Lú lẫn
Tìm hiểu chung
Lú lẫn là bệnh gì?
Lú lẫn là tình trạng người bệnh không có khả năng suy nghĩ rõ ràng hoặc nhanh chóng như bình thường. Bạn có thể cảm thấy mất phương hướng và gặp khó khăn để chú ý, ghi nhớ và ra quyết định. Ở trạng thái cực kì nghiêm trọng, bệnh có tên gọi là mê sảng.
Lú lẫn là bệnh gì?
Lú lẫn là tình trạng người bệnh không có khả năng suy nghĩ rõ ràng hoặc nhanh chóng như bình thường. Bạn có thể cảm thấy mất phương hướng và gặp khó khăn để chú ý, ghi nhớ và ra quyết định. Ở trạng thái cực kì nghiêm trọng, bệnh có tên gọi là mê sảng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lú lẫn là gì?
Các triệu chứng thường gặp của lú lẫn bao gồm:
- Suy nghĩ lộn xộn hay vô tổ chức;
- Nói líu nhíu từ ngữ hoặc ngập ngừng kéo dài khi phát biểu;
- Phát biểu bất thường hay không tỉnh táo;
- Thiếu nhận thức về vị trí hay thời gian;
- Quên mất nhiệm vụ ngay cả khi đang thực hiện;
- Thay đổi cảm xúc đột ngột, chẳng hạn như kích động đột ngột;
- Có hành vi không bình thường, kỳ lạ hoặc kích động;
- Gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề rắc rối hoặc các công việc mà vốn dĩ trước đây khá dễ dàng để làm;
- Không biết mình đang ở đâu hay không nhận ra thành viên trong gia đình hoặc người quen;
- Ảo tưởng;
- Nhìn thấy, nghe, cảm giác, ngửi hoặc nếm những thứ không thực sự tồn tại (ảo giác hay ảo tưởng);
- Nghi ngờ vô căn cứ rằng những người khác đang ở phía sau hoặc muốn làm hại bạn (hoang tưởng).
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:
- Chóng mặt;
- Tim đập loạn nhịp;
- Da lạnh ẩm;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Run rẩy;
- Thở không đều;
- Lẫn lộn đến đột ngột ở người có bệnh tiểu đường;
- Lẫn lộn xuất hiện sau một chấn thương đầu;
- Mất ý thức bất cứ lúc nào.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lú lẫn là gì?
Các triệu chứng thường gặp của lú lẫn bao gồm:
- Suy nghĩ lộn xộn hay vô tổ chức;
- Nói líu nhíu từ ngữ hoặc ngập ngừng kéo dài khi phát biểu;
- Phát biểu bất thường hay không tỉnh táo;
- Thiếu nhận thức về vị trí hay thời gian;
- Quên mất nhiệm vụ ngay cả khi đang thực hiện;
- Thay đổi cảm xúc đột ngột, chẳng hạn như kích động đột ngột;
- Có hành vi không bình thường, kỳ lạ hoặc kích động;
- Gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề rắc rối hoặc các công việc mà vốn dĩ trước đây khá dễ dàng để làm;
- Không biết mình đang ở đâu hay không nhận ra thành viên trong gia đình hoặc người quen;
- Ảo tưởng;
- Nhìn thấy, nghe, cảm giác, ngửi hoặc nếm những thứ không thực sự tồn tại (ảo giác hay ảo tưởng);
- Nghi ngờ vô căn cứ rằng những người khác đang ở phía sau hoặc muốn làm hại bạn (hoang tưởng).
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:
- Chóng mặt;
- Tim đập loạn nhịp;
- Da lạnh ẩm;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Run rẩy;
- Thở không đều;
- Lẫn lộn đến đột ngột ở người có bệnh tiểu đường;
- Lẫn lộn xuất hiện sau một chấn thương đầu;
- Mất ý thức bất cứ lúc nào.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh lú lẫn?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây lú lẫn, có thể là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc thiếu hụt vitamin. Nhiễm độc rượu cũng là nguyên nhân phổ biến gây lú lẫn. Các nguyên nhân khác bao gồm:
- Chấn động: là một tổn thương não do chấn thương đầu gây ra. Chấn động có thể làm thay đổi mức độ tỉnh táo, phán quyết, phối hợp vận động và lời nói của một người. Bạn có thể ra ngoài nếu đang chấn động, nhưng có thể không hề biết điều đó. Bạn có thể bị lú lẫn do chấn động sau vài ngày bị thương;
- Mất nước: cơ thể mất nước mỗi ngày qua mồ hôi, nước tiểu và các chức năng khác của cơ thể. Nếu không thường xuyên bổ sung lượng nước mất đó, bạn sẽ bị thiếu nước. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lượng chất điện giải (khoáng chất) và gây ra những vấn đề khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường;
- Thuốc: một số loại thuốc có thể gây lú lẫn. Việc dùng thuốc không theo quy định của bác sĩ cũng có thể gây lú lẫn và triệu chứng bệnh sẽ hết khi bạn ngừng thuốc. Lú lẫn là dấu hiệu phổ biến nhất của biến chứng liên quan đến điều trị ung thư. Hóa trị, trong đó sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, cũng thường ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Hóa trị có thể gây hại đến các dây thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng não, gây ra lú lẫn;
- Nguyên nhân khác: lú lẫn có thể do một số yếu tố khác nhau gây ra, bao gồm: sốt; nhiễm trùng; đường huyết thấp; nhiệt độ cơ thể giảm nhanh đột ngột; phiền muộn; nhiễm độc rượu hay thuốc; u não; bệnh ở người lớn tuổi, chẳng hạn như mất chức năng não (mất trí nhớ); bệnh thần kinh, như đột quỵ; thiếu ngủ (mất ngủ); nồng độ oxy thấp, ví dụ như bệnh phổi mạn tính; thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là niacin, thiamin hoặc vitamin B12; động kinh.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh lú lẫn?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây lú lẫn, có thể là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc thiếu hụt vitamin. Nhiễm độc rượu cũng là nguyên nhân phổ biến gây lú lẫn. Các nguyên nhân khác bao gồm:
- Chấn động: là một tổn thương não do chấn thương đầu gây ra. Chấn động có thể làm thay đổi mức độ tỉnh táo, phán quyết, phối hợp vận động và lời nói của một người. Bạn có thể ra ngoài nếu đang chấn động, nhưng có thể không hề biết điều đó. Bạn có thể bị lú lẫn do chấn động sau vài ngày bị thương;
- Mất nước: cơ thể mất nước mỗi ngày qua mồ hôi, nước tiểu và các chức năng khác của cơ thể. Nếu không thường xuyên bổ sung lượng nước mất đó, bạn sẽ bị thiếu nước. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lượng chất điện giải (khoáng chất) và gây ra những vấn đề khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường;
- Thuốc: một số loại thuốc có thể gây lú lẫn. Việc dùng thuốc không theo quy định của bác sĩ cũng có thể gây lú lẫn và triệu chứng bệnh sẽ hết khi bạn ngừng thuốc. Lú lẫn là dấu hiệu phổ biến nhất của biến chứng liên quan đến điều trị ung thư. Hóa trị, trong đó sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, cũng thường ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Hóa trị có thể gây hại đến các dây thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng não, gây ra lú lẫn;
- Nguyên nhân khác: lú lẫn có thể do một số yếu tố khác nhau gây ra, bao gồm: sốt; nhiễm trùng; đường huyết thấp; nhiệt độ cơ thể giảm nhanh đột ngột; phiền muộn; nhiễm độc rượu hay thuốc; u não; bệnh ở người lớn tuổi, chẳng hạn như mất chức năng não (mất trí nhớ); bệnh thần kinh, như đột quỵ; thiếu ngủ (mất ngủ); nồng độ oxy thấp, ví dụ như bệnh phổi mạn tính; thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là niacin, thiamin hoặc vitamin B12; động kinh.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh lú lẫn?
Lú lẫn là tình trạng có thể cảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lú lẫn?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải lú lẫn, chẳng hạn như:
- Tuổi tác cao: một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất;
- Nhập viện;
- Phục hồi sau phẫu thuật;
- Lạm dụng ma túy;
- Nghiện rượu;
- Có bệnh lý não tiềm ẩn.
Những ai thường mắc phải bệnh lú lẫn?
Lú lẫn là tình trạng có thể cảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lú lẫn?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải lú lẫn, chẳng hạn như:
- Tuổi tác cao: một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất;
- Nhập viện;
- Phục hồi sau phẫu thuật;
- Lạm dụng ma túy;
- Nghiện rượu;
- Có bệnh lý não tiềm ẩn.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lú lẫn?
Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đặt câu hỏi để tìm ra triệu chứng lú lẫn. Các câu hỏi sẽ giúp bác sĩ nhận ra người bệnh có biết về thời gian và vị trí hiện tại của mình. Bạn cũng có thể được hỏi về các bệnh gần đây hoặc những câu hỏi liên quan khác. Các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm máu;
- Chụp CT đầu;
- Điện não đồ (EEG);
- Kiểm tra tình trạng tâm thần;
- Kiểm tra bệnh học thần kinh;
- Xét nghiệm nước tiểu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lú lẫn?
Việc điều trị lú lẫn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, ví dụ như nếu nhiễm trùng gây ra lú lẫn thì điều trị nhiễm trùng sẽ hết lú lẫn.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lú lẫn?
Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đặt câu hỏi để tìm ra triệu chứng lú lẫn. Các câu hỏi sẽ giúp bác sĩ nhận ra người bệnh có biết về thời gian và vị trí hiện tại của mình. Bạn cũng có thể được hỏi về các bệnh gần đây hoặc những câu hỏi liên quan khác. Các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm máu;
- Chụp CT đầu;
- Điện não đồ (EEG);
- Kiểm tra tình trạng tâm thần;
- Kiểm tra bệnh học thần kinh;
- Xét nghiệm nước tiểu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lú lẫn?
Việc điều trị lú lẫn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, ví dụ như nếu nhiễm trùng gây ra lú lẫn thì điều trị nhiễm trùng sẽ hết lú lẫn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lú lẫn?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh nếu áp dụng các biện pháp sau:
Một người lú lẫn không nên ở một mình. Để an toàn, người bệnh cần có người chăm sóc.
Để giúp một người lú lẫn, bạn có thể:
- Luôn giới thiệu về bản thân, dù cho người bệnh biết bạn rõ tới mức nào;
- Thường xuyên nhắc vị trí, địa điểm họ đang đứng;
- Mang theo lịch và đồng hồ bên người;
- Nói chuyện về các sự kiện hiện tại và kế hoạch trong ngày;
- Cố gắng giữ cho môi trường xung quanh yên tĩnh và thanh bình.
Đối với lú lẫn đột ngột do lượng đường trong máu thấp (ví dụ như uống các loại thuốc trị tiểu đường), người bệnh nên uống hoặc ăn một món ăn ngọt. Nếu lú lẫn kéo dài hơn 10 phút, người bệnh cần phải đi cấp cứu ngay.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lú lẫn?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh nếu áp dụng các biện pháp sau:
Một người lú lẫn không nên ở một mình. Để an toàn, người bệnh cần có người chăm sóc.
Để giúp một người lú lẫn, bạn có thể:
- Luôn giới thiệu về bản thân, dù cho người bệnh biết bạn rõ tới mức nào;
- Thường xuyên nhắc vị trí, địa điểm họ đang đứng;
- Mang theo lịch và đồng hồ bên người;
- Nói chuyện về các sự kiện hiện tại và kế hoạch trong ngày;
- Cố gắng giữ cho môi trường xung quanh yên tĩnh và thanh bình.
Đối với lú lẫn đột ngột do lượng đường trong máu thấp (ví dụ như uống các loại thuốc trị tiểu đường), người bệnh nên uống hoặc ăn một món ăn ngọt. Nếu lú lẫn kéo dài hơn 10 phút, người bệnh cần phải đi cấp cứu ngay.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Ung thư bàng quang có thể di truyền từ người thân trong gia đình?
Tin mới nhất
- Bắc cầu dạ dày
- Giãn tĩnh mạch thực quản
- Nấm lim ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm rượu nấm lim đúng
- Phòng Ngừa Cảm Cúm Với Nấm Linh Chi Đỏ
- Tiêm phòng viêm gan A cho trẻ: Cha mẹ cần lưu ý những gì?
- Tổng quan những điều cần biết về ung thư đại trực tràng
- Kinh nguyệt không đều có thai không và cách xử lý chính xác nhất
- Bán xạ đen tại Hà Nội. Giá cây xạ đen bao nhiêu tiền 1kg?
- Giãn đài bể thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- 7+ cách chữa viêm amidan bằng lá cây tại nhà hiệu quả
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 5 bệnh nam giới nguy hiểm nhưng cánh mày râu rất hay lơ là: Liệu bạn có bị?
- TIN TỨC UNG THƯ Thuốc trị mất ngủ: Top 15 loại thuốc an toàn, tác dụng cực mạnh
- TIN TỨC UNG THƯ Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ y tế chứng nhận
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Nấm Linh Chi Chữa Mất Ngủ Kinh Niên Hiệu Quả