Bệnh thoái hóa khớp gối và tất tần tật những điều bạn cần biết

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Đây là một bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tàn phế cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Điểm mặt nguyên nhân gây thoái hóa khớp

5 động tác giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

5 động tác yoga ngăn ngừa thoái hóa cột sống

3 bài tập đơn giản chữa thoái hóa đốt sống lưng cho dân văn phòng

6 bài tập vật lý trị liệu cho người thoái hóa khớp gối

Cách phòng và trị thoái hóa đốt sống cổ cực hay

Triệu chứng và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Thoát khỏi thoái hóa đốt sống cổ nhờ day bấm 5 huyệt đạo trên cơ thể

4 bài tập đơn giản giúp khỏi hẳn thoái hóa đốt sống cổ

Chẳng lo thoái hóa khớp háng nhờ mật ong và nghệ

Bệnh thoái hóa khớp gối có thể xảy ra với bất cứ ai. Đối tượng thường mắc căn bệnh này là người già, người trung tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh từ khi còn trẻ. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất của thoái hóa xương khớp, có khả năng gân tàn tật cao.

 

Ảnh minh họa

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm thiểu dịch khớp gối.

Sụn khớp gối đóng vai trò như lớp đệm che chắn, bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động.

Khi xảy ra tình trạng thoái hóa khớp gối, sụn khớp bị hao mòn dần tới mức chúng không thể che phủ toàn bộ đầu xương dẫn đến tình trạng cọ sát giữa xương đùi và xương chày gây đau đớn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp gối, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:

Thoái hóa khớp gối do tuổi tác:

Quá trình lão hóa khi tuổi tác ngày càng cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp gối. Khi tuổi tác tăng lên thì các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng theo đó già đi, các khớp xương cũng vậy.

Lúc này, lớp sụn khớp không được nuôi dưỡng tốt, khả năng tổng hợp chất cơ bản của sụn cũng giảm đi khiến cho lớp sụn ngày càng bị bào mòn, kém đàn hồi và dễ bị tổn thương…

Khi lớp sụn khớp bị tổn thương thì tốc độ thoái hóa càng nhanh hơn, làm hai đầu xương ở gối trơ ra dưới sụn. Khi di chuyển, đi lại hai đầu xương va chạm vào nhau, gây ra hiện tượng khớp gối “lục khục” và đau nhức vô cùng.

 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối do chấn thương:

Tình trạng khớp gối bị thoái hóa cũng có thể do các chấn thương khi bị té ngã, tai nạn, quá trình luyện tập, đi lại… gây ra. Khi đầu gối bị chấn thương có thể gây vỡ hoặc tổn thương khớp và ổ khớp.

Nếu tình trạng chấn thương không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể khiến lớp sụn bị tổn thương nặng hơn, ảnh hưởng xấu tới dịch khớp gây ra tình trạng thoái hóa. Trường hợp nặng hơn có thể làm lệch trục khớp.

Thoái hóa khớp gối do thừa cân, béo phì:

Các nghiên cứu cho thấy, những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.

Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ tạo áp lực lớn lên vùng khớp gối. Khi lớp sụn khớp vượt quá khả năng chịu đựng nó sẽ hao mòn dần và thoái hóa theo thời gian.

Bên cạnh đó, nhiều người béo phì thường cố gắng đi bộ hoặc chạy nhiều để giảm cân, điều này cũng gây sức ép lên khớp gối, khiến chúng hư hại nhanh hơn.

Thoái hóa khớp gối do dùng thuốc:

Việc sử dụng không đúng cách một số loại thuốc kháng viêm hay thuốc giảm đau có chứa chất corticoid cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Chẳng hạn, nếu bạn tiêm trực tiếp corticoid với liều lượng thích hợp vào khớp có thể kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Nhưng nếu lạm dụng thì xương sẽ bị giòn và tình trạng thoái hóa càng tăng nhanh hơn.

Thoái hóa khớp gối do nội tiết:

Phụ nữ trung niên khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sẽ bị suy giảm đáng kể lượng nội tiết tố nữ, gây ra nhiều tác động tới xương khớp, trong đó có khớp gối.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý như tiểu đường, loãng xương, bệnh gout cũng có thể dẫn tới thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, tình trạng thoái hóa khớp gối cũng có thể do chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất hoặc do bẩm sinh.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối

– Đau khớp gối:

Đây là triệu chứng điển hình của bệnh nhân mắc chứng thoái hóa khớp gối. Người bệnh thường xuyên than phiền về tình trạng đau nhức ở hai bên đầu gối.

Có thể đau mặt trước hoặc cảm giác đau bên trong gối. Đau tăng lên nhiều hơn khi vận động, đặc biệt khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Nếu được nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm bớt.

Giai đoạn đầu thoái hóa, bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ, cơn đau không liên tục, thường xuất hiện khi thực hiện một số động tác di chuyển như lên xuống cầu thang, ngồi xổm, quỳ gối… Về sau cơn đau tăng dần và đau liên tục.

– Vận động khó khăn: Bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi thực hiện những động tác như gập, duỗi đầu gối hay lên xuống cầu thang…

– Có thể cảm giác như thấy tiếng “lạo xạo” bên trong khớp gối khi di chuyển hoặc vận động.

– Cứng khớp gối: Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau một khoảng thời gian bất động dài. Khi người bệnh cố gắng cử động, triệu chứng này sẽ giảm bớt.

– Sưng khớp gối: Nếu xảy ra tình trạng tràn dịch hoặc mọc chòi xương thì khớp gối sẽ sưng to. Ngoài ra, còn có thể có khối u vùng khoeo mặt sau khớp gối do thoát vị màng hoạt dịch khớp gối (còn gọi là nang Baker).

– Teo cơ: Nếu không vận động hoặc rất ít vận động người bệnh có thể bị teo cơ ở mặt trước của đùi.

– Biến dạng khớp: Chân bị lệch trục dẫn tới đi kiểu vòng kiềng hoặc kiểu chân chữ X. Dần dần có thể mất chức năng vận động.

– Chụp X-quang có hình ảnh hẹp khe khớp không đều (thường hẹp nhiều ở mặt trong), kết đặc xương dưới sụn, hình ảnh mọc thêm xương (gai xương, chồi xương) ở mặt và rìa khớp.

Điều trị thoái hóa khớp gối

Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị để chữa quá trình thoái hóa khớp gối. Việc điều trị chủ yếu nhằm giảm đau cho người bệnh và phục hồi chức năng vận động của khớp gối.

Điều trị nội khoa:

Trong điều trị nội khoa với các trường hợp thoái hóa khớp gối cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.

– Sử dụng thuốc

Tùy theo tình trạng thoái hóa khớp của từng bệnh nhân, các bác sĩ có thể kê những nhóm thuốc bao gồm: thuốc giảm đau, chống viêm; thuốc chống thoái hóa hoặc làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Trường hợp bệnh nhân bị viêm và tràn dịch khớp gối sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc corticoid.

– Vật lý trị liệu

Điều trị vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân. Đồng thời sửa chữa tư thế đi đứng xấu do cơn đau và duy trì việc tổng hợp dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp.

Đồng thời, vật lý trị liệu giúp điều trị đau gân và cơ, kết hợp tăng sức mạnh của các cơ.

Các biện pháp trị liệu thường bao gồm: mát-xa cơ, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt lượng (hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…).

 

Vật lý trị liệu để giảm đau khớp gối và phục hồi chức năng vận động

– Phương pháp giảm lực cơ học lên khớp gối: sử dụng nạng hoặc gậy khi di chuyển, giảm cân, tránh các hoạt động gây đau khớp gối.

Điều trị ngoại khoa:

Áp dụng với những trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, hạn chế khả năng đi lại, vận động, khe khớp hẹp nặng, khớp gối biến dạng hoặc tình trạng đau khớp gối không đáp ứng với những phương pháp điều trị nội khoa.

– Nội soi khớp: Phương pháp này sử dụng khi thực hiện các thủ thuật sửa chữa, bơm rửa để làm sạch khớp hoặc loại bỏ dị vật có trong khớp.

– Sửa chữa các khớp bị lệch trục  như khớp gối vẹo vào trong kiểu chân chữ X hoặc cong ra ngoài vòng kiềng (chân chữ O).

– Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần: Được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa nặng. Đã thử các phương pháp khác những không có hiệu quả.

Phòng tránh thoái hóa khớp gối

– Đi lại, vận động đúng tư thế. Hạn chế việc duy trì các tư thế xấu khi sinh hoạt và vận động, hạn chế các động tác mạnh và đột ngột khi đang mang vác nặng hoặc lao động nặng để không gây áp lực lớn cho đầu gối.

– Duy trì mức cân nặng hợp lý để đầu gối không phải chịu sức ép từ trọng lượng quá lớn.

– Phát hiện và sửa chữa các dị dạng xương, khớp gối, đặc biệt ở trẻ em.

– Đục xương chỉnh trục trong lệch trục khớp gối (vừa là dự phòng, vừa để điều trị thoái hóa).

Ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp gối như tình trạng đau khớp gối thường xuyên, cần đi khám ngay để được chụp X-quang, phát hiện bệnh sớm và điều trị các tổn thương ở khớp gối.

Tránh tình trạng chủ quan khiến khớp gối thoái hóa nhanh chóng, gây viêm, tràn dịch khớp và biến chứng nặng dẫn tới nguy cơ tàn tật, không đi lại được.

Như Quỳnh

Theo tạp chí Sống Khỏe

Nguồn: http://www.suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/benh-thoai-hoa-khop-goi-va-tat-tan-tat-nhung-dieu-ban-can-biet-25608/

Xem thêm: Mắc chứng nuốt nước bọt đau họng bên phải có sao không

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!