U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
U nang buồng trứng xuất hiện phổ biến ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Do là bệnh lành tính nên nhiều người chủ quan, không điều trị với hy vọng bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, khi biến chứng, u nang buồng trứng có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí đe dọa sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện một khối u bất thường, chứa dịch lỏng bên trong buồng trứng. Khối u này có thể phát triển từ những mô của buồng trứng hoặc của cơ quan khác. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.
Buồng trứng trái hoặc phải đều có thể xuất hiện khối u nang, một vài trường hợp bị đồng loạt cả hai bên. Theo ghi nhận, bệnh nhân bị u nang buồng trứng phải chiếm số lượng nhiều. Các dạng u điển hình như:
- U nang nước: Túi dịch có vỏ mỏng, cuốn dài, bên trong có chứa dịch. Bên cạnh đó, một số trường hợp bên trong hoặc mặt ngoài nang có nhú nhỏ. Nếu số lượng nhú càng nhiều thì khả năng bệnh nhân ung thư càng cao.
- U nang bì: Chúng là những khối u hình thành từ những tế bào mầm, đa số ở dạng lành tính, cấu trúc trông như một lớp sừng dày.
- U nang nhầy: Khối u trong buồng trứng có nhiều thùy nhỏ, kích thước của khối u tương đối lớn hơn so với những dạng khác. U nang nhầy có thể dính vào những bộ phận xung quanh.
- U nang noãn bọc: Những nang không được giải phóng, liên tục lớn khiến cho phụ nữ gặp phải hiện tượng chậm kinh.
- U nang hoàng thể: Có sự phát triển không bình thường của các hoàng thể, chúng hình thành các nang chứa dịch bên trong được bao bọc một lớp màng mỏng bên ngoài.
- Nang hoàng tuyến: Hiếm gặp hơn những loại kể trên. Chúng thường là các nang noãn bọc không được giải phóng khi gặp phải kích thích gây nên tình trạng hoàng thể hóa.
U nang buồng buồng trứng mặc dù được xem là bệnh lành tính tuy nhiên vẫn có thể gây ra một vài biến chứng nếu nang phát triển ngày càng bất thường. Đặc biệt, chị em phụ nữ sẽ gặp một số triệu chứng ảnh hưởng sinh hoạt, thậm chí đe dọa sức khỏe sinh sản.
Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng
Người bệnh rất khó nhận biết được bệnh ngay từ giai đoạn sớm bởi u nang hầu như không có dấu hiệu đặc trưng nào. Một số tình trạng mà phụ nữ khi có u nang buồng trứng trải qua như:
- Đau vùng chậu, căng tức bụng dưới, cảm giác nặng nửa thân dưới.
- Rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra bất thường khi nhiều khi ít.
- Đại tiện, tiểu tiện khó khăn, đau rát khi quan hệ tình dục.
- Phụ nữ nhận thấy cân nặng tăng không rõ nguyên nhân.
- Đau bụng khó chịu hơn khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Âm đạo xuất huyết ngoài kỳ kinh, đau căng tức ngực, thường xuyên mắc tiểu.
Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Bởi, trường hợp u vỡ có thể gây đau đớn cho người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành khối u nang bên trong buồng trứng phụ nữ. Dưới đây là những yếu tố phổ biến nhất:
- Phụ nữ mắc các bệnh lý về nội tiết tố, phụ khoa khiến nội tiết không ổn định. Ngoài ra, một số trường hợp bị rối loạn bởi vấn đề sinh lý của cơ thể, không có sự liên quan đến bệnh gây nên u nang buồng trứng. Nếu sự thay đổi bất ổn kéo dài, nhiều khả năng phụ nữ có thể bị suy tuyến thượng thận.
- Người sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai, nhất là loại khẩn cấp khiến hormone thay đổi bất thường. Lâu dần, buồng trứng hình thành u nang.
- Chế độ dinh dưỡng không đủ chất, ăn ít rau xanh nhưng lại bổ sung quá nhiều món ăn làm tác động đến nội tiết, gây rối loạn, mất cân bằng.
- Phụ nữ chịu nhiều ảnh hưởng tâm lý như căng thẳng, stress trong thời gian dài có nguy cơ cao bị các vấn đề phụ khoa, kể cả bệnh u nang buồng trứng.
- Người thừa cân, béo phì cũng là một trong những đối tượng dễ mắc phải chứng bệnh này.
- Nang trứng bị dị tật, chúng phát triển không bình thường khiến cho việc hấp thụ dinh dưỡng kém, dẫn đến hình thành khối u.
- Mạch máu của nang trứng bị vỡ gây xuất huyết, lúc này bên trong buồng trứng hình thành các u nang xuất huyết.
- Tồn đọng thể vàng, sau khi phóng noãn chúng không tiêu biến hết.
- Tế bào mô, tế bào mầm, mô đệm phát triển không cân đối,…
Đây là một số nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh u nang buồng trứng. Người bệnh cần thăm khám phụ khoa sớm để nhận biết tình trạng, thể u nang. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân.
U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia lý giải, mỗi người bệnh sẽ có mức độ bệnh lý khác nhau. Vì thế, phải dựa vào tính chất của khối u, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân để đưa ra được đánh giá chính xác.
Hầu hết những trường hợp u nang nguy hiểm là dạng u nang bệnh lý. Chúng có khả năng biến chứng cao hơn những khối u sinh lý bình thường. Cụ thể như:
- Xoắn u nang: Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân có u nang cuống dài. Dấu hiệu nhận biến xoắn u nang cơ bản là tình trạng đau bụng đột ngột, dữ dội ở khu vực bụng dưới, người đổ mồ hôi, choáng váng,…
- Vỡ u nang: Những khối u lớn có thể bị vỡ dễ dàng, nhất là những u mềm có màng bọc mỏng. Dịch bên trong có thể tràn ra, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Thận trọng khi nhận thấy kích thước u nang lớn, bởi càng lớn nguy cơ vỡ u nang càng cao.
- Chèn ép và dính u nang: Những u lớn có thể gây chèn ép lên những bộ phận xung quanh. Ngoài ra, chúng còn có thể dính lên những khu vực lân cận gây ra những vấn đề khác cho bệnh nhân như táo bón, rối loạn đại, tiểu tiện, chèn ép tĩnh mạch. Trường hợp phụ nữ mang thai, nguy cơ sinh non, sảy thai,…có thể xảy ra.
- Ung thư buồng trứng: Đây là biến chứng hiếm gặp, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra đối với những bệnh nhân đã mãn kinh, có nhiều nhú nhỏ bên trong u nang.
Những biến chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sinh hoạt và sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm. Kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn đầu giúp bạn phòng tránh được nguy cơ không mong muốn.
U nang buồng trứng có mang thai được không?
Phụ nữ lo lắng về sức khỏe sinh sản khi được chẩn đoán mắc u nang buồng trứng. Theo đó, người bệnh thắc mắc liệu khi có u nang bên trong buồng trứng thì có mang thai bình thường được không? Tuy nhiên tùy vào từng tình trạng khối u của mỗi người mà khả năng mang thai sẽ có những điểm khác nhau. Cụ thể:
- Người bệnh có khả năng mang thai bình thường với những u nang nhỏ bên trong buồng trứng.
- Trường hợp u một bên nhưng với kích thước lớn cần cắt bỏ thì người bệnh vẫn còn hy vọng mang thai và sinh con với bên buồng trứng khỏe mạnh còn lại.
- Nếu mang u ở cả hai buồng trứng nhưng ở thể lành tính, không cần can thiệp ngoại khoa thì việc thụ thai vẫn có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên, khả năng đậu thai sẽ thấp hơn nhiều so với người mang u một bên hay người bình thường khác.
- Những bệnh nhân có khối u nang thực thể, chỉ khi xác định lành tính thì việc mang thai mới có thể diễn ra. Trường hợp ác tính bắt buộc phải loại bỏ toàn bộ 2 bên nang trứng để điều trị. Phụ nữ lúc này sẽ không còn khả năng mang thai và sinh con.
Do đó, các chuyên gia luôn khuyến khích phụ nữ thăm khám phụ khoa định kỳ. Việc phát hiện sớm vấn đề của cơ thể sẽ tăng hy vọng chữa dứt điểm từ giai đoạn đầu. Đặc biệt là những bệnh lý phụ khoa như u nang buồng trứng. Càng phát hiện sớm, điều trị đúng cách càng có nhiều khả năng điều trị và giữ lại chức năng s
inh sản cho người phụ nữ.
Chẩn đoán u nang buồng trứng
Bác sĩ sẽ thăm khám, thu nhận thông tin về triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Sau đó, những biện pháp xét nghiệm khác sẽ được áp dụng để kết luận chẩn đoán được chính xác hơn. Đầu tiên thăm khám từ vùng chậu thông qua biện pháp siêu âm để phát hiện có khối u nang trong buồng trứng hay không.
Nhiều trường hợp nhận diện được u nang nhưng sau vài tuần chúng có thể tự biến mất mà không cần tác động. Vì thế, thường với những u nang nhỏ, bác sĩ sẽ theo dõi thêm một thời gian trước khi đưa ra những biện pháp can thiệp cần thiết để điều trị. Người bệnh sẽ đến gặp bác sĩ, tái khám sau 6 tuần – 8 tuần.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định biện pháp chẩn đoán bằng hình ảnh với CT hoặc MRI. Trường hợp khối u tăng nhanh kích thước, người bệnh có thể được yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng buồng trứng, tử cung, đo nồng độ nội tiết tố. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ tùy trường hợp đưa ra thêm một số biện pháp xét nghiệm khác để củng cố kết quả chẩn đoán.
Điều trị bệnh u nang buồng trứng
Do bệnh không có triệu chứng đặc trưng nên người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, phụ nữ cần chủ động thăm khám để tìm ra nguyên nhân.
Một số tình trạng u nang không phải can thiệp chuyên sâu, nhất là những nang noãn lớn, nang huyết. Chúng có thể tiêu biến sau một thời gian xuất hiện, nhất là sau giai đoạn hành kinh mà không cần áp dụng bất kỳ cách điều trị nào.
Người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn biện pháp làm giảm đau trong trường hợp u nang gây triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chườm nóng, vận động nhẹ nhàng,…để kiểm soát cơn đau tại nhà.
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thông qua kết quả thăm khám, một số hướng điều trị được tiến hành như:
Điều trị nội khoa u nang buồng trứng
Những bệnh nhân mắc u nang buồng trứng phát hiện từ giai đoạn đầu không cần xâm lấn điều trị bệnh. Theo đó, với kích thước khối u nhỏ, người bệnh thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh điều trị. Chúng có tác dụng ngăn không cho khối u phát triển hoặc biến chứng, giúp thu nhỏ kích thước u nang.
Biện pháp này được nhiều bệnh nhân áp dụng thay cho phẫu thuật ngoại khoa. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng điều trị bằng phương pháp này. Người bệnh sẽ được chẩn đoán tình trạng trước khi nhận chỉ định sử dụng thuốc.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi thuốc, liều dùng khi không được yêu cầu. Bởi, sử dụng thuốc Tây vẫn có khả năng gặp tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe. Vì thế, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được yêu cầu và không tự ý kết hợp với nhiều bài thuốc khác nhau, tránh tương tác thuốc nguy hiểm.
Điều trị ngoại khoa u nang buồng trứng
Nếu bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ u nang và phòng tránh những rủi ro khác. Bác sĩ sẽ tiến hành bóc bỏ khối u ra khỏi buồng trứng, giúp buồng trứng duy trì trạng thái khỏe mạnh của mình.
Tuy nhiên, không thể bác bỏ vấn đề tái phát sau khi loại bỏ u nang. Một số bệnh nhân đã gặp phải tình trạng này sau một thời gian điều trị u xơ tử cung. Do đó, chị em nên thận trọng và nhận lời khuyên của người có chuyên môn, của bác sĩ trước khi quyết định chọn hướng điều trị phù hợp.
Người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng sẽ được theo dõi một thời gian trước khi được chỉ định phẫu thuật. Việc can thiệp ngoại khoa khi tế bào u nang phát triển quá lớn, có dấu hiệu của tế bào ung thư.
Bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách lấy phần u nang gây hại, đưa ra khỏi bộ phận sinh sản của chị em phụ nữ. Ngoài ra, một số tế bào tại vùng xung quanh cũng được loại bỏ nhằm hạn chế nguy cơ tái phát hoặc lây lan tế bào ung thư.
Trường hợp bệnh vẫn chưa lan rộng, phụ nữ vẫn còn hy vọng về việc mang thai, sinh con. Tuy nhiên, nếu phải loại bỏ cả 2 buồng trứng, lúc này phụ nữ phải chấp nhận việc bản thân bị vô sinh vĩnh viễn. Biện pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định dựa trên tình trạng của mỗi người. Người bệnh nên tuân thủ điều trị và chăm sóc tốt để cơ thể sớm phục hồi.
Phòng ngừa u nang buồng trứng
U nang buồng trứng mặc dù là bệnh không trực tiếp đe dọa tính mạng, một số trường hợp là khối u lành tính, có thể tự tiêu biến. Tuy nhiên, để phòng tránh những biến chứng k
hông mong muốn, chị em nên chủ động phòng tránh bệnh từ ngày hôm nay. Một số vấn đề cần lưu ý như:
- Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đặc biệt là vấn đề sử dụng thuốc tây điều trị u nang buồng trứng. Không tự ý thay đổi thuốc, thay đổi liều lượng khiến bệnh không cải thiện lại tăng nguy cơ xảy ra biến chứng.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín, phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa. Không nên thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, quần lót phù hợp, thay băng vệ sinh thường xuyên tránh vi khuẩn khu trú làm hại vùng kín.
- Quan hệ tình dục an toàn, không lạm dụng thuốc tránh thai khiến hormone bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
- Người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, không áp dụng bừa bãi gây ảnh hưởng sức khỏe và kết quả điều trị bệnh.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, uống nhiều nước, ăn rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết. Tránh ăn những món ăn chế biến dầu mỡ, nhiều đường hoặc nhiều chất béo, không uống rượu bia, không sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe.
- Luyện tập thể dục, thể thao, duy trì vóc dáng cân đối là một trong những lưu ý đối với phụ nữ để phòng tránh bệnh u nang, đa nang buồng trứng.
- Thăm khám, kiểm tra phụ khoa định kỳ là việc phụ nữ nên thực hiện. Phát hiện sớm những vấn đề đang diễn ra và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời sẽ giúp phụ nữ phòng tránh được những rủi ro không mong muốn.
U nang buồng trứng xuất hiện phổ biến khi phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản. Bệnh thường ở dạng lành tính nhưng cũng có khả năng biến chứng cao. Người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm:
- Khám phụ khoa gồm những gì? Quy trình và lưu ý
- Khám phụ khoa định kỳ như nào? Bao lâu/lần? Ở đâu?
- Khám phụ khoa bao nhiêu tiền/lần? Cập nhật 2020
Xem thêm: Ung thư miệng – Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ung thư miệng
Tin mới nhất
- Dấu hiệu ung thư miệng: Khi nào cảnh báo nguy hiểm?
- Giá 1kg nấm lim xanh bao nhiêu tiền và nơi bán nấm lim rừng chuẩn
- CÁC BIẾN CHỨNG THAI KỲ
- Hướng Dẫn Dùng Nấm Linh Chi Đúng Cách Cho Từng Đối Tượng
- Hôi miệng vì dạ dày – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị
- Đau cách hồi (đau từng cơn)
- Co thắt thực quản
- Chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông dễ áp dụng mà hiệu quả
- Kiểm tra khả năng cương dương vật về đêm
- Viêm khớp gối
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bà bầu uống hạt chia được không? Tác dụng – Tác hại
- TIN TỨC UNG THƯ Ăn gan khi mang thai cần thận trọng kẻo nguy cho thai nhi
- TIN TỨC UNG THƯ Đau hậu môn là bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc: Bệnh nhân chia sẻ hành trình thoát khỏi bệnh đau dạ dày