Trào ngược dạ dày độ A và cách khắc phục ngay tại nhà

Trào ngược dạ dày độ A là thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng trào ngược kéo dài làm xuất hiện vết xước có chiều dài <= 5mm ở thành thực quản. Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, vết xước có thể tăng dần về kích thước, dẫn đến viêm loét thực quản, hẹp thực quản và Barrett thực quản.

Trào ngược dạ dày độ A là gì?

Trào ngược dạ dày độ A là gì?

Trào ngược dạ dày độ A là phân độ nhẹ nhất trong kỹ thuật nội soi theo Los Angeles. Thực tế, trào ngược dạ dày (GERD) trong giai đoạn mới phát chỉ phát sinh triệu chứng cơ năng và hầu như không có biểu hiện ở niêm mạc.

Tuy nhiên, axit trào ngược lên thực quản trong thời gian dài có thể gây xước và viêm niêm mạc. Tổn thương thực thể ở niêm mạc thực quản được xác định thông qua nội soi và phân thành 4 phân độ sau:

Tổn thương thực quản do trào ngược được chia thành 4 phân độ chính, bao gồm độ A, B, C, D
  • Độ A: Là phân độ nhẹ nhất với sự xuất hiện của 1 hoặc vài vết xước dọc từ tâm vị dạ dày đến thực quản. Kích thước của vết xước khá nhỏ với chiều dài <= 5mm.
  • Độ B: Xuất hiện ít nhất 1 vết xước dọc từ tâm vị đến thực quản có chiều dài > 5mm và các vết xước không liên kết với nhau.
  • Độ C: Phân độ C được xác định khi thành thực quản xuất hiện ít nhất 2 vết xước có chiều dài > 5mm. Các vết xước liên kết với nhau nhưng chỉ chiếm < ¾ chu vi thực quản.
  • Độ D: Xuất hiện nhiều vết xước với chiều dài > 5mm. Các vết xước liên kết với nhau và chiếm hơn > ¾ chu vi thực quản.

Trào ngược dạ dày độ A là phân độ có mức độ nhẹ nhất. Tuy nhiên so với giai đoạn mới phát, trào ngược dạ dày đi kèm với tổn thương thực thể có mức độ nghiêm trọng hơn và có khả năng phát sinh biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Nhận biết trào ngược dạ dày độ A

Tương tự trào ngược thực quản ở giai đoạn mới phát, trào ngược dạ dày độ A thường gây trớ thức ăn, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa, buồn nôn, đau khi nuốt,…

Để xác định mức độ tổn thương ở thành thực quản, bạn buộc phải tiến hành nội soi đường tiêu hóa. Thông qua hình ảnh từ kỹ thuật này, bác sĩ có thể nhận biết vị trí, kích thước vết xước và xác định phân độ của bệnh.

Bị trào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không?

Mặc dù được đánh giá là phân độ nhẹ nhất nhưng trào ngược dạ dày độ A là dấu hiệu cho thấy hội chứng trào ngược dạ dày thực quản đã tiến triển nặng, bắt đầu ăn mòn và gây thương tổn niêm mạc thực quản. Ở giai đoạn mới khởi phát, GERD không gây ra tổn thương ở niêm mạc và chỉ bùng phát các triệu chứng cơ năng như trớ thức ăn, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu,…

Ở phân độ A, các vết xước xuất hiện trên thành thực quản không chỉ gây đau khi nuốt, tức ngực mà còn có xu hướng tiến triển thành ổ viêm loét, mô sẹo và kích thích mô lót thực quản biến đối về tính chất và hình dạng.

Trào ngược dạ dày độ A kéo dài có thể gây loét thực quản và tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, nha khoa

Vì vậy nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như:

  • Viêm loét thực quản: Các vết xước do axit trào ngược thường có kích thước nhỏ và nông. Tuy nhiên theo thời gian, vết xước có thể phát triển lớn gây viêm và loét niêm mạc thực quản. Loét thực quản đặc trưng bởi triệu chứng khó khăn khi nuốt, buồn nôn, đau tức ngực và nôn ra máu.
  • Hẹp thực quản: Hẹp thực quản là một trong những biến chứng thường gặp của trào ngược dạ dày độ A. Biến chứng này xuất hiện khi các vết loét hình thành mô sẹo khiến không gian trong ống thực quản bị thu hẹp. Hẹp thực quản gây ra chứng khó nuốt, đau tức vùng ngực, khó khăn khi giao tiếp,…
  • Barrett thực quản: Barrett thực quản là tình trạng các mô lót thực quản bị biến đổi về hình dạng và tính chất. Tình trạng được xem là giai đoạn tiền ung thư. Biến chứng Barrett thực quản thường xuất hiện ở những trường hợp bị viêm loét mãn tính (kéo dài trong nhiều năm).
  • Gây bệnh hô hấp, nha khoa: Axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng có thể kích thích vi khuẩn có hại phát triển gây sâu răng, viêm nướu và hôi miệng. Ngoài ra, hiện tượng trào ngược dịch vị cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như viêm amidan, viêm họng và viêm thanh quản.

Ngoài ra, trào ngược dạ dày độ A còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Thống kê cho thấy, các triệu chứng ở giai đoạn này có xu hướng khởi phát thường xuyên và mức độ nghiêm trọng so với giai đoạn mới phát. Tình trạng này tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ và sự tự tin khi giao tiếp.

Cách khắc phục trào ngược dạ dày độ A ngay tại nhà

Trào ngược dạ dày độ A có mức độ nhẹ hơn so với phân độ B, C, D. Vì vậy bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục tại nhà để kiểm soát hiện tượng trào ngược, thúc đẩy phục hồi vết xước và điều hòa hoạt động tiêu hóa.

1. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có vai trò quan trọng đối với tiến triển của các bệnh tiêu hóa nói chung và trào ngược dạ dày độ A nói riêng. Lối sống lành mạnh giúp kiểm soát tối đa hiện tượng trào ngược, đồng thời giảm mức độ và tần suất của các triệu chứng.

Người bị trào ngược dạ dày độ A nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Lối sống khoa học cho người bị trào ngược dạ dày độ A:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm, đồ uống dễ tiêu hóa và có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày như nước lọc, rau xanh, cá hồi, quả bơ, thịt gà, ngũ cốc, nấm, thịt lợn nạc,…
  • Hạn chế các nhóm thực phẩm kích thích dạ dày tăng tiết axit như rượu bia, cà phê, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, thực phẩm chứa nhiều axit, socola, muối đường, nước ngọt có gas, trà đặc,…
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn chậm nhai kỹ, ăn tối trước 19 giờ và hạn chế vận động mạnh/ nằm ngay sau khi ăn. Ngoài ra, nên tránh mặc trang phục bó sát vì thói quen này có thể làm tăng áp lực ổ bụng và kích thích dịch vị trào ngược.
  • Thần kinh căng thẳng có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A. Do đó, nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, giới hạn thời gian làm việc và nghỉ ngơi điều độ nhằm kiểm soát căng thẳng, giảm mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
  • Hạn chế các tư thế làm tăng nguy cơ trào ngược axit như cúi đầu phía trước quá lâu, nằm ngay sau khi ăn, vận động mạnh, lao động nặng,…
  • Nên kê gối cao khi ngủ và nằm nghiêng bên phải để làm giảm hiện tượng trào ngược vào ban đêm.
  • Dành 15 – 20 phút/ ngày để tập các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,… Các nghiên cứu khoa học cho thấy, hoạt động thể chất có hiệu quả giảm căng thẳng, điều hòa hoạt động tiêu hóa và cân bằng lượng axit được dạ dày bài tiết.
  • Không dùng chất kích thích, tránh hút thuốc lá và thận trọng khi sử dụng thuốc chống viêm, thuốc chẹn beta, alpha, thuốc an thần,…

Thực tế cho thấy, xây dựng lối sống lành mạnh có thể kiểm soát triệu chứng của GERD, phục hồi vết xước ở thành thực quản, nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, lối sống khoa học còn giúp hạn chế các bệnh tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh trĩ,…

Xem thêm: VTV2 chia sẻ bài thuốc đánh bay bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

2. Sử dụng thảo dược chữa trào ngược dạ dày độ A

Đối với vết xước nhỏ (<= 5mm) ở thành thực quản, bạn có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên để tái tạo mô, làm liền vết xước và hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng do GERD gây ra.

Một số loại thảo dược hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày độ A, bao gồm:

  • Dùng nghệ vàng: Hoạt chất Curcumin trong nghệ có tác dụng sinh cơ, giúp phục hồi và tái tạo các mô niêm mạc bị viêm loét. Ngoài ra, thảo dược này còn có đặc tính kháng khuẩn giúp ức chế xoắn khuẩn Hp và một số hại khuẩn trong ống tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung nghệ vàng vào chế độ dinh dưỡng hoặc dùng trà nghệ, nghệ ngâm mật ong để phục hồi vết xước ở thành thực quản.
Hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng trung hòa axit và phục hồi vết xước ở thành thực quản
  • Sử dụng lô hội: Chất nhầy trong lô hội có khả năng làm dịu cổ họng, giảm nóng rát dạ dày, ợ hơi, ợ chua và giảm tần suất trào ngược thực quản. Ngoài ra, hoạt chất polyphenol, flavonoid và axit amin trong thảo dược này còn giúp tái tạo niêm mạc viêm loét, ức chế vi khuẩn có hại và trung hòa axit dạ dày. Sử dụng nước lô hội hoặc dùng lô hội tươi hằng ngày có thể làm dịu và phục hồi vết xước ở niêm mạc thực quản.
  • Dùng trà cam thảo: Cam thảo không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền mà còn được nghiên cứu khoa học và ứng dụng lâm sàng trong nhiều chế phẩm chữa bệnh. Nghiên cứu cho thấy, thảo dược này có hiệu quả ức chế bài tiết dịch vị nhờ hoạt động ức chế histamine ở thành dạ dày. Ngoài ra, cam thảo còn giúp phục hồi vết loét ở niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng.
  • Chè dây chữa trào ngược: Hoạt chất flavonoid trong chè dây đã được chứng minh về hiệu quả kháng viêm và phục hồi vết loét ở niêm mạc đường tiêu hóa. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp trung hòa lượng axit dư thừa và giảm ợ nóng, ợ hơi. Để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày độ A, bạn có thể sử dụng 60 – 70g chè dây đun sôi và uống thay nước hằng ngày.

Chữa trào ngược dạ dày độ A bằng thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao, chi phí hợp lý và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, hiện nay có một số thảo dược chưa được chứng minh hiệu quả trên cơ sở khoa học. Do đó, bạn cần chọn lọc mẹo chữa trước khi áp dụng.

Các phương pháp y tế điều trị trào ngược dạ dày độ A

Ở giai đoạn xuất hiện tổn thương thực thể, hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày đều phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên ở một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để dự phòng biến chứng.

1. Dùng thuốc điều trị

Mục tiêu của việc sử dụng thuốc trong điều trị trào ngược dạ dày độ A là ức chế bài tiết axit dạ dày, hạn chế tối đa tình trạng trào ngược và làm lành vết xước ở thành thực quản. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số loại thuốc nhằm làm giảm các triệu chứng do GERD gây ra.

Hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày độ A đều phải sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng

Các loại thuốc được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày độ A:

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc bảo vệ niêm mạc (Gaviscon) được sử dụng nhằm tạo lớp màng bao phủ vết xước ở thành thực quản, từ đó giảm cảm giác đau khi nuốt, nóng rát, khó chịu và ngăn ngừa vết xước lan rộng. Thuốc được sử dụng sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Thuốc trung hòa axit: Nhóm thuốc này được sử dụng sau khi khoảng 1 giờ nhằm trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày và giảm nguy cơ trào ngược dịch vị lên thực quản. Thuốc trung hòa axit (Magnesium, Aluminum,…) không có hiệu quả bảo vệ vết xước nhưng có khả năng cải thiện các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng, trớ thức ăn, đau thượng vị,…
  • Thuốc kháng dopamine: Thuốc kháng dopamine có khả năng tăng nhu động ruột, kích thích hoạt động tiêu hóa và rút ngắn thời gian làm rỗng dạ dày. Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm giảm áp lực lên LES (cơ vòng thực quản dưới) và giảm tần suất axit trào ngược lên thực quản.
  • Thuốc ức chế tiết axit dạ dày: Thuốc ức chế tiết axit dạ dày (thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamine H2) có tác dụng làm giảm hoặc ức chế hoàn toàn hoạt động bài tiết dịch vị. Nhóm thuốc này được chỉ định nhằm hạn chế tối đa hiện tượng trào ngược và kích thích mô thực quản tái tạo, phục hồi.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp GERD dương tính với vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh đồ nhằm tiệt trừ vi khuẩn và cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Khi sử dụng kháng sinh, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định để hạn chế nguy cơ kháng thuốc.

Sử dụng thuốc đúng cách kết hợp với lối sống lành mạnh có thể kiểm soát triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A, phục hồi vết xước ở thành thực quản và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Đừng bỏ qua: Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa dứt điểm bệnh dạ dày

2. Can thiệp ngoại khoa

Rất ít trường hợp trào ngược dạ dày độ A phải can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi vết xước ở thực quản tái phát nhiều lần hoặc trào ngược bắt nguồn từ khối u bên trong dạ dày và hội chứng Zollinger-Ellison.

Chỉ nên can thiệp ngoại khoa khi có chỉ định của bác sĩ

Các kỹ thuật ngoại khoa được áp dụng đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Phẫu thuật cắt bỏ u dạ dày
  • Phẫu thuật loại bỏ u gastrin
  • Nong thực quản
  • Nội soi khâu cơ vòng thực quản dưới
  • Dùng sóng radio kích thích chức năng của cơ vòng thực quản dưới

Can thiệp ngoại khoa là lựa chọn cuối cùng trong điều trị trào ngược dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày độ A nói riêng. Bởi phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, rối loạn thành thực quản,…

Ngoài ra, phẫu thuật thường có chi phí cao và mất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, chỉ nên cân nhắc can thiệp ngoại khoa khi điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả.

Trào ngược dạ dày độ A ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Vì vậy sau khi có kết quả chẩn đoán, bạn cần thay đổi lối sống và tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng lâm sàng và phục hồi vết xước ở thành thực quản.

Tham khảo thêm 

  • Viêm hang vị phù nề xung huyết là bị gì ? Có nguy hiểm không ?
  • Sơ can Bình vị tán chữa đau dạ dày có tốt không? Đánh giá từ người bệnh
  • Diễn viên Trần Nhượng chữa khỏi bệnh dạ dày nhờ giải pháp Đông y
Nguồn: https://ihs.org.vn/trao-nguoc-da-day-do-a-13541.html

Xem thêm: Các loại ung thư vú thường gặp

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!