Phân biệt amidan bình thường và bị viêm (có hình ảnh)
Để phân biệt amidan bình thường và bị viêm, đầu tiên người bệnh cần hiểu rõ các triệu chứng mà mình đang mắc phải. Một số hình ảnh amidan bình thường khi so sánh với amidan bị viêm có những khác biệt rõ rệt. Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về những thay đổi về hình thai khi bị viêm amidan.
Viêm amidan là triệu chứng viêm nhiễm thuộc nhóm đường hô hấp trên. Bệnh có thể biến chứng nguy hiểm và để lại những ảnh hưởng sức khỏe nặng nề với người bệnh. Để chủ động hơn trong điều trị, người bệnh cần có kiến thức cơ bản về cách phân biệt amidan bình thường và viêm amidan cấp tính, mãn tính hay các triệu chứng phát sinh khác (viêm amidan hốc mủ, viêm amidan do vi khuẩn hay virus,…).
Cấu tạo của amidan bình thường
Amidan là một tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể nằm tại khu vực vòm họng. Các tổ chức amidan tập trung phía dưới niêm mạc hầu thành đám nằm ở hai bên thành họng tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer. Vòng bạch huyết này bao gồm amidan vòm họng (còn gọi là VA, amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi).
Trong đó, amidan khẩu cái là tổ chức lympho lớn nhất trong vòm họng, nằm ở hai bên thành họng. Do kích thích lớn và nằm tại vị trí “cửa khẩu” tiếp nhận các tác nhân gây bệnh nên đây cũng là amidan hay bị viêm nhất. Khi amidan khẩu cái sưng, bạn có thể nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt về mặt hình thái so với amidan bình thường.
Amidan được xem là bức tường bảo vệ vùng hầu họng tránh khỏi tiếp xúc với vi sinh vật gây hại đi qua mũi miệng. Đồng thời các tổ chức lympho này cũng sản sinh ra tế bào miễn dịch để tiêu diệt chúng. Trong khoa học so sánh amidan với tấm lá chắn bảo vệ hệ hô hấp đầu tiên.
Amidan khẩu cái và một amidan vòm (VA) là những tổ chức sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch nhất trong vòng bạch huyết Waldayer. Trong giai đoạn từ lúc mới chào đời cho đến khi 5 tuổi là thời điểm các tổ chức này phát triển mạnh và đảm nhiệm vai trò chính. Theo thời gian, chúng sẽ bị thoái hóa và dần teo nhỏ lại trước tuổi dậy thì. Viêm VA là tên gọi khoa học của tình trạng nhiễm trùng tại amidan vòm. Còn viêm amidan dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm tại amidan khẩu cái.
Dấu hiệu nhận biết amidan bị viêm
Viêm amidan có hai giai đoạn chính là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Song, ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính thì amidan cũng có thể phát sinh thành những biến chứng như viêm amidan hốc mủ, viêm amidan quá phát hay viêm amidan do Streptococcus… Với mỗi dạng viêm và nguyên nhân gây viêm và amidan sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan là do cơ thể bị nhiễm các loại vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, liên cầu khuẩn B tan huyết nhóm A, hemophilus, influenzae,…) hoặc virus (Andeno virus, virus cúm, Rhino virus, sởi, ho gà,..). Trong trường hợp tạng bạch huyết phát triển mạnh hơn bình thường thì đây cũng có thể là nguyên nhân gây amidan.
Ngoài ra, do cấu trúc vòm họng có nhiều khe, hốc sẽ tạo điều kiện lý tưởng để xác vi khuẩn cùng với xác bạch cầu đọng lại. Khi không được vệ sinh đúng cách, lâu ngày sẽ hình thành mủ trắng và mùi hôi tại khoang miệng. Tình trạng nhiễm trùng từ đó có thể phát sinh và gây viêm nhiễm quanh amidan. Một số dấu hiệu viêm amidan thường gặp như:
- Amidan sưng to, niêm mạc sưng đỏ.
- Cổ họng đau, sưng nề, khó thở.
- Sốt cao, mệt mỏi, cơ thể đổ mồ hôi
- Ớn lạnh, cảm giác tương tự như cảm cúm.
- Giọng khàn, họng khô.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Nuốt đau, khó nuốt, biếng ăn.
- Thở khò khè, thường ngáy to khi ngủ.
Phân biệt amidan bình thường và amidan bị viêm
Amidan bình thường và amidan bị viêm có biểu hiện hình thái trái ngược. Với amidan bình thường, cấu trúc vòm họng không có gì thay đổi, nếu có triệu chứng viêm họng sẽ biểu hiện tại cuống họng chứ không ảnh hưởng đến amidan. Ngược lại người bị viêm amidan sẽ có những dấu hiệu đặc trưng tại khu vực amidan khẩu cái, nếu sưng to sẽ nhìn thấy bằng mắt được.
Ngoài ra viêm amidan có nhiều dạng khác nhau. Cụ thể nếu do vi khuẩn gây ra thì amidan thường có mủ và hơi thở hôi nồng nặc. Ngược lại amidan bị viêm do virus thường chỉ sưng, đỏ, kèm theo đó là những triệu chứng cảm sốt thông thường. Mỗi hình thái của amidan khi bị viêm có thể giúp đánh giá đúng nguyên nhân và mức độ bệnh lý.
Hình ảnh amidan bình thường
Hình ảnh amidan bình thường không thể nhìn thấy bằng mắt mà có thể cảm nhận được bằng ngón tay của bạn. Cơ bản amidan khẩu cái là hai khối mô được nâng đỡ bằng 2 trụ là trụ trước và trụ sau. Với hình dáng tương tự như hạt hạnh nhân, hồng hào, không bị sưng tấy. Amidan khẩu cái dễ quan sát hơn ở trẻ em, vì amidan thường bị teo lại khi con người trưởng thành.
Về mặt giải phẫu học, Amidan bình thường không bị viêm nhiễm thì các bộ phận có kích thước bình thường. Cấu tạo amidan đúng chuẩn với sự kết nối chặt chẽ của các tế bào lympho, màu sắc tự nhiên, không bị sưng phồng, tấy đỏ.
Hình ảnh viêm amidan do vi khuẩn
Nhiễm khuẩn (ví dụ như streptococcus) thường là nguyên nhân chính gây viêm amidan ở đối tượng trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Trường hợp bị viêm amidan do vi khuẩn bề mặt amidan thường có màu hồng, kèm theo đó là sự xuất hiện mủ trắng li ti hoặc lớp màng xơ bao phủ.
Amidan có màu đỏ và sưng lên theo mức độ sinh sôi của vi khuẩn, có thể khạc ra với dịch đông đặc. Người bệnh thường khó mở miệng, kèm theo tình trạng hạch nổi ở dưới hàm, sốt cao.
Hình ảnh viêm amidan do virus
Nhiễm virus gây viêm amidan chủ yếu là các loại virus như Epstein-Barr, herpes, cúm, enterovirus,… Trường hợp viêm amidan do virus thì khu vực amidan và họng sẽ trở nên đỏ rực, thường không có mủ trắng trong thời gian đầu. Người bệnh có thể bị nhiễm virus gây bệnh hệ hô hấp và phát triển triệu chứng viêm amidan sau đó.
Ở giai đoạn cấp tính, trên bề mặt amidan có thể có dịch nhầy trắng trong. Nếu nhận thấy amidan sưng đỏ và có thể bị xuất huyết viêm kết mạc, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức.
Hình ảnh viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm xung huyết trong thời gian ngắn, xuất tiết của amidan khẩu cái do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Những ổ nhiễm khuẩn không được điều trị triệt để vùng họng, miệng từ bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm VA, viêm mũi xoang cũng gây bùng phát các đợt viêm amidan cấp tính. Khi nhiễm bệnh amidan sẽ bị sưng tấy, viêm nhiễm, người bệnh sẽ thấy đau họng, khó nuốt,…
Người bệnh có cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng. Đặc biệt là ở thành bên họng, tại vị trí của amidan khẩu cái. Amidan sưng đỏ, phù nề và có thể đau nhói lên tai, cơn đau tăng lên khi người bệnh nuốt và ho. Nếu như ổ viêm lan xuống thanh quản, khí quản sẽ gây h
o có đờm, đau, thay đổi giọng khàn.
Hình ảnh viêm amidan mãn tính
Người mắc bệnh viêm amidan mãn tính khi triệu chứng viêm amidan cấp thường tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Thông thường khi viêm amidan cấp tính hơn 5-6 lần trong năm, thời gian kéo dài hơn 2 tuần sẽ được đánh giá là viêm amidan mãn tính.
Viêm amidan mãn tính thường chỉ xuất hiện nhiều ở thanh thiếu niên, người trưởng thành và những người thường xuyên hút thuốc lá, làm việc trong môi trường không khí độc hại. Bệnh viêm amidan được chia làm ba thể là viêm amidan quá phát, bệnh viêm amidan hốc mủ và bệnh viêm amidan thể xơ teo. Viêm amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hình ảnh viêm amidan quá phát
Khi amidan sưng và viêm nhiễm kéo dài, biểu hiện sưng amidan gấp nhiều lần so với ban đầu là triệu chứng viêm amidan quá phát. Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ và hiếm khi thấy xuất hiện ở người lớn. Tình trạng viêm amidan quá phát được phân làm nhiều cấp độ khác nhau theo mức độ phát triển của bệnh.
- Viêm amidan quá phát độ 1: Hình ảnh Amidan bình thường có biểu hiện sưng viêm, kích thước to tròn, cuống gọn. Bề ngang của amidan bằng 1/4 so với khoảng cách ở giữa chân 2 trụ trước của amidan.
- Viêm amidan quá phát độ 2: Tương tự hình dạng amidan quá phát cấp 1 nhưng chiều ngang của amidan bằng 1/3 so với khoảng cách giữa 2 chân trụ trước của amidan.
- Viêm amidan quá phát độ 3: Mức độ sưng to của amidan tương đối nghiêm trọng, có thể gây khó thở. Chiều ngang của amidan bằng 1/2 khoảng cách hai chân trụ trước của amidan.
Hình ảnh viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ là một dạng nguy hiểm của bệnh viêm amidan mãn tính. Khác với hình ảnh viêm amidan bình thường, viêm amidan hốc mủ hình thành các ổ mủ nằm rải rác trên bề mặt amidan. Từ đó tạo điều kiện khiến các loại vi khuẩn xâm nhập, cư trú và phát triển lâu ngày trong các khe hốc của amidan. Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ lây lan nhanh và tiến triển rất nghiêm trọng trong thời gian ngắn.
Có thể nhận thấy bề mặt amidan phình to, có màu đỏ và xuất hiện nhiều dịch trắng trong. Hơi thở người bệnh có mùi hôi khó chịu do tụ mủ ở amidan. Amidan có mủ thường là do vi khuẩn gây ra nên triệu chứng có thể cải thiện bằng kháng sinh. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao, một số trường hợp có thể không sốt, ho có đờm hoặc ho khan, đau rát cổ họng, đặc biệt là khi ăn, uống.
Hình ảnh viêm amidan thể xơ teo
Tình trạng viêm amidan thể xơ teo thường gặp ở người lớn, khi đó các vết viêm gồ ghề lên bề mặt amidan và chằng chịt các xơ trắng. Hình ảnh viêm amidan thể xơ teo là amidan và trụ trước có màu đỏ sẫm, trụ sau dày lên.
Viêm amidan xơ là hậu quả của bệnh viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần nhưng không được điều trị sớm. Khi các vi khuẩn, virus tấn công mạnh mẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hàng ngày.
Những biến chứng của amidan thể xơ teo là: Áp-xe amidan, người bệnh có thể mắc phải các bệnh về tai – mũi – họng như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang. Nguy hiểm hơn, hệ hô hấp của người bệnh bị viêm nhiễm lây lan gây ra viêm phế quản, vi
êm thanh quản,…
Hình ảnh viêm amidan phì đại
Viêm amidan phì đại là tình trạng một mô hạch nhân to bất thường. Đây là triệu chứng lành tính nhưng đôi lúc gây khó thở và khó nuốt. Triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh có bệnh nền là viêm tai mãn tính; Giảm thính lực; Nhiễm trùng xoang tái phát…
Dấu hiệu nhận biết của viêm amidan phì đại là amidan bị viêm, sưng tấy với kích thước quá mức giới hạn, gây cản trở đường thở và đường tiêu hóa của người mắc. Mặc dù không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nhưng amidan phì đại sẽ gây ra một số khó khăn trong việc nuốt, thay đổi giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát hoặc ngáy to khi ngủ.
Hình ảnh viêm amidan 1 bên
Người bệnh khi bị viêm amidan một bên có thể lây sang amidan còn lại nếu như bệnh do vi khuẩn gây ra. Viêm amidan một bên cũng có những triệu chứng tương tự viêm amidan bình thường. Tuy nhiên khi amidan bị sưng đau, nóng đỏ, viêm nhiễm, chỉ tiến triển tại một tổ chức amidan. Tình trạng amidan sưng to một bên cũng thường bị nhầm lẫn với căn bệnh nguy hiểm khác là ung thư amidan.
Phòng tránh viêm amidan bằng cách nào?
Viêm amidan là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gặp phải phổ biến chỉ sau viêm họng. Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên nhằm phòng tránh triệu chứng của căn bệnh này, bằng những cách đơn giản dau:
-
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đồng thời súc họng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng mỗi ngày có thể loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ trong vòm họng một cách hiệu quả.
-
Chú ý không sử dụng chung vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, ly uống nước, chai nước,..) để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm họng, viêm amidan…
-
Thường xuyên kiểm tra răng miệng, tai mũi họng định kỳ. Đặc biệt nếu trong gia đình có người bị viêm amidan thì nên hạn chế tiếp xúc gần với họ.
-
Bổ sung tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin để hạn chế tình trạng nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Khi đề kháng kẻ mạnh thì mầm bệnh không có cơ hội tấn công vào cơ thể.
-
Uống nhiều nước vào mùa nóng, đồng thời giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh hoặc thời tiết giao mùa.
- Không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích, giảm ăn đồ cay nóng, hạn chế uống nước đá, nước ngọt có gas, đeo khẩu trang khi ra đường.
Bài viết đã chia sẻ một số cách phân biệt amidan bình thường và bị viêm (có hình ảnh) để bạn đọc chủ động phòng ngừa và điều trị. Viêm amidan là một căn bệnh phổ biến nhưng nó cũng có thể trở thành những biến chứng nguy hiểm nếu chúng ta không biết cách kiểm soát tốt.
Bài viết liên quan: Thuốc trị viêm amidan; Các loại tốt nhất 2020, cách dùng
Tin mới nhất
- Hỏi đáp về ung thư cổ tử cung khi mang thai
- Quá trình mang thai
- Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
- Đau dạ dày có nên uống sữa không và những lưu ý khi uống sữa cho bệnh nhân bị đau dạ dày
- Trào ngược dạ dày khi ngủ là bị gì, làm sao hết?
- Bệnh suy nhược thần kinh và chứng trầm cảm luôn song hành cùng nhau?
- Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Những phương pháp chính
- Những điều bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 cần biết
- Dấu hiệu bị hắc lào nặng và cách chữa trị
- Cách dùng nấm lim xanh hiệu quả cách nấu uống ngâm nấm lim xanh