Đau đầu căng thẳng

Tìm hiểu chung

Đau đầu căng thẳng là bệnh gì?

Đau đầu căng thẳng là tình trạng thường gặp nhất. Bệnh có thể gây đau mức độ nhẹ, trung bình hoặc dữ dội ở đầu, cổ và đằng sau mắt.

Nếu bạn bị đau đầu dưới 15 ngày mỗi tháng, bạn sẽ bị đau đầu căng thẳng theo đợt. Nếu chúng xảy ra thường xuyên hơn thì được gọi là đau đầu mạn tính.

Mặc dù bạn sẽ đau đầu, nhưng bệnh này thường không cản trở các hoạt động hàng ngày và chúng không ảnh hưởng đến thị lực, giữ thăng bằng hoặc sức mạnh.

Có nhiều cách điều trị đau đầu căng thẳng, nhưng cách tốt nhất là kiểm soát bệnh. Bạn có thể kiểm soát đau đầu căng thẳng bằng cách cân bằng giữa những thói quen lành mạnh, tìm các cách điều trị không dùng thuốc hiệu quả và sử dụng thuốc hợp lý.

Đau đầu căng thẳng là bệnh gì?

Đau đầu căng thẳng là tình trạng thường gặp nhất. Bệnh có thể gây đau mức độ nhẹ, trung bình hoặc dữ dội ở đầu, cổ và đằng sau mắt.

Nếu bạn bị đau đầu dưới 15 ngày mỗi tháng, bạn sẽ bị đau đầu căng thẳng theo đợt. Nếu chúng xảy ra thường xuyên hơn thì được gọi là đau đầu mạn tính.

Mặc dù bạn sẽ đau đầu, nhưng bệnh này thường không cản trở các hoạt động hàng ngày và chúng không ảnh hưởng đến thị lực, giữ thăng bằng hoặc sức mạnh.

Có nhiều cách điều trị đau đầu căng thẳng, nhưng cách tốt nhất là kiểm soát bệnh. Bạn có thể kiểm soát đau đầu căng thẳng bằng cách cân bằng giữa những thói quen lành mạnh, tìm các cách điều trị không dùng thuốc hiệu quả và sử dụng thuốc hợp lý.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau đầu căng thẳng là gì?

Các triệu chứng thường gặp của đau đầu căng thẳng là:

  • Đau từ nhẹ đến vừa hoặc áp lực ở phía trước, đầu hay hai bên đầu
  • Nhức đầu
  • Khó ngủ
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Dễ kích thích
  • Khó tập trung
  • Nhạy cảm nhẹ với ánh sáng hoặc tiếng ồn
  • Đau cơ.

Không giống nhức đầu migraine, bạn sẽ không có các triệu chứng thần kinh khác, chẳng hạn như yếu cơ hoặc thị lực mờ. Bệnh cũng thường không gây ra nhạy cảm nghiêm trọng với ánh sáng hoặc tiếng ồn, đau dạ dày, buồn nôn và nôn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau đầu căng thẳng là gì?

Các triệu chứng thường gặp của đau đầu căng thẳng là:

  • Đau từ nhẹ đến vừa hoặc áp lực ở phía trước, đầu hay hai bên đầu
  • Nhức đầu
  • Khó ngủ
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Dễ kích thích
  • Khó tập trung
  • Nhạy cảm nhẹ với ánh sáng hoặc tiếng ồn
  • Đau cơ.

Không giống nhức đầu migraine, bạn sẽ không có các triệu chứng thần kinh khác, chẳng hạn như yếu cơ hoặc thị lực mờ. Bệnh cũng thường không gây ra nhạy cảm nghiêm trọng với ánh sáng hoặc tiếng ồn, đau dạ dày, buồn nôn và nôn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau đầu căng thẳng?

Không có nguyên nhân duy nhất nào gây ra bệnh này. Nguyên nhân phổ biến nhất là do stress, dù là từ công việc, trường học, gia đình, bạn bè hay các mối quan hệ khác.

Nếu bạn bị căng thẳng hàng ngày có thể dẫn đến đau đầu mạn tính.

Loại đau đầu này không mang tính di truyền. Nguyên nhân khác là do cơ siết chặt ở phần sau cổ và da đầu.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau đầu căng thẳng?

Không có nguyên nhân duy nhất nào gây ra bệnh này. Nguyên nhân phổ biến nhất là do stress, dù là từ công việc, trường học, gia đình, bạn bè hay các mối quan hệ khác.

Nếu bạn bị căng thẳng hàng ngày có thể dẫn đến đau đầu mạn tính.

Loại đau đầu này không mang tính di truyền. Nguyên nhân khác là do cơ siết chặt ở phần sau cổ và da đầu.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh đau đầu căng thẳng?

Đau đầu căng thẳng là bệnh rất thường gặp, có thể ảnh hưởng đến mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu căng thẳng?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây đau đầu căng thẳng, chẳng hạn như:

  • Không nghỉ ngơi đủ
  • Tư thế xấu
  • Căng thẳng tình cảm hoặc tinh thần, bao gồm trầm cảm
  • Lo lắng
  • Mệt mỏi
  • Đói
  • Nồng độ thấp
  • Uống rượu
  • Căng mắt
  • Khô mắt
  • Hút thuốc lá
  • Cảm lạnh hoặc cúm
  • Nhiễm trùng xoang
  • Caffeine.

Những ai thường mắc phải bệnh đau đầu căng thẳng?

Đau đầu căng thẳng là bệnh rất thường gặp, có thể ảnh hưởng đến mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu căng thẳng?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây đau đầu căng thẳng, chẳng hạn như:

  • Không nghỉ ngơi đủ
  • Tư thế xấu
  • Căng thẳng tình cảm hoặc tinh thần, bao gồm trầm cảm
  • Lo lắng
  • Mệt mỏi
  • Đói
  • Nồng độ thấp
  • Uống rượu
  • Căng mắt
  • Khô mắt
  • Hút thuốc lá
  • Cảm lạnh hoặc cúm
  • Nhiễm trùng xoang
  • Caffeine.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau đầu căng thẳng?

Bạn sẽ phải mô tả cơn đau và bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nhức đầu dựa trên các chi tiết sau:

  • Đặc tính đau. Cảm giác đau của bạn có theo nhịp đập không? Nó liên tục hay mơ hồ? Đau nhói hay như dao đâm?
  • Cường độ đau. Bạn có thể hoạt động được bao nhiêu khi bị nhức đầu. Bạn có khả năng làm việc không? Các cơn nhức đầu của bạn có đánh thức bạn hay ngăn bạn ngủ không?
  • Vị trí đau. Bạn cảm thấy đau trên đầu, chỉ ở một bên hay chỉ trên trán hoặc phía sau mắt?

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh, gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp MRI kết hợp từ trường, sóng vô tuyến và công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh rõ ràng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng một loạt các tia X do máy tính điều chỉnh để cung cấp một cái nhìn toàn diện về bộ não.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đau đầu căng thẳng?

Thuốc tự mua ở quầy thuốc đôi khi không đủ để điều trị đau đầu căng thẳng tái diễn. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:

  • Indomethacin
  • Ketorolac
  • Naproxen
  • Opiate
  • Acetaminophen mạnh.

Nếu thuốc giảm đau không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn cơ, loại thuốc giúp ngăn chặn các cơn co thắt cơ.

Thuốc chống trầm cảm như ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có thể giúp ổn định mức độ serotonin trong não và giúp bạn đối phó với đau đầu.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Các lớp kiểm soát căng thẳng: Đây là phương pháp dạy cho bạn cách đối phó với căng thẳng và làm thế nào để giảm căng thẳng.
  • Phản hồi sinh học: là một kỹ thuật thư giãn giúp bạn kiểm soát cơn đau và căng thẳng.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: là liệu pháp nói chuyện giúp bạn nhận ra các tình huống gây căng thẳng, lo lắng và căng cơ.
  • Châm cứu: là một liệu pháp thay thế có thể làm giảm căng thẳng và căng cơ bằng cách sử dụng kim châm vào các vùng cụ thể trên cơ thể.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau đầu căng thẳng?

Bạn sẽ phải mô tả cơn đau và bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nhức đầu dựa trên các chi tiết sau:

  • Đặc tính đau. Cảm giác đau của bạn có theo nhịp đập không? Nó liên tục hay mơ hồ? Đau nhói hay như dao đâm?
  • Cường độ đau. Bạn có thể hoạt động được bao nhiêu khi bị nhức đầu. Bạn có khả năng làm việc không? Các cơn nhức đầu của bạn có đánh thức bạn hay ngăn bạn ngủ không?
  • Vị trí đau. Bạn cảm thấy đau trên đầu, chỉ ở một bên hay chỉ trên trán hoặc phía sau mắt?

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh, gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp MRI kết hợp từ trường, sóng vô tuyến và công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh rõ ràng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng một loạt các tia X do máy tính điều chỉnh để cung cấp một cái nhìn toàn diện về bộ não.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đau đầu căng thẳng?

Thuốc tự mua ở quầy thuốc đôi khi không đủ để điều trị đau đầu căng thẳng tái diễn. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:

  • Indomethacin
  • Ketorolac
  • Naproxen
  • Opiate
  • Acetaminophen mạnh.

Nếu thuốc giảm đau không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn cơ, loại thuốc giúp ngăn chặn các cơn co thắt cơ.

Thuốc chống trầm cảm như ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có thể giúp ổn định mức độ serotonin trong não và giúp bạn đối phó với đau đầu.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Các lớp kiểm soát căng thẳng: Đây là phương pháp dạy cho bạn cách đối phó với căng thẳng và làm thế nào để giảm căng thẳng.
  • Phản hồi sinh học: là một kỹ thuật thư giãn giúp bạn kiểm soát cơn đau và căng thẳng.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: là liệu pháp nói chuyện giúp bạn nhận ra các tình huống gây căng thẳng, lo lắng và căng cơ.
  • Châm cứu: là một liệu pháp thay thế có thể làm giảm căng thẳng và căng cơ bằng cách sử dụng kim châm vào các vùng cụ thể trên cơ thể.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau đầu căng thẳng?

Để ngăn ngừa các cơn đau trong tương lai, bạn phải xác định các yếu tố gây ra nhức đầu, vì đau đầu căng thẳng thường do các tác động đặc biệt gây ra.

Bạn nên viết nhật ký nhức đầu, nó sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra đau đầu căng thẳng. Bạn có thể ghi lại các bữa ăn, đồ uống và hoạt động hàng ngày cũng như bất kỳ tình huống nào gây ra căng thẳng.

Đối với mỗi ngày bạn bị đau đầu căng thẳng, hãy lưu ý điều đó. Sau vài tuần hoặc vài tháng, bạn sẽ thấy được mối liên hệ. Ví dụ, nếu nhật ký của bạn cho thấy nhức đầu xảy ra vào những ngày bạn ăn một loại thức ăn đặc biệt thì thức ăn này có thể là yếu tố gây kích hoạt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau đầu căng thẳng?

Để ngăn ngừa các cơn đau trong tương lai, bạn phải xác định các yếu tố gây ra nhức đầu, vì đau đầu căng thẳng thường do các tác động đặc biệt gây ra.

Bạn nên viết nhật ký nhức đầu, nó sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra đau đầu căng thẳng. Bạn có thể ghi lại các bữa ăn, đồ uống và hoạt động hàng ngày cũng như bất kỳ tình huống nào gây ra căng thẳng.

Đối với mỗi ngày bạn bị đau đầu căng thẳng, hãy lưu ý điều đó. Sau vài tuần hoặc vài tháng, bạn sẽ thấy được mối liên hệ. Ví dụ, nếu nhật ký của bạn cho thấy nhức đầu xảy ra vào những ngày bạn ăn một loại thức ăn đặc biệt thì thức ăn này có thể là yếu tố gây kích hoạt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Viêm cột sống dính khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!