Hội chứng đau đầu mất ngủ triền miên có tác hại gì? Lý do bị mất ngủ

Hiện tượng mất ngủ nó có thể là khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ không ngon. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ khó có thể lường trước được những tác hại gây ra. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu lý do tại sao bị mất ngủ và tìm cách chữa trị sớm nhất có thể.

Có rất nhiều người, mặc dù có rất nhiều thời gian và điều kiện dành cho việc hình thành giấc ngủ, song họ vẫn chẳng thể nào ngủ được một giấc trọn vẹn chỉ vì mắc chứng mất ngủ. Căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gây ảnh hưởng nguy hại đến đời sống, công việc và sức khỏe của rất nhiều người. Nhưng lại có rất ít người có thể hiểu được ngọn nguồn của căn bệnh này để có thể tìm lấy cho mình một phương pháp điều trị thực sự hiệu quả cao.

Tìm hiểu về bệnh mất ngủ là gì?

Có nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về bản chất khái niệm bệnh mất ngủ, và có vẻ như họ chỉ nghĩ đơn giản rằng mất ngủ tức là không ngủ được, là thức trắng đêm. Điều này không sai nhưng hoàn toàn chưa đủ, bởi hiện tượng mất ngủ nó diễn ra trên một diện rộng, xảy ra ở nhiều trạng thái khác nhau.

Theo đó, mất ngủ được hiểu cặn lẽ là người bệnh gặp khó khăn trong quá trình hình thành giấc ngủ cho mình, khi nằm xuống ngủ họ cảm thấy rất khó để ngủ ngay được, và đến khi có ngủ được thì giấc ngủ đó lại không có khả năng kéo dài trong suốt cả một đêm, đó có thể sẽ là ngủ chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, đêm liên tục tỉnh giấc nhiều lần vì bất kỳ lý do nào đó khiến cho giấc ngủ cũng không được ngon lành gì nữa. Như vậy, chất lượng giấc ngủ của người bệnh có dấu hiệu bị suy giảm và nếu nó thường xuyên diễn ra trong một thời gian dài thì người bệnh sẽ phải đối mặt với chứng mất ngủ mãn tính cũng như liên lụy đến hiệu quả lao động của họ.

Phân loại hội chứng mất ngủ

Nắm bắt rõ tỷ lệ mất ngủ ngày càng xuất hiện và bùng nổ trên diện rộng trong xã hội hiện đại ngày nay, các chuyên gia về sức khỏe đã thống nhất chia bệnh mất ngủ theo 2 nhóm chính gồm: Mất ngủ ngắn hạn, mất ngủ kéo dài. Căn cứ vào 2 nhóm này, người bệnh sẽ biết được tình trạng của mình đang ở giai đoạn nào với những triệu chứng, biểu hiện ra sao để từ đó có thể xác định được phương hướng giải quyết tốt nhất. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải lưu ý rằng, dù bạn đang ở nhóm mất ngủ nào trong 2 nhóm đó thì cũng không thể chủ quan, thờ ơ với bệnh được, càng nhanh chóng phát hiện càng mang lại những cơ hội chữa trị dễ dàng nhất nhé.

1. Mất ngủ ngắn hạn

Đó có thể là mất ngủ thoáng qua trong vài ba ngày hoặc cũng có thể là trong vài ba tuần nhưng sẽ không xảy ra liên tục trong một thời gian kéo dài. Tình trạng này chưa phải là mức độ quá nguy hiểm với cuộc sống của người bệnh nên người bệnh không cần phải quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Thường mất ngủ ngắn hạn hay mất ngủ cấp tình xảy ra khi người bệnh có sự thay đổi bất thường về thói quen sinh hoạt, điều kiện và môi trường sống, hoặc về những stress về công việc, bệnh tật bất ngờ nào đó. Mặc dù vậy, với những người khi bị ở giai đoạn này chỉ cần họ thay đổi lại những yếu tố chủ quan đó là cơ thể có khả năng tự thích nghi, tự lấy lại được giấc ngủ trở lại cho mình. Tất nhiên, khi đã cải thiện lại được chứng mất ngủ rồi thì sức khỏe cũng được hồi phục nhanh chóng.

Một lưu ý quan trọng và là cơ sở để người bệnh không lâm vào chứng rối loạn giấc ngủ đó là đừng vội vàng tìm đến sự hỗ trợ của thuốc ngủ hóa học. Đó chỉ là cách giải quyết tạm thời trong những trường hợp khẩn cấp  và hoàn toàn không phải là sự lựa chọn tốt nhất, lâu bền cho giấc ngủ. Đừng vì thế mà lạm dụng để phá hỏng giấc ngủ của bạn nhé.

2. Mất ngủ kéo dài

Hay còn gọi là mất ngủ triền miền, mất ngủ mãn tính với tần số kéo dài trên 1 tháng và ít nhất 3 đêm trên một tuần. Có rất nhiều những triệu chứng rối loạn khác nhau xảy ra ở mất ngủ triền miền mà người bệnh nên biết, chẳng hạn như:

Người bệnh đột nhiên gặp phải một căn bệnh bất kì nào đó như đau dạ dày, đau nhức xương khớp, đau tim…gây nên các cơn đau nhức trong đêm hoặc những cơn khó thể, ngưng thở, căng thẳng trong khi ngủ. Các chứng bệnh này thường sẽ ít biểu hiện trong giai đoạn đầu nên người bệnh khó có thể phát hiện sớm được, và nếu để lâu quá thì nó sẽ làm cản trở giấc ngủ của bạn thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó, những người có vấn đề về thần kinh như trầm cảm, rối loạn tiền đình, đau đầu thường xuyên, rối loạn âu lo và hoảng loạn, rối loạn căng thẳng sau tai nạn, chấn thương…cũng đặc biệt chú ý.  Những triệu chứng này cũng cần phải được cân bằng và ổn định ngay vì nó có liên quan đến hệ thần kinh trung ương của chúng ta, nếu như không kiểm soát chúng thì bộ não sẽ không có cơ hội xây dựng giấc ngủ vào mỗi đêm.

Ở một số trường hợp khác bị mất ngủ kéo dài là do họ đang gặp vấn đề về quá trình hít thở. Ban đêm khi đi ngủ, nếu để ý bạn sẽ thấy thỉnh thoảng chúng ta bị ngưng thở khoảng vài giây xong tự nhiên choàng tỉnh giấc, tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy và có cảm giác sợ hãi kèm theo. Đó là còn chưa kể nhiều người còn mắc hội chứng chân bồn chồn, giật giật, rối loạn nhịp sinh học liên tiếp xảy ra.

Hiện tượng mắc bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài.

Bệnh Alzheimer là chứng mất trí nhớ với biểu hiện mơ hồ, không tỉnh táo, không rõ ràng. Những biểu hiện của người mắc chứng bệnh này là lẫn lộn, tính cách thay đổi thất thường, không có trách nhiệm và sự kiểm soát với mọi việc xung quanh, mất khả năng định hướng về không gian, thời gian, diễn biến sự việc, thậm chí còn không thể nhận ra được người thân nên dẫn đến mất kí ức hoàn toàn.

Bệnh Parkinson là một  dạng rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Người mắc chứng bệnh Parkinson sẽ có biểu hiện run tay chân, tăng trương lực cơ, co cứng, cử động chậm chạp, gây trở ngại lớn tới sinh hoạt và công việc hằng ngày của người bệnh. Bệnh có thể tiến triển nặng dần trong vài năm cho đến vài chục năm và đa số người bệnh ở giai đoạn cuối cùng đều bị mất khả năng vận động, sau đó tử vong do suy kiệt.

Cần phải giải thích cụ thể 2 chứng bệnh này là vì chúng có liên quan đến hệ thần kinh trung ương – nơi quyết định đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu khi bạn mắc 2 chứng bệnh này sẽ càng làm tăng tỉ lệ mất ngủ và kéo dài trong khoảng vài chục năm.

Ngoài ra, một số triệu chứng nữa cũng gây nên tình trạng mất ngủ cấp tính là thói quen xấu của nhiều người khi lạm dụng các chất kích thích mạnh hoặc thói quen không ngủ thường xuyên.

Trong phần phân loại mất ngủ này, chúng ta cũng cần làm rõ vấn đề giữa mất ngủ và ngủ ít mà nhiều người đang bị nhầm lẫn hiện nay. Bạn cần nhớ rằng, ngủ ít cũng có thể do mất ngủ gây nên nhưng ngủ ít cũng không hẳn là bạn đang gặp khó khăn về giấc ngủ.

Đối với những người ít ngủ do mất ngủ gây nên sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, phờ phạc và thiếu sức sống, không đủ tinh thần để làm bất cứ việc gì. Và mặc dù bị thiếu ngủ nhưng họ lại chẳng hề thấy buồn ngủ hoặc ngủ không được dù có thời gian và điều kiện để ngủ.

Còn đối với những người bị thiếu ngủ là do họ không có nhiều thời gian và điều kiện để ngủ đủ 8 tiếng. Có thể cơn buồn ngủ sẽ làm phiền họ vào ban ngày khi làm việc nhưng nếu như được ngủ bù họ sẽ dễ dàng ngủ ngon lành và sức khỏe lại trở lại như bình thường. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ để đánh giá được tình trạng của mình có bị bệnh hay không và nếu có thì đang ở mức độ nào nhé.

Từ 2 nhóm mất ngủ được nêu ở trên, có thể thấy được biểu hiện chung của chứng mất ngủ là người bệnh khó đi vào giấc ngủ và không duy trì xuyên suốt được giấc ngủ đó. Đồng thời, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu mất ngủ vào buổi sáng sau khi thức dậy. Những người mới chớm đa phần do tâm lý tạo nên, họ thường bị rối loạn hành vi, hay cáu gắt, mất tập trung, và đến khi bị nặng hơn thì sẽ bị khủng hoảng tâm lý, luôn sống trong lo âu, sợ hãi và trầm cảm kéo dài.

Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và người cao tuổi bị thay đổi về tâm sinh lý (tuyến hormone nội sinh) thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ cũng kém hơn so với những người khác.

Tại sao bị mất ngủ?

Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người bệnh hiện nay nhưng có mấy ai sau khi biết được những nguyên nhân này đều cố gắng thay đổi, điều chỉnh lại giấc ngủ của mình. Nguyên nhân mất ngủ xuất phát từ 2 nhóm mất ngủ chính đã được nói ở trên với những biểu hiện, triệu chứng cụ thể. Nhìn vào đó, bạn cũng đã thấy được phần nào đó những nguyên nhân thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, chỉ có điều chúng ta không chịu để ý và không chịu khắc phục mà thôi.

Nguyên nhân gây mất ngủ nhiều nhất là do tâm lý. Trong cuộc sống sẽ có vô số những sự việc làm dao động tâm lý của chúng ta. Như một lẽ thường tình khi tiếp ứng với những vấn đề đó thì hàng loạt các cảm xúc nảy sinh như buồn chán, đau khổ, thất vọng, áp lực, căng thẳng, stress, lo âu…tất cả đều bắt nguồn từ suy nghĩ. Thông thường, một ngày làm việc cũng đủ khiến cho bộ não của chúng ta căng thẳng và mệt mỏi rồi, nếu như muốn chúng đủ minh mẫn và sức mạnh lý trí cho bạn vào ngày hôm sau thì phải để cho nó có thời gian được nghỉ ngơi, hồi phục sức lực. Bạn muốn đi ngủ nhưng lại bắt nó thức để suy nghĩ, điều đó sẽ không thể xảy ra dễ dàng với bạn được vì chính bạn đang ức chế cơn buồn ngủ của nó. Tâm lý rất quan trọng với cuộc sống của con người nên cũng đừng vì thế mà cho nó cái quyền suy nghĩ không giới hạn, nó có thể giết chết bạn bất cứ lúc nào đó.

Nguyên nhân quan trọng thứ 2 gây nên mất ngủ đau đầu là từ chính thói quen của bạn. Có quá nhiều những yếu tố bạn mắc phải hoặc chi phối bạn trong cuộc sống mà chúng ta chẳng hề hay biết để khắc phục chúng. Ví dụ như thực trạng báo động về thế giới công nghệ lấn áp con người; căn phòng của bạn thiết kế ánh đèn điện quá sáng khiến cho cơ mắt của bạn bị mỏi và ức chế giấc ngủ, hoặc hôm nay dự sinh nhật một người bạn nhưng bạn lại ăn và uống quá nhiều hơn mọi ngày nên chẳng ngủ nổi, thậm chí bạn có thói quen lặp lại hàng ngày là uống một ly cafe rồi mới đi ngủ….tất cả những thói quen này mặc dù bạn biết nó chẳng hề có lợi gì cho giấc ngủ của mình nhưng bạn vẫn cố tình thực hiện nó mỗi ngày.

Bệnh tật cũng được coi là nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài. Người bệnh nếu mắc các chứng bệnh về huyết áp, suy tim, lên cơn hen, chuột rút, nóng trong, thận kém, dạ dày…đều có nguy cơ cao bị mất ngủ vào ban đêm. Tất cả các chứng bệnh này đều có chung đặc điểm là gây nên những cơn đau phiền toái, mệt mỏi cho bạn, song song với đó là bạn cũng lo nghĩ về bệnh tật nhiều hơn nên không còn tâm trí dành cho việc ngủ đêm nữa, do vậy mà bạn khó có thể có được giấc ngủ liền mạch mỗi đêm.

Người bệnh cũng cần quan tâm đến mối quan hệ giữa trầm cảm và mất ngủ, bởi 2 yếu tố này thường song hành cùng nhau, cái này sẽ là nguyên nhân gây nên cái kia và ngược lại, rất khó khi đi tìm một giải pháp điều trị phù hợp và đạt độ hiệu quả như ý muốn. Đối với bệnh nhân bị mất ngủ thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm gấp 4 lần so với người bình thường. Khi bị mất ngủ cả ngày lẫn đêm sẽ làm tăng thêm stress và ám ảnh, họ sợ hãi khi phải đối diện với đêm dài. Và nếu như không được khắc phục sớm thì lâu dần sẽ sinh ra trầm cảm, chán nản và mất cảm giác với cuộc sống xung quanh. Nhiều người thắc mắc rằng mất ngủ sinh ra trầm cảm hay là do bị trầm cảm nên mới bị mất ngủ. Không dễ dàng gì khi có thể khẳng định được cái nào bắt nguồn trước, ta chỉ có thể tùy thuộc vào từng tình huống mà đưa ra một cái đánh giá tổng thể. Có những nghiên cứu cho thấy những độ tuổi trẻ vị thành niên hoặc người chịu những biến cố kinh hoàng sẽ rất dễ mắc chứng trầm cảm dẫn đến mất ngủ nhưng phần lớn đều bị mất ngủ mà dẫn đến trầm cảm. Bởi thế, việc cốt lõi chính là cải thiện giấc ngủ rồi mới có thể cải thiện được những triệu chứng đi kèm.

Mất ngủ gây nên những tác hại nào?

Bản thân mỗi người khi có được giấc ngủ ngon mỗi ngày là một điều tuyệt vời nhất không gì có thể sánh bằng. Giấc ngủ mang lại những tác dụng hữu hiệu cho một sức khỏe bền vững như điều chỉnh đồng hồ sinh học cơ thể, loại bỏ những mệt mỏi, căng thẳng cho bộ não được nghỉ ngơi sau một ngày dài lao động vất vả. Không những thế, giấc ngủ còn giúp tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và ý chí phán đoán mọi việc. Người ngủ đủ sẽ cảm thấy luôn khỏe mạnh, tự tin và lạc quan cũng như kéo dài tuổi thọ cho chính họ. Vậy khi cơ thể bị mất ngủ sẽ gây nên những hậu quả như thế nào?

Tăng nguy cơ mắc bệnh: Hàng loạt các chứng bệnh sẽ phát sinh nếu như chúng ta không duy trì đều đặn được giấc ngủ mỗi ngày. Thiếu ngủ sẽ không cung cấp đủ máu cho tim và tăng huyết áp lên cao, cơ thể thiếu insulin và mất cân bằng glucose rất dễ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường; phụ nữ hay thức khuya có nguy cơ mắc ung thư vú, người ngủ không đủ giấc dễ mắc bệnh về ung thư đại trực tràng do cơ thể không tiết ra nhiều lượng hormone melatonin. Và tất nhiên mất ngủ cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm do suy giảm chất dẫn truyền thần kinh.

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung: Khó ngủ mất ngủ thường xuyên tức là bạn đang bắt não bộ làm việc không ngừng nghỉ, chúng sẽ không có nhiều thời gian để tập trung cho giấc ngủ sâu và mơ nữa. Bạn cần biết đến chức năng của giấc mơ trong giấc ngủ của mình, một giấc mơ đẹp sẽ tốt hơn là mơ thấy ác mộng. Khi ngủ mà chúng ta gặp giấc mơ đẹp nó sẽ có cảm giác tốt hơn về sự nhận thức, trau dồi trí nhớ, mang lại cho bạn những suy nghĩ về niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng khi bị mất ngủ, bạn sẽ không còn được luyện tập thói quen đó nữa, thay vào đó sẽ là sự tiếp nhận chậm chạp, tâm trí rối loạn và không thể ghi nhớ được nhiều thứ. Đó cũng chính là dấu hiệu của việc suy giảm trí nhớ mà bạn cần phải cảnh giác.

Gián đoạn công việc: Khi ngủ tốt bạn sẽ đủ tinh thần và sự tỉnh táo để làm mọi việc, một giấc chợp mắt lúc trưa cũng sẽ thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc cho buổi chiều. Nhưng nếu bạn không ngủ trưa khoảng 30 phút, bạn sẽ cảm thấy rất đau đầu, mệt mỏi, đôi mắt díp vào vì buồn ngủ, ngủ gật liên tục nên chẳng còn chút tập trung nào cho công việc buổi chiều nữa. Các nhà khoa học cho biết những người thường xuyên ngủ trưa không quá 30 phút sẽ sẽ thiện được 34% hiệu suất làm việc.

Tăng hoặc sụt cân: Nhiều nghiên cứu chỉ ra ở những người bị đau đầu mất ngủ thì cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng gây liên lụy đến các chức năng khác không làm tròn nhiệm vụ của mình, bạn sẽ cảm thấy không muốn làm bất cứ thứ gì, lười vận động hơn, do đó mà lượng calo không được tiêu hao mà chỉ còn cách tích tụ thành mỡ dư thừa. Ở những đối tượng bị mất ngủ thường sẽ có 2 xu hướng xảy ra: Hoặc là tăng ham muốn ăn uống  với những thực phẩm chứa nhiều calo và không có lợi cho sức khỏe, cơ thể lại tiếp tục tích tụ một lượng mỡ nữa vào trong cơ thể; hoặc là họ sẽ chẳng còn tinh thần nào cho việc ăn uống, có cảm giác chán ăn nên sẽ ăn uống thất thường và sụt cân liên tục.

Rối loạn tâm lý: Người thiếu ngủ rất dễ bị kích động hệ thần kinh với những trạng thái, hành động tiêu cực. Những mệt mỏi, đau đớn khiến bạn trở nên cáu gắt, bực bội, sợ hãi đến mức ám ảnh. Đó là lý do tại sao nhiều người khi không điều khiển và kiểm soát được bộ não của mình mà dễ dẫn đến tự kỷ, trầm cảm, có ý nghĩ muốn tự sát…Sẽ rất nguy hiểm nếu như tình trạng kéo dài mà không tìm được cách giải quyết nhanh chóng.

Đe dọa hạnh phúc hôn nhân: Nam nữ độc thân dễ bị mất ngủ hơn so với những người đã có gia đình. Theo nghiên cứu của Hiệp hội y khoa Mỹ, nam giới khi bị thiếu ngủ sẽ bị suy giảm nồng độ testosteron (lượng hormone sinh dục), họ sẽ không còn cảm giác hoặc rất ít hứng thú cho việc “chăn gối” và vì thế mà cuộc sống hôn nhân của 2 vợ chồng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ở một khía cạnh khác, khi bạn bị mất ngủ bởi người bạn nằm bên cạnh mình gây tiếng ồn, bạn sẽ vô cùng khó chịu và chỉ muốn nằm tách riêng ra. Có khi, những cảm xúc tức thời và xung đột giữa 2 bạn lại làm rạn nứt tình cảm. Chính hành động này cũng vô tình làm hạnh phúc của 2 bạn kém đi rất nhiều. Việc ngủ chung cũng rất có lợi cho giấc ngủ nhưng cũng rất dễ mất đi giấc ngủ nếu hư chúng ta không biết cách cải thiện nó.

Dễ gây tai nạn: Điều nguy hiểm nhất khi chúng ta điều khiến phương tiện giao thông là gặp chứng buồn ngủ làm phiền. Ban đêm bạn không thể ngủ được nhưng lại buồn ngủ vào sáng hôm sau khi bạn đang lái xe, những cơn ngủ gật cứ liên tục ập đến và bạn không đủ tỉnh táo, tập trung để lái xe cho chuẩn nữa. Chỉ một cái chớp mắt trong chốc lát thôi rất có thể gây tại nạn trên đường rồi. Một nghiên cứu đã thử nghiệm ở những người ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng khả năng gây tai nạn giao thông gấp 3 lần những người khác. Đây là thực trạng cực kỳ nguy hiểm và đáng báo động với tất cả mọi người, hãy cẩn trọng trước khi lái xe nếu bị thiếu ngủ để không làm tổn hại đến những người xung quanh nhé.

Gây lão hóa da: Người ta vẫn ví “mắt như gấu trúc” để nói rằng mình đang bị mất ngủ. Những quầng thâm đen dưới mắt, bọng mắt sưng húp hoặc sâu hoáy cùng làn da tái xem, xanh xao, trông thiếu sức sống…là những biểu hiện của người mất ngủ liên tục. Khi cơ thể không được ngủ đủ giấc sẽ không sản sinh đủ ra lượng hormone sinh trưởng, thay vào đó chỉ có sự xuất hiện của cortisol – loại hormon căng thẳng phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Chính vì thế, bạn sẽ thấy da mình ngày càng nổi nhiều mụn và nếp nhăn hơn, da khô và sạm đen đi nhiều hơn. Lúc này, chức năng bảo vệ da tự nhiên đã bị suy giảm, lớp biểu bì trở nên yếu hơn, cộng thêm với việc da bạn suốt ngày phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm bên ngoài, tiếp xúc với những hóa chất và mỹ phẩm độc hại nên lão hóa với tốc độ chóng mặt.

Một thử nghiệm giữa những người đi ngủ đúng giờ và người bị mất ngủ độ tuổi từ 30 –  50 tuổi đã đánh giá được kết quả. Những người ngủ ngon mỗi đêm da luôn căng mịn, hồng hào, còn những người thiếu ngủ thì da xuất hiện nhiều vết chân chim, nám và tàn nhang, nếp nhăn, da bị chảy sệ…Phụ nữ từ sau 30 tuổi trở đi rất dễ bị lão hóa và xuống sắc nên việc bổ sung đầy đủ collagen từ giấc ngủ là việc cần thiết.

Những tác hại khó lường của việc mất ngủ triền miên chứng minh cho bạn thấy giấc ngủ có tầm quan trọng như thế nào tới sức khỏe của bạn. Tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ gây nên những tác hại trước mắt mà còn làm tăng nguy cơ triệu chứng trầm cảm và tuổi thọ của bạn. Cách tốt nhất là lấy lại giấc ngủ tự nhiên cho bản thân để có sức khỏe chống đỡ với sóng gió cuộc đời.

Cách làm hết mất ngủ tự nhiên, hiệu quả

Giải quyết vấn đề trước mắt tức là bạn cần xác định rõ những nguyên nhân gây chứng đau đầu, mất ngủ, khó ngủ trầm trọng. Nguyên nhân đó có thể là do những thói quen chủ quan, cũng có thể là do yếu tố khách quan từ môi trường và bệnh tật. Song, dù thế nào cũng cần phải khắc phục chúng thì mới nghĩ tới chuyện lấy lại giấc ngủ dễ dàng.

Cố định giờ đi ngủ: Việc này không hề khó, chỉ là bạn có nghiêm túc thực hiện nó hay không thôi. Buổi tối đừng nên để bị thu hút bởi một lý do nào cả, đã đến giờ thì phải đi ngủ. Cũng không nhất thiết phải ép bản thân phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, vì cơ thể của mỗi con người hoàn toàn khác nhau nên nhu cầu về thời gian ngủ sẽ không giống nhau. Có nhiều người ngủ ít hơn nhưng vẫn thấy thoải mái, tỉnh táo và khỏe mạnh nhưng có người ngủ khá nhiều nhưng vẫn cứ bị mệt mỏi và thiếu ngủ. Thế nên, việc tập thói quen tốt trước khi đi ngủ và bỏ thói quen xấu vẫn giúp bạn có cơ hội chạm đến giấc ngủ đêm dài.

Áp đảo suy nghĩ bằng kĩ thuật ru ngủ: Phần lớn thói quen khi đi ngủ của chúng ta là bắt đầu với mớ suy nghĩ hỗn độn và mệt mỏi. Nhiều lúc bạn chỉ muốn quên hết đi để không phải nhớ về những điều đau buồn đó nữa và đổi lấy một giấc ngủ ngon. Vậy thì, bạn đã bao giờ nghe tới những kĩ thuật ru ngủ như thiền, yoga, thôi miên, nghe nhạc trắng, viết nhật ký, đếm cừu chưa? Những phương pháp này có thể không còn xa lạ với bạn nhưng chắc rằng bạn cũng chưa từng áp dụng cho giấc ngủ của mình. Mục đích của cách làm này nhằm đánh lừa bộ não của bạn không còn mảy may đến những suy nghĩ kia nữa và cũng là làm người thay thế ru bạn nhanh buồn ngủ hơn.

Hãy là người ăn uống, tập luyện khoa học: Thói quen ăn uống bừa bãi, lung tung không chỉ lấy đi giấc ngủ mà còn lấy đi sức khỏe, tuổi thọ của bạn nữa. Bất kể bạn là ai bạn cũng cần phải tuân thủ theo chế độ ăn uống hợp lý, đừng vì thích, vì ham mê mà cho mình cái quyền tung hoành ăn uống. Việc ăn uống luôn phải đi đôi với vận động, đó là quy luật bù trừ giúp bạn hấp thu chất tốt và đào thải chất độc.

Áp dụng những mẹo hay trị mất ngủ: Có rất nhiều mẹo vặt trong cuộc sống mà bạn có thể sử dụng cho giấc ngủ của mình như bổ sung các khoáng chất có khả năng gây buồn ngủ, ngủ trong bóng tối, chọn tư thế ngủ thích hợp khi ngủ, vui vẻ ban ngày sẽ ngủ ngon và mơ buổi tối.

Thảo dược – cách làm hết mất ngủ hiệu quả

Trong dân gian, thảo dược trị mất ngủ có rất nhiều nên người bệnh cũng dễ dàng tìm kiếm một loại phù hợp. Nếu như không có cơ hội tìm kiếm tổng hợp các loại thảo dược thì bạn có thể tìm một trong những loại thảo dược từ Nữ Lang, Lạc Tiên, Lá Vông, Bình vôi, tam thất, tâm sen…chúng đều có tác dụng an thần và chữa trị hiện tượng mất ngủ.

Thảo dược có thể chế biến theo những cách khác nhau như sắc nước lá uống, sắc thuốc bắc, chế biến thành món ăn…cách nào bạn cho là hợp lý nhất thì áp dụng theo.

Hiện nay, để giúp người bệnh có được kết quả chữa trị cao nhất, các nhà khoa học đã tận dụng tất cả những loại thảo dược quý và sản xuất chúng thành dạng viên nang thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó có Định Tâm An Giấc của Học viện quân y. Cách làm này được đánh giá rất cao về công nghệ, quy trình chế biến, thành phần và tác dụng tuyệt vời của nó dưới sự dày công nghiên cứu của những nhà khoa học nghiên cứu đầu ngành. Nhưng nổi bật hơn cả khi người tiêu dùng cảm thấy tin tưởng lựa chọn loại sản phẩm như này chính là sự đa dụng và tiện dụng. Giải quyết được khâu tiết kiệm về thời gian, công sức, tiền bạc nhưng vẫn mang lại một sức khỏe an toàn cho người bệnh, đến nay sản phẩm đã hoàn toàn tạo được niềm tin trên thị trường để phục vụ cho những người đang bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc.

Không khó để tìm hiểu về cụ thể căn bệnh mất ngủ và những tác hại của họ, nhưng sẽ rất khó nếu như bạn không xác định được lý do mắc bệnh và phương hướng điều trị. Làm được điều đó mới có thể mang giấc ngủ đến và cứu sống sức khỏe của bạn. Cuộc đời mỗi người chỉ có một nên hãy sống sao cho thật khỏe mạnh và ý nghĩa nhé.

Nguồn: http://www.tuvankhoe.com/suc-khoe/17270.html

Xem thêm: Yếu sinh lý nam là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả, an toàn

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!