Bệnh đau dây thần kinh tọa: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị dứt điểm
Đau nhức dọc từ thắt lưng xuống tới đùi rồi bàn chân, khiến việc đi lại, hoạt động gặp nhiều khó khăn là những biểu hiện điển hình của bệnh đau dây thần kinh tọa. Đáng nói, căn bệnh này còn khiến nhiều bệnh nhân “mất ăn mất ngủ” bởi nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, cứng khớp, vẹo cột sống,… thậm chí là liệt chi dưới, mất khả năng di chuyển. Do vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh là điều cần thiết nhằm phòng tránh và điều trị triệt để tận gốc bệnh.
Để hiểu thêm về bệnh cũng như phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin dưới đây từ thầy thuốc ưu tú Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam.
Đau dây thần kinh tọa là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Dây thần kinh tọa nằm dọc từ thắt lưng xuống chân và là dây thần kinh dài nhất cơ thể. Nhiệm vụ chính của dây thần kinh này là điều khiển cảm giác, chi phối động tác của chân, giúp chân thực hiện các hoạt động đi lại, đứng lên ngồi xuống linh hoạt.
“Theo quan điểm của Đông y, đau dây thần kinh tọa còn được gọi là thống phong. Bệnh được biểu hiện bởi các cơn đau buốt dọc từ thắt lưng xuống hông, đùi, bàn chân. Cơn đau xảy ra khi bệnh nhân vận động mạnh, bê vác vật nặng hoặc chơi thể thao quá mức. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, người bị tiểu đường lâu năm và những người béo phì.” Thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết.
- Suy nhược cơ thể: Các cơn đau do bệnh gây ra có thể khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, lâu ngày có thể dẫn tới suy nhược sức khỏe nghiêm trọng.Bác sĩ Lê Phương cũng cho biết căn bệnh này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là bệnh lý xương khớp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Một số biến chứng của bệnh phải kể tới:
- Hội chứng chùm đuôi ngựa: Là tình trạng xảy ra khi rễ thần kinh bị chèn ép, dẫn tới tổn thương. Người bệnh gặp biến chứng này thường có cảm giác ngứa ran, đau nhức, tê bì dọc theo vị trí dây thần kinh tọa. Đáng nói, dây thần kinh bị ảnh hưởng còn gây rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cương dương.
- Vẹo cột sống: Biến chứng này thường xuất hiện ở các trường hợp mắc bệnh do thoát vị đĩa đệm. Các dây nhân nhầy trong đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh cũng như cơ quan xung quanh làm cột sống biến dạng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hằng ngày.
- Khả năng vận động suy giảm: Bệnh ảnh hưởng tới mạch máu vùng thắt lưng, lâu ngày dẫn tới tình trạng yếu cơ và khiến khả năng vận động của người bệnh suy giảm.
- Tàn phế vĩnh viễn: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh phải đối mặt. Khi dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, không thể điều trị, người bệnh sẽ mất khả năng hoạt động, và có thể bị tàn phế vĩnh viễn.
“Thủ phạm” gây đau dây thần kinh tọa và dấu hiệu đặc trưng không nên bỏ qua
Theo thống kê của Bộ Y tế có tới trên 85% người gặp phải tình trạng đau dây thần kinh là do tổn thương rễ thần kinh, dẫn tới các triệu chứng đau đớn khó chịu, khả năng vận động suy giảm. Việc xác định rõ nguyên nhân cũng như dấu hiệu của bệnh sớm là điều cần thiết giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt.
1. Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa
Trên thực tế, các bệnh liên quan tới xương khớp thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, bệnh đau dây thần kinh tọa cũng vậy. Một số nguyên nhân gây bệnh điển hình nhất được các chuyên gia chỉ ra gồm:
- Di truyền, bẩm sinh: Một số người mắc bệnh là do cột sống thắt lưng bị dị tật hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
- Do bệnh lý: Các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm cơ tháp vùng chậu, hội chứng hẹp ống sống, chấn thương cột sống thắt lưng, tiểu đường, tim mạch,… là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bệnh.
- Thói quen sinh hoạt: Các thói quen ngồi làm việc sai cách, thường xuyên bê vác vật nặng, cúi nhiều, chơi thể thao quá sức, bị chấn thương,… cũng có thể gây ra bệnh.
- Do các vấn đề trong ống sống: U dây thần kinh tủy, u màng não tủy, u tủy,… cũng có thể dẫn tới bệnh.
2. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, ở mỗi bệnh nhân, triệu chứng bệnh cũng có sự khác nhau. Lướt qua một lượt các diễn đàn sức khỏe, không ít bệnh nhân đã tâm sự về tình trạng bệnh của mình.
Anh Trương Công Vinh, 29 tuổi, Hà Nội chia sẻ: “Tôi bị đau dây thần kinh tọa sau một lần ngã đập xương chậu trong lúc đá bóng. Mặc dù đã dùng thuốc điều trị và đeo đai lưng để giảm bớt các cơn đau nhưng bệnh thường xuyên tái phát. Các cơn đau buốt dọc từ lưng xuống đùi, chân, đau nhiều khi rung người, đi lại, ho mạnh hoặc giẫm mạnh chân xuống đất,… Nhiều lúc tôi còn bị bị cơ cứng cột sống. Các cơ vùng lưng và dưới chân của tôi thường xuyên bị căng cứng, khó cử động, nhất là vào buổi sáng.”
Chị Lý Ngọc Tâm 32 tuổi, Hà Nội cũng bị mắc căn bệnh này do thói quen ngồi nhiều, ít vận động cộng thêm thời kỳ mang thai nặng nhọc nhưng triệu chứng bệnh lại có sự khác biệt. Chị Tâm cho biết: “Tôi thường xuyên cảm thấy nóng, ngứa ran và tê bì dọc một bên chân, cảm giác như kiến cắn. Các cơn đau vùng cột sống, cứng cơ khiến tôi gặp khó khăn trong việc di chuyển, cử động, thậm chí cúi người cũng thấy đau đớn.”
Bác Nguyễn Văn Nam, 65 tuổi, Thanh Hóa lại chia sẻ: “Không chỉ đau đớn từ lưng xuống chân, căn bệnh này còn khiến thân nhiệt tôi giảm về đêm, nhiều lúc còn mất cảm giác chi dưới, đi lại khó khăn vô cùng.”
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, đây là những trường hợp mang triệu chứng điển hình của bệnh. Nếu thấy bản thân cũng xuất hiện các triệu chứng như những trường hợp trên, hoặc có nhiều triệu chứng khác chưa được nhắc tới, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.
Vậy với các trường hợp khác, đau dây thần kinh tọa, khi nào cần gặp bác sĩ? Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau dây thần kinh tọa rất đa dạng. Tuy nhiên khi thấy các triệu chứng bất thường, đặc biệt là những biểu hiện dưới đây, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để trao đổi, xác định tình trạng của bản thân và có hướng điều trị thích hợp.
- Thường xuyên xuất hiện cơn đau xuất phát từ thắt lưng lan xuống dưới chân. Đau hơn khi ho, hắt hơi hoặc đi đại tiện.
- Ấn dọc từ giữa cột sống sang ngang hay giữa lằn mông, mặt sau đùi, bắp chân hoặc điểm hỏm mắt cá ngoài cảm thấy đau.
- Không đi bằng ngón chân được.
Liên tục thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu kể trên thì có khả năng bạn đã bị đau dây thần kinh tọa, cần tới bệnh viện thăm khám.
Các dạng đau dây thần kinh tọa thường gặp
Căn bệnh này thường xuất hiện ở nhiều vị trí đặc biệt ở chân và lưng. Các cơn đau do bệnh không chỉ khiến bệnh nhân bứt rứt, khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, chức năng của các cơ quan. Cụ thể là:
1. Đau dây thần kinh tọa ở chân
Đau dây thần kinh tọa ở chân gây ra những cơn đau từ phần hông lan tỏa xuống đùi và toàn bộ chân trái hoặc chân phải. Các cơn đau có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của chân, khiến việc đi lại gặp khó khăn.
2. Đau dây thần kinh tọa ở lưng
Đau dây thần kinh tọa ở lưng gây ra các cơn đau từ phần thắt lưng xuống từng ngón chân, gây ảnh hưởng tới phần dưới của cơ thể. Người bệnh gặp tình trạng này thường gặp hạn chế trong các cử động của chân như khả năng chạy nhảy, đi lại, vận động. Nghiêm trọng hơn, trong một số trường hợp, bệnh nhân còn gặp khó khăn trong việc thực hiện các tư thế đứng, ngồi,…
Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh lý đau dây thần kinh tọa dựa vào những triệu chứng lâm sàng tiêu biểu kể trên. Bên cạnh đó, các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cũng được chỉ định để xác định chính xác tình trạng bệnh lý. Cụ thể:
- Chụp X-quang vùng thắt lưng: Quan sát hình ảnh phim chụp để đánh giá tình trạng xương khớp và các đĩa đệm.
- Chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: Xác định tổn thương và định vị được vị trí xương khớp hay đĩa đệm gặp vấn đề.
- Chụp nhuộm rễ thần kinh: Xác định vị trí thoát vị đĩa đệm.
- Điện cơ đồ: Đánh giá tình trạng tổn thương của các rễ thần kinh tại vùng thắt lưng và hông.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Nhằm tìm hiểu xem bệnh nhân có đồng thời mắc các bệnh viêm nhiễm hay bệnh lý nào khác không.
Phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa được áp dụng nhiều nhất hiện nay
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau như điều trị bằng Tây y, Đông y, sử dụng các mẹo dân gian. Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu, nhược điểm riêng. Người bệnh trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào cần tìm hiểu kỹ về phương pháp cũng như tình trạng bệnh của bản thân để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
1.Phương pháp điều trị bằng Tây y
Theo bác sĩ Lê Phương, việc điều trị bằng Tây y nhằm mục đích giảm đau và phục hồi vận động nhanh cho người bệnh. Với trường hợp vừa và nhẹ, bệnh nhân được điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc như thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc chống viêm,… Trong khi đó, các trường hợp bệnh nặng, xuất hiện các biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác,… cần can thiệp ngoại khoa bằng cách phẫu thuật.
Điều trị bằng Tây y mang tới kết quả nhanh chóng, tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hay phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cơ thể. Cụ thể:
- Dùng thuốc tân dược:
Sử dụng thuốc tân dược trong thời gian dài có thể dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, làm men gan tăng, suy thận, suy tim, tăng huyết áp,… Ngoài ra, thuốc Tây chỉ có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh nhưng không có tác động tới căn nguyên gây bệnh. Do vậy bệnh dễ tái phát, chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Phẫu thuật:
Việc phẫu thuật cũng chỉ có tác động lên một phần rất nhỏ của dây thần kinh tọa mà không xử lý cốt lõi vấn đề. Ngay cả khi các cơn đau được xử lý, người bệnh vẫn không có được sự chuyển động nhịp nhàng và sự linh hoạt như trước. Bên cạnh đó, quá trình phẫu thuật còn có thể gây nhiều biến chứng như liệt người, thậm chí tử vong. Do vậy, bệnh nhân cần tuyệt đối làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý điều trị dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
2. Chữa đau dây thần kinh tọa bằng các bài tập
Người bị đau dây thần kinh ngồi có thể thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà nhằm giảm các cơn đau do rễ dây thần kinh bị chèn ép. Những bài tập này cũng giúp cơ thể dẻo dai và bền bỉ hơn.
Bài tập 1: Nằm ngửa, gập hai đầu gối, từ từ nâng chân phải lên cao rồi vắt chéo lên đùi trái. Luồn hai tay vào sau khoeo trái và kéo gập chân vào bụng rồi giữ nguyên tư thế trong 30 giây.. Lưu ý, không được nhấc đầu khỏi sàn, lặp lại bài tập 2-3 lần cho mỗi chân.
Bài tập 2: Nằm ngửa trên sàn, đặt hai tay xuôi dọc cơ thể, từ từ nhấc đầu gối và nâng hai chân lên cao sao cho đùi và cẳng chân tạo thành góc 45 độ. Nâng lên hạ xuống 5 lần.
Bài tập 3: Chống hai tay vào hông, hơi cúi người về phía trước. Nhẹ nhàng duỗi thẳng chân một chân (càng thẳng càng tốt) cho đến khi cảm thấy căng đùi, chân còn lại ở tư thế khuỵu xuống. Cố gắng không nâng đùi lên cao hơn trong khi duỗi. Giữ nguyên tư thế này cho 30 giây và lặp lại bài tập 2-3 lần trên mỗi chân.
Các bài tập kể trên rất dễ thực hiện tại nhà và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Theo bác sĩ Lê Phương, bệnh nhân nên thường xuyên tập luyện những bài tập này để giảm đau và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
3. Chữa đau dây thần kinh tọa bằng mẹo dân gian
Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các mẹo dân gian để điều trị như uống sữa tỏi, nước cây xấu hổ hoặc ngâm chân bằng lá lốt,… Cụ thể:
- Sữa tỏi: Nghiền nát vài tép tỏi tươi, trộn cùng 250ml sữa tươi rồi uống ngay. Nên uống vào lúc sáng sớm hoặc khi cơn đau bắt đầu xuất hiện để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cây xấu hổ chữa đau dây thần kinh tọa: Cây xấu hổ có vị ngọt, tính hàn, giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bệnh nhân có thể dùng 20g- 25g rễ cây xấu hổ kết hợp cùng lá lốt sắc lấy nước uống hằng ngày để điều trị bệnh.
- Chữa đau dây thần kinh tọa bằng lá lốt: Dùng lá lốt tươi rửa sạch, giã nát rồi hòa nước nóng, thêm chút muối rồi ngâm chân cho đến khi nước nguội hẳn.
Các phương pháp kể trên thường phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, nếu bệnh tình nặng, bệnh nhân vẫn cần áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu khác. Hơn nữa, các bài thuốc này thường có tính chất gia truyền hoặc điều trị theo kinh nghiệm, nhiều bài thuốc hiện vẫn chưa xác định được hết hiệu quả, tác dụng phụ. Do vậy, bệnh nhân cần cân nhắc khi áp dụng.
3. Chữa đau dây thần kinh tọa bằng Đông y
Chữa bệnh bằng Đông y hiện cũng là xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay. Bác sĩ Phương cũng cho biết: “Theo quan điểm của Y học cổ truyền, đau dây thần kinh tọa còn được gọi là “Tọa Điến Phong” hay “Tọa Cốt Phong”. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh là do các tổn thương bên trong cột sống, đĩa đệm làm huyết ứ hoặc do phong hàn, phong nhiệt, thấp nhiệt xâm nhập khiến khí huyết ở kinh bàng quang và đởm bị cản trở hoặc bị tắc gây nên đau.”
Do vậy, muốn chữa được bệnh cần trị vào nguyên nhân gây ra bệnh nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Từ nguyên nhân gây bệnh, Đông y đưa ra phương pháp trị bệnh phải dựa trên nguyên tắc: thông kinh tọa lạc, hành khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp.
Dựa trên cơ sở này, thầy thuốc ưu tú Lê Phương và các cộng sự tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam đã nghiên cứu và kế thừa tác dụng của bài thuốc cổ truyền nhằm cho ra đời Cốt Vương Thần Hiệu Thang có tác dụng truy phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ.
Bài thuốc đặc trị đau dây thần kinh tọa Cốt Vương Thần Hiệu Thang
Cốt Vương Thần Hiệu Thang là kết quả nghiên cứu của thầy thuốc ưu tú Lê Phương cùng các cộng sự của mình tại Trung tâm Đông y Việt Nam trong Đề tài “Nghiên cứu và đánh giá tác dụng của thảo dược Đông y trong việc điều trị bệnh lý xương khớp”.
Các vị thuốc chính của bài thuốc gồm Đương quy, Phòng phong, Xuyên khung, Thương truật, Phòng kỷ, Ngưu tất, Thiên niên kiện, Quế chi, Hoàng bá,… Ngoài ra, Cốt Vương Thần Hiệu Thang còn bổ sung một số thảo dược quý khác tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa từng người.
Ưu điểm vượt trội bài thuốc:
Cốt Vương Thần Hiệu Thang còn có những ưu điểm vượt trội sau:
- Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi những chuyên gia đầu ngành Y học cổ truyền hiện nay.
- Hiệu quả bài thuốc được kiểm chứng cả trên nghiên cứu lẫn thực tế.
- Thành phần bài thuốc có nguồn gốc 100 % nam dược, được lấy từ vườn dược liệu sạch của trung tâm tại Hưng Yên, Hòa Bình, Gia Lâm – Hà Nội…
- Bài thuốc đi vào giải quyết căn nguyên bệnh, vừa trợ điều trị bệnh vừa bồi bổ cơ thể và phòng ngừa bệnh tái phát.
- Giúp người bệnh ăn ngon, ngủ khỏe trong suốt quá trình điều trị bệnh.
- Thuốc không gây tác dụng phụ, không chữa thành phần tân dược ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.
- Thuốc phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, cơ địa nhạy cảm.
- Người dùng có thể sử dụng dạng thuốc bốc thang hoặc dạng viên Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn. Với thuốc bốc thang, trung tâm có hỗ trợ sắc thuốc và đóng gói theo liều lượng phù hợp, giúp người bệnh có thể sử dụng bất cứ lúc nào, không mất thời gian đun, sắc.
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương chia sẻ: ”Cốt Vương Thần Hiệu Thang có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, là kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển bài thuốc chữa bệnh cổ truyền nên an toàn, lành tính với nhiều đối tượng người bệnh.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, bệnh nhân cũng gặp phải một số tổn thương ở các bộ phận khác như gan, thận, đại tràng,… gây cản trở quá trình điều trị bệnh. Do vậy, chúng tôi đã thêm những thành phần giúp bổ thận, tăng cường chức năng gan, giải độc cơ thể,… vào bài thuốc ban đầu nhằm tăng khả năng điều trị bệnh của Cốt Vương Thần Hiệu Thang.”
Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn – Giải pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn
Không giống như thuốc Tây y có thể sử dụng được ngay, thuốc Đông y cần trải qua quá trình đun, sắc tới vài tiếng đồng hồ. Đây cũng là yếu tố gây bất lợi cho người bệnh khi lựa chọn điều trị bằng phương pháp này bởi không phải ai cũng có điều kiện, thời gian để sắc thuốc.
Hiểu được điều này, các bác sĩ tại Trung tâm Đông y Việt Nam đã nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học hiện đại nhằm chuyển bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang dạng sắc thành dạng viên với tên gọi Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn và Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn Gold. Với dạng viên hoàn, người bệnh có thể sử dụng ở bất cứ đâu mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn.
Nói về sản phẩm Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn, bệnh nhân Nguyễn Thị Muội, 60 tuổi, TP Nam Định cho biết: “Trước khi quyết định điều trị tại Trung tâm Đông y Việt Nam, tôi cũng đã tìm hiểu và biết bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang chữa đau dây thần kinh tọa rất tốt, bởi đã có rất nhiều người chia sẻ khỏi bệnh nhờ bài thuốc này. Nhưng lúc đọc, tôi cũng khá ngần ngại, bởi cơ bản điều kiện gia đình tôi không tiện cho việc phải sắc thuốc tại nhà.
Tuy nhiên, từ khi được lương y Phương giới thiệu thêm về sản phẩm Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn dưới dạng viên, tôi thấy yên tâm hơn bởi sản phẩm này tiện lợi cho người bệnh mà vẫn giữ được hiệu quả như bài thuốc sắc ban đầu. Vậy nên, sau khi được lương y Phương giải thích và tư vấn kỹ lưỡng về liệu trình điều trị, tôi quyết định dùng Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn, tới nay đã được 3 tháng, tôi không còn đau nhức, ăn ngủ cũng tốt hơn hẳn.”
Tư vấn của bác sĩ Lê Phương dành cho bệnh nhân
Bác sĩ Lê Phương cho biết, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh đặc hiệu, để điều trị hiệu quả, người bệnh cần kiêng khem cẩn thận và duy trì các thói quen sinh hoạt khoa học.
1. Đau dây thần kinh tọa kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, B9, B12 và vitamin
- Thực phẩm chứa canxi
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
Người bệnh cần tránh một số thực phẩm gồm có:
- Rượu, bia, thuốc lá, cà phê
- Đồ ăn chế biến, nhiều dầu mỡ
- Hải sản
- Thịt đỏ
2. Bệnh nhân cần chú ý điều gì?
- Tránh động tác cúi thấp người hoặc bê vác nặng
- Thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng các bài thể dục tăng cường sự dẻo dai của cơ và khớp.
- Cần đi lại thường xuyên, tránh ngồi lâu hoặc thực hiện một động tác trong thời gian dài.
Bệnh đau dây thần kinh tọa có thể điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân sớm phát hiện các triệu chứng bệnh và đi khám kịp thời. Ngoài ra, việc lựa chọn đơn vị uy tín để thăm khám và chữa trị cũng quyết định lớn tới hiệu quả điều trị. Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam là đơn vị uy tín hàng đầu cả nước hiện nay trong điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. Bệnh nhân có thể đặt trước lịch khám tại trung tâm bằng cách liên hệ tới số hotline của đơn vị:
Xem thêm: Hệ thống miễn dịch: Cơ chế phòng bệnh tự nhiên của cơ thể
Tin mới nhất
- Bệnh trào ngược thực quản K21 là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
- Sự thật về thuốc tăng cơ bạn nên biết
- Đa polyp gia đình (FAP)
- Mọi thứ bạn cần biết về chế độ ăn cho người tiểu đường
- Bệnh thoát vị đĩa đệm tiếng anh là gì? Từ vựng và dịch thuật
- 15 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất dành cho bạn
- Nấm lim xanh là gì với hình ảnh công dụng cách dùng nấm lim rừng
- Bướu cổ có mấy loại? Phải làm gì khi nghi ngờ mình bị bướu cổ?
- Gan Nhiễm Mỡ Cấp Độ 1: Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
- Đau cơ xương khớp
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Tác dụng của đậu bắp: thực phẩm rẻ tiền nhưng có đến 10 lợi ích kinh ngạc
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ “Thống phong Dưỡng cốt thang” – Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh Gút an toàn, hiệu quả
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Tiểu đường ở trẻ em: Giúp con làm quen với tiêm insulin và xét nghiệm máu
- TIN TỨC UNG THƯ Trào ngược dịch mật – Mối nguy hại tuyệt đối không nên chủ quan