Đổ môi hôi thường xuyên: không nên xem thường vì có thể bạn đã mắc phải 11 căn bệnh nguy hiểm sau
Bài tiết mồ hôi là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu việc đổ mồ hôi thường xuyên và bất thường thì đó chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề về sức khỏe, cụ thể là 11 căn bệnh nguy hiểm sau.
Lau mồ hôi cũng cần phải đúng cách
Hạn chế mồ hôi ngày nắng nóng
Những lợi ích khó tin của mồ hôi
Khổ vì mồ hôi!
Điều gì xảy ra nếu bạn không lau mồ hôi?
1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng lên hệ thần kinh tự chủ, làm rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi. Có trường hợp mồ hôi ra rất nhiều ở phần thân trên của cơ thể, nhất là khi sau khi ăn, mồ hôi túa ra liên tục ở khắp vùng đầu mặt.
Tiểu đường cũng có thể khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường. (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên có những trường hợp không hề bị ra mồ hôi, hầu như ra mồ hôi rất ít ở phần thân dưới, thậm chí là bị tắc tuyến mồ hôi. Vì vậy, kiểm soát tốt đường huyết và biến chứng tiểu đường bằng thuốc và chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế tình trạng vã mồ hôi.
2. Các bệnh về tim mạch
Ra mồ hôi và cảm giác mệt mỏi có thể là một dấu hiệu cảnh báo một cơn đau tim, nhồi máu cơ tim. Các triệu chứng bao gồm đau tức ngực, vã mồ hôi, mệt mỏi, khó thở… Bất cứ ai nghi ngờ đau tim cần nhanh chóng đến bệnh viện.
Ngoài ra, tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm cũng có thể là một triệu chứng của bệnh viêm màng trong tim, nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập và di chuyển đến tim sau khi gây tổn hại một số bộ phận khác trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến biến chứng đe dọa tính mạng của bạn nếu không được điều trị kịp thời.
3. Bệnh lao
Ảnh minh họa |
Các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân lao, ban đêm khi ngủ thường ra nhiều mồ hôi hơn những người bình thường, kèm theo dấu hiệu ho dai dẳng, sốt, người ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn và giảm cân. Nếu bạn thấy mình có 1 trong những biểu hiện trên thì nên đến khám ở các cơ sở y tế để có cách điều trị kịp thời.
4. Một số bệnh ung thư
Bệnh u lympho không Hodgkin (Non-Hodgkin lymphoma) là một loại ung thư bắt đầu trong hệ thống bạch huyết và có thể lây lan khắp cơ thể. Trong ung thư hạch không Hodgkin, các khối u phát triển từ tế bào lympho – một loại tế bào máu trắng, biểu hiện ở giai đoạn đầu chỉ là sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng. Nhưng khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể phát sinh bao gồm mồ hôi đêm, mệt mỏi, sốt, sụt cân, sưng hoặc đau ở da bụng và ngứa.
Bệnh bạch cầu cũng có thể gây đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm trong giấc ngủ. Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), bệnh bạch cầu, một loại ung thư ảnh hưởng đến các mô cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ thống bạch huyết, thường làm xuất hiện các triệu chứng điển hình như giảm cân nhanh, mệt mỏi thường xuyên, hay bị nhiễm trùng, sốt và ớn lạnh, khó thở, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
5. Hạ đường huyết
|
Ảnh minh họa |
Hạ đường huyết thường gặp ở những người bị tiểu đường mạn tính (do phản ứng phụ của thuốc gây tụt đường huyết quá mức), người thường xuyên bỏ bữa vì khi chúng ta bỏ bữa, lượng đường trong máu thấp đã kích thích hệ giao cảm bài tiết adrenaline (hormon gây co mạch, tăng nhịp tim), hậu quả là mồ hôi vã ra liên tục.
Chẩn đoán để xác định lượng đường trong máu không khó, chỉ cần đến xét nghiệm ở bệnh viện và phòng khám uy tín.
6. Bệnh tuyến giáp (cường giáp)
Đổ mồ hôi liên tục cũng là một dấu hiệu của bệnh tuyến giáp. (Ảnh minh họa) |
Đổ mồ hôi liên tục có thể là dấu hiệu của tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp. Khi có quá nhiều hormon tuyến giáp được sản xuất sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động.
Tuy nhiên dấu hiệu để phân biệt là ngoài ra nhiều mồ hôi ở lưng, đầu mặt, người bệnh tuyến giáp còn bị run tay, nhịp tim nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, mắt lồi, luôn có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều nhưng sụt cân rất nhanh mà không rõ nguyên nhân. Lúc này, bạn cần đến chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và có hướng điều trị dùng thuốc thích hợp.
7. Rối loạn thần kinh thực vật
Trung bình một người sẽ bài tiết ra 1 lít mồ hôi mỗi ngày, và có thể nhiều hơn khi trời nóng hoặc khi tập thể dục. Nếu bạn thấy mình đổ mồ hôi ngay cả khi thời tiết lạnh hoặc không tập thể dục, nó có thể là một dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi, đặc biệt xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, nách và đầu mặt.
Nguyên nhân là do sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm đã làm cho bộ phận cảm biến thân nhiệt của cơ thể bị sai lệch, chúng gửi đi những tín hiệu bất thường đến các hạch thần kinh để kích thích tuyến mồ hôi hoạt động liên tục.
8. Gen di truyền
Ngoài ra, gen di truyền đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành chứng bệnh tăng tiết mồ hôi này. Phần lớn người tăng tiết mồ hôi đều có anh, chị em hay cha, mẹ mắc căn bệnh này.
Mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân đều khởi phát từ rất sớm, thường bắt đầu từ thời niên thiếu, trong khi mồ hôi nách xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên. Nếu không điều trị sớm, những vấn đề này có thể tiếp tục theo suốt cuộc đời người bệnh, làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt.
9. Suy giảm hormone sinh lý cả nam giới và phụ nữ
Những người đàn ông đổ mồ hôi vào ban đêm, ngay cả khi nhiệt độ không cao, có thể do mức testosterone thấp. Khi nồng độ teestosterone thấp, vùng dưới đồi – một khu vực trong não điều khiển nhiều chức năng bao gồm cả nhiệt độ cơ thể và huyết áp – nhận được tín hiệu sai rằng cơ thể quá nóng, cần đổ mồ hôi để hạ bớt nhiệt.
Nguyên nhân chính của teestosterone thấp là do khi còn nhỏ bị bệnh quai bị gây viêm và tổn thương tinh hoàn. Testosterone thấp ở nam giới có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và điều trị bổ sung teestosterone ở dạng gel hoặc tiêm.
Đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ là một dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh. Đổ mồ hôi có thể nhiều hơn ở giai đoạn trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt vì đây là thời điểm nồng độ estroogen ở mức thấp nhất. Các loại thảo dược từ thực vật có tác dụng kích thích tố nữ, giống như estroogen.
10. Rối loạn lo âu
Ảnh minh họa |
Thông thường, tình trạng đổ mồ hôi có thể xảy ra khi bạn cảm thấy mệt, thay đổi cảm xúc đột ngột hoặc căng thẳng, bối rối khi đứng trước đám đông.
Tuy nhiên với những trường hợp mắc chứng rối loạn lo âu, mồ hôi có thể xuất hiện nhiều hơn thế và đi kèm là các dấu hiệu như tiêu chảy, buồn nôn, khó tập trung, mất ngủ, luôn cảm giác mình đang đứng chênh vênh trước vực thẳm và bị ám ảnh bởi những nguy hiểm đang rình rập xung quanh… Khi cơ thể bị căng thẳng, các tuyến mồ hôi đầu hủy (apocrine) phân bố ở nách và vùng sinh dục hoạt động nhiều hơn.
11. Tác dụng phụ của thuốc
Nguyên nhân hiện tượng này là do dùng thuốc trầm cảm làm tăng mức độ của kích thích tố căng thẳng như noradrenaline, dẫn đến đổ mồ hôi quá mức.
Các thuốc khác cũng gây đổ mồ hôi bao gồm các loại thuốc huyết áp, thuốc chữa bệnh khô miệng, thuốc cảm lạnh và cúm có chứa ephedrine, viên sắt và thuốc kháng sinh. Việc dừng sử dụng thuốc giảm đau có thể gây ra đổ mồ hôi.
Ngân Trần
Xem thêm: Gừng mật ong giảm cân: Hiệu quả đến đâu?
Tin mới nhất
- Nang thận là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
- Thực hư Sơ can Bình vị tán “chiếm sóng” truyền hình, báo chí và được giới nghệ sĩ tin dùng
- 15 Cây thuốc chữa dạ dày hiệu quả – Công dụng và cách thực hiện tại nhà
- Hình ảnh nấm lim xanh tự nhiên cách nhận biết nấm lim xanh thật giả
- Mổ u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Đi mổ cần chuẩn bị gì?
- Chữa thoái hóa khớp gối bằng các bài thuốc Nam hiệu quả
- Công dụng của nấm liêm xanh trong việc hỗ trợ điều trị bệnh u não
- Những lưu ý để tập yoga khi mang thai an toàn
- Amidan lưỡi là gì? Cách nhận biết triệu chứng và điều trị hiệu quả
- Trị mụn, chữa đau bụng kinh… nhờ sử dụng thuốc tránh thai