tĩnh mạch: Các búi trĩ chèn ép gây ra sưng phình tĩnh mạch, cản trở tình trạng lưu thông máu, oxy tới các tế bào hậu môn. Người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như ung thư, hoại tử hậu môn.

Bất kể dấu hiệu nào cũng sẽ gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, vì vậy nếu phát hiện bệnh sa búi trĩ sớm. Người bệnh cần điều trị kịp thời tránh những biến chứng không đáng có xảy ra.

Cách trị sa búi trĩ

Sa búi trĩ có nhiều cấp độ, trong đó giai đoạn nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi để làm nhỏ kích thước búi trĩ. Đối với tình trạng sa búi trĩ cấp độ 3 trở lên thì phải áp dụng những phương pháp yêu cầu kỹ thuật hơn.

Cách hỗ trợ điều trị sa búi trĩ tại nhà

Với những trường hợp nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự chăm sóc vùng hậu môn – trực tràng tại nhà. Tuy nhiên nếu có bất kỳ biến chứng hoặc thay đổi tiêu cực nào thì bạn vẫn cần tới cơ sở y tế để kiểm tra chính xác.

  • Khi tắm, người bệnh có thể ngâm mình trong nước ấm từ 10 – 15 phút cùng nước muối hoặc BaOH giúp giảm viêm, tiêu sưng và cải thiện cơ đau ở vùng hậu môn.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện, sử dụng các loại giấy vệ sinh có chất lượng cao, mềm mại để tránh làm tổn thương bề mặt bên ngoài của búi trĩ.
  • Có thể sử dụng một số sản phẩm vệ sinh hậu môn nhưng nên lựa chọn nguồn nguyên liệu tự nhiên để tránh gây dị ứng hoặc kích ứng không cần thiết.
  • Mỗi ngày chườm lạnh từ 15 – 20 phút để giảm cơn ngứa ngáy, đau rát cấp tính. Lưu ý sử dụng túi chườm, không đặt trực tiếp viên đá lên búi trĩ vì chúng có thể làm hỏng các mô da.
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất như rau xanh, hoa quả… để giúp tình trạng táo bón giảm đi.
  • Thay đổi tư tế đi đại tiện, nâng đầu gối cao hơn hông để việc đi ngoài dễ dàng hơn.

Cùng các cách trị bệnh tại nhà mọi người có thể áp dụng các mẹo dân gian cho người bị trĩ dưới đây nếu tình trạng   sa búi trĩ ở cấp độ nhẹ.

Rau diếp cá

  • Chuẩn bị 100gr rau diếp cá tươi, loại bỏ cọng già, lá úa hỏng. Rửa sạch, ngâm diếp cá với nước muối loãng 15 phút.
  • Vớt ra để ráo, giá nát đắp vào hậu môn.
  • Sử dụng bằng gạc cố định hỗn hợp trong khoảng 30 phút.
  • Có thể kết hợp uống rau diếp cá để tăng cường hiệu quả.

Dùng lá bỏng chữa sa búi trĩ

  • Dùng 6 lá bỏng to cùng 3 quả bồ kết, 10gr rau sam.
  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi, thêm 1 lít nước đun lên.
  • Khi sôi để nhỏ lửa trong khoảng 20 phút cho dược chất tiết ra.
  • Tắt bếp, để nước ấm, chia ra uống trong ngày.

Hoa thiên lý

  • Dùng khoảng 100gr hoa thiên lý tươi, rửa sạch ngâm nước muối loãng.
  • Giá nát thiên lý cùng muối hạt, lọc lấy nước cốt.
  • Dùng tăm bông thấm nước cốt thoa đắp lên búi trĩ hàng ngày.

Điều trị sa búi trĩ bằng thuốc tân dược

Thời gian đầu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc để kháng viêm, cầm máu và tiêu sưng. Các loại thuốc có tác dụng nhanh chóng nhưng chỉ điều trị được trường hợp nhẹ như sa búi trĩ cấp độ 1 hoặc cấp độ 2. Các loại thuốc được sử dụng đó là:

Điều trị nội khoa sẽ giảm nhanh chóng triệu chứng nhưng lại dễ tái phát và chỉ có thể hiệu quả với cấp độ nhẹ
  • Kháng sinh: Kháng sinh thường được sử dụng để chữa bệnh trĩ đó là Framycetin, Neomycin… chúng kháng khuẩn, ngăn cho virus, vi khuẩn xâm nhập gây viêm ở hậu môn.
  • Cầm máu, giảm viêm: Các sản phẩm có tác dụng cầm máu, giảm viêm và hạn chế ngứa ngáy ở hậu môn có thể kể đến dung dịch ephedrin sulfat 0,1 – 0,125%, phenylephrin HCL 0,25%.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, NSAIDs giúp giảm tình trạng đau đớn khi búi trĩ bị sa ra ngoài.
  • Thuốc làm giãn nở tĩnh mạch: Hesperidin, OPCs, Daflon, Diosmin…
  • Ngoài ra người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc bôi teo búi trĩ, thuốc chống viêm tại chỗ…

Sa búi trĩ uống thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý ở mỗi người, độ tuổi. Trong quá trình dùng thuốc mọi người cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

Hiện nay nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp phẫu thuật để điều trị sa búi trĩ, thường những trường hợp bệnh nặng sẽ được thăm khám và chỉ định phương pháp phù hợp. Tuy nhiên việc mổ trĩ vẫn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nếu không được chăm sóc cụ thể. Dưới đây là một phương pháp ngoại khoa, ưu và nhược điểm của chúng.

Phương pháp Longo

Sử dụng máy cắt đồng thời khâu nối, phương pháp Longo được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân bị sa búi trĩ cấp độ 3, 4. Phẫu thuật dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí thường, cắt và khâu mạch máu để hạn chế oxy và máu tới khu vực này. Từ đó búi trĩ sẽ tiêu nhỏ, vết cắt và khâu sẽ nằm ở khu vực ít cảm giác nên không gây đau đớn quá nhiều.

Phương pháp chữa sa búi trĩ đem lại hiệu quả cao nhất nhưng chi phí không hề rẻ
  • Ưu điểm: Thời gian phục hồi nhanh chóng, không cần quá nhiều công đoạn chăm sóc sau hậu phẫu, ít gây đau đớn.
  • Nhược điểm: Chi phí phương pháp này khá cao, cần tìm những địa chỉ có chuyên môn cao để thực hiện.

Phẫu thuật siêu âm doppler (THD)

Cách chữa sa búi trĩ bằng THD được chỉ định cho người bị bệnh từ độ 1 tới độ 3. Nguyên tắc thực hiện đó là sử dụng thiết bị Doppler để xác định động mạch trĩ chính và khâu thắt lại để giảm thể thích máu tới khu vực này. Các mũi khâu sẽ có kích th
ước từ 2 – 3cm trên đường lược, búi trĩ sẽ cố định vào ống hậu môn, phương pháp này có ưu nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm: Ít xảy ra biến chứng, quá trình phẫu thuật nhanh chóng và không gây đau đớn, hạn chế chảy máu. Thời gian phục hồi và không phải chăm sóc quá nhiều. Hiệu lên tới 90%.
  • Nhược điểm: Không đem lại hiệu quả với trường hợp tắt mạch trĩ nội và người có da thừa.

Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp HCPT

HCPT là phương pháp sử dụng sóng cao tần sản sinh nhiệt để làm đông tế bào và thắt nút mạch máu khu vực hậu môn. Nguyên lý của cách trị sa búi trĩ này đó là xác định vị trí búi trí, kéo lớp niêm mạc xuống, sau đó sử dụng dao điện trực tiếp nhằm cắt bỏ phần búi trĩ bị sa. Ưu điểm của phương pháp này gồm:

Phẫu thuật chữa bệnh trĩ là tiểu phẫu, không có quá nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Ưu điểm: Không gây đau đớn kể cả trong và sau khi phẫu thuật. An toàn không gây biến chứng cho người bệnh, chăm sóc nhanh chóng và phục hồi nhanh chỉ sau 2 – 3 ngày.
  • Nhược điểm: Chi phí cao, cần lựa chọn những trung tâm, cơ sở y tế uy tín để điều trị sa búi trĩ.

Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp PPH

Người bệnh áp dụng cách trị sa búi trĩ bằng dụng cụ y tế vô trùng, dựa trên nguyên lý hoạt động của máy khâu. Các bác sĩ sẽ mở lỗ hậu môn sau đó cắt bỏ lớp niêm mạc đã bị sa trên đường lược, khâu lại niêm mạc và tạo hình lại hậu môn phía bên ngoài. Phương pháp PPH có những ưu điểm vô cùng tích cực:

  • Ưu điểm: Hạn chế tình trạng nhiễm trùng hậu môn, són phân, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào giảm tối đa thời gian phục hồi. Ít gây đau đớn, hạn chế tính trạng chảy máu đảm bảo không để lại biến chứng nghiêm trọng sau hậu phẫu.
  • Nhược điểm: Phải tiến hành gây mê, sau phẫu thuật thì người bệnh sẽ bị táo bón, bí tiểu sau một thời gian ngắn. Nguy cơ tái bệnh cao và không có hiệu quả nếu người bệnh bị trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp.

Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên dù cách nào thì vẫn có một tỷ lệ nhỏ người bệnh sẽ tái trĩ. Vì vậy song song với điều trị, bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phòng ngừa sa búi trĩ

Sa búi trĩ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày và tâm lý của người bệnh. Để tránh gặp phải biến chứng mọi người cần chủ động phòng ngừa, hạn chế bệnh “ghé thăm” bằng cách:

  • Hạn chế tình trạng táo bón xảy ra bằng cách ăn đủ chất xơ, uống nhiều nước.
  • Duy trì thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào một khung giờ nhất định. Trong trường hợp không buồn đi nặng cũng không cố rặn. Ngược lại trường hợp buồn đại tiện không cố nhịn tránh tạo áp lực cho trực tràng.
  • Không ngồi quá lâu khi đi vệ sinh hay cả khi làm việc nhất là dân văn phòng. Hãy đứng dậy đi lại, vận động sau 45 phút làm việc.
  • Tránh làm các việc nặng như nhấc, khuân vác đồ hay ngồi xổm lâu.
  • Tập luyện thể dục, các bài tập tốt cho hậu môn, đại tràng.

Sa búi trĩ có thể không ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng của người bệnh, nhưng chúng lại gây phiền phức trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh sa búi trĩ, hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra và có được liệu trình điều trị phù hợp.

Xem thêm: Sự thật tổng quan về ung thư vú ở nam và nữ giới

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!