Ngứa

Tìm hiểu chung

Ngứa là bệnh gì?

Ngứa là cảm giác khó chịu trên da và có thể dịu đi khi bạn gãi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa, từ những bệnh như chàm, nổi ban, vảy nến, viêm da đến những bệnh gan, suy thận. Tùy theo nguyên nhân mà da có thể ngứa hoặc kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, sần sùi hay có mụn nước.

Ngứa là bệnh gì?

Ngứa là cảm giác khó chịu trên da và có thể dịu đi khi bạn gãi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa, từ những bệnh như chàm, nổi ban, vảy nến, viêm da đến những bệnh gan, suy thận. Tùy theo nguyên nhân mà da có thể ngứa hoặc kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, sần sùi hay có mụn nước.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ngứa là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của ngứa bao gồm:

  • Ngứa trên một số khu vực nhỏ, chẳng hạn như trên cánh tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể;
  • Phát ban ở vùng ngứa;
  • Nổi mẩn, đốm hoặc mụn nước;
  • Da khô, nứt nẻ;
  • Da nhám hoặc có vảy.

Đôi khi bạn thường bị ngứa dữ dội và kéo dài. Nếu bạn xoa hay gãi vùng ngứa sẽ kích thích da và dẫn đến ngứa nặng hơn. Sẽ rất khó cho bạn để chấm dứt chu trình ngứa xước này, nhưng nếu vẫn tiếp tục sẽ làm tổn thương da hoặc gây nhiễm trùng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc một chuyên gia bệnh da liễu nếu tình trạng ngứa:

  • Kéo dài hơn hai tuần;
  • Không cải thiện dù đã thử nhiều biện pháp;
  • Nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng sống;
  • Gây mất ngủ;
  • Không có nguyên nhân rõ ràng;
  • Ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể;
  • Kèm theo các triệu chứng khác như cực kì mệt mỏi, giảm cân, thay đổi thói quen đi vệ sinh, sốt hoặc đỏ da.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ngứa là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của ngứa bao gồm:

  • Ngứa trên một số khu vực nhỏ, chẳng hạn như trên cánh tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể;
  • Phát ban ở vùng ngứa;
  • Nổi mẩn, đốm hoặc mụn nước;
  • Da khô, nứt nẻ;
  • Da nhám hoặc có vảy.

Đôi khi bạn thường bị ngứa dữ dội và kéo dài. Nếu bạn xoa hay gãi vùng ngứa sẽ kích thích da và dẫn đến ngứa nặng hơn. Sẽ rất khó cho bạn để chấm dứt chu trình ngứa xước này, nhưng nếu vẫn tiếp tục sẽ làm tổn thương da hoặc gây nhiễm trùng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc một chuyên gia bệnh da liễu nếu tình trạng ngứa:

  • Kéo dài hơn hai tuần;
  • Không cải thiện dù đã thử nhiều biện pháp;
  • Nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng sống;
  • Gây mất ngủ;
  • Không có nguyên nhân rõ ràng;
  • Ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể;
  • Kèm theo các triệu chứng khác như cực kì mệt mỏi, giảm cân, thay đổi thói quen đi vệ sinh, sốt hoặc đỏ da.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh ngứa?

Nguyên nhân gây ra ngứa bao gồm:

  • Da khô. Trong trường hợp bác sĩ không tìm thấy các triệu chứng khác đi kèm như phát ban, nguyên nhân gây ra ngứa có thể là do da khô. Da khô thường do tiếp xúc với thời tiết nóng hoặc lạnh có độ ẩm thấp, ở lâu trong phòng điều hòa hay lò sưởi hoặc tắm quá nhiều;
  • Các bệnh da liễu. Nhiều bệnh về da có thể làm cho bạn cảm thấy ngứa, bao gồm cả bệnh chàm (viêm da), vảy nến, ghẻ, rận, thủy đậu và nổi mề đay;
  • Bệnh ở các bộ phận khác. Một số bệnh cũng có triệu chứng ngứa như bệnh gan, không dung nạp được gluten, suy thận, thiếu máu do thiếu sắt, bệnh tuyến giáp và ung thư, bao gồm bệnh bạch cầu và u lympho;
  • Rối loạn thần kinh. Đa xơ cứng, đái tháo đường, dây thần kinh bị chèn ép và bệnh zona có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và làm kích thích da;
  • Kích ứng hoặc các phản ứng dị ứng. Bạn có thể có ngứa do dị ứng khí hậu, thức ăn, hóa chất, xà phòng và các chất khác;
  • Thuốc. Phản ứng của cơ thể với các loại thuốc như thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc thuốc giảm đau có chất gây mê có thể gây phát ban lan rộng và ngứa;
  • Mang thai. Trong gia đoạn thai kì, một số phụ nữ có thể bị ngứa, đặc biệt là ở các vùng bụng, đùi, ngực và cánh tay.

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh ngứa?

Nguyên nhân gây ra ngứa bao gồm:

  • Da khô. Trong trường hợp bác sĩ không tìm thấy các triệu chứng khác đi kèm như phát ban, nguyên nhân gây ra ngứa có thể là do da khô. Da khô thường do tiếp xúc với thời tiết nóng hoặc lạnh có độ ẩm thấp, ở lâu trong phòng điều hòa hay lò sưởi hoặc tắm quá nhiều;
  • Các bệnh da liễu. Nhiều bệnh về da có thể làm cho bạn cảm thấy ngứa, bao gồm cả bệnh chàm (viêm da), vảy nến, ghẻ, rận, thủy đậu và nổi mề đay;
  • Bệnh ở các bộ phận khác. Một số bệnh cũng có triệu chứng ngứa như bệnh gan, không dung nạp được gluten, suy thận, thiếu máu do thiếu sắt, bệnh tuyến giáp và ung thư, bao gồm bệnh bạch cầu và u lympho;
  • Rối loạn thần kinh. Đa xơ cứng, đái tháo đường, dây thần kinh bị chèn ép và bệnh zona có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và làm kích thích da;
  • Kích ứng hoặc các phản ứng dị ứng. Bạn có thể có ngứa do dị ứng khí hậu, thức ăn, hóa chất, xà phòng và các chất khác;
  • Thuốc. Phản ứng của cơ thể với các loại thuốc như thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc thuốc giảm đau có chất gây mê có thể gây phát ban lan rộng và ngứa;
  • Mang thai. Trong gia đoạn thai kì, một số phụ nữ có thể bị ngứa, đặc biệt là ở các vùng bụng, đùi, ngực và cánh tay.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh ngứa?

Bệnh ngứa khá phổ biến và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới. Bệnh có thể dẫn đến hay làm trầm trọng các bệnh da liễu khác như khô da, viêm da khu trú, mề đay, vảy nến, vết cắn từ côn trùng, viêm da tự miễn, viêm da dạng mụn rộp hay mụn nước. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngứa?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngứa, chẳng hạn như:

  • Dị ứng theo mùa, sốt, hen suyễn, bệnh chàm;
  • Tuổi tác. Những người lớn tuổi thường bị ngứa nhiều hơn;
  • Lối sống tập thể làm rận, giun sán và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em phát triển;
  • Mang giày kín với vớ sợi tổng hợp làm chân dễ bị ẩm thấp và thúc đẩy nấm phát triển ở da;
  • Nuôi thú cưng trong nhà;
  • Bị côn trùng cắn;
  • Tình trạng vệ sinh kém.

Những ai thường mắc bệnh ngứa?

Bệnh ngứa khá phổ biến và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới. Bệnh có thể dẫn đến hay làm trầm trọng các bệnh da liễu khác như khô da, viêm da khu trú, mề đay, vảy nến, vết cắn từ côn trùng, viêm da tự miễn, viêm da dạng mụn rộp hay mụn nước. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngứa?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngứa, chẳng hạn như:

  • Dị ứng theo mùa, sốt, hen suyễn, bệnh chàm;
  • Tuổi tác. Những người lớn tuổi thường bị ngứa nhiều hơn;
  • Lối sống tập thể làm rận, giun sán và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em phát triển;
  • Mang giày kín với vớ sợi tổng hợp làm chân dễ bị ẩm thấp và thúc đẩy nấm phát triển ở da;
  • Nuôi thú cưng trong nhà;
  • Bị côn trùng cắn;
  • Tình trạng vệ sinh kém.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ngứa?

Bác sĩ chẩn đoán ngứa bằng cách khám lâm sàng và bệnh sử của bạn. Nếu bác sĩ cho rằng ngứa do một bệnh tiềm ẩn gây ra, bạn sẽ cần tiến hành thêm một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: giúp loại trừ nguyên nhân gây ngứa do thiếu máu thiếu sắt;
  • Xét nghiệm men: thử nghiệm này dùng để kiểm tra những rối loạn ở gan, thận;
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp: một số rối loạn chức năng giáp như cường giáp cũng là nguyên nhân gây ngứa;
  • Chụp X-quang ngực: Xét nhiệm này có thể cho thấy những dấu hiệu bệnh tiềm ẩn có liên quan đến tình trạng ngứa.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ngứa?

Bác sĩ có thể kê toa các loại kem corticosteroid để điều trị tình trạng ngứa kéo dài. Bạn cần bôi kem này lên vùng da bị ngứa, sau đó dùng bông ướt che lại để làm tăng độ ẩm và giúp da hấp thụ kem tốt hơn.

Một số loại thuốc, chẳng hạn như tacrolimus và pimecrolimus, chất ức chế thụ thể calcineurin, có thể giúp giảm ngứa trong một số trường hợp, đặc biệt khi vùng da ngứa không lớn.

Để giảm bớt ngứa, bạn có thể uống các loại thuốc kháng histamin, có nhiều loại kháng histamin gây buồn ngủ như dyphenhydramin hoặc không gây buồn ngủ như cetirizin hay loratadin. Nếu mất ngủ do ngứa, dyphenhydramin sẽ rất thích hợp cho bạn.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể điều trị các nguyên nhân cơ bản gây ra ngứa. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị để làm giảm triệu chứng ngứa. Ngoài ra, có nhiều biện pháp khác cũng giúp bạn giảm ngứa.

Liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị ngứa mới. Bác sĩ dùng tia cực tím có bước sóng phù hợp để chiếu lên da nhiều đợt cho đến khi tình trạng ngứa được kiểm soát.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ngứa?

Bác sĩ chẩn đoán ngứa bằng cách khám lâm sàng và bệnh sử của bạn. Nếu bác sĩ cho rằng ngứa do một bệnh tiềm ẩn gây ra, bạn sẽ cần tiến hành thêm một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: giúp loại trừ nguyên nhân gây ngứa do thiếu máu thiếu sắt;
  • Xét nghiệm men: thử nghiệm này dùng để kiểm tra những rối loạn ở gan, thận;
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp: một số rối loạn chức năng giáp như cường giáp cũng là nguyên nhân gây ngứa;
  • Chụp X-quang ngực: Xét nhiệm này có thể cho thấy những dấu hiệu bệnh tiềm ẩn có liên quan đến tình trạng ngứa.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ngứa?

Bác sĩ có thể kê toa các loại kem corticosteroid để điều trị tình trạng ngứa kéo dài. Bạn cần bôi kem này lên vùng da bị ngứa, sau đó dùng bông ướt che lại để làm tăng độ ẩm và giúp da hấp thụ kem tốt hơn.

Một số loại thuốc, chẳng hạn như tacrolimus và pimecrolimus, chất ức chế thụ thể calcineurin, có thể giúp giảm ngứa trong một số trường hợp, đặc biệt khi vùng da ngứa không lớn.

Để giảm bớt ngứa, bạn có thể uống các loại thuốc kháng histamin, có nhiều loại kháng histamin gây buồn ngủ như dyphenhydramin hoặc không gây buồn ngủ như cetirizin hay loratadin. Nếu mất ngủ do ngứa, dyphenhydramin sẽ rất thích hợp cho bạn.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể điều trị các nguyên nhân cơ bản gây ra ngứa. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị để làm giảm triệu chứng ngứa. Ngoài ra, có nhiều biện pháp khác cũng giúp bạn giảm ngứa.

Liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị ngứa mới. Bác sĩ dùng tia cực tím có bước sóng phù hợp để chiếu lên da nhiều đợt cho đến khi tình trạng ngứa được kiểm soát.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế bệnh ngứa?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Không gãi. Bạn có thể ngăn phản xạ gãi bằng cách dùng băng, gạc ướt bao phủ khu vực ngứa. Trước khi ngủ, bạn nên cắt móng tay và đeo găng tay để tránh gây xước da;
  • Tắm nước ấm. Hãy cho bột soda hay yến mạch vào nước tắm sẽ giúp bạn giảm khó chịu do ngứa;
  • Chọn xà phòng có tính tẩy nhẹ, không có phẩm nhuộm hay nước hoa. Những hóa chất này chỉ làm tình trạng ngứa của bạn tồi tệ hơn. Sau khi rửa xà phòng, bạn cần rửa sạch xà phòng trên cơ thể. Sau khi tắm, bạn cũng nên dùng kem dưỡng ẩm để bảo vệ làn da của mình;
  • Tránh các chất gây kích ứng hoặc dị ứng da. Niken, đồ trang sức, nước hoa hoặc sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm và mỹ phẩm cũng làm da bị dị ứng và gây ngứa;
  • Giảm căng thẳng. Căng thẳng có thể làm tình trạng ngứa trầm trọng thêm, bạn có thể giảm căng thẳng bằng các hoạt động như thiền, yoga hay liệu pháp tâm lí.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế bệnh ngứa?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Không gãi. Bạn có thể ngăn phản xạ gãi bằng cách dùng băng, gạc ướt bao phủ khu vực ngứa. Trước khi ngủ, bạn nên cắt móng tay và đeo găng tay để tránh gây xước da;
  • Tắm nước ấm. Hãy cho bột soda hay yến mạch vào nước tắm sẽ giúp bạn giảm khó chịu do ngứa;
  • Chọn xà phòng có tính tẩy nhẹ, không có phẩm nhuộm hay nước hoa. Những hóa chất này chỉ làm tình trạng ngứa của bạn tồi tệ hơn. Sau khi rửa xà phòng, bạn cần rửa sạch xà phòng trên cơ thể. Sau khi tắm, bạn cũng nên dùng kem dưỡng ẩm để bảo vệ làn da của mình;
  • Tránh các chất gây kích ứng hoặc dị ứng da. Niken, đồ trang sức, nước hoa hoặc sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm và mỹ phẩm cũng làm da bị dị ứng và gây ngứa;
  • Giảm căng thẳng. Căng thẳng có thể làm tình trạng ngứa trầm trọng thêm, bạn có thể giảm căng thẳng bằng các hoạt động như thiền, yoga hay liệu pháp tâm lí.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Cách trị dị ứng da mặt bằng khổ qua hiệu quả nhanh chóng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!