Viêm họng uống gì hết: TOP 16 thức uống không thể bỏ qua
Viêm họng uống gì hết đau và ngứa rát nơi cổ họng? Đau họng khiến cho vùng hầu họng của chúng ta bị tổn thương, sưng tấy và khó chịu rất nhiều. Cùng tìm hiểu TOP 16 loại nước uống tốt cho cổ họng và kiểm soát tốt chứng viêm họng dưới đây.
Viêm họng uống gì hết? – TOP 16 thức uống trị đau họng hiệu quả
Viêm họng là tình trạng cổ họng bị ngứa rát khó chịu, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp, vi khuẩn xâm nhập. Đau họng không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây điều trị và quan tâm đến ăn gì chữa viêm họng thì việc thức uống nào giúp điều trị viêm họng cũng được người bệnh tìm hiểu rất nhiều. Dưới đây là TOP 16 thức uống tốt mà người bị viêm họng không thể bỏ qua.
Uống nước ấm mỗi ngày
Đối với tình trạng bị viêm họng do la hét to hoặc nói chuyện nhiều quá mức, viêm amidan,… khiến cho cổ họng bị đau và xuất hiện tình trạng ngứa rát. Bạn nên sử dụng nước ấm để uống nhằm làm dịu bớt niêm mạc họng, làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng đau, ngứa rát và hỗ trợ làm lành những tổn thương.
Ngoài ra, nước ấm còn được biết đến với khả năng làm loãng dịch nhầy, đờm trong cổ họng. Giúp long đờm, đào thải hết chất nhầy trong họng ra ngoài, từ đó cổ họng được thông thoáng và dễ chịu hơn.
Chính vì những công dụng trên, chúng ta nên sử dụng nước ấm mỗi ngày để giúp giảm viêm họng, kiểm soát đau rát và sưng viêm tại họng. Hãy bổ sung khoảng 2 – 2,5 lít nước/ ngày tùy theo thể trạng, nhu cầu của bản thân. Không nên uống quá nhiều nước vì sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn.
Viêm họng uống gì hết – Bổ sung trà gừng tươi
Theo Đông y, gừng là một loại thảo dược tự nhiên có vị cay, tính ấm với công dụng tiêu viêm kháng khuẩn tuyệt vời. Đây là một thức uống rất phù hợp với những người bị đau họng, viêm họng kéo dài lâu ngày không hết hay rát họng khi thời tiết trở lạnh.
Để sử dụng gừng tươi có rất nhiều các, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc 2 cách pha trà gừng đơn giản nhất hiện nay:
- Cách 1: Pha một cốc trà xanh nóng, sau đó lấy vài lát gừng tươi đập dập rồi bỏ thêm vào cốc trà. Để khoảng 5 – 10 phút để tình chất trong trà có thể thôi ra nước, sau đó có thể thêm đường hoặc sữa cho dễ uống. Bạn đọc nên uống chậm rãi,
từng ngụm nhỏ để hoạt chất có trong trà ngấm sâu vào niêm mạc họng, từ đó giúp giảm viêm họng nhanh hơn. - Cách 2: Sử dụng vài lát gừng tươi để hãm trực tiếp với nước sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó bạn có thể thêm một chút mật ong hay 1 lát chanh tươi để nâng cao công dụng điều trị viêm họng.
Chú ý: Bởi gừng, mật ong có tính nóng vì thế chúng ta không nên sử dụng quá nhiều. Việc uống nhiều trà gừng mật ong có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Uống nước mật ong
Ho viêm họng uống gì hết, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua mật ong. Mật ong nguyên chất là một loại dược liệu tự nhiên rất an toàn, có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe toàn diện.
Khoa học đã nghiên cứu, trong mật ong có chứa nhiều hoạt chất như vitamin, chất chống oxy hóa, chất kháng viêm, khoáng chất tốt,… giúp bồi bổ cơ thể, dịu nhanh tình trạng sưng đỏ tại cổ họng, giảm đau rát. Mật ong cũng giúp đẩy nhanh quá trình làm lành những tổn thương tại họng, giảm ho khan, ho có đờm.
Những hoạt chất của mật ong khi đi vào cơ thể sẽ phát huy công dụng tốt, giúp giảm viêm, ức chế vi khuẩn gây bệnh và đào thải tác nhân có hại, virus ra ngoài cơ thể. Chế biến nước mật ong bạn đọc có thể áp dụng theo cách sau:
Chuẩn bị:
- Mật ong nguyên chất.
- 1 cốc nước ấm.
- Giấm táo.
Thực hiện:
- Trộn mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 2:1 với giấm táo.
- Sau khi trộn đều, cho thêm 300ml nước ấm vào rồi khuấy tan nguyên liệu.
- Uống hỗn hợp này ngay khi còn ấm.
- Sử dụng nước mật ong pha giấm táo mỗi ngày 1 cốc vào buổi sáng để giảm nhanh tình trạng viêm họng.
Lưu ý: Không được sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hay mẹ đang cho con bú vì chúng có nguy cơ gây ngộ độc cao.
Viêm họng uống gì hết – Trà Cúc La Mã
Thêm một loại đồ uống giúp giảm nhanh tình trạng viêm họng dành cho bạn đọc đó là trà cúc La Mã. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, hoa cúc La Mã có nhiều thành phần với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa, cải thiện những tổn thương tại niêm mạc họng.
Ngoài ra, hoa cúc La Mã cũng được sử dụng nhiều để cải thiện giấc ngủ, giúp an thần, nâng cao sức khỏe và đề kháng một cách toàn diện. Loài thảo dược này rất hiệu nghiệm trong chữa đau rát tại họng do trào ngược dạ dày, không chỉ điều trị tại họng mà còn điều trị từ sâu căn nguyên bệnh.
Nguyên liệu:
- 15g cúc La Mã.
- 300ml nước nóng.
Thực hiện:
- Cho hết 15g hoa cúc La Mã vào cốc nước nóng, hãm trong khoảng 15 – 20 phút.
- Sau đó, uống luôn lúc trà còn ấm, có thể pha thêm một chút đường phèn cho dễ uống.
- Bạn đọc nên uống trà hoa cúc hàng ngày vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để cải thiện chứng viêm họng.
Chú ý:
- Mặc dù nước hoa cúc La Mã tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta không nên lạm dụng nước uống này quá nhiều bởi có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn hoặc nôn.
- Trà cúc La Mã không được dùng cho chị em đang mang thai vì chúng có thể gây nguy cơ sảy thai, sinh non.
Trà xanh – Thức uống trị viêm họng
Viêm họng uống gì hết chắc chắn không thể bỏ qua trà xanh. Loại trà này từ lâu đã được chúng ta biết đến với khả năng thanh nhiệt cơ thể, chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do, phòng chống thư.
Không chỉ vậy, trong lá trà xanh còn chứa hoạt chất giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt, thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Từ đó nước trà xanh có khả năng giảm ngứa rát và khó chịu tại cổ họng, hỗ trợ điều trị chứng viêm họng.
Để cải thiện viêm đau họng, chúng ta nên uống mỗi ngày 1 cốc trà xanh khi còn ấm. Ngoài ra, một số chị em còn sử dụng nước trà để uống thay thế nước lọc hàng ngày, cách uống này rất tốt cho da và tóc. Nhằm nâng cao hiệu quả, khi
uống trà xanh bạn hãy thêm một chút muối để diệt khuẩn.
Cải thiện viêm họng hiệu quả với nước ép cà rốt
Củ cà rốt có chứa nhiều chất xơ, vitamin, hoạt chất chống oxy hóa và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Bởi thế, việc uống nước ép cà rốt nguyên chất mỗi ngày sẽ giúp chúng ta nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Từ đó, loại trà này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng, làm dịu cổ họng và cải thiện những tổn thương do viêm họng gây ra.
Ngoài ra, thành phần của cà rốt còn giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm tại cổ họng, giúp bạn đọc dễ ngủ, giảm căng thẳng áp lực và phòng ngừa viêm nhiễm nói chung. Chúng ta chế biến nước ép cà rốt theo các bước như sau:
Chuẩn bị: 2 củ cà rốt.
Thực hiện:
- Cà rốt đem cạo vỏ rồi rửa sạch, để cho ráo nước.
- Cắt cà rốt thành từng đoạn nhỏ, đem bỏ vào máy ép để ép lấy nước.
- Nếu bạn có thể uống nước ép cà rốt nguyên chất là tốt nhất.
- Nếu mùi vị khó uống có thể thêm đường hoặc sữa đặc.
- Uống mỗi ngày 1 – 2 cốc nước ép cà rốt để cải thiện tình trạng viêm họng.
Chú ý: Chúng ta không nên quá lạm dụng việc uống nước ép cà rốt vì khi uống nhiều, chúng có thể gây vàng da.
Trị đau họng với nước lá tía tô
Trong Đông y, lá tía tô có vị hơi cay, chứa tinh dầu có tính ấm với công dụng điều trị những bệnh về đường hô hấp, đau hay viêm họng hiệu quả. Khi chúng ta sử dụng nước lá tía tô, những hoạt chất sẽ giúp làm ấm họng, tăng cường lưu thông máu tại cơ thể, giảm đau họng.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, một ít muối, nước lọc.
- Lấy lá tía tô đem giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
- Đem pha thêm cùng với nước ấm rồi thêm muối cho dễ uống.
- Bạn cần uống hàng ngày để cải thiện tình trạng viêm họng.
Viêm họng uống gì hết – Trà quế
Trong Y học cổ truyền, quế có vị ngọt thanh, tính ấm, với mùi thơm tự nhiên. Trong quế có chứa tinh dầu có khả năng làm ấm cơ thể, vùng họng, giảm viêm, tăng cường sức đề kháng cơ thể, làm lành tổn thương vùng họng.
Ngoài ra nếu bạn uống đều đặn 1 cốc trà quế/ ngày, chúng sẽ giúp ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn gây viêm nhiễm và sưng đỏ tại cổ họng. Đồng thời giúp điều trị nhanh nhiều bệnh lý liên quan đến việc viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Cách làm trà quế:
- Chuẩn bị: Bột quế, mật ong, táo đỏ khô, gừng tươi.
- Gừng tươi chuẩn bị sạch, cạo vỏ, thái thành lát nhỏ.
- Đun sôi gừng với nước sạch trong khoảng 10 phút.
- Sau đó, thêm táo đỏ khô, bột quế vào nồi rồi đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Cho thêm mật ong nguyên chất rồi khuấy đều, uống khi còn nóng.
- Uống 1 cốc mỗi ngày cho đến khi tình trạng đau họng giảm bớt.
Chú ý: Quế có tính nóng nên khiến cơ thể bị nóng trong, không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai hay chị em đang cho con bú.
Uống sữa chua dứa
Dứa là một loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, chủ yếu là các chất xơ và vitamin. Những loại chất này khi đi vào cơ thể sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch, tăng cường hoạt động của tiêu hóa. Đồng thời giúp tiêu viêm. giảm ngứa rát tại vùng cổ họng.
Khi kết hợp dứa cùng với sữa chua sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị viêm họng của loại nước uống này. Những vết sưng đỏ tại cổ họng sẽ giảm bớt, đẩy lùi viêm nhiễm và giảm đau vùng trong cổ.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả dứa, 1 hộp sữa chua không đường.
- Dứa đem gọt sạch, chia thành từng miếng nhỏ đem ép lấy nước.
- Đem nước ép dứa pha thêm cùng với sữa chua.
- Uống ngay khi pha xong để đảm bảo độ ngon của nước uống.
- Uống 2 – 3 lần/ tuần nước sữa chua dứa để chứng đau họng được cải thiện.
Lưu ý: Trong dứa có chứa hàm lượng acid lớn, bạn không nên uống sữa chua dứa vào lúc đói. Bên cạnh
đó, không uống quá nhiều nước dứa trong ngày để tránh bị đau dạ dày và hình thành một số bệnh lý đường tiêu hóa.
Uống nước chanh tươi
Tương tự như với quả dứa, trong chanh chứa nhiều vitamin C rất tốt cho cơ thể. Vitamin C được biết đến với khả năng tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa tuyệt vời, thanh lọc cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn, đẩy lùi viêm nhiễm,…
Đối với người bệnh bị đau rát ở cổ họng, việc uống nước chanh tươi sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa rát ở cổ họng, làm lành nhanh các vết thương, nốt viêm sưng trong vòm họng. Đồng thời giúp sát khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh và giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
Thực hiện:
- Chuẩn bị chanh tươi, mật ong nguyên chất.
- Rửa sạch quả chanh rồi cắt làm đôi.
- Vắt lấy nước cốt chanh và loại bỏ hạt chanh.
- Cho thêm nước ấm và mật ong nguyên chất vào khuấy đều cho đến khi tan hết.
- Uống ngay khi nước chanh còn ấm.
- Bạn nên sử dụng 1 cốc nước chanh mật ong mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng để duy trì hoạt động cho một ngày dài. Sau khoảng 3 – 5 ngày, bạn sẽ nhận thấy cổ họng dịu đi rất nhiều.
Chú ý: Chanh cũng chứa rất nhiều acid, bạn đọc không nên uống quá nhiều để tránh bị đau dạ dày.
Viêm họng uống gì hết – Sử dụng sữa tươi
Để trả lời cho câu hỏi Viêm họng uống gì, chúng ta có thể tham khảo một loại đồ uống rất dinh dưỡng cho sức khỏe đó là sữa tươi. Sữa có chứa nhiều chất đạm, vitamin, khoáng chất,… giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời sữa giúp nâng cao sức đề kháng, đẹp da, duy trì sức khỏe.
Khi bạn bị viêm họng lâu ngày, bệnh sẽ khiến bạn bị mệt mỏi, cơ thể suy nhược uể oải. Khi đó việc bổ sung sữa tươi để uống hàng ngày sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe vốn có, cải thiện hệ miễn dịch, làm dịu họng, giảm đau,…
Bên cạnh đó, trong sữa có nhiều thành phần có khả năng thúc đẩy vết thương chóng lành, khắc phục các vết lở loét trong cổ họng do vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời giảm tình trạng ho khan, ho có đờm lâu ngày, cải thiện cơ thể chống lại các tác nhân về đường hô hấp.
Cách làm:
- Chuẩn bị 1 cốc sữa tươi.
- Đem sữa tươi đi ủ ấm ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng để tránh biến chất.
- Uống ngay khi sữa còn ấm để cải thiện tình trạng viêm họng.
- Uống mỗi ngày 1 cốc sữa để nâng cao sức khỏe.
Uống sữa nghệ ấm giảm viêm họng
Nếu bạn đọc băn khoăn không biết uống gì giúp điều trị nhanh chứng đau họng thì có thể tìm hiểu sữa nghệ. Nghệ từ lâu đã nổi tiếng với công dụng chữa lành các vết thương, phòng ngừa viêm nhiễm tại các vết loét, se khít vết thương hở và giảm ho đau rát họng. Bên cạnh đó, thành phần của củ nghệ còn giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân có nguy cơ xâm nhập.
Khi kết hợp nghệ và sữa sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình điều trị, làm lành vết thương nơi cổ họng. Giúp bệnh nhân sớm chấm dứt sự khó chịu khi bị viêm họng, cải thiện sức khỏe, điều trị viêm amidan hay nhiều bệnh lý họng khác.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 20g tinh bột nghệ, 1 cốc sữa tươi.
- Làm ấm sữa ở nhiệt độ phù hợp, thêm bột nghệ rồi khuấy đều cho tan hết.
- Uống sữa nghệ 1 cốc/ ngày vào những hôm đau họng nặng, sau khoảng 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Trà bạc hà làm long đờm, dịu họng
Lá bạc hà có chứa hoạt chất menthol, có công dụng chống viêm, giảm đau rát và làm mát vùng niêm mạc cổ họng đang sưng đau. Trà bạc hà khi đi vào cơ thể sẽ giúp dịu họng tức thời, đem đến cảm giác thư thái dễ chịu.
Ngoài ra, lá bạc hà còn có công dụng giúp làm long đờm, giảm ho, cải thiện ngứa rát tại vùng họng. Uống trà bạc hà mỗi ngày sẽ giúp bạn cắt hẳn những cơn ho khan, giúp họng không bị sưng đỏ, từ đó điều trị tốt chứng viêm họng.
Cách làm:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi.
- Đem lá bạc hà để rửa sạch, sau đó để cho ráo nước.
- Cho lá bạc hà vào cốc nước sôi, hãm trong khoảng 20 phút.
- Người bệnh cần uống nước trà bạc hà 1 – 2 cốc trong ngày để chăm sóc vùng cổ họng.
Dùng nước dừa cải thiện đau cổ họng
Nước dừa là thức uống bổ dưỡng tự nhiên vào những ngày hè nóng bức. Trong loại quả này cũng chứa nhiều thành phần như photpho, magie, canxi,… tốt cho sức khỏe. Đây là những loại chất giúp nâng cao đề kháng, chống lại vi khuẩn, điều trị nhiều bệnh lý trong đó có viêm họng.
Nếu hỏi rằng viêm họng uống gì tốt thì không nên bỏ qua loại nước uống bổ dưỡng này. Nước dừa ngoài việc điều trị viêm họng còn giúp thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, chống oxy hóa và giảm thiểu các gốc tự do.
Mỗi ngày bạn hãy uống 1 cốc nước dừa đều đặn để cải thiện chứng viêm họng của bản thân. Tuy nhiên đối với chị em mang bầu trong tháng đầu hoặc cuối thì cần lưu ý hơn về việc uống loại nước này.
Bị viêm họng uống nước vỏ bưởi tươi
Nước vỏ bưởi cũng là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe khi bạn bị chứng viêm họng lâu ngày không khỏi kèm theo ho nhiều. Trong vỏ bưởi cũng chứa vitamin C có tác dụng quan trọng đối với cơ thể, giảm viêm nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn.
Hàm lượng tinh dầu chứa trong vỏ bưởi chứa chất kháng viêm làm giảm nhanh những triệu chứng lâm sàng của viêm họng. Cách làm nước vỏ bưởi tươi để uống rất đơn giản, bạn đọc chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Vỏ bưởi đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, nhớ lấy nhiều phần vỏ xanh chứa tinh dầu.
- Đem thái vỏ bưởi thành lát mỏng để tinh chất dễ thôi ra nước.
- Mang vỏ bưởi đun cùng với một ít nước lọc, sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp rồi để ấm.
- Uống nước vỏ bưởi khi nước còn ấm, có thể thêm một ít đường phèn cho dễ uống.
Viêm họng uống gì hết? Bổ sung ngay trà cam thảo
Thêm một loại thảo dược có công dụng rất tốt trong chữa chứng viêm họng và xuất hiện hầu hết trong các bài thuốc Đông y đó là cam thảo. Cây cam thảo chứa hàm lượng lớn Acid Glycyrrhizic giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, kích thích phế quản tiết nhiều dịch nhầy bảo vệ cơ quan hô hấp, hỗ trợ đẩy đờm ra bên ngoài.
Ngoài ra, cây cam thảo còn chứa hoạt chất chống oxy hóa, thanh nhiệt, giảm sưng viêm tại cổ họng, vị ngọt thanh dễ uống dễ sử dụng. Cam thảo dùng hàng ngày có thể nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5g thân cam thảo phơi khô, nước lọc.
- Đem cam thảo đi rửa sơ qua với nước, đem hãm trong cốc cùng với nước nóng trong khoảng 20 phút.
- Để điều trị tốt chứng viêm họng, mỗi ngày bạn nên uống từ 1 – 2 cốc cam thảo vào buổi sáng và tối, sử dụng liên tục khoảng 1 tuần để cho hiệu quả cao.
Những chú ý khi dùng đồ uống chữa đau họng
Dùng đồ uống để cải thiện tình trạng viêm họng là một biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị chứng viêm họng, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Chỉ nên sử dụng các loại đồ uống này với số lượng vừa phải, nếu uống nhiều quá có thể gây phản tác dụng. Gây ảnh hưởng lên cơ quan tiêu hóa và hoạt động của gan thận.
- Song song với việc tìm hiểu ho viêm họng uống gì, người bệnh cũng cần quan tâm đến việc ăn gì chữa viêm họng, ho viêm họng kiêng ăn gì. Chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng trong suốt quá trình điều trị cũng như phục hồi sức khỏe sau viêm họng.
- Hạn chế nạp những nhóm thực phẩm có khả năng gây kích ứng cổ họng như các loại quả hạt cứng, đồ ăn nóng, đồ chiên rán, thuốc lá, rượu bia,…
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng và mũi với nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng, loại bỏ những tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh lý đau họng.
- Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh và bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất.
- Chú ý chăm sóc giấc ngủ của bạn, nên ngủ đúng giờ, đủ giấc để tinh thần được thoải mái nhất. Tránh áp lực, căng thẳng kéo dài gây suy nhược cơ thể từ đó kéo theo hệ miễn dịch sụt giảm.
- Trong trường hợp sử dụng những thức uống tại nhà giúp cải thiện chứng viêm họng nhưng không đỡ, chúng ta cần tìm đến những phác đồ điều trị khoa học hơn để sớm kiểm soát bệnh.
Trên đây là TOP thức uống trả lời cho câu hỏi viêm họng uống gì hết. Những loại nguyên liệu thực hiện đều rất đơn giản, dễ kiếm và dễ thực hiện mà bạn đọc hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Chúc các bạn sớm khỏe!
Click đọc ngay:
- Viêm họng nên ăn gì, kiêng ăn gì để chóng khỏi bệnh?
- Bị viêm họng có nên ăn trứng? [Cập nhật mới nhất]
Xem thêm: Yến huyết – Thứ quà quý giá từ thiên nhiên vì sao lại được đại gia “săn đón” như vậy?
Tin mới nhất
- Cây xạ đen Hòa Bình mua ở đâu? Giá bán cây xạ đen trên thị trường
- Cảm giác “có vấn đề” ở cổ họng cảnh báo điều gì? Tìm hiểu ngay!
- Cách dùng nấm lim xanh hiệu quả giá nấm lim rừng bao nhiêu 1kg?
- Cách điều trị “viêm dạ dày hp dương tính”
- Các món ngon từ khoai lang giàu dinh dưỡng
- Phân biệt và điều trị nám da mặt, đốm nâu
- Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn
- Bệnh Gout Có Dùng Đông Trùng Hạ Thảo Được Không?
- 4 điều bạn nên biết về ảnh hưởng của thuốc NSAIDs đối với thận
- Top 6 thuốc Đông y trị viêm dạ dày được dùng phổ biến
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Cây Nha Đam “ 101” công dụng tuyệt vời với sức khỏe, làm đẹp
- TIN TỨC UNG THƯ Ô nhiễm không khí đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta như thế nào?
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Mua nấm lim xanh ở đâu tốt đúng giá nấm lim xanh Tiên Phước
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Uống chè vằng giảm cân có đúng không? Nên uống thế nào?