Ngứa mông là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhanh chóng
Mông là bộ phận gần với cơ quan bài tiết, rất dễ nhiễm khuẩn. Thêm vào đó, do mặc đồ kín thường xuyên, ngồi nhiều làm gia tăng hiện tượng ngứa mông. Vậy làm thế nào để trị ngứa mông nếu bạn gặp phải? Cùng tapchidongy.org đi tìm nguyên nhân và cách chữa bệnh ngứa da mông dưới đây.
Ngứa mông là gì?
Ngứa mông là tình trạng da ở mông bị mẩn ngứa khi nhiễm khuẩn, kích ứng. Ai cũng có thể bị ngứa ở đây cả ban ngày và ban đêm. Hiện tượng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, sinh hoạt khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Hiện tượng này dễ xảy ra ở:
- Trẻ em và người già.
- Người từng mắc cách bệnh về da như viêm da do nhiễm khuẩn, dị ứng.
- Những người có hệ thần kinh bị tổn thương, đặc biệt là ở lưng.
- Bệnh nhân trĩ…
Nguyên nhân gây ngứa mông
Tình trạng ngứa da này có thể xảy ra với bạn bất cứ khi nào, khiến bạn khó kiểm soát. Có rất nhiều lý do khiến da mông bị mẩn ngứa như:
- Ngứa do vệ sinh sai cách: Sau khi vệ sinh, bạn không lau rửa vùng kín, hậu môn, để sót hơi ẩm, chất bẩn trên da.
- Mắc bệnh viêm da mãn tính: Những người bị các bệnh như vảy nến, chàm da, Lichen xơ hóa, viêm da dị ứng… có nhiều nguy cơ bị ngứa ở đây hơn người bình thường.
- Trang phục không thích hợp: Quần áo có thể gây ngứa vùng kín khi quá bó sát, không thoáng khí, thấm mồ hôi. Ngoài ra, chất vải, thuốc nhuộm vải cũng có thể gây dị ứng, dẫn đến tình trạng này.
- Chế độ ăn uống: Các loại thực phẩm thuộc nhóm axit hoặc thức ăn gây dị ứng, tiêu chảy sẽ khiến vùng da quanh mông bị ảnh hưởng.
- Nhiễm giun kim: Giun kim sống trong phân, khi ra ngoài hậu môn có thể tồn tại trên da khoảng 2 tuần.
- Nhiễm trùng da mông: 10 -15% người bị nấm men âm đạo cũng bị ngứa mông do cùng nguyên nhân.
- Ghẻ lở: Đây là bệnh dễ lây lan đến mọi vùng da, kể cả vùng da mông.
- Mắc bệnh mãn tính: Một nghiên cứu trên Tạp chí Da liễu (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng những người bị thiếu sắt trong máu, hoặc mắc bệnh về gan, thận có thể bị ngứa toàn thân, bao gồm cả da mông.
- Thần kinh bị tổn thương: Các chấn thương ở vùng gần mông do tuổi cao có thể làm tổn thương dây thần kinh và gây ngứa ở đây.
- Ung thư hậu môn: Ngứa quanh hậu môn là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư, Paget hoặc Bowen…
Triệu chứng ngứa mông và hình ảnh
Nhận biết hiện tượng ngứa mông sớm sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết thích hợp. Dưới đây là những biểu hiện thường thấy khi
bị ngứa vùng nhạy cảm này.
- Ngứa theo cơn, hết cơn lại bình thường.
- Mông ngứa lâm râm suốt đêm ngày
- Bề mặt da có mẩn đỏ.
- Da có thể bị sưng tấy, mọc mụn.
- Khi gãi ngứa ở mông có dịch chảy ra rồi khô lại tạo màu vàng nâu.
- Da mông bị kết thành mảng vảy, bong tróc.
Một số hình ảnh về da mông bị ngứa:
Ngứa mông có nguy hiểm không?
Đa phần các trường hợp ngứa ở đây không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể gây biến chứng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của bạn.
Một số phiền toái thường gặp do ngứa da mông:
- Nhiễm trùng da mông.
- Viêm da gây cản trở đi lại, ngồi.
- Lở loét và ngứa ngáy làm cản trở sinh hoạt.
Tuy nhiên, ở một vài trường hợp hiếm thấy, ngứa mông có thể là biểu hiện của bệnh ung thư. Người bệnh không nên chủ quan khi thấy mình hay gặp phải hiện tượng này. Cần đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe làn da ở mông nếu nghi ngờ mắc bệnh.
Cách chẩn đoán bệnh ngứa mông
Đến nay chưa có các xét nghiệm đặc hiệu để xác định bệnh ở da mông. Các bác sĩ thường tiến hành các cách sau đây để chẩn đoán tình trạng sức khỏe da mông:
- Quan sát lâm sàng: Kiểm tra các vết mẩn ngứa có sưng tấy, mưng mủ hay chứa mụn nước, bong vảy, nứt nẻ hay không.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành đo các chỉ số IgE, bạch cầu ái toan, test áp bì, tìm dị nguyên huyết thanh… để xác định nguyên nhân gây ngứa mông.
- Chẩn đoán xác định: Dựa trên các yếu tố như biểu hiện ngứa, tổn thương trên da, vị trí và hình thái tổn thương, tìm hiểu tiền sử bệnh lý gia đình…
- Chẩn đoán phân biệt: Dựa vào đối tượng mắc bệnh để tìm ra căn nguyên gây ngứa mông.
Điều trị ngứa mông như thế nào?
Sau khi tiến hành xác định nguyên nhân gây ngứa mông, người bệnh và bác sĩ có thể tìm cách điều trị hiện tượng ngứa mông đảm bảo hiệu quả nhất. Cách trị ngứa mông có rất nhiều, tùy vào tình trạng, điều kiện của từng người mà lựa chọn biện pháp chữa khác nhau.
Mẹo chữa trong dân gian
Dưới đây là những cách trị ngứa mông tại nhà được nhiều người áp dụng, bạn có thể tham khảo ngay nếu bị tình trạng này.
Chữa ngứa mông bằng tỏi
- Vệ sinh da mông thật sạch, lau khô và để thoáng.
- Dùng khoảng 3 -5 tép tỏi giã nát chà lên vùng da mông bị ngứa.
- Đợi allicin trong tỏi ngấm vào da khoảng 20 – 30 phút rồi rửa sạch. Chất này có khả năng kháng khuẩn và trị viêm cho da mông.
- Để đạt hiệu quả tốt, hãy thực hiện 3 lần/ngày.
Dùng nước chanh
- Sau khi vệ sinh da mông, bạn lau khô đi.
- Cắt đôi quả chanh tươi mọng nước rồi lấy một nửa vắt ra, dùng nước cốt.
- Thoa nước cốt chanh lên da và để nguyên khoảng 15 phút. Cách làm này khá xót nhưng có thể giúp da bớt ngứa, trị mụn và ngừa viêm.
Sử dụng lá răm
- Rửa sạch lá răm rồi để khô nước sau đó đem giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Vệ sinh da mông thật sạch và lau khô trước khi dùng dược liệu.
- Đắp trực tiếp lá răm đã xử lý lên vùng da bị tổn thương và để nguyên khoảng 15 phút. Sau khi nước lá răm đã ngấm vào da thì bạn rửa lại cho sạch.
- Thực hiện cách trị ngứa mông này 2 lần/ngày để tăng hiệu quả.
Dùng lá trà xanh trị da mông bị ngứa
- Chuẩn bị khoảng 3 nắm lá chè xanh (loại lá già, không nên lấy búp) rửa sạch.
- Nấu lá chè với nửa thìa canh muối và nước.
- Để nước chè xanh nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da mông bị ngứa.
- Bạn có thể kết hợp đắp lá chè giã nát lên vùng da ngứa để tăng hiệu quả.
- Sau đó đừng quên vệ sinh lại thật sạch với nước ấm rồi lau khô.
- Nên thực hiện cách trị ngứa mông bằng lá chè ít nhất 3 – 5 ngày để dứt hẳn triệu chứng.
Uống nước rau má trị ngứa mông
Rau má có khả năng giải độc, thanh nhiệt và trị mẩn ngứa rất tốt. Để trị ngứa vùng kín phía sau bằng nước rau má bạn cần:
- Chuẩn bị một nắm rau má tươi, nhặt bỏ tạp chất, lá già, để nguyên rễ.
- Ngâm rau má với nước muối để loại hết vi khuẩn, cặn bẩn rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Xay nhuyễn rau má rồi lọc lấy nước uống hàng ngày.
- Chữa ngứa mông bằng mẹo dân gian rất đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà. Chi phí chữa bệnh theo cách này thấp, tuy nhiên, nếu bạn bị ngứa mông nặng thì không nên chủ quan chữa theo mẹo. Hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân và điều trị ngứa mông theo phác đồ của bác sĩ.
Điều trị bằng thuốc Tây
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh ngứa mông mà bạn nên sử dụng các dược phẩm tương ứng. Thông thường, người bị ngứa mông do bệnh ngoài da sẽ sử dụng các loại thuốc sau đây:
- Thuốc bôi trị viêm da có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm: Kẽm Oxide 10%, hồ nước, thuốc có chứa histamine…
- Các thuốc mỡ chứa corticoid: Prednisolon, Dexamethason, Alclometasone, Betamethasone valerate, Betamethason dipropionat.
- Thuốc kháng sinh, kháng histamine đường uống.
- Dược phẩm ức chế calcineurin.
- Dung dịch sát trùng…
Có rất nhiều loại thuốc tây trị ngứa mông, tuy nhiên chúng dễ gây phản ứng phụ. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua và dùng các thuốc này mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc Đông Y trị ngứa mông
Y học cổ truyền từ lâu đã nghiên cứu và tìm ra nhiều phương thuốc hữu hiệu dành cho người bị ngứa mông. Dưới đây là 4 bài thuốc thông dụng được truyền từ nhiều đời nay.
Bài thuốc trị ngứa mông số 1
Dược liệu
- Hồi thảo: 8 g.
- Chỉ xác: 8 g.
- Khương thanh: 8 g.
- Trúc căn: 8 g.
- Bạch tiên bì: 8 g.
- Lư như: 6 g.
- Bồ công anh: 12 g.
- Ngân hoa: 12 g.
- Xác ve sầu: 4 g.
- Cam thảo: 4 g.
Cách sắc
- Rửa sạch các dược liệu đã liệt kê ở trên, để ráo nước rồi cho vào ấm đất.
- Thêm khoảng 1 lít nước lọc, đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng ⅓ thì thuốc trị ngứa mông đã được.
- Đổ phần nước ra bát, chia thành nhiều bữa, uống hết trong ngày. Các lần uống sau nên hâm lại cho ấm.
- Nên sắc thuốc trị ngứa mông này mỗi ngày 1 thang. Để đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất, bạn nên uống đều đặn trong nhiều ngày.
Bài thuốc số 2
Dược liệu
- Tang bạch bì: 10 g.
- Đan sâm: 10 g.
- Ké đầu ngựa: 12 g.
- Trúc diệp: 8 g.
- Hoàng liên: 8 g.
- Song bào hoa: 12 g.
- Đảng sâm: 12 g.
- Rau má: 12 g.
- Dương cửu: 12 g.
- Sài đất: 12 g.
- Phù bình: 12 g.
- Khôi nhung: 12 g.
Cách sắc:
- Rửa sạch các dược liệu đã liệt kê ở trên, đợi ráo nước rồi cho vào ấm đất.
- Thêm khoảng 1 lít nước lọc, đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc trị ngứa mông cạn còn khoảng ⅓ thì được.
- Chắt nước ra bát, chia thành nhiều phần, uống hết trong ngày. Các lần uống sau nên hâm lại cho ấm.
- Nên sắc thuốc trị ngứa mông này mỗi ngày 1 thang. Để đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất, bạn nên uống đều đặn trong nhiều ngày.
Bài thuốc trị ngứa mông số 3
Dược liệu
- Rau má: 12 g.
- Kim cang: 12 g.
- Bồ công anh: 12 g.
- Kim ngân hoa:12 g.
- Thiên ké: 12 g.
- Sài đất: 12 g.
- Sinh địa: 12 g.
- Cam thảo: 4 g.
- Mã diệc danh: 8 g.
- Tri mẫu: 8 g.
- Thạch cao: 8 g.
- Hồi thảo: 8 g.
- Khổ sâm: 10 g.
- Kinh giới:10 g.
- Tần quy: 10 g.
- Xác ve sầu: 6 g.
Cách sắc
- Rửa sạch các dược liệu đã liệt kê ở trên, đợi ráo nước rồi cho vào ấm đất.
- Thêm khoảng 700ml nước lọc, đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc trị ngứa mông cạn còn khoảng ½ thì được.
- Chắt nước ra bát, chia thành 3 phần, uống hết trong ngày. Các lần uống sau nên hâm lại cho ấm.
- Nên sắc thuốc trị ngứa mông này mỗi ngày 1 thang. Để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, bạn nên uống đều đặn ít nhất 7 ngày.
Bài thuốc số 4
Dược liệu
- Bồ công anh: 16 g.
- Ké đầu ngựa: 12 g.
- Sài đất: 16 g.
- Cườm cườm: 12 g.
- Kim ngân dây: 12 g.
Cách sắc
- Rửa sạch các dược liệu đã liệt kê ở trên, chờ cho ráo nước rồi bỏ toàn bộ vào ấm đất.
- Thêm khoảng 1 lít nước sạch, đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc trị ngứa mông cạn còn khoảng 1/4 thì được.
- Chắt riêng nước ra bát, chia thành 3 phần, uống hết trong ngày. Các lần uống sau nên hâm lại cho ấm.
- Nên sắc thuốc trị ngứa mông này mỗi ngày 1 thang. Để phát huy hiệu quả chữa bệnh tối ưu, bạn nên uống đều đặn trong 7 – 10 ngày.
Thuốc Đông y trị bệnh này còn rất nhiều bài khác. Trên đây là những phương pháp thông dụng, hiệu nghiệm, nguyên liệu rất dễ tìm.
Các biện pháp phòng ngừa
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe những vùng kín như da mông là tự phòng bệnh. Để tránh bị ngứa ở vị trí tế nhị này, bạn nên:
- Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là hậu môn, vùng kín, tránh bị ghẻ lở, hắc lào…
- Giặt quần áo thật sạch, không để xà phòng sót lại.
- Chọn quần vải mềm, co giãn tốt, thoáng mát; không mặc lại quần áo đã thấm mồ hôi.
- Dùng các loại sữa tắm, xà phòng ít hóa chất độc hại cho da, tốt nhất nên chọn những sản phẩm từ thảo dược.
- Tập thể dục thường xuyên và ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh ánh nắng mặt trời để tăng cường sức khỏe, tránh mắc bệnh viêm da.
- Bổ sung đầy đủ vi lượng sắt, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, thận, gan.
- Không ngồi bệt xuống đất, đặc biệt là khi bị tổn thương ở da mông.
- Thường xuyên rửa tay trước khi ăn, thực hiện tẩy giun định kỳ, nhất là đối với trẻ em.
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu hoặc ngồi ở nơi ẩm ướt, không sạch sẽ.
- Khi có biểu hiện bị bệnh trĩ, viêm âm đạo hoặc ung thư hậu môn, hãy khám đi khám ngay.
Ngứa mông là bệnh dễ gặp ở nhiều người nhưng ít ai cảnh giác. Tuy nhiên, sự thật hiện tượng này gây phiền toái rất lớn cho người mắc phải. Thêm vào đó, nó còn có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý nguy hiểm. Cho nên, khi bị ngứa ở đây, bạn không nên chủ quan mà cần gặp bác sĩ để tìm cách xử lý.
Xem thêm: Top 10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng các vị thuốc nam
Tin mới nhất
- Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? 10 loại tốt nhất
- Mổ u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Đi mổ cần chuẩn bị gì?
- U trung biểu mô
- Rối loạn thần kinh
- Sữa đậu đỏ: Món uống bổ dưỡng bạn không thể bỏ qua
- Top 15 cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất mà khá hiệu quả
- Viêm khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Top 6 Lợi Ích Của Nấm Linh Chi Dành Cho Trẻ Em
- Chạy bộ và những lợi ích đem lại cho bạn cùng gia đình
- Florua trong nước gây ung thư, thực hư ra sao?