Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả
Viêm phế quản là bệnh lý có nét tương đồng với lao, hen suyễn, viêm phổi. Khi người bệnh không sớm phát hiện nguyên nhân và triệu chứng, nguy cơ gặp biến chứng là rất cao. Để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả, bạn cần nắm được các kiến thức căn bản về bệnh.
Viêm phế quản là gì? Phân loại bệnh
Theo cấu tạo cơ thể, phế quản là ống để không khí di chuyển. Vì vậy đây là bệnh lý về đường hô hấp dưới, có liên quan tới tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống phế quản.
Thực chất, viêm phế quản là quá trình nhiễm trùng tại tổ chức xung quanh phế quản như tiểu phế quản, lớp niêm mạc. Điều này làm không khí trong đường hô hấp rất khó lưu thông. Tuy nhiên, viêm phế quản không phát triển nhanh như các bệnh khác tại đường hô hấp.
Nó diễn biến theo từng giai đoạn cụ thể:
- Viêm phế quản cấp tính: Triệu chứng diễn ra trong khoảng 10 ngày và không quá vài tuần. Lúc này, đường hô hấp trong phổi sưng tấy và chứa đầy dịch nhầy.
- Viêm phế quản mãn tính: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài từ vài tháng đến vài năm, trong năm còn tái phát thành nhiều đợt khác nhau. Bệnh lý này có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh sự phân chia dựa trên thời gian phát bệnh, viêm phế quản còn được phân loại thành nhiều dạng khác nhau. Chẳng hạn như:
- Viêm phế quản co thắt: Khi lớp niêm mạc nằm ở bên trong sưng phồng và tiết nhiều dịch nhầy, ống khí quản sẽ bị viêm nhiễm. Người bệnh gặp phải tình trạng tức ngực, khó thở, sổ mũi, hắt hơi, ho có đờm, co rút lồng ngực, hơi thở rít,…
- Viêm phế quản dạng hen: Tình trạng phù nề làm thu hẹp lớp niêm mạc và cơ phế quản bị co thắt. Ống dẫn khí từ phế quản tới phổi bị viêm nhiễm khiến người bệnh thở rít, khó thở, khò khè, co rút lồng ngực,… Những biểu hiện này gần giống với bệnh hen suyễn.
- Viêm phế quản phổi: Túi khí chứa đầy mủ và dịch do sự tấn công của vi khuẩn, virus từ phế quản tới phổi. Lúc này, người bệnh sẽ bị sốt cao, ớn lạnh, thở khò khè, ho có đờm đặc màu vàng hoặc xanh, cơ thể tím tái, môi xanh, lồng ngực co thắt mạnh,…
- Viêm phế quản bội nhiễm; Bệnh nhân viêm phế quản bị vi khuẩn, virus khác tấn công. Triệu chứng điển hình là sổ mũi, nghẹt mũi, sốt cao, đau rát họng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,…
Đối tượng dễ mắc viêm phế quản
Đây là bệnh tại đường hô hấp xảy ra phổ biến ở người có hệ miễn dịch yếu. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là người già, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
- Viêm phế quản ở trẻ nhỏ: Viêm phế quản xuất hiện ở các bé từ 1 – 3 tuổi có thể diễn biến nhanh và biến chứng thành viêm phổi, hen suyễn. Lúc này, triệu chứng của bệnh có nhiều điểm tương đồng với viêm họng và cảm cúm, vì vậy cha mẹ cần sớm cho con đi kiểm tra sức khỏe để kịp thời xử lý.
- Viêm phế quản trẻ sơ sinh: Vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên chúng rất dễ bị hại khuẩn xâm nhập. Đặc biệt, sau một đợt cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm siêu vi,… các chủng virus có thể xâm nhập phế quản khiến trẻ nhiễm bệnh. Dấu hiệu nhận biết là tình trạng sốt, ho có đờm liên tục từ 7 – 10 ngày, đã dùng thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm.
- Viêm phế quản ở người lớn; Người trung niên, cao tuổi, hút thuốc lá, làm việc trong môi trường khó bụi có sức đề kháng yếu. Ở giai đoạn đ
ầu, triệu chứng không rõ ràng nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với tình trạng viêm họng. Điều này khiến người bệnh phát hiện tình trạng muộn, dễ gặp biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm phế quản
Nguyên nhân gây viêm phế quản phổ biến hiện nay là do virus. Người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hại khuẩn xâm nhập. Những chủng virus phổ biến nhất là virus cúm, virus sởi, Rhinovirus, Adenovirus, viêm phế quản rsv (virus hợp bào đường hô hấp).
Một vài trường hợp mắc bệnh do khuẩn E.coli, phế cầu, liên cầu, Haemophilus cúm loại b, Streptococcus pneumoniae, Candida albicans, nấm Aspergillus,… Những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển là:
- Hút thuốc lá: Trong khói thuốc chứa nicotin làm viêm niêm mạc đường hô hấp và khiến hệ miễn dịch suy yếu
- Thay đổi thời tiết: Giao mùa, đông hè hoặc thu đông là thời điểm gia tăng tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ trong thời kỳ thai sản,…. có sức đề kháng kém nên rất dễ bị viêm phế quản.
- Tính chất công việc: Môi trường làm việc tồn tại hóa chất, khói bụi, khí hậu ẩm ướt làm phế quản bị kích thích, tiết nhiều dịch nhầy làm viêm nhiễm niêm mạc phế quản.
Vì nguyên nhân bị viêm phế quản tương đối đa dạng nên bệnh nhân không tùy tiện chẩn đoán. Các yếu tố gây bệnh đều phải được xác định dựa trên thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Khi có kết quả chính xác, bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Viêm phế quản dễ nhầm lẫn với hen suyễn, lao hoặc bệnh về đường hô hấp khác. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho quá trình điều trị. Do đó, việc tìm hiểu triệu chứng điển hình là vấn đề cấp thiết. Những dấu hiệu viêm phế quản đặc trưng là:
- Ho có đờm hoặc ho khan: Cơ trơn phế quản co bóp và tiết nhiều chất dịch. Đó là lý do khiến bệnh nhân ho ra nhiều đờm.
- Sốt cao: Khi hệ miễn dịch có sự xâm nhập của tác nhân gây hại, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ để tiêu diệt hại khuẩn. Bệnh nhân bị sốt từ vừa đến cao. Tình trạng sốt kéo dài ở giai đoạn cấp.
- Tức ngực, khó thở, thở khò khè: Bệnh nhân cảm thấy khó thở vì ống dẫn khí thu hẹp dần. Nếu bị viêm dạng hen, hơi thở rít lên trong thời gian dài có thể biến chứng sang hen suyễn.
- Cơ thể chán ăn, mệt mỏi: Sốt cao, ho lâu ngày, khó thở làm bệnh nhân mệt mỏi và chán ăn. Một số bệnh nhân còn bị sụt cân không rõ nguyên nhân.
Một số triệu chứng viêm phế quản không rõ ràng và có thể gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám để được xác định đúng bệnh và tìm ra nguyên nhân chính xác.
Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Vì căn nguyên gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn, virus nên viêm phế quản có khả năng lây từ người sang người. Nếu tiếp xúc thường xuyên hoặc dùng chung vật dụng với người bệnh, khả năng mắc viêm phế quản là rất cao.
Thêm vào đó, đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm. Khi không có biện pháp điều trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh nhân còn dễ gặp một số biến chứng như:
- Hen phế quản: viêm phế quản diễn ra trong thời gian dài khiến lớp niêm mạc tổn thương và viêm sưng. Điều này gây hẹp phế quản, không khí khó lưu thông và hình thành nhiều cơn hen suyễn.
- Viêm phổi: tác nhân vi sinh di chuyển nhanh chóng từ phế quản tới phổi khiến túi khí trong phổi tích tụ nhiều dịch mủ.
- Áp xe phổi: phổi nhiễm khuẩn đến một mức độ và hoại tử dần dần. Đây là biến chứng nguy hiểm, có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Tràn mủ màng phổi: vết áp xe khi vỡ có thể gây tràn mủ màng phổi. Nếu gặp phải biến chứng này, nguy cơ tử vong là rất cao.
- Ung thư phổi: tình trạng ung thư có thể xuất hiện khi phổi bị ăn mòn. Nguy hiểm hơn khi ung thư phổi chưa có thuốc đặc trị và chỉ sử dụng biện pháp kéo dài sự sống.
Các biện pháp điều trị viêm phế quản
Viêm phế quản có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ viêm nhiễm để đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp. Các biện pháp điều trị phổ biến và mang tới hiệu quả tốt là:
Biện pháp can thiệp bằng dân gian
Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân điều trị bằng bài thuốc dân gian đã đạt kết quả tốt. Chỉ sau 1 thời gian ngắn áp dụng mẹo tại nhà, triệu chứng đã bị đẩy lùi và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những cách chữa viêm phế quản bằng dân gian bao gồm:
Mật ong
Đây là nguyên liệu rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh. Bởi lẽ mật ong chứa hàm lượng kháng khuẩn lớn, có thể giảm ho, làm dịu cổ họng, ức chế virus gây bệnh. Bệnh nhân có thể kết hợp mật ong với chanh theo các bước sau:
- Cho 1 muỗng chanh với 1 muỗng mật ong vào một cốc nước ấm, khuấy đều
- Mỗi ngày sử dụng 2 lần để đẩy lùi cơn ho và làm dịu cổ họng
Gừng tươi
Trong Đông y, gừng có tên gọi là bào khương, sinh khương. Tác dụng của nó là chống viêm, giảm cảm giác khó chịu và nâng cao sức đề kháng. Nguyên liệu này không chỉ an toàn mà còn có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm phế quản. Cách làm:
- Bạn giã gừng, bóc vỏ tỏi và nghiền nhuyễn để thu lấy nước cốt.
- Trộn đều các nguyên liệu cùng đường trắng
- Mỗi ngày bạn sử dụng hỗn hợp 2 lần để cải thiện triệu chứng.
- Chú ý, người bệnh không dùng gừng khi đói vì có thể làm kích ứng niêm mạc dạ dày.
Lá trầu không
Trầu không chứa tinh dầu thơm cùng hoạt chất phenolic. Chúng đều có phản ứng kháng sinh mạnh với virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… Mặt khác, lá trầu còn có vị cay, tính ấm, giúp tiêu viêm, tiêu đờm, sát khuẩn, trị viêm phổi.
Người bệnh có thể kết hợp trầu không với mật ong bằng cách:
- Rửa sạch 10 lá trầu không và giã thật nhuyễn
- Ngâm lá trầu với 250ml nước sôi trong 20 phút
- Chắt nước, thêm mật ong, hòa tan và uống 2 lần sau các bữa ăn
Các bài thuốc tại nhà có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm nhưng không thể thay thế nhóm thuốc tây. Bởi lẽ, dược chất trong mẹo dân gian không thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và khó ngăn chặn sự phát triển của biến chứng. Do đó, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp này khi bệnh ở mức độ nhẹ.
Cách điều trị viêm phế quản bằng tây y
Đa số các trường hợp bị viêm phế quản đều liên quan tới virus. Ngược lại, trường hợp mắc bệnh bởi vi khuẩn ít xảy ra hơn. Do đó, phác đồ chữa bệnh bằng thuốc tây chủ yếu sử dụng kháng sinh có khả năng diệt khuẩn kết hợp long đờm, trị ho, đẩy lùi tình trạng sốt.
Mục tiêu chính của thuốc tây là tập trung loại bỏ triệu chứng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng tái phát về sau. Ngoài ra, trường hợp lạm dụng tân dược còn dễ bị nhờn thuốc và gặp tác dụng phụ.
Người bệnh có thể bị đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, khó tập trung vào công việc. Thậm chí, nếu dùng sai liều hoặc cơ thể không đáp ứng thuốc tốt, bạn còn dễ bị dị ứng, suy gan, suy thận, xuất huyết dạ dày,…
Vì vậy, khi điều trị bằng thuốc tây, người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn của chuyên gia. Trẻ nhỏ hoặc phụ nữ đang ở thời kỳ thai sản không nên tùy tiện sử dụng tân dược. Nếu không cẩn thận, thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Phương pháp điều trị bằng đông y
Đông y quan niệm, viêm phế quản nằm trong chứng đàm ẩm khái thấu. Tác nhân gây bệnh là bởi phong hàn ngoại cảm, phong nhiệt,… Ngoại nhân xâm nhập cơ thể, ảnh hưởng đến phế, khí huyết không thông, làm suy yếu chức năng tuyên giáng. Khi bị viêm phế quản, cơ thể xuất hiện các chứng ho khan, ho có đờm, ho kéo dài,…
Nguyên tắc chữa bệnh của Đông y là áp dụng phép hóa đờm, ôn phế, thanh nhiệt sơ phong, chỉ khái,… Thảo dược xuất hiện trong các bài thuốc được gia giảm hàm lượng theo thể trạng của từng đối tượng.
Thuốc đông y vừa điều trị tận gốc tác nhân vừa loại bỏ hoàn toàn triệu chứng khó chịu. Khi cơ thể hấp thu thuốc tốt, sức đề kháng của người bệnh cũng được tăng cường để hạn chế khả năng tái phát.
Tuy nhiên thuốc đông y phát huy hiệu quả như thế nào còn dựa vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Vì vậy, nếu thời gian uống thuốc kéo dài, người bệnh nên kiên trì điều trị. Ngoài ra, bạn cần sử dụng theo đúng liệu trình của các lương y.
Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Ngoài ra, bệnh còn dễ phát sinh biến chứng khi người bệnh điều trị thiếu nghiêm túc. Để hạn chế khả năng nhiễm viêm phế quản, bạn có thể tham khảo biện pháp phòng tránh như:
- Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống lại bệnh tật. Vì vậy, bạn nên cân bằng nhóm chất béo, chất đạm, đường, vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế nhóm thực phẩm kích thích đường hô hấp.
- Vào thời kỳ chuyển mùa, thay đổi thời tiết, trời trở lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, tay, chân
- Hạn chế tiếp xúc với khu vực khói bụi, ô nhiễm, chứa hóa chất độc hại để không làm tổn thương phổi
- Tránh xa chất kích thích, không hút thuốc lá và cố gắng không ngửi phải khói thuốc
- Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, rèn luyện sức khỏe mỗi ngày
Viêm phế quản là bệnh lý phổ biến tại đường hô hấp đi kèm các triệu chứng khó chịu. Biểu hiện của bệnh có thể gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Do đó, nếu cơ thể bất ổn, bạn nên đi thăm khám để có kết quả chẩn đoán chính xác.
Xem thêm: Ung thư mô mỡ có nguy hiểm không?
Tin mới nhất
- Tiểu đường có được ăn xoài không: Biết để bảo vệ sức khỏe
- Khám dạ dày ở bệnh viện nào tốt? Top 12 bệnh viện nhà nước uy tín
- Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ y tế chứng nhận
- Nổi mụn khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
- 5 Cách chữa viêm đại tràng bằng nha đam hiệu quả tại nhà, an toàn
- Cho con nuôi thú cưng: Cẩn trọng với 10 loại vật này trước khi mua
- Các loại hóa trị liệu thường gặp dành cho bệnh nhân ung thư vú
- Tác dụng phụ cây xạ đen - Cách sử dụng xạ đen tránh tác dụng phụ
- Tiểu đường ăn thịt gà được không? Gợi ý thực đơn cho người bệnh
- Cháy nắng
Video
- Cách sắc nấu và sử dụng nấm lim xanh Sử dụng nấm lim xanh trị bệnh hiệu quả tác dụng nấm lim xanh rừng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Yếu sinh lý nam là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả, an toàn
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Giá nấm lim xanh của Công ty Tiên Phước bao tiền 1kg nấm lim rừng?
- TIN TỨC UNG THƯ Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn – Ưu và nhược điểm