“Đuổi sạch” mụn trứng cá tuổi dậy thì bằng cách mới
Nếu bạn đang mấp mé tuổi dậy thì đừng quá sửng sốt khi một ngày nọ thức dậy bỗng thấy vài nốt mụn trên khuôn mặt. Khi cơ thể bước có sự thay đổi hormone, mụn xuất hiện và trở thành kẻ thù của những thiếu niên ở độ tuổi này, gây ra tình trạng “mụn trứng cá tuổi dậy thì”.
Dù biết rằng đây là điều không thể tránh khỏi, nhưng việc có một đốm mụn lớn trên cằm khiến bạn mất tự tin và khó chịu. Tuy nhiên, bằng việc tự bổ sung kiến thức về mụn và làm theo một số bước đơn giản dưới đây, bạn sẽ cải thiện được làn da của mình.
Mụn trứng cá tuổi dậy thì là gì?
Đầu tiên bạn cần biết được định nghĩa về mụn trứng cá, hay còn gọi tắt là mụn. Mụn là tình trạng xuất hiện nhiều nốt khác nhau trên da, đặc biệt là da mặt. Chúng bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn đỏ (mụn nhọt) và những vết mụn bọc có đầy mủ (gọi là mụn mủ hay mụn bọc). Vậy những nốt mụn đáng ghét này từ đâu mà có? Thật ra, làn da của bạn được bao phủ bởi các lỗ chân lông. Sâu trong các lỗ chân lông chứa các tuyến bã nhờn (còn gọi là tuyến dầu) tiết ra bã nhờn có tác dụng giữ ẩm làn da.
Trong điều kiện hoạt động bình thường, các tuyến bã nhờn tiết ra lượng dầu vừa đủ để giữ ẩm cho làn da và những lỗ chân lông lúc này hoàn toàn ổn. Tuy nhiên, đôi khi các lỗ chân lông sẽ bị bít lại khiến bã nhờn bị tắc nghẽn, cộng thêm tế bào da chết và vi khuẩn tạo điều kiện cho mụn xuất hiện.
Nếu một lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đóng chặt và nở to ra dưới da, thì đó chính là mụn đầu trắng. Nếu lỗ chân lông bị tắc nghẽn nhưng bề mặt da vẫn bình thường, vùng da hơi tối màu thì chính là mụn đầu đen. Đôi khi các thành lỗ chân lông bị vỡ, khiến cho bã nhờn, vi khuẩn và các tế bào da chết chui sâu vào trong da. Hiện tượng này gây ra một vùng đỏ trên da, gọi là mụn bọc, có thể dẫn đến một tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn được gọi là u nang.
Vì sao mụn trứng cá tuổi dậy lại phổ biến đến thế?
Rất nhiều trẻ em và thiếu niên bị các triệu chứng mụn. Mụn thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, lưng và ngực. Khi cơ thể bạn bắt đầu phát triển, những hormone kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều bã nhờn hơn, đôi khi tuyến bã nhờn có thể hoạt động quá mức dẫn đến tắt nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.
Nếu cha mẹ của bạn từng có mụn trứng cá khi họ ở tuổi của bạn, khả năng cao là bạn cũng sẽ phải “đối mặt” với tình trạng này như họ đã từng. Stress có thể làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn, bởi vì khi bạn bị căng thẳng, lỗ chân lông của bạn có thể sẽ tiết ra nhiều bã nhờn hơn. Với hầu hết mọi người, tình trạng mụn sẽ trở nên tốt dần lên theo thời gian khi họ đến tuổi đôi mươi.
Cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì hiệu quả
Nếu bạn đang lo lắng về những nốt mụn trứng cá xấu xí trên mặt, sau đây là một số cách bạn có thể thử để “đuổi” chúng đi:
- Để ngăn ngừa sự tích tụ dầu có thể dẫn đến mụn trứng cá, hãy rửa mặt một hoặc hai lần mỗi ngày bằng nước ấm hoặc với sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp với làn da của bạn.
- Đừng chà xát da quá mạnh. Nếu bạn chà xát da quá mức, bạn có thể sẽ khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn vì làn da bạn sẽ bị kích ứng, khô rát. Dùng tay rửa mặt thật nhẹ nhàng thay vì dùng khăn.
- Nếu trang điểm, hãy thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng, hãy đảm bảo những mỹ phẩm bạn sử dụng đều là “oil-free” (không dầu), “noncomedogenic” hay “nonacnegenic” (không gây mụn).
- Khi rửa mặt, hãy nhớ dành ra thời gian để tẩy toàn bộ lớp trang điểm trên khuôn mặt trước đó.
- Nếu sử dụng xịt tóc hoặc gel vuốt tóc, hãy cố gắng giữ chúng tránh xa khỏi khuôn mặt bạn bởi vì những chất này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Nếu bạn có mái tóc dài, giữ tóc không xõa xuống khuôn mặt bạn quá nhiều và gội đầu thường xuyên để làm giảm lượng dầu trong tóc.
- Mũ bảo hiểm và các loại mũ khác có thể khiến mụn nổi dọc theo đường chân tóc. Tránh việc đội mũ quá thường xuyên nếu đó có thể là nguyên nhân khiến tình trạng mụn ngày càng nặng hơn.
- Rửa mặt sau khi vận động và ra nhiều mồ hôi.
- Cố gắng không chạm vào khuôn mặt, đặc biệt là chạm vào những nốt mụn.
- Không được sờ hoặc nặn mụn.
Tại các nhà thuốc, bạn có thể dễ dàng tìm thấy khá khiều loại kem dưỡng da và các loại kem giúp ngăn ngừa, điều trị mụn. Bạn có thể thử những loại kem khác nhau để xem loại nào là phù hợp với làn da của mình. Sản phẩm chứa benzoyl peroxide hay axit salicylic thường có khả năng trị mụn khá hiệu quả. Benzoyl peroxide diệt các vi khuẩn có thể gây ra mụn trứng cá và cũng có khả năng làm giảm độ sưng tấy của mụn. Axit salicylic cũng là một thành phần kháng mụn, giúp cho mụn nhanh khô và đẩy nhân mụn ra ngoài.
Khi bạn tin dùng các thuốc trị mụn, hãy nhớ làm chính xác theo các hướng dẫn sử dụng. Đừng quá lạm dụng các thuốc trị mụn, bởi vì làm thế có thể khiến làn da của bạn bị đỏ và rất khô. Bạn có thể thử dùng chỉ một lượng nhỏ lúc mới bắt đầu để đảm bảo rằng mình không bị dị ứng với sản phẩm. Đừng vội bỏ cuộc nếu chưa thấy ngay kết quả. Có thể sẽ mất vài tuần hoặc thậm chí đến vài tháng để thuốc trị mụn thật sự đem lại hiệu quả hữu hình.
Nhưng nếu mụn trứng cá tuổi dậy thì mãi chẳng hết thì sao?
Đa phần ở tuổi dậy thì, bạn đều có thể bị mụn, ngay cả khi bạn đã tuân theo răm rắp những hướng dẫn ngừa mụn. Mụn là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Thực tế là, đa số con gái đã từng bị mụn đều trải qua cảm giác khó chịu khi bị mụn trước ngày có kinh. Đây là một hiện tượng rất phổ biến, được gọi là mụn tiền kinh nguyệt và do những thay đổi của hormone trong cơ thể gây ra. Con trai cũng sẽ trải qua những thay đổi hormone và còn có khả năng bị mụn trầm trọng hơn.
Chẳng ai muốn tình trạng mụn nghiêm trọng thêm. Vì thế, hãy nhớ giữ bàn tay đầy vi khuẩn của bạn tránh xa những nốt mụn. Cố gắng đừng chạm, bóp hoặc chọc vào nốt mụn, khiến tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn. Và nên nhớ rằng, việc nặn mụn có thể để lại sẹo trên mặt.
Một số người có thể sẽ nói với bạn rằng ngồi ngoài ánh mặt trời sẽ giúp chữa trị mụn. Tuy nhiên, một làn da rám nắng có thể làm những nốt mụn của bạn khó thấy, nhưng màu da ấy không hề giúp mụn biến mất. Thậm chí phơi nắng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da trong tương lai.
Với những vấn đề mụn nghiêm trọng, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Các bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc có tác dụng mạnh hơn thuốc bạn đã mua ở cửa hàng. Toa thuốc có thể bao gồm các loại kem trị mụn có tác dụng mạnh, thuốc kháng sinh trị mụn, làm giảm sưng và diệt vi khuẩn gây mụn.
Bây giờ ắt hẳn là bạn đã biết một số cách để cải thiện làn da của bạn rồi phải không? Và, hãy nhớ rằng mụn ở tuổi dậy thì là hoàn toàn tự nhiên. Hãy luôn chăm sóc cho làn da của mình để hạn chế sự tái phát của những đốm mụn “đáng ghét”.
Nếu bạn đang mấp mé tuổi dậy thì đừng quá sửng sốt khi một ngày nọ thức dậy bỗng thấy vài nốt mụn trên khuôn mặt. Khi cơ thể bước có sự thay đổi hormone, mụn xuất hiện và trở thành kẻ thù của những thiếu niên ở độ tuổi này, gây ra tình trạng “mụn trứng cá tuổi dậy thì”.
Dù biết rằng đây là điều không thể tránh khỏi, nhưng việc có một đốm mụn lớn trên cằm khiến bạn mất tự tin và khó chịu. Tuy nhiên, bằng việc tự bổ sung kiến thức về mụn và làm theo một số bước đơn giản dưới đây, bạn sẽ cải thiện được làn da của mình.
Mụn trứng cá tuổi dậy thì là gì?
Đầu tiên bạn cần biết được định nghĩa về mụn trứng cá, hay còn gọi tắt là mụn. Mụn là tình trạng xuất hiện nhiều nốt khác nhau trên da, đặc biệt là da mặt. Chúng bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn đỏ (mụn nhọt) và những vết mụn bọc có đầy mủ (gọi là mụn mủ hay mụn bọc). Vậy những nốt mụn đáng ghét này từ đâu mà có? Thật ra, làn da của bạn được bao phủ bởi các lỗ chân lông. Sâu trong các lỗ chân lông chứa các tuyến bã nhờn (còn gọi là tuyến dầu) tiết ra bã nhờn có tác dụng giữ ẩm làn da.
Trong điều kiện hoạt động bình thường, các tuyến bã nhờn tiết ra lượng dầu vừa đủ để giữ ẩm cho làn da và những lỗ chân lông lúc này hoàn toàn ổn. Tuy nhiên, đôi khi các lỗ chân lông sẽ bị bít lại khiến bã nhờn bị tắc nghẽn, cộng thêm tế bào da chết và vi khuẩn tạo điều kiện cho mụn xuất hiện.
Nếu một lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đóng chặt và nở to ra dưới da, thì đó chính là mụn đầu trắng. Nếu lỗ chân lông bị tắc nghẽn nhưng bề mặt da vẫn bình thường, vùng da hơi tối màu thì chính là mụn đầu đen. Đôi khi các thành lỗ chân lông bị vỡ, khiến cho bã nhờn, vi khuẩn và các tế bào da chết chui sâu vào trong da. Hiện tượng này gây ra một vùng đỏ trên da, gọi là mụn bọc, có thể dẫn đến một tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn được gọi là u nang.
Vì sao mụn trứng cá tuổi dậy lại phổ biến đến thế?
Rất nhiều trẻ em và thiếu niên bị các triệu chứng mụn. Mụn thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, lưng và ngực. Khi cơ thể bạn bắt đầu phát triển, những hormone kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều bã nhờn hơn, đôi khi tuyến bã nhờn có thể hoạt động quá mức dẫn đến tắt nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.
Nếu cha mẹ của bạn từng có mụn trứng cá khi họ ở tuổi của bạn, khả năng cao là bạn cũng sẽ phải “đối mặt” với tình trạng này như họ đã từng. Stress có thể làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn, bởi vì khi bạn bị căng thẳng, lỗ chân lông của bạn có thể sẽ tiết ra nhiều bã nhờn hơn. Với hầu hết mọi người, tình trạng mụn sẽ trở nên tốt dần lên theo thời gian khi họ đến tuổi đôi mươi.
Cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì hiệu quả
Nếu bạn đang lo lắng về những nốt mụn trứng cá xấu xí trên mặt, sau đây là một số cách bạn có thể thử để “đuổi” chúng đi:
- Để ngăn ngừa sự tích tụ dầu có thể dẫn đến mụn trứng cá, hãy rửa mặt một hoặc hai lần mỗi ngày bằng nước ấm hoặc với sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp với làn da của bạn.
- Đừng chà xát da quá mạnh. Nếu bạn chà xát da quá mức, bạn có thể sẽ khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn vì làn da bạn sẽ bị kích ứng, khô rát. Dùng tay rửa mặt thật nhẹ nhàng thay vì dùng khăn.
- Nếu trang điểm, hãy thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng, hãy đảm bảo những mỹ phẩm bạn sử dụng đều là “oil-free” (không dầu), “noncomedogenic” hay “nonacnegenic” (không gây mụn).
- Khi rửa mặt, hãy nhớ dành ra thời gian để tẩy toàn bộ lớp trang điểm trên khuôn mặt trước đó.
- Nếu sử dụng xịt tóc hoặc gel vuốt tóc, hãy cố gắng giữ chúng tránh xa khỏi khuôn mặt bạn bởi vì những chất này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Nếu bạn có mái tóc dài, giữ tóc không xõa xuống khuôn mặt bạn quá nhiều và gội đầu thường xuyên để làm giảm lượng dầu trong tóc.
- Mũ bảo hiểm và các loại mũ khác có thể khiến mụn nổi dọc theo đường chân tóc. Tránh việc đội mũ quá thường xuyên nếu đó có thể là nguyên nhân khiến tình trạng mụn ngày càng nặng hơn.
- Rửa mặt sau khi vận động và ra nhiều mồ hôi.
- Cố gắng không chạm vào khuôn mặt, đặc biệt là chạm vào những nốt mụn.
- Không được sờ hoặc nặn mụn.
Tại các nhà thuốc, bạn có thể dễ dàng tìm thấy khá khiều loại kem dưỡng da và các loại kem giúp ngăn ngừa, điều trị mụn. Bạn có thể thử những loại kem khác nhau để xem loại nào là phù hợp với làn da của mình. Sản phẩm chứa benzoyl peroxide hay axit salicylic thường có khả năng trị mụn khá hiệu quả. Benzoyl peroxide diệt các vi khuẩn có thể gây ra mụn trứng cá và cũng có khả năng làm giảm độ sưng tấy của mụn. Axit salicylic cũng là một thành phần kháng mụn, giúp cho mụn nhanh khô và đẩy nhân mụn ra ngoài.
Khi bạn tin dùng các thuốc trị mụn, hãy nhớ làm chính xác theo các hướng dẫn sử dụng. Đừng quá lạm dụng các thuốc trị mụn, bởi vì làm thế có thể khiến làn da của bạn bị đỏ và rất khô. Bạn có thể thử dùng chỉ một lượng nhỏ lúc mới bắt đầu để đảm bảo rằng mình không bị dị ứng với sản phẩm. Đừng vội bỏ cuộc nếu chưa thấy ngay kết quả. Có thể sẽ mất vài tuần hoặc thậm chí đến vài tháng để thuốc trị mụn thật sự đem lại hiệu quả hữu hình.
Nhưng nếu mụn trứng cá tuổi dậy thì mãi chẳng hết thì sao?
Đa phần ở tuổi dậy thì, bạn đều có thể bị mụn, ngay cả khi bạn đã tuân theo răm rắp những hướng dẫn ngừa mụn. Mụn là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Thực tế là, đa số con gái đã từng bị mụn đều trải qua cảm giác khó chịu khi bị mụn trước ngày có kinh. Đây là một hiện tượng rất phổ biến, được gọi là mụn tiền kinh nguyệt và do những thay đổi của hormone trong cơ thể gây ra. Con trai cũng sẽ trải qua những thay đổi hormone và còn có khả năng bị mụn trầm trọng hơn.
Chẳng ai muốn tình trạng mụn nghiêm trọng thêm. Vì thế, hãy nhớ giữ bàn tay đầy vi khuẩn của bạn tránh xa những nốt mụn. Cố gắng đừng chạm, bóp hoặc chọc vào nốt mụn, khiến tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn. Và nên nhớ rằng, việc nặn mụn có thể để lại sẹo trên mặt.
Một số người có thể sẽ nói với bạn rằng ngồi ngoài ánh mặt trời sẽ giúp chữa trị mụn. Tuy nhiên, một làn da rám nắng có thể làm những nốt mụn của bạn khó thấy, nhưng màu da ấy không hề giúp mụn biến mất. Thậm chí phơi nắng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da trong tương lai.
Với những vấn đề mụn nghiêm trọng, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Các bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc có tác dụng mạnh hơn thuốc bạn đã mua ở cửa hàng. Toa thuốc có thể bao gồm các loại kem trị mụn có tác dụng mạnh, thuốc kháng sinh trị mụn, làm giảm sưng và diệt vi khuẩn gây mụn.
Bây giờ ắt hẳn là bạn đã biết một số cách để cải thiện làn da của bạn rồi phải không? Và, hãy nhớ rằng mụn ở tuổi dậy thì là hoàn toàn tự nhiên. Hãy luôn chăm sóc cho làn da của mình để hạn chế sự tái phát của những đốm mụn “đáng ghét”.
Xem thêm: [Giải Đáp Ngay]: Đậu Đen Có Tác Dụng Gì? Lưu Ý Khi Sử Dụng
Tin mới nhất
- Cây Nhàu: Vị thuốc dân gian chữa nhiều loại bệnh và cách dùng
- Viêm khớp ức đòn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị người bệnh cần chú ý
- [Cảnh báo] Tinh trùng màu vàng là gì, có nguy hiểm không?
- Một số cách nấu xôi gấc nhanh và ngon
- Mẹo hay ngâm chân chữa mất ngủ tại nhà bạn nên thử
- Nồng độ canxi trong máu
- Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng chuối hột đúng cách
- Khớp Charcot
- TOP 12+ thuốc trị viêm xoang được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng
- Mẹ cho con bú mang lại nhiều lợi ích bất ngờ
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 12+ biện pháp tránh thai an toàn, đơn giản, phổ biến nhất
- TIN TỨC UNG THƯ Bạn đã biết cách chọn thảm tập yoga chưa?
- TIN TỨC UNG THƯ HP dương tính là gì? Có nguy hiểm không? Cách ngăn ngừa kịp thời và hiệu quả nhất
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Những phòng khám, bệnh viện uy tín dành cho bệnh nhân cơ xương khớp