Nhóm máu A nói gì về nguy cơ mắc các bệnh ung thư ?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mỗi nhóm máu có đặc tính riêng và có ảnh hưởng tới nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Vậy nhóm máu nào dễ mắc các bệnh ung thư nhất?
Nhóm máu là một trong những tính di truyền ổn định nhất trong cơ thể. Do hệ miễn dịch cơ thể cũng chịu sự ảnh hưởng của nhân tố di truyền, cho nên, người ta đã đặt ra câu hỏi liệu nguy cơ mắc bệnh có quan hệ mật thiết với nhân tố di truyền.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người thuộc nhóm máu A với một số chứng ung thư cũng có liên quan mật thiết với nhau, ví dụ đa số người nhóm máu A đều mắc bệnh ung thư dạ dày. Do vậy, nếu bạn thuộc nhóm máu A cần phải cẩn trọng với các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày như: đau bụng trên, gầy ốm, đầy bụng bất ổn, chán ăn, đại tiện ra máu, nôn ói, nhất là người viêm dạ dày dạng co thắt, nên sớm khám chữa bệnh kịp thời.

Nhóm máu a và nguy cơ mắc các bệnh ung thư
PGS.TS Nguyễn Thị Thu (trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, riêng đối với căn bệnh ung thư dạ dày và đại trực tràng, nếu trong gia đình có người thân bị ung thư thì khả năng những người còn lại trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc ung thư tăng lên 1,82 lần.

Theo các nghiên cứu của các nước cũng cho thấy, một số bệnh ung thư có tính di truyền do vậy trong gia đình có người bị ung thư thì nguy cơ mắc bệnh của những người còn lại thường rất cao, gấp 2 lần so với người khác.
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, bệnh ung thư dạ dày có liên quan đến nhóm máu, cụ thể hệ số mắc bệnh của nhóm máu A là cao nhất: 1,35%; tiếp đến nhóm máu B là 1,21; nhóm máu AB là 1,01 và cuối cùng nhóm máu O là 0,73. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở những người thuộc nhóm máu A tăng 15 – 20%.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên nhiều nước cũng chỉ ra rằng, yếu tố gen đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thành bệnh ung thư của dạ dày. Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu trong nhóm tiền sử gia đình có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Có những gia đình nguy cơ cao gấp 2-3 lần so với cộng đồng và những người nhóm máu A cũng có tỷ lệ ung thư cao hơn.

Theo PGS.TS Lê Trần Ngoan, Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, trường Đại học Y Hà Nội, tất cả các khảo sát trên dựa vào số liệu thống kê, trên thực tế còn phải dựa vào nhiều yếu tố mới quyết định được tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Đối với những người nhóm máu A, B và ngay cả những nhóm máu khác, để phòng bệnh ung thư dạ dày nói riêng, các bệnh ung thư nguy hiểm nói chung cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt, không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia. Đồng thời, không nên nấu thức ăn ở nhiệt độ cao như rang, rán, nướng, quay sẽ an toàn hơn.
Ngoài ra, để phòng ngừa các bệnh ung thư, mọi người nên bổ sung một số thực phẩm vào trong bữa ăn hằng ngày như:
– Cà rốt, cải xoăn, rau chân vịt: Đây là những loại rau chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư trực tràng.

– Cà chua: Cà chua có chứa chất carotenoid hay còn gọi là lycopene rất tốt cho cơ thể với công dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến.
– Tỏi: Tỏi là loại gia vị cần thiết cho cơ thể, bổ sung 1 nhánh tỏi vào khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng, ung thư dạ dày và ung thư vú.
– Chất xơ: Các loại thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm một số loại ngũ cốc, các loại rau và đậu có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư ruột kết.

– Hành tây: Ăn nhiều hành tây giúp giảm 88% nguy cơ ung thư họng và ung thư tuyến tiền liệt 71%.
– Khoai lang: Trong khoai lang có chứa nhiều chất chống oxy hóa beta carotene, chất khoáng, vitamin và nhiều chất xơ có hiệu quả phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.
– Ớt: Chất capsaicin trong ớt có khả năng làm tan các cục máu đông, chống lại viêm nhiễm, cải thiện sức khỏe tim mạch. Capsaicin làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, thậm chí làm chết các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào xung quanh.

– Sữa chua: Có hoạt tính chống virut và chống ung thư nhờ kích thích kháng thể.
– Các loại hạt: Các loại hạt trong thực phẩm đóng gói như ngũ cốc, bột mì và mì ống có chứa axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Theo Bảo vệ pháp luật

Tin mới nhất
-
Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân sau điều trị u não như thế nào?
- Điều trị ung thư dương vật thành công bằng cách cấy mới
- Nguy cơ ung thư mắt do ánh nắng mặt trời
- Nấm lim xanh hỗ trợ phục hồi bệnh tai biến mạch máu não thế nào
- Những biểu hiện ung thư mắt ở trẻ cha mẹ cần nắm rõ
- 31.000 tỷ đồng mỗi năm cho thói quen gây ung thư phổi
- Những cách xử lý khi bị viêm da cơ địa
- Một số cách nhận biết bệnh viêm họng hạt
- Smartphone có phải là tác nhân gây ung thư mắt?
- Tác hại của nấm lim xanh là gì lưu ý khi sử dụng nấm lim tự nhiên
Video
-
Kiến thức về nấm lim xanh Cách nấu nấm lim xanh đảm bảo đúng công dụng của nấm lim xanh
-
Viêm phổi Nhật Bản hợp tác Việt Nam về kỹ thuật chẩn đoán và điều trị viêm phổi
-
Ung thư da Làm sao để phân biệt ung thư da với mụn nhọt thông thường?
-
Uống nấm lim xanh Cách dùng nấm lim xanh hiệu quả giá nấm lim rừng bao nhiêu 1kg?

Tin Liên quan
