Môi bị sưng một cục: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
Môi bị sưng một cục thường là biểu hiện của các vấn đề da liễu như mụn trứng cá, dị ứng, viêm mô tế bào,… Tình trạng này có thể thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi bị sưng một cục
Môi bị sưng một cục có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân là yếu tố khác nhau. Trình trạng điển hình bởi vùng môi xuất hiện cục u có thể gây đau hoặc không đau. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, giao tiếp và chức năng thẩm mỹ.
Trường hợp môi bị sưng một cục do một số vấn đề ngoài da có thể thuyên giảm sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu xảy ra do các bệnh lý tiềm ẩn, tiến triển nặng nề, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng môi bị sưng một cục:
1. Mụn trứng cá/ mụn nhọt
Tình trạng môi bị sưng một cục có thể là biểu hiện của mụn trứng cá hoặc mụn nhọt. Mụn trứng cá, mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau và được đánh giá là tình trạng da liễu lành tính. Những nốt mụn trứng cá/ mụn nhọt thường có màu đỏ, trắng và khu trú ở vùng da lưng, ngực, mặt, vùng môi.
Mụn trứng cá/ mụn nhọt nổi ở môi chỉ gây sưng một cục khi có dấu hiệu bội nhiễm và kèm theo tình trạng sưng đỏ, đau rát khó chịu.
2. Bị dị ứng
Dị ứng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng môi bị sưng một cục. Đa số những trường hợp khởi phát triệu chứng do dị ứng với một số loại thực phẩm có khả năng gây kích thích cao như sữa bò, hải sản, thịt bò, đậu nành, sữa, lúa mì, chất phụ gia,…
Ngoài ra, tình trạng sưng môi cũng có thể khởi phát khi tiếp xúc với các dị nguyên (côn trùng đốt, dao cạo râu không đảm bảo vệ sinh,…), dị ứng thuốc điều trị,…
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng môi bị sưng một cục do dị ứng, bao gồm:
- Môi bị ngứa ngáy, sưng đỏ thường là biểu hiện của dị ứng hóa chất, dị ứng thuốc, thực phẩm,…
- Môi bị sưng, vùng da bị khô ráp, nứt nẻ có thể là biểu hiện của dị ứng mỹ phẩm
3. Viêm mô tế bào
Các biểu hiện viêm mô tế bào là tình trạng da liễu phổ biến, gây ra bởi vi khuẩn ở tầng hạ bì và các mô dưới da. Bệnh lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Tổn thương do viêm mô tế bào gây ra có thể gây sưng đỏ, cảm giác nóng rát, đau nhức, nhất là khi chạm vào.
Bệnh lý thường xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể như vùng mặt, môi, phần chân dưới, cánh tay,…. Do đó, trường hợp môi bị sưng một cục có thể là biểu hiện của viêm mô tế bào.
4. Do thiếu oxy
Tình trạng thiếu oxy máu gây sưng một cục ở môi có thể liên quan đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ, các phản ứng dị ứng hoặc do côn trùng đốt. Trong trường hợp sau khi kiểm tra vùng da bị tổn thương không có dấu hiệu trầy xước, vết loét thì rất có thể bạn bị sưng một cục ở môi là do chứng ngưng thở khi ngủ gây ra.
Thông thường, những trường hợp bị thiếu oxy máu, thiếu máu sẽ có những biểu hiện ở môi như môi nhợt nhạt, tím tái. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi để giúp bổ máu.
5. Bệnh herpes miệng
Bệnh herpes miệng gây ra bởi sự tấn công của virus herpes simplex. Tổn thương do bệnh lý gây ra đặc trưng bởi tình trạng môi bị sưng một cục và đi kèm với một số vết loét lạnh ở các góc của vùng môi hoặc vùng miệng.
Bên cạnh đó, bệnh herpes miệng còn khiến vùng môi bị tổn thương nổi các mụn rộp xung quanh và gây chảy máu. Bệnh lý có nguy cơ lây nhiễm từ người
sang người qua đường ăn uống, dùng chung son môi, khăn mặt, chén đũa và cốc nước.
6. Ngủ sai tư thế
Tình trạng sưng môi một cục có thể là biểu hiện của việc ngủ sai tư thế. Trường hợp ngủ ở tư thế gây áp lực lên môi, đến sáng hôm sau sẽ khiến môi bị sưng. Bên cạnh đó, thói quen ngủ không đúng tư thế còn ảnh hưởng đến hoạt động tuần hoàn máu, khiến bạn ngủ không ngon, không sâu giấc.
7. Bị chấn thương
Bị chấn thương ở môi hoặc tai nạn cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi bị sưng một cục. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số trường hợp khác gây ra hiện tượng này như thói quen cắn môi, phẫu thuật nha khoa, dùng thức ăn nóng, chấn thương răng,…
8. Lạm dụng bia rượu
Việc tiêu thụ quá nhiều bia rượu có thể gây ra tình trạng môi bị sưng một cục và thường xuất hiện đột ngột, sau đó tự thuyên giảm. Theo số liệu thống kê cho thấy, hiện tượng này có nguy cơ cao ở người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng bia rượu,… Chỉ cần dùng một lượng nhỏ cũng có thể khiến môi ngứa ran và sưng.
9. Dấu hiệu của một số bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, biểu hiện môi bị sưng một cục có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư môi, viêm đường ruột.
Trường hợp bị viêm đường ruột có thể gây sưng các ống dẫn bạch huyết tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong đó có môi. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng kéo dài không thuyên giảm hoặc tái đi tái lại thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Môi bị sưng một cục có nguy hiểm không?
Bị sưng một cục ở môi là tình trạng thường gặp và khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Với những trường hợp xảy ra do ngủ sai tư thế, lạm dụng bia rượu, nổi mụn nhọt, mụn trứng cá thường không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Thông thường, biểu hiện này sẽ có tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế.
Tuy nhiên, trường hợp môi bị sưng một cục do thiếu máu, chấn thương, viêm nhiễm nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách có thể khiến vùng da bị tổn thương nặng nề, tác động đến việc ăn uống, giao tiếp cũng như ngoại hình của người bệnh.
Nghiêm trọng hơn, tình trạng bị sưng môi một cục có thể là dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư môi. Ung thư môi thường rất dễ nhận biết, tuy nhiên, đa số người bệnh đều chủ quan. Điều này sẽ tạo điều kiện khiến bệnh lý tiến triển nặng nề, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Ung thư môi có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện các vết loét trên môi và thường lâu lành: Thông thường, những tổn thương này sẽ xuất hiện xung quanh môi và kéo dài từ 2 – 3 tuần. Vết loét khiến người bệnh đau rát, gặp khó khăn trong việc ăn uống và không thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc môi.
- Sắc tố môi thay đổi: Trường hợp ung thư môi, màu môi có màu đỏ ửng và kèm sưng nhẹ. Trong một thời gian ngắn, môi sẽ chuyển sang màu đen sạm, nhợt nhạt, khô ráp, một vài trường hợp bị nứt nẻ, chảy máu.
- Xuất hiện các khối u: Trong giai đoạn này, khoang miệng và vùng cổ của người bệnh xuất hiện những khối u lớn. Ngoài ra còn đi kèm với một số biểu hiện như sưng hàm, sưng hạch,… Ngoài ra, bệnh lý còn khiến người bệnh đau nhức, ngáy ngáy, khó chịu ở vùng môi.
Các biện pháp xử lý môi bị sưng một cục an toàn
Việc điều trị tình trạng môi bị sưng một cục chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi xác định được nguyên nhân khởi phát và mức độ của triệu chứng. Với những trường hợp gây ra do ngủ sai tư thế, nổi mụn nhọt/ mụn trứng cá, thiếu oxy có thể tự cải thiện nhanh chóng và không cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp môi bị sưng một cục là dấu hiệu của các bệnh tiềm ẩn nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát kịp thời.
Dưới đây là một số phương pháp khắc phục tình trạng môi bị sưng một cục an toàn:
1. Tiến hành kiểm tra và vệ sinh môi
Khi nhận thấy biểu hiện sưng môi, bạn cần tiến hành vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương với nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Lưu ý tránh chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây trầy xước và bội nhiễm.
Kế đến, bạn cần kiểm tra 2 bên trong má và lưỡi, trường hợp nhận thấy các tổn thương khác, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân khởi phát và áp dụng biện pháp
điều trị phù hợp.
2. Áp dụng một số mẹo dân gian cải thiện
Với những trường hợp triệu chứng ở mức độ nhẹ và khởi phát do một số nguyên nhân như chấn thương, ngủ sai tư thế, nổi mụn trứng cá/ mụn nhọt,… bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để cải thiện và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương.
Dưới đây là một số mẹo chữa giúp cải thiện tình trạng sưng môi một cục hiệu quả:
- Chườm mát: Liệu pháp này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm tạm thời. Bạn dùng khăn lạnh áp nhẹ lên vùng môi bị sưng trong 10 phút. Lưu ý, mẹo chữa này không áp dụng với những trường hợp môi bị nổi mụn nước.
- Dùng cam thảo: Để cải thiện triệu chứng, bạn có thể sử dụng cam thảo ăn trực tiếp. Đây là thảo dược tự nhiên có độ lành tính, an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
- Gel nha đam: Lấy một lượng gel nha đam thoa đều lên vùng da môi đã được vệ sinh đến khi các hoạt chất thấm đều. Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 ngày liên tục để cải thiện triệu chứng. Các khoáng chất, vitamin và lượng nước dồi dào trong nha đam có công dụng giảm sưng, tăng cường độ ẩm, chống viêm và giảm khô ráo ở môi hiệu quả.
- Sử dụng mật ong: Sau khi vệ sinh sạch vùng da môi bị tổn thương, bạn lấy một lượng mật ong nguyên chất thoa đều lên môi. Để yên sau 20 phút thì rửa sạch lại với nước mát. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Mật ong có công dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn, chống viêm, giữ ẩm môi và hỗ trợ lành lành những tế bào bị tổn thương hiệu quả.
- Sử dụng Baking soda: Nguyên liệu này thường được áp dụng cho những trường hợp sưng môi do côn trùng cắn hoặc bị dị ứng. Theo đó, người bệnh có thể áp dụng công thức pha 3 muỗng bột Baking soda và 1 muỗng nước. Sau khi vệ sinh sạch vùng da cần điều trị thì dùng hỗn hợp thoa lên, để vài phút thì rửa sạch lại với nước mát.
- Bôi kem nghệ: Sử dụng kem nghệ bôi từ 2 – 3 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng một cục ở môi hiệu quả. Bởi dược tính có trong nghệ có tác dụng giảm sưng, chống viêm và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương hiệu quả. Lưu ý, trước khi bôi kem nghệ, bạn cần vệ sinh vùng da cần điều trị với nước sạch, sau khi bôi kem nghệ lên, chờ khô và rửa lại với nước ấm.
3. Sử dụng các loại thuốc điều trị
Trong trường hợp môi bị sưng một cục kéo dài dai dẳng và các biện pháp cải thiện tại nhà không mang lại kết quả điều trị. Lúc này bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân khởi phát và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị giúp kiểm soát triệu chứng tùy vào nguyên nhân và mức độ tổn thương cụ thể.
- Một số loại thuốc kháng histamine thường được áp dụng cho trường hợp khởi phát do dị ứng
- Các loại thuốc chống viêm chứa corticoid dùng cho trường hợp bị sưng môi một cục do viêm nhiễm
- Nhóm thuốc kháng virus, vi khuẩn được chỉ định với những trường hợp bùng phát triệu chứng do nhiễm khuẩn
- Đối với trường hợp mắc các bệnh lý tiềm ẩn dẫn đến sưng môi, cần được cấp cưu y tế sớm nhất để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Môi bị sưng một cục là tình trạng khá phổ biến và khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, hiện tượng này thường lành tính và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong một số trường hợp môi bị sưng do các bệnh lý tiềm ẩn cần được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng môi, bạn cần đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 cách chữa trị dị ứng da mặt tại nhà, đơn giản, nhanh khỏi
- Dị ứng thời tiết: Triệu chứng, cách chữa trị và phòng bệnh
- Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân, cách khắc phục, phòng ngừa
- Dị ứng tôm cua: Cách xử lý và phòng tránh hiệu quả
Xem thêm: Top cách tránh thai tự nhiên bằng món ăn an toàn và hiệu quả
Tin mới nhất
- Thận yếu nên ăn gì, không nên ăn gì để phục hồi chức năng thận?
- Viêm họng hạt: Nhận biết triệu chứng điển hình, nguyên nhân và cách chữa nhanh nhất
- Mua nấm lim xanh ở Hà Nội địa chỉ bán nấm lim rừng Quảng Nam
- Đau dạ dày cấp là gì? Triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả
- Bệnh nhân chiến thắng ung thư nhờ cây xương khỉ
- Mổ u xơ cổ tử cung bao lâu thì lành? Phải nằm viện bao lâu?
- Tác dụng của lá xạ đen – Cây xạ đen điều trị được những bệnh gì?
- TOP 11++ ĐỊA CHỈ CHỮA VIÊM XOANG nổi tiếng, uy tín hàng đầu cả nước
- Cách tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho con bạn
- Ung thư phổi có di truyền không? Hãy khám phá sự thật!