Mách bạn cách phòng bệnh viêm amidan hiệu quả
Viêm amidan rất dễ gặp do sự thay đổi bất thường của thời tiết hoặc do lây nhiễm trong môi trường đông người. Tuy là căn bệnh thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách phòng bệnh viêm amidan hiệu quả.
Một số biểu hiện viêm amidan
Viêm amidan có 3 thể bao gồm viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính và viêm amidan quá phát. Mỗi thể lại có những triệu chứng không giống nhau. Biểu hiện của bệnh amidan cấp tính bệnh nhân có khởi phát đột ngột đi kèm với sốt cao từ 39-40 độ, khi nuốt khó và đau, nổi hạch.
Viêm amidan mạn tính là viêm amidan tái phát nhiều lần, có sốt, miệng hôi, amidan là ổ nhiễm trùng, khạc ra đờm.
Viêm amidan quá phát là khi amidan bị sưng to, đỏ thường xuyên. Bệnh nhân gặp phải trường hợp ngủ ngáy, thở khò khè, với trẻ em còn có thể là biểu hiện ngưng thở khi ngủ.

Viêm amidan được chia làm 3 thể: cấp tính, mạn tính, quá phát
Cách phòng bệnh viêm amidan, tái phát viêm amidan
Theo PGS.TS Phan Thu Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, viêm họng trong đó có viêm amidan có thể có nguyên nhân từ virus, vi khuẩn, từ những ô nhiễm môi trường. Khi amidan sưng to là có vi khuẩn xâm nhập, thường là vào những dịp giao mùa, thời tiết bất thường. Những người dễ mắc amidan là trẻ em và người cao tuổi hoặc những người vệ sinh mũi – họng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Hít ngửi khói thuốc cũng khiến nhiễm trùng đường hô hấp trên. Chính vì vậy, không nên hút thuốc hoặc hút thuốc ở nơi vắng người, tránh ảnh hưởng người xung quanh và cũng là để phòng bệnh viêm amidan.

Thói quen thích ăn cay, nóng sẽ không tốt cho cổ họng. Quá nóng hay quá cay sẽ khiến sinh ra viêm họng mạn tính. Thậm chí bạn cũng không nên ăn kem, uống nước đá khi mà thời tiết quá nóng vì lạnh đột ngột sẽ khiến amidan bị viêm… Ngoài ra cũng không nên ăn quá mặn, nhiều nghiên cứu cho thấy ăn mặn là nguyên nhân gây viêm họng mạn.

Cách phòng bệnh viêm amidan quan trọng hơn chữa bệnh
Cảm giác đầu tiên của viêm họng, viêm amidan là đau họng, khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Bạn nên uống nước ấm để giúp dịch tiết loãng ra, tống đờm ra ngoài, làm cho cổ họng dễ chịu hơn. Viêm amidan cấp khiến cho họng đau, khó nuốt, vì vậy thức ăn mềm, lỏng được khuyến khích. Những em bé sơ sinh có thể bú mẹ, lớn hơn cho uống sữa hay ăn cháo. Kể cả đối với người lớn cũng không nên dùng đồ ăn cứng mà nên ăn cháo, súp.

Thêm vào đó, không nên ăn những món cay nóng nữa, hạn chế cả món mặn do chúng sẽ làm tổn thương niêm mạc họng, khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, xấu hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Trên đây là một số cách phòng bệnh viêm amidan hiệu quả. Bạn nên áp dụng những phương pháp này để bảo vệ amidan, bảo vệ họng của mình. Nên tìm hiểu kỹ khi nào nên cắt amidan theo đúng chỉ định của bác sỹ vì biến chứng của cắt amidan rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Theo Sức khỏe và đời sống

.

Tin mới nhất
-
Tác hại của nấm lim giả hướng dẫn chọn mua nấm lim xanh rừng thật
- Mắc ung thư đại tràng từ những thói quen ít ai để ý
- Mẹ tôi bị bệnh ung thư hạch, làm sao để không lây bệnh cho người thân?
- Ung thư miệng dễ nhầm lẫn với các bệnh về răng miệng thông thường
- Kỹ thuật trồng cây xạ đen, cách chăm sóc cây xạ đen tốt nhất
- Những người tôi muốn cắn
- Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
- Phương pháp chữa ung thư dương vật mới bảo toàn bản lĩnh phái mạnh
- Cơ hội nhận thuốc giá rẻ cho bệnh nhân ung thư nghèo
- Hoang mang với giá nấm lim xanh trên thị trường hỗn loạn
Video
-
Sốt xuất huyết Xuất hiện tỉnh đầu tiên công bố dịch sốt xuất huyết
-
Kiến thức về nấm lim xanh Nấm lim xanh rừng là gì và nấm lim xanh giá bao nhiêu 1kg là đúng
-
Hỏi đáp thông tin về nấm lim xanh Nấm lim xanh có hỗ trợ điều trị bệnh ung thư da hay không?
-
Bệnh ung thư khác Tìm hiểu các phương pháp điều trị đa u tủy xương

Tin Liên quan
