Lời khuyên cho người bệnh viêm dạ dày nên ăn gì để nhanh khỏi

Bệnh viêm dạ dày thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu biết cách điều trị, kiêng cữ và có chế độ sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, để những triệu chứng bệnh thuyên giảm và hạn chế gây tác động đến cuộc sống thì bạn cần lưu ý những nguyên tắc trong ăn uống. Mời bạn tham khảo xem người bệnh viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì được chia sẻ dưới đây.

Viêm dạ dày nên ăn gì để đảm bảo tốt cho sức khỏe

Bệnh viêm dạ dày phần lớn có nguyên nhân là do vi khuẩn HP và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Bởi vậy, để hạn chế tình trạng bệnh diễn biến nặng, người bệnh viêm dạ dày nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dưới đây là thực đơn cho người viêm dạ dày nên ăn gì mà các chuyên gia khuyên bạn sử dụng:

Thực phẩm thô (hạt toàn phần)

Thay vì những loại thực phẩm tinh lọc, bệnh nhân viêm dạ dày nên sử dụng thực phẩm thô để hỗ trợ giảm triệu chứng đau, loét dạ dày và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Một số loại thực phẩm thô phổ biến như: Gạo lứt, nếp lứt, bắp lứt, các loại đậu hay các loại hạt chứa hàm lượng chất chéo không no như vừng (mè), hạt điều, hạt bí nguyên màng,…

Viêm dạ dày nên ăn gì? Ăn thực phẩm thô

Các loại thực phẩm thô (hạt toàn phần) có chứa thành phần chính bao gồm chất xơ, chất khoáng, vitamin nhóm B,… Đây đều là những chất thiết yếu cho nhu cầu tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa các chất. Ngoài ra, thực phẩm thô còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thành trong của dạ dày, tránh bào mòn, viêm loét.

Bánh mì nướng cung cấp dinh dưỡng

Viêm dạ dày nên ăn gì? Một trong những loại thực phẩm nên bổ sung trong chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày là bánh mì nướng. Bánh mì nướng giúp tăng cường tạo ra các chất axit trong dạ dày nhưng không chứa quá nhiều chất béo. Nó sẽ khiến người bệnh dễ dàng tiêu hóa thức ăn, cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là hạn chế tối đa dùng kèm bơ, mứt cho tới khi dạ dày của bạn cải thiện hơn.

Nhất Nam Bình Vị Khang chữa trào ngược dạ dày tốt không? Review chi tiết
Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày được đông đảo chuyên gia khuyên dùng. Hơn 20.867 người bệnh đã CHẤM DỨT trào ngược. Xem Review Chi Tiết
Xem ngay

Viêm dạ dày nên ăn gì? – Sữa chua tốt cho tiêu hóa

Trong sữa chua lên men cung cấp hàm lượng lượng lớn men tiêu hóa probiotic. Loại này vốn rất có lợi với hoạt động của đường ruột như sản sinh ra lactase hay tiêu diệt vi khuẩn gây hại đồng thời cải thiện các chức năng tiêu hóa khác.

Đậu bắp giàu vitamin

Đậu bắp là một loại rau quả phổ biến vào mùa hè và được coi là thực phẩm vàng trong việc chăm sóc và bảo vệ dạ dày. Các chất dinh dưỡng trong đậu bắp có thể kể đến như: carotene, các loại vitamin B, C, E, pectin và các hoạt chất khác. Các thành phần này đều có lợi cho dạ dày và bồi bổ cơ thể.

Ăn đậu bắp thường xuyên giúp bổ sung chất nhầy bảo vệ niêm mạc

Đặc biệt, chất nhầy trong đậu bắp mà bạn có thể cảm nhận được khi ăn chính là protein kết dính cùng nhiều chất như polysaccharides, pectin,… giúp làm lành nhanh chóng các vết loét và ngăn ngừa gây tổn thương thêm niêm mạc dạ dày.

Táo, chuối trung hòa lượng axit dạ dày

Khi nhắc đến viêm dạ dày nên ăn gì thì hai loại trái cây là táo và chuối chắc chắn được kể đến. Táo là loại trái cây có tác dụng giảm triệu chứng tiêu chảy, bôi trơn hệ tiêu hóa đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Trong vỏ táo có chứa sợi thiên nhiên pectin có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, thúc đẩy hoạt động của dạ dày cũng như đường ruột. Qua đó, giúp cho quá trình tiêu hóa và bài tiết thuận lợi hơn. Bạn có thể ăn táo trực tiếp, xay sinh tố hay thỉnh thoảng đổi sang món mứt mình yêu thích.

Nằm trong top đầu danh sách thực phẩm thân thiện đối với dạ dày không thể bỏ qua quả chuối. Chuối có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày vượt ngưỡng cho phép. Không những thế, nó còn giúp giảm nguy cơ viêm sưng đường ruột.

Trong chuối có chứa kali giúp hạ huyết áp, và khống chế lượng natri – chất gây tăng huyết áp, làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, pectin trong quả c
huối là dạng chất xơ hòa tan, rất có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón hay tiêu chảy.

Gừng kháng viêm, giảm đau tự nhiên

Bạn có thể bổ sung gừng vào món ăn cho người viêm dạ dày để cải thiện chức năng tiêu hóa, nhất là tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Các hoạt chất được tìm thấy trong gừng như: Zingiberen, Gingerol hay Flavonoid có khả năng giảm đau dạ dày do trung hòa axit trong dạ dày, chống buồn nôn bằng cách ức chế co thắt cơ trơn.

Bổ sung gừng vào các món ăn để cải thiện tình trạng viêm dạ dày

Bạn có thể sử dụng vài lát gừng sống để ngậm, làm gia vị thêm vào thức ăn, nấu trà gừng hay làm mứt. Hàm lượng gừng dùng tối đa với người trường thành là 5g/ngày. Với phụ nữ có thai thì nên giảm đi còn dưới 1,2g/ngày.

Nghệ vàng tốt cho dạ dày

Nghệ vàng chính là loại thực phẩm nên ăn tiếp theo đối với người bị viêm loét dạ dày. Tinh chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, diệt khuẩn gây hại cho dạ dày, hạn chế những cơn đau. Sử dụng tinh bột nghệ thường xuyên còn giúp chống ợ chua, ợ nóng và se khô niêm mạc dạ dày khi bị tổn thương.

Đọc ngay

Phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp người bệnh nên tham khảo

Người bệnh viêm dạ dày nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn bổ sung thì người bệnh viêm dạ dày cần kiêng một số loại thực phẩm để tránh vết viêm nặng hơn dẫn đến loét. Bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm người bệnh viêm dạ dày nên kiêng dưới đây:

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Ngoại trừ sữa chua nên ăn thì sữa tươi hay các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, kem sữa tươi,… đều không được khuyến khích sử dụng cho người bị đau dạ dày. Các sản phẩm này thường sinh nhiều khí hơi trong bụng, khiến đầy bụng, khó tiêu và làm cơn đau dạ dày dữ dội hơn.

Không những thế, những chế phẩm từ sữa còn chứa đường lactose. Một số người bụng yếu, khó dung nạp chất này dễ bị tiêu chảy, mất nước, tác động xấu đến quá trình hồi phục thương tổn dạ dày. Nhất là khi đói, bạn càng không nên ăn uống những loại thực phẩm này.

Thực phẩm cay nóng

Thực phẩm cay nóng chính là kẻ thù số một của bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày. Thức ăn chứa nhiều gia vị cay như tiêu, ớt,… đều gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến các cơ trơn ruột co thắt mạnh hơn tạo cảm giác khó chịu, nóng rát vùng bụng.

Thực phẩm cay nóng chính là kẻ thù số một của bệnh nhân viêm dạ dày

Những vết loét trong dạ dày sẽ lan rộng hơn khi gặp phải thực phẩm cay nóng. Nó khiến người bệnh phải đối mặt với những nguy cơ xuất hiện dạ dày hay nặng hơn là thủng dạ dày. Vì vậy, hãy giảm nồng độ cay trong khẩu phần ăn của mình.

Đồ chiên xào

Các món ăn chiên xào có thể là món khoái khẩu với nhiều người. Tuy nhiên, chất béo trong dầu mỡ từ các món ăn này không tốt cho tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn những món ăn ít dầu mỡ nhất.

Ngay cả với những người khỏe mạnh thì đồ chiên xào cũng không tốt cho sức khỏe đâu bạn nhé! Nó còn ảnh hưởng đến tim mạch, làm giảm lưu lượng tuần hoàn màu nếu bạn sử dụng thường xuyên hay lạm dụng nó.

Thực phẩm có vị chua

Các loại trái cây có vị chua như: bưởi, cam, chanh, me,… hay các món dưa cà muối, giấm, mẻ đều là những loại cần hạn chế để tránh làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày. Hay một số loại thức ăn như thịt nhiều gân sụn, trái cây xanh cứng (cóc, xoài,…) khiến cho dạ dày phải co bóp mạnh và nghiền nát.

Chưa kể những thực phẩm kể trên cần tốn một khoảng thời gian để nhai trong khoang miệng mới đến được dạ dày, trong lúc đó axit vẫn luôn được sản sinh trong dạ dày trống, vô tình sẽ làm tăng lượng axit, gây hại cho dạ dày.

Bia, rượu, nước ngọt

Các thực phẩm có cồn nói chung và bia, rượu nói riêng đều là tác nhân gây viêm loét dạ dày và nhiều bệnh tật khác. Nếu bạn lạm dụng quá mức, chúng sẽ khiến cơ thể mất nước trầm trọng, táo bón, niêm mạc dạ dày ngày càng tổn thương nặng nề hơn.

Tránh xa đồ uống có cồn, có ga để tránh các kích thích niêm mạc dạ dày

Bên cạnh đồ uống chứa cồn thì nước ngọt cũng không nên uống với người bệnh dạ dày. Trong nước ngọt chứa hàm lượng đường lớn, nhất là đường hóa học tổng hợp. Chúng gây tiêu chảy, kích thích sản sinh axit, tặng dịch vị dạ dày khiến cơn đau dữ dội hơn.

Không những thế, một số loại nước ngọt chứa gas, khi bọt khí xuống dạ dày sẽ dẫn đến đầy hơi, trướng bụng, ợ nóng, tăng gánh nặng hơn cho dạ dày và hệ thống tiêu hóa của bạn.

Hướng dẫn ăn uống đúng cách cho người viêm dạ dày

Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh viêm dạ dày là rất cần thiết. Để kiến thức về những loại thực phẩm nên ăn cho người bệnh được trọn vẹn, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Thực phẩm nên thái nhỏ khi sơ chế, nấu món ăn nhớ nấu chín kỹ, mềm để làm giảm áp lực hoạt động cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Bạn có thể cân nhắc những món ăn luộc, hấp, ninh, om kỹ thay cho những món ăn xào tái/lăn hay chiên/răn.
  • Nên ăn thức ăn khi còn ấm, ở khoảng 40 – 50 độ C để giúp cho việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn. Đồ ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho dạ dày, nó khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, co bóp mạnh hơn.
  • Không nên ăn thức ăn quá dai hay khô cứng. Đặc biệt không nên ăn cơm chan cùng canh/soup, điều này là tránh tình trạng, người bệnh không nhai kỹ thức ăn mà đã nuốt, dẫn đến dạ dày phải làm việc nhiều hơn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp thực phẩm được nghiền nhỏ, thấm đều axit trong nước bọt, tiêu hóa được một phần tinh bột, giảm gánh nặng cho dạ dày.
  • Không nên ăn quá no khiến tức bụng, dạ dày căng cứng và phải tiết nhiều axit để có thể tiêu hóa hết thức ăn. Vì thế, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày sẽ giúp dạ dày trung hòa được axit tốt hơn. Và cũng không nên để quá đói rồi mới ăn.
  • Sau bữa ăn cần nghỉ ngơi, thư giãn, tránh lao động nặng nhọc hay chạy nhảy ngay lập tức.
  • Bên cạnh việc lên thực đơn hàng ngày có lợi cho dạ dày, bạn cần thăm khám và được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa để tình hình bệnh được cải thiện nhanh nhất.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn về bệnh viêm dạ dày nên ăn gì và những thông tin liên quan. Chắc rằng bạn đã nắm rõ những loại thực phẩm nên sử dụng nhiều hơn và những loại nên hạn chế rồi phải không nào? Hãy chia sẻ cho mọi người và cùng thực hiện tốt nhé! Chúc bạn mau chóng lành bệnh!

Xem thêm: 

  • Cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh phân biệt các nhóm bệnh dạ dày và tư vấn chữa tận gốc
  • [TÂM SỰ] Có Nhất Nam Bình Vị Khang tôi đã sống lại cuộc đời mới sau 8 năm mang bệnh đau dạ dày
Nguồn: https://nhatnamyvien.com/viem-da-day-nen-an-gi-23017.html

Xem thêm: Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!