Ung thư tai và những điều có thể bạn chưa biết
Ung thư tai là một loại ung thư hiếm gặp. Tuy khởi đầu của bệnh là ung thư da nhưng nó có thể di căn đến xương và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Ung thư tai là một loại ung thư hiếm gặp. Tuy khởi đầu của bệnh là ung thư da nhưng nó có thể di căn đến xương và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Bạn thỉnh thoảng nghe mọi người nhắc đến ung thư tai nhưng không biết đó là căn bệnh gì? Bạn cũng đã thử tìm kiếm trên Internet nhưng không có nhiều thông tin? Hãy để Hello Bacsi cung cấp một số thông tin hữu ích về loại ung thư này cho bạn nhé.
Ung thư tai là gì?
Ung thư tai có thể ảnh hưởng đến cả phần bên trong và bên ngoài của tai. Khởi đầu của bệnh là một loại ung thư da ở phần tai ngoài, sau đó lan ra khắp các cấu trúc khác, bao gồm cả ống tai và màng nhĩ.
Tuy nhiên, ung thư tai cũng có thể bắt đầu từ chính bên trong bộ phận này. Nó có thể ảnh hưởng đến khung xương trong của tai, được gọi là xương thái dương. Đoạn xương này bao gồm cả xương chũm, một phần lồi ra sau tai có thể sờ được.
Các loại ung thư tai thường gặp
Ung thư da di căn đến tai
Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC)
Ung thư biểu mô tế bào đáy gây ảnh hưởng đến các tế bào ở lớp biểu bì – lớp ngoài cùng của da.
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư biểu mô tế bào vảy là sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào vảy trên lớp biểu bì. Đây là loại ung thư tai phổ biến nhất. Tốc độ di căn đến những mô khác xung quanh của các tế bào ung thư này hoàn toàn hơn hẳn so với ung thư biểu mô tế bào đáy. Theo một báo cáo nghiên cứu vào năm 2016, ung thư biểu mô tế bào vảy ảnh hưởng đến sụn ngoài tai có khả năng di căn khoảng 15%.
Ung thư tế bào hắc tố
Ung thư tế bào hắc tố – hay còn gọi là u tế bào hắc tố ác tính – là những khối u bắt nguồn từ các tế bào melanocyte sản sinh sắc tố ở lớp đáy biểu bì. Tế bào melanocyte cung cấp sắc tố sẫm màu (đen hoặc nâu) khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mặc dù ung thư hắc tố kém phổ biến hơn so với hai loại ung thư biểu mô tế bào đáy và vảy, các chuyên gia vẫn xếp nó vào loại ung thư da nguy hiểm nhất bởi khả năng lây lan trên diện rộng. Ung thư hắc tố ở tai chiếm đến 1% trên tổng số trường hợp ung thư hắc tố.
Ung thư biểu mô bọc dạng tuyến
Loại ung thư hiếm gặp này thường ảnh hưởng đến tuyến nước bọt và kéo dài đến mang tai. Theo báo cáo thống kê vào năm 2013, các khối u ác tính này chỉ chiếm 5% trong số những ca ung thư ở ống thính bên ngoài – lối vào màng nhĩ.
Ung thư tuyến mang tai
Sự phát triển của khối u ác tính ở tuyến mang tai có thể lan đến ống tai. Đây là tuyến nước bọt lớn nhất trong cơ thể con người.
Dấu hiệu ung thư tai
Bạn thỉnh thoảng nghe mọi người nhắc đến ung thư tai nhưng không biết đó là căn bệnh gì? Bạn cũng đã thử tìm kiếm trên Internet nhưng không có nhiều thông tin? Hãy để Hello Bacsi cung cấp một số thông tin hữu ích về loại ung thư này cho bạn nhé.
Ung thư tai là gì?
Ung thư tai có thể ảnh hưởng đến cả phần bên trong và bên ngoài của tai. Khởi đầu của bệnh là một loại ung thư da ở phần tai ngoài, sau đó lan ra khắp các cấu trúc khác, bao gồm cả ống tai và màng nhĩ.
Tuy nhiên, ung thư tai cũng có thể bắt đầu từ chính bên trong bộ phận này. Nó có thể ảnh hưởng đến khung xương trong của tai, được gọi là xương thái dương. Đoạn xương này bao gồm cả xương chũm, một phần lồi ra sau tai có thể sờ được.
Các loại ung thư tai thường gặp
Ung thư da di căn đến tai
Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC)
Ung thư biểu mô tế bào đáy gây ảnh hưởng đến các tế bào ở lớp biểu bì – lớp ngoài cùng của da.
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư biểu mô tế bào vảy là sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào vảy trên lớp biểu bì. Đây là loại ung thư tai phổ biến nhất. Tốc độ di căn đến những mô khác xung quanh của các tế bào ung thư này hoàn toàn hơn hẳn so với ung thư biểu mô tế bào đáy. Theo một báo cáo nghiên cứu vào năm 2016, ung thư biểu mô tế bào vảy ảnh hưởng đến sụn ngoài tai có khả năng di căn khoảng 15%.
Ung thư tế bào hắc tố
Ung thư tế bào hắc tố – hay còn gọi là u tế bào hắc tố ác tính – là những khối u bắt nguồn từ các tế bào melanocyte sản sinh sắc tố ở lớp đáy biểu bì. Tế bào melanocyte cung cấp sắc tố sẫm màu (đen hoặc nâu) khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mặc dù ung thư hắc tố kém phổ biến hơn so với hai loại ung thư biểu mô tế bào đáy và vảy, các chuyên gia vẫn xếp nó vào loại ung thư da nguy hiểm nhất bởi khả năng lây lan trên diện rộng. Ung thư hắc tố ở tai chiếm đến 1% trên tổng số trường hợp ung thư hắc tố.
Ung thư biểu mô bọc dạng tuyến
Loại ung thư hiếm gặp này thường ảnh hưởng đến tuyến nước bọt và kéo dài đến mang tai. Theo báo cáo thống kê vào năm 2013, các khối u ác tính này chỉ chiếm 5% trong số những ca ung thư ở ống thính bên ngoài – lối vào màng nhĩ.
Ung thư tuyến mang tai
Sự phát triển của khối u ác tính ở tuyến mang tai có thể lan đến ống tai. Đây là tuyến nước bọt lớn nhất trong cơ thể con người.
Dấu hiệu ung thư tai
Tùy thuộc vào việc khối u phát triển ở khu vực nào của tai, bạn sẽ gặp nhiều dấu hiệu ung thư tai khác nhau, chẳng hạn như:
Tai ngoài
Tai ngoài bao gồm dái tai, vành tai và lối vào ống tai.
Dấu hiệu ung thư ở tai ngoài bao gồm:
- Sau khi dưỡng ẩm, trên tai vẫn xuất hiện những miếng da bong vảy
- Khối u màu trắng ngà dưới da
- Da bị lở loét và chảy máu
Ống tai
Những dấu hiệu ung thư trong ống tai gồm:
- Khối u xuất hiện bên trong hoặc gần lối vào ống tai
- Mất thính lực
- Có dịch chảy ra từ tai
Tai giữa
Một số dấu hiệu ung thư tai giữa thường gặp:
- Có dịch chảy ra từ tai, thường là máu – đây là triệu chứng phổ biến nhất
- Mất thính lực
- Tai đau nhức
- Cảm thấy tê ở phần đầu bị ảnh hưởng
Tai trong
Các dấu hiệu phổ biến của ung thư ở tai trong:
- Đau và ù tai
- Chóng mặt
- Mất thính lực
- Ù tai
- Đau đầu
Nguyên nhân gây ung thư tai
Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Bởi vì căn bệnh này rất hiếm khi xảy ra, cho nên các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được mầm bệnh bắt nguồn từ đâu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho biết một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ xuất hiện các khối u ác tính ở tai, bao gồm:
- Da trắng: Theo một số thống kê, những người da trắng có tỷ lệ nguy cơ bị mắc các loại ung thư da dẫn đến ung thư tai cao hơn so với những người da màu.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không dùng (hoặc dùng quá ít) kem chống nắng.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng tai: Một số trường hợp cơ thể có phản ứng kháng viêm đối với nhiễm trùng sẽ tác động đến sự thay đổi của các tế bào xung quanh dẫn đến ung thư.
- Lớn tuổi: Một số loại ung thư lỗ tai thường xảy ra ở người lớn tuổi. Một nghiên cứu đã chỉ ra ung thư biểu mô tế bào vảy ở xương thái dương phổ biến nhất ở những người trên 70 tuổi.
Chẩn đoán ung thư tai
Khi phát hiện bên trong hoặc ngoài tai bạn xuất hiện bất kỳ khối u đáng ngờ nào, bác sĩ có thể sẽ tiến hành sinh thiết. Đây là một thủ thuật chẩn đoán ung thư bằng cách lấy mẫu mô đem đi xét nghiệm.
Tùy thuộc vào việc khối u phát triển ở khu vực nào của tai, bạn sẽ gặp nhiều dấu hiệu ung thư tai khác nhau, chẳng hạn như:
Tai ngoài
Tai ngoài bao gồm dái tai, vành tai và lối vào ống tai.
Dấu hiệu ung thư ở tai ngoài bao gồm:
- Sau khi dưỡng ẩm, trên tai vẫn xuất hiện những miếng da bong vảy
- Khối u màu trắng ngà dưới da
- Da bị lở loét và chảy máu
Ống tai
Những dấu hiệu ung thư trong ống tai gồm:
- Khối u xuất hiện bên trong hoặc gần lối vào ống tai
- Mất thính lực
- Có dịch chảy ra từ tai
Tai giữa
Một số dấu hiệu ung thư tai giữa thường gặp:
- Có dịch chảy ra từ tai, thường là máu – đây là triệu chứng phổ biến nhất
- Mất thính lực
- Tai đau nhức
- Cảm thấy tê ở phần đầu bị ảnh hưởng
Tai trong
Các dấu hiệu phổ biến của ung thư ở tai trong:
- Đau và ù tai
- Chóng mặt
- Mất thính lực
- Ù tai
- Đau đầu
Nguyên nhân gây ung thư tai
Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Bởi vì căn bệnh này rất hiếm khi xảy ra, cho nên các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được mầm bệnh bắt nguồn từ đâu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho biết một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ xuất hiện các khối u ác tính ở tai, bao gồm:
- Da trắng: Theo một số thống kê, những người da trắng có tỷ lệ nguy cơ bị mắc các loại ung thư da dẫn đến ung thư tai cao hơn so với những người da màu.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không dùng (hoặc dùng quá ít) kem chống nắng.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng tai: Một số trường hợp cơ thể có phản ứng kháng viêm đối với nhiễm trùng sẽ tác động đến sự thay đổi của các tế bào xung quanh dẫn đến ung thư.
- Lớn tuổi: Một số loại ung thư lỗ tai thường xảy ra ở người lớn tuổi. Một nghiên cứu đã chỉ ra ung thư biểu mô tế bào vảy ở xương thái dương phổ biến nhất ở những người trên 70 tuổi.
Chẩn đoán ung thư tai
Khi phát hiện bên trong hoặc ngoài tai bạn xuất hiện bất kỳ khối u đáng ngờ nào, bác sĩ có thể sẽ tiến hành sinh thiết. Đây là một thủ thuật chẩn đoán ung thư bằng cách lấy mẫu mô đem đi xét nghiệm.
Nếu ung thư phát triển ở phần tai trong thì sẽ hơi khó để thực hiện sinh thiết. Vì vị trí khối u không dễ tiếp cận và có thể ảnh hưởng đến các mô gần đó. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ phải dựa vào kết quả của xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI hay CT, để chẩn đoán xem bạn có bị ung thư hay không.
Các phương pháp điều trị ung thư tai
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào kích thước phát triển và vị trí của khối u để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp và mang lại hiệu quả nhất.
Ung thư ở tai ngoài thường được cắt bỏ. Nếu phạm vi khu vực phải loại bỏ quá lớn, bạn có thể cần đến phẫu thuật ghép da.
Ung thư ở ống tai hoặc xương thái dương cần phẫu thuật và điều trị xạ trị sau đó. Bạn có thể chỉ bị mất một phần hoặc toàn bộ ống tai tùy thuộc vào độ lớn cũng như mức độ lan rộng của khối u.
Trong một số trường hợp, ống tai, xương và màng nhĩ cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, bạn hãy an tâm là bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật ghép tai lại cho bạn. Bạn có thể sẽ phải cần dùng máy trợ thính nếu thính lực bị ảnh hưởng đáng kể bởi ung thư.
Ung thư tai là loại ung thư cực kỳ hiếm. Tỷ lệ điều trị thành công ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của khối u cũng như thời gian khối u phát triển và di căn. Điều quan trọng là bạn cần phải phát hiện sớm bệnh để có cơ hội chữa trị tận gốc.
Nếu ung thư phát triển ở phần tai trong thì sẽ hơi khó để thực hiện sinh thiết. Vì vị trí khối u không dễ tiếp cận và có thể ảnh hưởng đến các mô gần đó. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ phải dựa vào kết quả của xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI hay CT, để chẩn đoán xem bạn có bị ung thư hay không.
Các phương pháp điều trị ung thư tai
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào kích thước phát triển và vị trí của khối u để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp và mang lại hiệu quả nhất.
Ung thư ở tai ngoài thường được cắt bỏ. Nếu phạm vi khu vực phải loại bỏ quá lớn, bạn có thể cần đến phẫu thuật ghép da.
Ung thư ở ống tai hoặc xương thái dương cần phẫu thuật và điều trị xạ trị sau đó. Bạn có thể chỉ bị mất một phần hoặc toàn bộ ống tai tùy thuộc vào độ lớn cũng như mức độ lan rộng của khối u.
Trong một số trường hợp, ống tai, xương và màng nhĩ cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, bạn hãy an tâm là bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật ghép tai lại cho bạn. Bạn có thể sẽ phải cần dùng máy trợ thính nếu thính lực bị ảnh hưởng đáng kể bởi ung thư.
Ung thư tai là loại ung thư cực kỳ hiếm. Tỷ lệ điều trị thành công ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của khối u cũng như thời gian khối u phát triển và di căn. Điều quan trọng là bạn cần phải phát hiện sớm bệnh để có cơ hội chữa trị tận gốc.
Xem thêm: Phù phổi
Tin mới nhất
- Ung thư buồng trứng – Dầu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng nhanh nhất
- Tại sao trẻ sơ sinh cũng mắc bệnh thiếu máu?
- Thuốc xương khớp Hàn Quốc loại nào tốt? Cách dùng và giá bán
- Tác dụng của cây xạ đen Hòa Bình chữa được bệnh gì? Cách uống xạ đen
- Nghệ sĩ Hương Dung chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng bệnh mất ngủ kinh niên
- Dầu sacha inchi: Tốt cho bạn từ trong ra ngoài
- Bị vô sinh nên ăn gì, kiêng gì để nhanh có con?
- Chữa viêm lộ tuyến bằng Đông y có thực sự tốt? Top 6+ bài thuốc hiệu quả nhất
- Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- Viêm họng đau tai (trái, phải) là bị gì? Cách điều trị