Xét nghiệm hormone tăng trưởng (hormone GH)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm hormone tăng trưởng (hormone GH)
Bộ phân cơ thể/Mẫu thử: Máu
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm hormone tăng trưởng (hormone GH)
Bộ phân cơ thể/Mẫu thử: Máu
Tìm hiểu chung
Hormone tăng trưởng GH là gì? Vai trò của hormone GH
Hormone tăng trưởng (GH) được sản xuất bởi thùy trước tuyến yên. Đây là loại hormone cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em, giúp thúc đẩy sự phát triển của xương từ sơ sinh đến dậy thì. Ngoài ra, GH còn giúp điều hòa tốc độ sản sinh năng lượng từ thực phẩm, điều chỉnh việc sản xuất các tế bào hồng cầu và khối lượng cơ.
Hormone tăng trưởng GH là gì? Vai trò của hormone GH
Hormone tăng trưởng (GH) được sản xuất bởi thùy trước tuyến yên. Đây là loại hormone cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em, giúp thúc đẩy sự phát triển của xương từ sơ sinh đến dậy thì. Ngoài ra, GH còn giúp điều hòa tốc độ sản sinh năng lượng từ thực phẩm, điều chỉnh việc sản xuất các tế bào hồng cầu và khối lượng cơ.
Trẻ nhỏ có thể bị thiếu hụt hormone GH có thể do bẩm sinh hoặc do chấn thương não hoặc khối u. Trẻ thiếu hormone GH có thể còi cọc, thậm chí mắc bệnh lùn. Còn nếu hormone GH được xuất quá nhiều, trẻ có thể mắc phải hội chứng người khổng lồ.
Ở người lớn, hormone tăng trưởng có vai trò điều hòa mật độ xương, khối lượng cơ và chuyển hóa glucose và lipid. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tim và thận. Sự thiếu hụt có thể bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc xuất hiện ở tuổi trưởng thành do chấn thương đầu, khối u não… Hormone GH sản xuất quá nhiều có thể dẫn đến bệnh to đầu chi, nếu không được điều trị có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch và viêm khớp.
Hormone tăng trưởng GH thường được giải phóng từng đợt vào máu suốt cả ngày nhưng nhiều nhất là vào ban đêm. Do đó, nếu chỉ đo lường nồng độ hormone tăng trưởng GH một lần duy nhất thì sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa về mặt lâm sàng.
Chính vì vậy, xét nghiệm hormone tăng trưởng GH thường có nhiều loại như xét nghiệm kìm hãm GH, xét nghiệm kích thích GH. Tùy thuộc vào mục đích mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp.
Xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH) là gì?
Để định lượng hormone GH trong cơ thể, bác sĩ sẽ dùng đến một loại xét nghiệm máu đặc thù là xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH).
Xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH) được sử dụng để chẩn đoán sự thiếu hụt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng. Ngoài ra, nó còn giúp đánh giá chức năng tuyến yên:
- Xét nghiệm kích thích hormone tăng trưởng GH: giúp chẩn đoán tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng GH và suy tuyến yên
- Xét nghiệm kìm hãm hormone tăng trưởng GH: giúp chẩn đoán tình trạng dư thừa GH bằng cách xác định xem việc sản xuất GH có bị ức chế bởi lượng đường trong máu cao hay không
- Xét nghiệm IGF-1: Loại hormone thực hiện nhiều tác động của GH, giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và mô. Nồng độ IGF-1 trong máu ổn định suốt cả ngày nên đây là một chỉ số hữu ích về mức GH trung bình. Xét nghiệm IGF-1 thường được sử dụng để đánh giá sự thiếu hụt hoặc dư thừa hormone GH.
Xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH) được thực hiện khi nào?
Bố mẹ sẽ cần đưa bé đến bệnh viện và làm xét nghiệm hormone GH nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng nào như sau:
- Tốc độ tăng trưởng chậm hơn bình thường
- Tầm vóc thấp bé hơn so với những trẻ em khác cùng tuổi
- Dậy thì muộn
- Chậm phát triển xương (phát hiện khi chụp X-quang)
Ngoài ra, thủ thuật xét nghiệm này cũng sẽ cần thiết cho việc chẩn đoán một số tình trạng, bệnh lý ở người trưởng thành liên quan đến thiếu hụt hormone GH hoặc suy tuyến yên, ví dụ như:
Trẻ nhỏ có thể bị thiếu hụt hormone GH có thể do bẩm sinh hoặc do chấn thương não hoặc khối u. Trẻ thiếu hormone GH có thể còi cọc, thậm chí mắc bệnh lùn. Còn nếu hormone GH được xuất quá nhiều, trẻ có thể mắc phải hội chứng người khổng lồ.
Ở người lớn, hormone tăng trưởng có vai trò điều hòa mật độ xương, khối lượng cơ và chuyển hóa glucose và lipid. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tim và thận. Sự thiếu hụt có thể bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc xuất hiện ở tuổi trưởng thành do chấn thương đầu, khối u não… Hormone GH sản xuất quá nhiều có thể dẫn đến bệnh to đầu chi, nếu không được điều trị có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch và viêm khớp.
Hormone tăng trưởng GH thường được giải phóng từng đợt vào máu suốt cả ngày nhưng nhiều nhất là vào ban đêm. Do đó, nếu chỉ đo lường nồng độ hormone tăng trưởng GH một lần duy nhất thì sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa về mặt lâm sàng.
Chính vì vậy, xét nghiệm hormone tăng trưởng GH thường có nhiều loại như xét nghiệm kìm hãm GH, xét nghiệm kích thích GH. Tùy thuộc vào mục đích mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp.
Xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH) là gì?
Để định lượng hormone GH trong cơ thể, bác sĩ sẽ dùng đến một loại xét nghiệm máu đặc thù là xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH).
Xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH) được sử dụng để chẩn đoán sự thiếu hụt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng. Ngoài ra, nó còn giúp đánh giá chức năng tuyến yên:
- Xét nghiệm kích thích hormone tăng trưởng GH: giúp chẩn đoán tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng GH và suy tuyến yên
- Xét nghiệm kìm hãm hormone tăng trưởng GH: giúp chẩn đoán tình trạng dư thừa GH bằng cách xác định xem việc sản xuất GH có bị ức chế bởi lượng đường trong máu cao hay không
- Xét nghiệm IGF-1: Loại hormone thực hiện nhiều tác động của GH, giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và mô. Nồng độ IGF-1 trong máu ổn định suốt cả ngày nên đây là một chỉ số hữu ích về mức GH trung bình. Xét nghiệm IGF-1 thường được sử dụng để đánh giá sự thiếu hụt hoặc dư thừa hormone GH.
Xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH) được thực hiện khi nào?
Bố mẹ sẽ cần đưa bé đến bệnh viện và làm xét nghiệm hormone GH nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng nào như sau:
- Tốc độ tăng trưởng chậm hơn bình thường
- Tầm vóc thấp bé hơn so với những trẻ em khác cùng tuổi
- Dậy thì muộn
- Chậm phát triển xương (phát hiện khi chụp X-quang)
Ngoài ra, thủ thuật xét nghiệm này cũng sẽ cần thiết cho việc chẩn đoán một số tình trạng, bệnh lý ở người trưởng thành liên quan đến thiếu hụt hormone GH hoặc suy tuyến yên, ví dụ như:
- Loãng xương
- Mệt mỏi, sụy nhược
- Cholesterol cao
- Giảm khả năng gắng sức
- Loãng xương
- Mệt mỏi, sụy nhược
- Cholesterol cao
- Giảm khả năng gắng sức
Điều cần thận trọng
Thực tế, nồng độ hormone tăng trưởng có thể thay đổi liên tục trong ngày bởi thời gian và một số yếu tố khác như tập thể dục, ăn uống, căng thẳng… Do đó, bạn cần lưu ý thời điểm lấy máu để làm xét nghiệm và so sánh.
Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm hormone GH cũng có thể sai lệch bởi tác dụng của một số loại thuốc hoặc hoạt chất, bao gồm:
- Các loại thuốc và hoạt chất có thể làm tăng nồng độ GH: các chất kích thích, arginine, dopamine, estrogen, glucagon, histamin, insulin, levodopa, methyldopa và acid nicotinic
- Các loại thuốc có thể làm giảm nồng độ GH: corticosteroid và phenothiazines
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hay hoạt chất nào như trên, hãy báo với bác sĩ trước khi làm bất kỳ xét nghiệm máu nào, bao gồm cả xét nghiệm hormone GH.
Một vấn đề khác bạn cần lưu ý là rất ít trường hợp người có vóc dáng thấp bé do thiếu hụt hormone tăng trưởng. Thay vào đó, tình trạng này thường liên quan đến bệnh lý, rối loạn di truyền.
Thực tế, nồng độ hormone tăng trưởng có thể thay đổi liên tục trong ngày bởi thời gian và một số yếu tố khác như tập thể dục, ăn uống, căng thẳng… Do đó, bạn cần lưu ý thời điểm lấy máu để làm xét nghiệm và so sánh.
Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm hormone GH cũng có thể sai lệch bởi tác dụng của một số loại thuốc hoặc hoạt chất, bao gồm:
- Các loại thuốc và hoạt chất có thể làm tăng nồng độ GH: các chất kích thích, arginine, dopamine, estrogen, glucagon, histamin, insulin, levodopa, methyldopa và acid nicotinic
- Các loại thuốc có thể làm giảm nồng độ GH: corticosteroid và phenothiazines
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hay hoạt chất nào như trên, hãy báo với bác sĩ trước khi làm bất kỳ xét nghiệm máu nào, bao gồm cả xét nghiệm hormone GH.
Một vấn đề khác bạn cần lưu ý là rất ít trường hợp người có vóc dáng thấp bé do thiếu hụt hormone tăng trưởng. Thay vào đó, tình trạng này thường liên quan đến bệnh lý, rối loạn di truyền.
Quy trình thực hiện
Nên làm gì trước khi xét nghiệm hormone GH?
Bạn phải tuân theo tất cả các hướng dẫn chuẩn bị của bác sĩ như:
Nên làm gì trước khi xét nghiệm hormone GH?
Bạn phải tuân theo tất cả các hướng dẫn chuẩn bị của bác sĩ như:
- Nhịn ăn vài giờ trước khi xét nghiệm
- Dùng thuốc theo toa một vài ngày trước khi xét nghiệm
- Tập thể dục trước khi xét nghiệm
- Dừng uống những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Quy trình thực hiện xét nghiệm hormone tăng trưởng GH
Nồng độ hormone tăng trưởng (GH) trong máu có thể thay đổi một cách nhanh chóng, vì vậy có thể cần lấy mẫu máu nhiều lần vào những ngày khác nhau. Yếu tố tăng trưởng giống Insulin 1 (IGF-1) biến đổi chậm hơn và có thể được tiến hành xét nghiệm đầu tiên.
- Xét nghiệm kích thích hormone tăng trưởng GH: Bạn sẽ được lấy máu lúc đói (sau 10-12 giờ nhịn ăn). Sau đó, sẽ được tiêm một dung dịch chứa các chất kích thích giải phóng GH. Sau khoảng 2 tiếng, bạn sẽ được lấy máu một lần nữa. Nồng độ GH sẽ được kiểm tra trong từng khoảng thời gian để xem liệu tuyến yên có được kích thích để tạo ra đủ hormone GH hay không.
- Xét nghiệm kìm hãm hormone GH: Bạn sẽ được lấy máu lúc đói (sau 10-12 giờ nhịn ăn). Sau đó, bạn sẽ uống dung dịch glucose. Sau khoảng 2 tiếng, bạn sẽ được lấy máu một lần nữa. Nồng độ GH sẽ được kiểm tra trong từng khoảng thời gian để xem liệu tuyến yên có bị ức chế bởi glucose hay không.
- Nhịn ăn vài giờ trước khi xét nghiệm
- Dùng thuốc theo toa một vài ngày trước khi xét nghiệm
- Tập thể dục trước khi xét nghiệm
- Dừng uống những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Quy trình thực hiện xét nghiệm hormone tăng trưởng GH
Nồng độ hormone tăng trưởng (GH) trong máu có thể thay đổi một cách nhanh chóng, vì vậy có thể cần lấy mẫu máu nhiều lần vào những ngày khác nhau. Yếu tố tăng trưởng giống Insulin 1 (IGF-1) biến đổi chậm hơn và có thể được tiến hành xét nghiệm đầu tiên.
- Xét nghiệm kích thích hormone tăng trưởng GH: Bạn sẽ được lấy máu lúc đói (sau 10-12 giờ nhịn ăn). Sau đó, sẽ được tiêm một dung dịch chứa các chất kích thích giải phóng GH. Sau khoảng 2 tiếng, bạn sẽ được lấy máu một lần nữa. Nồng độ GH sẽ được kiểm tra trong từng khoảng thời gian để xem liệu tuyến yên có được kích thích để tạo ra đủ hormone GH hay không.
- Xét nghiệm kìm hãm hormone GH: Bạn sẽ được lấy máu lúc đói (sau 10-12 giờ nhịn ăn). Sau đó, bạn sẽ uống dung dịch glucose. Sau khoảng 2 tiếng, bạn sẽ được lấy máu một lần nữa. Nồng độ GH sẽ được kiểm tra trong từng khoảng thời gian để xem liệu tuyến yên có bị ức chế bởi glucose hay không.
Kết quả
Đối với xét nghiệm kìm hãm hormone tăng trưởng GH:
Kết quả dưới 0,3 ng/mL được coi là bình thường. Nếu cao hơn, cơ thể có thể đang sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng.
Nồng độ GH cao có thể là do chứng bệnh khổng lồ hoặc bệnh to đầu chi. Những bệnh lý này gây ra bởi khối u lành trong tuyến yên (u tuyến). Trong trường hợp này, nồng độ yếu tố tăng trưởng giống Insulin 1 (IGF-1) cũng sẽ cao.
Nồng độ GH cao cũng có thể do bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc do nhịn đói. Những yếu tố này không làm nồng độ IGF-1 tăng cao.
Đối với xét nghiệm kích thích hormone tăng trưởng GH:
Nồng độ trên 5 ng/mL ở trẻ em và trên 4 ng/mL ở người lớn thường được coi là bình thường. Nếu thấp hơn, bạn có thể đang bị thiếu hụt hormone GH.
Nồng độ hormone tăng trưởng thấp có thể chỉ ra tình trạng:
- Thiếu hụt hormone tăng trưởng.
- Suy tuyến yên (chức năng tuyến yên kém).
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Đối với xét nghiệm kìm hãm hormone tăng trưởng GH:
Kết quả dưới 0,3 ng/mL được coi là bình thường. Nếu cao hơn, cơ thể có thể đang sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng.
Nồng độ GH cao có thể là do chứng bệnh khổng lồ hoặc bệnh to đầu chi. Những bệnh lý này gây ra bởi khối u lành trong tuyến yên (u tuyến). Trong trường hợp này, nồng độ yếu tố tăng trưởng giống Insulin 1 (IGF-1) cũng sẽ cao.
Nồng độ GH cao cũng có thể do bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc do nhịn đói. Những yếu tố này không làm nồng độ IGF-1 tăng cao.
Đối với xét nghiệm kích thích hormone tăng trưởng GH:
Nồng độ trên 5 ng/mL ở trẻ em và trên 4 ng/mL ở người lớn thường được coi là bình thường. Nếu thấp hơn, bạn có thể đang bị thiếu hụt hormone GH.
Nồng độ hormone tăng trưởng thấp có thể chỉ ra tình trạng:
- Thiếu hụt hormone tăng trưởng.
- Suy tuyến yên (chức năng tuyến yên kém).
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Xem thêm: Tụt nướu
Tin mới nhất
- Thoái hóa khớp tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Viêm amidan mủ và cách điều trị bảo tồn hiệu quả không đau từ thảo dược
- Viêm phổi do phế cầu
- Bệnh viêm xoang gây hôi miệng và cách khắc phục
- Tiểu ra máu
- Các địa chỉ bệnh viện gút Hà Nội có uy tín nhất hiện nay
- Thận yếu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách dùng thuốc chữa trị tốt nhất
- Uống rượu bia bị tê chân tay có nguy hiểm không?
- Hướng dẫn cách pha trà đông trùng hạ thảo vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng
- Top 3 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Hàn Quốc – Korea
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Ngứa ngón tay là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm dạ dày độ A là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn cách điều trị
- Tác dụng của cây xạ đen chữa bệnh gì Cây xạ đen tác dụng như thế nào? Cách sử dụng cây xạ đen tươi, khô
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Ngứa hậu môn dai dẳng, có thể bạn đã bị nấm hậu môn