Sa tạng vùng chậu

Tìm hiểu chung

Sa tạng vùng chậu là bệnh gì?

Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này làm cho các cơ quan đó trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến các hiện tượng như sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa trực tràng. Tình trạng này sẽ diễn biến xấu hơn theo thời gian và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Sa tạng vùng chậu là bệnh gì?

Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này làm cho các cơ quan đó trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến các hiện tượng như sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa trực tràng. Tình trạng này sẽ diễn biến xấu hơn theo thời gian và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sa tạng vùng chậu là gì?

Các triệu chứng thường gặp khi bị sa tạng vùng chậu bao gồm:

  • Cảm giác đè nặng ở vùng chậu;
  • Đau khi quan hệ;
  • Xuất huyết âm đạo;
  • Tiểu không kiểm soát;
  • Nhức mỏi lưng dưới;
  • Gặp khó khăn khi đại tiện;
  • Cảm giác đầy bụng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị khó tiểu, xuất huyết âm đạo, hoặc bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sa tạng vùng chậu là gì?

Các triệu chứng thường gặp khi bị sa tạng vùng chậu bao gồm:

  • Cảm giác đè nặng ở vùng chậu;
  • Đau khi quan hệ;
  • Xuất huyết âm đạo;
  • Tiểu không kiểm soát;
  • Nhức mỏi lưng dưới;
  • Gặp khó khăn khi đại tiện;
  • Cảm giác đầy bụng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị khó tiểu, xuất huyết âm đạo, hoặc bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sa tạng vùng chậu?

Nguyên nhân phổ biến nhất là do quá trình sinh nở. Khi lâm bồn, các cơ hỗ trợ nâng đỡ cơ quan vùng chậu bị giãn ra hết mức dẫn đến các cơ này nhanh chóng yếu đi. Một nguyên nhân khác khiến các cơ quan vùng chậu bị sa đó là sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen trong thời kỳ trước và sau khi mãn kinh. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu hụt lượng collagen cần thiết để hỗ trợ các mô liên kết vùng chậu. Ngoài ra, các trường hợp khác như béo phì, ho kéo dài, gắng sức khi đại tiện (do táo bón) và các bệnh ung thư ở các cơ quan lân cận cũng có thể gây sa tạng.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sa tạng vùng chậu?

Nguyên nhân phổ biến nhất là do quá trình sinh nở. Khi lâm bồn, các cơ hỗ trợ nâng đỡ cơ quan vùng chậu bị giãn ra hết mức dẫn đến các cơ này nhanh chóng yếu đi. Một nguyên nhân khác khiến các cơ quan vùng chậu bị sa đó là sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen trong thời kỳ trước và sau khi mãn kinh. Điều này làm cho cơ thể bị thiếu hụt lượng collagen cần thiết để hỗ trợ các mô liên kết vùng chậu. Ngoài ra, các trường hợp khác như béo phì, ho kéo dài, gắng sức khi đại tiện (do táo bón) và các bệnh ung thư ở các cơ quan lân cận cũng có thể gây sa tạng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải sa tạng vùng chậu?

Tất cả mọi người đều có thể mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, tình trạng sa trực tràng hầu hết xảy ra ở phụ nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa tạng vùng chậu?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì;
  • Thường xuyên nâng các vật nặng;
  • Ho kéo dài;
  • Gắng sức khi đại tiện (do táo bón);
  • Ung thư.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Những ai thường mắc phải sa tạng vùng chậu?

Tất cả mọi người đều có thể mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, tình trạng sa trực tràng hầu hết xảy ra ở phụ nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa tạng vùng chậu?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì;
  • Thường xuyên nâng các vật nặng;
  • Ho kéo dài;
  • Gắng sức khi đại tiện (do táo bón);
  • Ung thư.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sa tạng vùng chậu?

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và khám vùng chậu để chẩn đoán bệnh hoặc thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu nếu cần. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bạn thực hiện siêu âm và chụp X-quang niệu đạo-bàng quang khi tiểu (VCUG) để chẩn đoán được chính xác hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sa tạng vùng chậu?

Cần tránh rặn mạnh khi đại tiện, tránh nâng các vật nặng, tránh ho nhiều và tránh để bị táo bón. Ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp điều trị táo bón. Thực hành bài tập Kegel để cải thiện tình trạng. Nếu các bài tập Kegel không hiệu quả, bạn có thể cần đến vật lý trị liệu. Đối với phụ nữ sau mãn kinh có thể dùng các liệu pháp thay thế hormone để giúp làm săn cơ. Nếu các phương pháp trên vẫn không hiệu quả, phẫu thuật hoặc dùng các dụng cụ hỗ trợ sẽ được tiến hành để điều trị sa tạng vùng chậu.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sa tạng vùng chậu?

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và khám vùng chậu để chẩn đoán bệnh hoặc thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu nếu cần. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bạn thực hiện siêu âm và chụp X-quang niệu đạo-bàng quang khi tiểu (VCUG) để chẩn đoán được chính xác hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sa tạng vùng chậu?

Cần tránh rặn mạnh khi đại tiện, tránh nâng các vật nặng, tránh ho nhiều và tránh để bị táo bón. Ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp điều trị táo bón. Thực hành bài tập Kegel để cải thiện tình trạng. Nếu các bài tập Kegel không hiệu quả, bạn có thể cần đến vật lý trị liệu. Đối với phụ nữ sau mãn kinh có thể dùng các liệu pháp thay thế hormone để giúp làm săn cơ. Nếu các phương pháp trên vẫn không hiệu quả, phẫu thuật hoặc dùng các dụng cụ hỗ trợ sẽ được tiến hành để điều trị sa tạng vùng chậu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sa tạng vùng chậu?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sa tạng vùng chậu?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Thực hiện bài tập Kegel theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, rau quả và uống thật nhiều nước để ngăn ngừa táo bón;
  • Không hút thuốc. Hút thuốc có thể gây ra ho mãn tính;
  • Duy trì cân nặng phù hợp, khỏe mạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Thực hiện bài tập Kegel theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, rau quả và uống thật nhiều nước để ngăn ngừa táo bón;
  • Không hút thuốc. Hút thuốc có thể gây ra ho mãn tính;
  • Duy trì cân nặng phù hợp, khỏe mạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

28

7

Xem thêm: NSND Trần Nhượng trải lòng về hành trình chữa đau dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!