5+ Cách điều trị bệnh viêm gan B được đánh giá cao hiện nay
Sử dụng thuốc Tây, thuốc nam, bài thuốc Đông y, truyền máu ozone, lọc virus,… là một số cách điều trị bệnh viêm gan B phổ biến hiện nay. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, cần đánh giá giai đoạn phát triển của bệnh, tình trạng sức khỏe, mức độ đáp ứng và khả năng tài chính.
Các cách điều trị bệnh viêm gan B được đánh giá cao
Viêm gan B (viêm gan siêu vi B) là loại viêm gan siêu vi phổ biến nhất, xảy ra do HBV (Hepatitis B virus). Loại virus này được lây truyền chủ yếu qua đường máu, từ mẹ sang con và qua hoạt động tình dục. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus di chuyển đến gan và tổn thương, hoại tử cơ quan này.
Khác với viêm gan A, viêm gan B phát triển ở cả giai đoạn cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp, bệnh có thể tự thuyên giảm nếu chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, viêm gan B có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Theo ước tính, nước ta có khoảng 12 – 16 triệu người nhiễm viêm gan B, trong đó có khoảng 5% phát triển sang giai đoạn mãn tính.
Viêm gan B cấp và mãn tính có thể không gây ra triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, virus vẫn tồn tại và gây hư hại, tổn thương gan. Bệnh lý này kéo dài có thể gây xơ gan, suy gan hoặc thậm chí là ung thư gan. Vì vậy, điều trị viêm gan B cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất để tiêu diệt hoàn toàn virus và bảo toàn nhu mô gan.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm gan B phổ biến hiện nay.
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm gan B
Theo quyết định số 5448/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành vào ngày 30/12/2014, viêm gan B mãn tính được điều trị bằng thuốc ức chế sao chép virus (đường uống) và thuốc Interferon/ điều hòa miễn dịch (dạng tiêm). Đối với viêm gan B cấp tính, điều trị chủ yếu là hỗ trợ và nâng cao thể trạng.
Hiện nay, các loại thuốc được dùng trong điều trị viêm gan B đem lại hiệu quả rõ rệt nếu tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm gan B bao gồm:
– Thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B (sử dụng ở đường uống)
Thuốc ức chế sao chép virus có khả năng ức chế sự phát triển của Hepatitis B virus, từ đó giảm thiểu nồng độ virus trong máu và làm chậm quá trình tổn thương gan. Loại thuốc này được sử dụng trong điều trị dài hạn và cân tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ virus kháng thuốc.
Thuốc ức chế sao chép virus thường được sử dụng:
- Tenofovir 300mg/ ngày hoặc Entecavir được dùng với hàm lượng 0.5mg/ ngày
- Lamivudin 100mg/ ngày (được chỉ định đối với phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng xơ gan mất bù)
- Adefovir có thể được sử dụng phối hợp với Lamivudin trong trường hợp virus kháng thuốc
– Thuốc Interferon (dạng tiêm)
Interferon là thuốc điều hòa miễn dịch có tác dụng tăng khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể. Thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm gan B và viêm gan C nhằm hỗ trợ hoạt động tiêu diệt virus của cơ thể và làm tăng hiệu quả của thuốc ức chế sao chép virus. Hiện tại, loại thuốc này được sử dụng ở dạng tiêm dưới da.
Thuốc Interferon có 2 loại chính:
- Peg-inteferon alpha tiêm dưới da 1 lần/ tuần (có hiệu quả lâu dài)
- Interferon alpha tiêm dưới da với tần suất 3 – 5 lần/ tuần (hiệu quả ngắn hạn hơn so với Peg-inteferon alpha)
Thuốc Interferon được ưu tiên dùng cho phụ nữ mang thai hoặc người nhiễm đồng thời với viêm gan D (một loại viêm gan siêu vi chỉ xảy ra ở người bị nhiễm Hepatitis B virus). Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng được sử dụng trong trường hợp không dung nạp hoặc thất bại khi điều trị bằng thuốc ức chế cao chép virus.
Thuốc tây điều trị viêm gan B được sử dụng liên tục từ 6 – 12 tháng với sự theo dõi sát sao của bác sĩ. Các loại thuốc này có nguy cơ gây ra nhiều rủi ro và tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì vậy nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
2. Thuốc nam hỗ trợ chữa viêm gan B
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cũng có thể dùng một số loại thuốc nam để hỗ trợ ức chế siêu vi B, hỗ trợ cải thiện chức năng gan và làm chậm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, thuốc nam có hiệu quả tương đối hạn chế. Chính vì vậy, cần điều trị phối hợp với thuốc Tây trong trường hợp cần thiết.
Các cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B:
– Cà gai leo hỗ trợ chữa viêm gan siêu vi B:
Cà gai leo (cà quạnh, cà quýnh) là cây thuốc nam quý, thường được nhân dân sử dụng để giải độc rượu bia và làm mát gan. Hiện nay, thảo dược này đã được nghiên cứu trên phương diện khoa học về hiệu quả điều trị viêm gan do nhiễm Hepatitis B virus.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thu – Viện phó của Viện Dược Liệu TW, cà gai leo chứa glycoalkaloid có khả năng ức chế quá trình sao chép của virus gây viêm gan B và hỗ trợ làm chậm sự phát triển của xơ gan. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và hầu như không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.
Các thực nghiệm lâm sàng cho thấy, sử dụng cà gai leo có thể giảm đến 66.7% các triệu chứng của viêm gan B như đau hạ sườn, da vàng, nước tiểu sậm màu, mệt mỏi, phân nhạt và ăn uống kém.
Hiện nay, thảo dược này đã được ứng dụng trong các chế phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về gan. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các sản phẩm này để hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, cần tham vấn y khoa để được tư vấn về liều lượng và cách dùng nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh.
– Mật nhân hỗ trợ điều trị bệnh gan siêu vi B:
Mật nhân (bá bệnh) thường được sử dụng phối hợp với cà gai leo để điều trị bệnh viêm gan do siêu vi B gây ra. Thảo dược này không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền của nước ta mà còn phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia.
Theo các nghiên cứu hiện đại, mật nhân có khả năng ức chế tê bào ung thư gan HepG2 và bảo vệ tế bào gan khỏi tác động của cacbon tetraclorua. Đồng thời thúc đẩy tốc độ tái tạo của tế bào, làm chậm quá trình hư hại nhu mô gan, tăng cường chức năng miễn dịch và thanh thải độc tố trong cơ thể.
Thực tế, dược liệu mật nhân không trực tiếp tác động đến Hepatitis B virus. Tuy nhiên với cơ chế bảo vệ và tăng tốc độ tái tạo gan, thảo dược này có thể làm chậm tiến triển của bệnh viêm gan B và hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng nặng nề như xơ gan, ung thư gan,…
– Cây chó đẻ hỗ trợ trị viêm gan B:
Cây chó đẻ (chó đẻ răng cưa/ diệp hạ châu) là vị thuốc nam quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Hiện nay, thảo dược này không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền mà đã được nghiên cứu và ứng dụng trong các viên uống, sản phẩm hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan.
Các nghiên cứu khoa học được thực hiện cho thấy, dịch chiết của diệp hạ châu có tác dụng ức chế enzyme ADNp của Hepatitis B virus, từ đó làm giảm Anti-HBs, HbsAg và ức chế hoạt động của loại virus này. Một số giả thuyết cho rằng, thảo dược này ức chế ADN của virus khiến virus không thể tồn tại trong máu và dễ dàng bị đào thải ra bên ngoài.
Thực tế cho thấy, bệnh nhân bị viêm gan B sử dụng bài thuốc từ cây chó đẻ có những dấu hiệu tích cực như nồng độ bilirubin trở lại bình thường và enzyme transaminase được phục hồi từ 50 – 95%.
– Hỗ trợ cải thiện chức năng gan với atiso:
Hoa atiso thường được dùng để pha trà hoặc nấu canh ăn nhằm thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan. Ngoài ra, thảo dược này cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan – đặc biệt là bệnh viêm gan B. Một số chất chống oxy hóa như silymarin và cynarin trong hoa atiso được chứng minh đem lại nhiều lợi ích đối với gan như thanh thải độc tố, phục hồi chức năng gan, cải thiện chức năng của túi mật và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
Ngoài ra, bổ sung atiso thường xuyên còn giúp chuyển hóa chất béo, giảm nồng độ cholesterol trong máu và hạn chế tích trữ mỡ trong các mô gan. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng cải thiện sức khỏe, lợi tiểu, giảm mệt mỏi và phòng ngừa suy nhược.
Bên cạnh những thảo dược trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng cây an xoa, nghệ vàng, nha đam, cây nhân trần, lá sen, bồ công anh, râu ngô,… để hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B.
Các loại thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao và hiếm khi gây ra tác dụng phụ như sử dụng thuốc Tây. Tuy nhiên trên thực tế, lạm dụng các thảo dược này quá mức hoặc dùng không đúng cách có thể gây ra các tình huống rủi ro và làm gián đoạn quá trình điều trị. Chính vì vậy trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, bệnh nhân cần cần tham vấn y khoa để được giải đáp và đưa ra tư vấn chuyên môn.
3. Điều trị viêm gan B bằng Đông y
Hiện nay, điều trị viêm gan B bằng Đông y được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn. So với thuốc nam, bài thuốc Đông y phối hợp nhiều dược liệu giúp tăng hiệu quả ức chế virus, giải độc, thanh lọc, làm mát gan và hỗ trợ bảo tồn chức năng can thận.
Khác với Tây y, Đông y gọi tất cả các chứng bệnh liên quan đến gan là hoàng đản (hay còn gọi là chứng vàng da). Chứng bệnh này xảy ra do tỳ vị bị uất kết thấp nhiệt (nhiễm trùng) khiến chức năng can suy yếu dẫn đến tình trạng da dẻ vàng vọt, ăn uống kém, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt.
Đông y chia hoàng đản thành 2 chứng, âm hoàng và dương hoàng. Với mỗi chứng bệnh, Đông y áp dụng pháp trị riêng biệt nhằm cải thiện triệu chứng, phục hồi sức khỏe và chức năng gan. Tuy nhiên trên thực tế, thầy thuốc có thể gia giảm liều lượng, dược liệu tùy theo triệu chứng, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân.
Điều trị bệnh viêm gan B bằng Đông y được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn. Phương pháp này có thể ức chế virus, làm giảm các triệu chứng của bệnh, hỗ trợ phục hồi chức năng gan và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao, bệnh nhân cần lựa chọn phòng khám Đông y cung cấp dược liệu an toàn, nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng và thầy thuốc có chuyên môn cao.
Lưu ý: Nắm bắt được tâm lý ưa chuộng các phương pháp điều trị từ thiên nhiên, nhiều phòng khám Đông y đi vào hoạt động nhưng không có giấy phép kinh doanh, chất lượng dược liệu kém và thầy thuốc không có trình độ. Điều trị tại những cơ sở này có thể khiến bệnh tình chuyển biến xấu và gây hao phí tài chính.
4. Một số phương pháp mới
Thực tế, các phương pháp điều trị truyền thống đều có những mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, y học không ngừng nghiên cứu để tìm ra hướng điều trị mới đối với bệnh viêm gan nói chung và viêm gan B nói riêng.
Một số phương pháp điều trị viêm gan B mới:
– Truyền máu mang ozone:
Phương pháp này sử dụng công nghệ phóng điện với áp suất thấp để tạo ra khí ozone. Sau đó khí ozone được hòa với 80 – 100ml máu của chính bệnh nhân và được truyền lại vào cơ thể. Khí ozone có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, từ đó hỗ trợ hiệu quả ức chế Hepatitis B virus.
– Điều trị viêm gan B bằng tế bào gốc:
Trị viêm gan B bằng tế bào gốc là một trong những phương pháp mới. Phương pháp này sử dụng máu của chính bệnh nhân, sau đó tiến hành lọc tế bào gốc trong phòng thí nghiệm và được bảo quản đông lạnh. Sau đó lựa chọn thời điểm thích hợp để tiêm tế bào gốc vào cơ thể nhằm tăng chức năng miễn dịch, từ đó hỗ trợ ức chế virus và bảo vệ tế bào gan.
– Phương pháp xung tần số thấp:
Phương pháp xung tần số thấp sử dụng loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân với nồng độ cao hơn 2 lần so với bình thường. Thuốc sẽ được thẩm thấu vào tế bào gan thông qua chiếu xạ của sóng ánh sáng. Phương pháp này giúp tăng hiệu quả ức chế virus và nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể.
– Phương pháp lọc virus (phương pháp CIL):
Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị CIL với nguyên lý trái dấu. Thiết bị này có khả năng hút và tiêu diệt Hepatitis B virus trong máu của bệnh nhân. Trên lý thuyết, phương pháp này được đánh giá cao về tính hiệu quả đối với bệnh viêm gan B mãn tính.
Tuy nhiên thực tế, ít có cơ sở y tế đủ thiết bị, máy móc để thực hiện phương pháp này. Hơn nữa, lọc virus có chi phí khá cao nên nhiều bệnh nhân không có khả năng chi trả.
5. Hỗ trợ điều trị viêm gan B bằng lối sống
Bệnh nhân viêm gan B cấp và mãn tính cần xây dựng lối sống khoa học để nâng đỡ cơ thể và hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp điều trị. Chế độ chăm sóc khoa học có thể giúp cơ thể tiêu diệt virus ở giai đoạn cấp và hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh ở giai đoạn mãn tính.
Hơn nữa, lối sống lành mạnh còn giúp cải thiện sức khỏe, làm giảm áp lực lên gan và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nặng nề như xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Xây dựng lối sống hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B:
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá. Cồn, nicotin, asen,… trong khói thuốc và rượu bia có thể gây tổn thương gan và đẩy nhanh tốc độ phá hủy của Hepatitis B virus.
- Làm giảm áp lực lên gan bằng cách bổ sung các loại thực phẩm và thức uống lành mạnh như nước, rau xanh, trái cây, sữa chua, trà hoa cúc, trà atiso, cá và các loại hạt.
- Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, chất bảo quản và nước uống có gas. Bên cạnh đó, cần tránh dùng thực phẩm sống và không rõ nguồn gốc.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ và đủ bữa, không nên bỏ bữa và kiêng cử quá mức. Thói quen này có thể khiến sức khỏe suy giảm và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các phương pháp điều trị.
- Chức năng gan suy yếu có thể khiến cơ thể dễ bị dị ứng. Vì vậy, nên tránh dùng các nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, mè và các món ăn lạ.
- Không tiếp xúc với hóa chất và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định. Khi thăm khám, nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được chỉ định loại thuốc và cân chỉnh liều lượng thích hợp.
- Cần đảm bảo ngủ từ 7 – 8 giờ/ ngày. Giấc ngủ không chỉ giúp phục hồi cơ thể mà còn tăng tốc độ tái tạo gan, thanh thải độc tố và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
- Tập thể dục thường xuyên, tránh làm việc, lao động quá sức và hạn chế căng thẳng thần kinh.
- Bệnh nhân viêm gan B nên chủ động tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan A. Tình trạng đồng nhiễm nhiều loại siêu vi gan có thể gây khó khăn trong quá trình điều trị và khiến nhu mô gan bị hư hại, tổn thương trong thời gian ngắn. (Hiện nay chưa có vaccine ngừa viêm gan C, D và E).
Một số lưu ý khi điều trị bệnh viêm gan B
Viêm gan B cấp tính có thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn mãn tính, khả năng điều trị bệnh dứt điểm là rất thấp. Việc xây dựng lối sống khoa học và áp dụng các phương pháp y tế chỉ có thể làm chậm tiến triển của bệnh, phục hồi chức năng gan và kiểm soát hoạt động của virus trong cơ thể.
Khi điều trị viêm gan B, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng điều trị hoặc thay đổi phương pháp.
- Kết hợp với lối sống khoa học để đạt được hiệu quả tối ưu.
- Phụ nữ bị viêm gan B nên thăm khám sức khỏe trước khi mang thai. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm kháng thể trong vòng 12 giờ đầu tiên sau khi chào đời và tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B trong thời gian sớm nhất.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm cho bạn tình. Đồng thời nên khuyến khích bạn tình tiêm vaccine phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
- Hepatitis B virus không lây qua đường ăn uống. Tuy nhiên loại virus này có khả năng lây nhiễm qua đường máu. Vì vậy, cần sử dụng băng gạc che chắn vết thương hở và không dùng chung các vật dụng có khả năng dính máu với người khỏe mạnh.
- Thăm khám định kỳ để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe và can thiệp xử lý khi cần thiết.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về các cách điều trị bệnh viêm gan B phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Để đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro phát sinh, bệnh nhân nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào.
Xem thêm: Hiểu rõ về u xơ tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị
Tin mới nhất
- Tổng quan về bệnh ung thư đại tràng sigma – Bạn đã biết chưa?
- Kiến sống bằng cách ăn trứng của đồng loại
- Viêm xoang sàng: Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị
- Những thực phẩm tốt cho tinh trùng nam giới nên ăn
- Thận yếu: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý quan trọng
- Tác dụng nấm lim xanh ngâm rượu hướng dẫn ngâm rượu nấm lim
- Bệnh vẩy nến da đầu và cách điều trị hiệu quả hoàn toàn từ thảo dược
- Khám phá 7 tác dụng của đu đủ chín đối với sức khỏe thai kỳ
- Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ cập nhật năm 2018
- Cách phát hiện và phòng ngừa gan nhiễm mỡ