Những thông tin cơ bản về đau đại tràng liệu bạn đã biết?
Đau đại tràng là tình trạng không hiếm gặp. Triệu chứng này có thể xuất phát từ một vấn đề nhỏ ở đường tiêu hóa nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm.
Đau đại tràng là tình trạng không hiếm gặp. Triệu chứng này có thể xuất phát từ một vấn đề nhỏ ở đường tiêu hóa nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp điều trị đau đại tràng trong bài viết sau.
Biểu hiện của tình trạng đau đại tràng
Đại tràng (ruột già) là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa. Thức ăn sau khi qua dạ dày sẽ đi vào ruột non – nơi hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng. Các chất thải và phần thức ăn còn lại sẽ tiếp tục đi vào đại tràng. Tại đây, cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng, điện giải và chất dinh dưỡng còn lại rồi phân hủy bã thức ăn thành phân để loại bỏ ra ngoài cơ thể.
Bạn có thể bị đau đại tràng ở nhiều vị trí khác nhau. Nguyên nhân là vì bộ phận này có cấu tạo gồm nhiều phần và có hình dạng gấp khúc. Đại tràng bao gồm 3 thành phần chính là manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó, kết tràng lại được chia làm 4 thành phần nhỏ hơn gồm kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma.
Ở người khỏe mạnh, đại tràng co thắt để di chuyển thức ăn và đào thải phân không gây đau đớn. Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng và gây đau đại tràng. Ví dụ: Khi đại tràng bị kích thích, viêm, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn khiến các cơn co thắt mạnh, dẫn đến cảm giác khó chịu và đau đớn.
Tình trạng đau đại tràng ở mỗi người có thể rất khác nhau. Một số người bị đau vùng bụng nói chung, trong khi những người khác lại bị đau ở một vị trí cụ thể. Cũng có trường hợp người bệnh cảm thấy đau ở khu vực trực tràng, ngay phía trên hậu môn. Ngoài ra, cường độ của các cơn đau cũng thay đổi từ đau âm ỉ đến đau quặn dữ dội.
Nguyên nhân gây đau đại tràng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn bị đau đại tràng, bao gồm:
Táo bón
Táo bón làm phân quá lớn hoặc quá cứng khiến việc đi tiêu trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Tình trạng này có thể gây đau bụng và đau khu vực gần trực tràng và hậu môn.
Đôi khi, táo bón có thể tạo ra các vết rách ở niêm mạc hậu môn, dẫn đến chảy máu và đau khi đi đại tiện.
Đau đại tràng do tiêu chảy
Những cơn co thắt nhanh do tiêu chảy có thể gây đau quặn bụng, dẫn đến đau đại tràng. Phân lỏng cũng làm kích ứng hậu môn, tạo ra cảm giác châm chích và đau rát.
Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy là do virus hoặc không dung nạp thực phẩm, bệnh thường sẽ khỏi trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu vấn đề xảy ra do vi khuẩn hoặc bệnh lý, tiêu chảy sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn gây ảnh hưởng đến đại tràng. IBS có thể gây đau dạ dày và đau quặn ở đại tràng, đặc biệt là lúc người bệnh đi tiêu.
Bên cạnh đó, hội chứng ruột kích thích cũng có thể gây ra:
- Đầy hơi
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Phân có chất nhầy
Viêm túi thừa gây đau đại tràng
Viêm túi thừa là tình trạng sưng và đỏ ở các túi thừa trên thành đại tràng. Túi thừa xuất hiện khi thành đại tràng bị yếu và phình ra, tạo thành các túi nhỏ. Ngoài gây đau trong hoặc xung quanh đại tràng, viêm túi thừa còn gây ra các triệu chứng như:
- Phân lỏng hoặc tiêu chảy
- Đau quặn vùng bụng dưới
- Phân có máu
- Sốt
- Buồn nôn và nôn
Khi có các triệu chứng viêm túi thừa, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp điều trị đau đại tràng trong bài viết sau.
Biểu hiện của tình trạng đau đại tràng
Đại tràng (ruột già) là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa. Thức ăn sau khi qua dạ dày sẽ đi vào ruột non – nơi hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng. Các chất thải và phần thức ăn còn lại sẽ tiếp tục đi vào đại tràng. Tại đây, cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng, điện giải và chất dinh dưỡng còn lại rồi phân hủy bã thức ăn thành phân để loại bỏ ra ngoài cơ thể.
Bạn có thể bị đau đại tràng ở nhiều vị trí khác nhau. Nguyên nhân là vì bộ phận này có cấu tạo gồm nhiều phần và có hình dạng gấp khúc. Đại tràng bao gồm 3 thành phần chính là manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó, kết tràng lại được chia làm 4 thành phần nhỏ hơn gồm kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma.
Ở người khỏe mạnh, đại tràng co thắt để di chuyển thức ăn và đào thải phân không gây đau đớn. Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng và gây đau đại tràng. Ví dụ: Khi đại tràng bị kích thích, viêm, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn khiến các cơn co thắt mạnh, dẫn đến cảm giác khó chịu và đau đớn.
Tình trạng đau đại tràng ở mỗi người có thể rất khác nhau. Một số người bị đau vùng bụng nói chung, trong khi những người khác lại bị đau ở một vị trí cụ thể. Cũng có trường hợp người bệnh cảm thấy đau ở khu vực trực tràng, ngay phía trên hậu môn. Ngoài ra, cường độ của các cơn đau cũng thay đổi từ đau âm ỉ đến đau quặn dữ dội.
Nguyên nhân gây đau đại tràng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn bị đau đại tràng, bao gồm:
Táo bón
Táo bón làm phân quá lớn hoặc quá cứng khiến việc đi tiêu trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Tình trạng này có thể gây đau bụng và đau khu vực gần trực tràng và hậu môn.
Đôi khi, táo bón có thể tạo ra các vết rách ở niêm mạc hậu môn, dẫn đến chảy máu và đau khi đi đại tiện.
Đau đại tràng do tiêu chảy
Những cơn co thắt nhanh do tiêu chảy có thể gây đau quặn bụng, dẫn đến đau đại tràng. Phân lỏng cũng làm kích ứng hậu môn, tạo ra cảm giác châm chích và đau rát.
Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy là do virus hoặc không dung nạp thực phẩm, bệnh thường sẽ khỏi trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu vấn đề xảy ra do vi khuẩn hoặc bệnh lý, tiêu chảy sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn gây ảnh hưởng đến đại tràng. IBS có thể gây đau dạ dày và đau quặn ở đại tràng, đặc biệt là lúc người bệnh đi tiêu.
Bên cạnh đó, hội chứng ruột kích thích cũng có thể gây ra:
- Đầy hơi
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Phân có chất nhầy
Viêm túi thừa gây đau đại tràng
Viêm túi thừa là tình trạng sưng và đỏ ở các túi thừa trên thành đại tràng. Túi thừa xuất hiện khi thành đại tràng bị yếu và phình ra, tạo thành các túi nhỏ. Ngoài gây đau trong hoặc xung quanh đại tràng, viêm túi thừa còn gây ra các triệu chứng như:
- Phân lỏng hoặc tiêu chảy
- Đau quặn vùng bụng dưới
- Phân có máu
- Sốt
- Buồn nôn và nôn
Khi có các triệu chứng viêm túi thừa, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một nhóm các bệnh lý gây viêm bên trong đại tràng. Những bệnh lý này bao gồm:
- Viêm loét đại tràng: Viêm loét đại tràng là một loại bệnh viêm ruột (IBD). Tình trạng đặc trưng của bệnh là viêm đại tràng mãn tính, gây loét, chảy máu và rỉ mủ trong ruột.
- Bệnh Crohn: Bệnh Crohn là một loại hội chứng ruột kích thích khác gây ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiêu hóa. Tình trạng viêm do bệnh thường lan sâu vào các lớp mô ruột, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Viêm đại tràng do nhiễm trùng: Trong tình trạng này, vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng là nguyên nhân gây kích thích và sưng đại tràng.
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ: Tình trạng này gây giảm lưu lượng máu đến đại tràng, có thể gây đau và tổn thương đại tràng.
- Viêm đại tràng do phóng xạ: Điều trị ung thư bằng xạ
trị có thể gây ra viêm đại tràng. - Viêm đại tràng vi thể: Tình trạng viêm đại tràng này chỉ có thể nhìn thấy khi kiểm tra các mẫu mô bằng kính hiển vi. Bệnh gây ra tiêu chảy nhưng thường ít nghiêm trọng hơn các nguyên nhân gây viêm khác.
Viêm đại tràng có thể gây đau ở đại tràng và vùng bụng. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:
- Chảy máu trực tràng
- Có nhu cầu đi tiêu ngay lập tức
- Sốt
- Giảm cân
- Mệt mỏi
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng
- Phân có máu hoặc chất nhầy
- Tiêu chảy hoặc táo bón
Đau đại tràng do ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là một căn bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Nguy hiểm hơn, bệnh thường diễn biến âm thầm và đến khi được phát hiện thì đã muộn.
Ung thư đại trực tràng có thể gây đau bụng gần khu vực đại tràng. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Có máu đỏ tươi trong phân
- Nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp
- Phân tối màu
- Mệt mỏi
- Giảm cân
Chẩn đoán tình trạng đau
Vì đau đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nên bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng đau cũng như các triệu chứng đi kèm và tiền sử bệnh để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.
Đối với trường hợp đau nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Đối với trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để quan sát bên trong đại tràng (như nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng xích ma). Người bệnh cũng có thể được yêu cầu xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc chụp CT để phục vụ cho quá trình chẩn đoán.
Phương pháp điều trị đau đại tràng
Chế độ ăn uống mất cân đối, kém vệ sinh sẽ kích hoạt hoặc làm nặng thêm các vấn đề về đường ruột. Trên thực tế, có đến 70% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng có thể được ngăn chặn thông qua việc thay đổi lối sống.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Việc đầu tiên bạn cần làm để điều trị đau đại tràng là thay đổi chế độ ăn uống. Một số thực phẩm có thể kích hoạt tình trạng viêm và gây đau nhiều hơn, bao gồm thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, đường và carb tinh chế, rượu, cà phê… Do đó, bạn nên hạn chế chúng trong bữa ăn hàng ngày.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một nhóm các bệnh lý gây viêm bên trong đại tràng. Những bệnh lý này bao gồm:
- Viêm loét đại tràng: Viêm loét đại tràng là một loại bệnh viêm ruột (IBD). Tình trạng đặc trưng của bệnh là viêm đại tràng mãn tính, gây loét, chảy máu và rỉ mủ trong ruột.
- Bệnh Crohn: Bệnh Crohn là một loại hội chứng ruột kích thích khác gây ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiêu hóa. Tình trạng viêm do bệnh thường lan sâu vào các lớp mô ruột, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Viêm đại tràng do nhiễm trùng: Trong tình trạng này, vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng là nguyên nhân gây kích thích và sưng đại tràng.
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ: Tình trạng này gây giảm lưu lượng máu đến đại tràng, có thể gây đau và tổn thương đại tràng.
- Viêm đại tràng do phóng xạ: Điều trị ung thư bằng xạ
trị có thể gây ra viêm đại tràng. - Viêm đại tràng vi thể: Tình trạng viêm đại tràng này chỉ có thể nhìn thấy khi kiểm tra các mẫu mô bằng kính hiển vi. Bệnh gây ra tiêu chảy nhưng thường ít nghiêm trọng hơn các nguyên nhân gây viêm khác.
Viêm đại tràng có thể gây đau ở đại tràng và vùng bụng. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:
- Chảy máu trực tràng
- Có nhu cầu đi tiêu ngay lập tức
- Sốt
- Giảm cân
- Mệt mỏi
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng
- Phân có máu hoặc chất nhầy
- Tiêu chảy hoặc táo bón
Đau đại tràng do ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là một căn bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Nguy hiểm hơn, bệnh thường diễn biến âm thầm và đến khi được phát hiện thì đã muộn.
Ung thư đại trực tràng có thể gây đau bụng gần khu vực đại tràng. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Có máu đỏ tươi trong phân
- Nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp
- Phân tối màu
- Mệt mỏi
- Giảm cân
Chẩn đoán tình trạng đau
Vì đau đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nên bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng đau cũng như các triệu chứng đi kèm và tiền sử bệnh để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.
Đối với trường hợp đau nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Đối với trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để quan sát bên trong đại tràng (như nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng xích ma). Người bệnh cũng có thể được yêu cầu xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc chụp CT để phục vụ cho quá trình chẩn đoán.
Phương pháp điều trị đau đại tràng
Chế độ ăn uống mất cân đối, kém vệ sinh sẽ kích hoạt hoặc làm nặng thêm các vấn đề về đường ruột. Trên thực tế, có đến 70% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng có thể được ngăn chặn thông qua việc thay đổi lối sống.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Việc đầu tiên bạn cần làm để điều trị đau đại tràng là thay đổi chế độ ăn uống. Một số thực phẩm có thể kích hoạt tình trạng viêm và gây đau nhiều hơn, bao gồm thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, đường và carb tinh chế, rượu, cà phê… Do đó, bạn nên hạn chế chúng trong bữa ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn của mình. Chất xơ có tác dụng đẩy nhanh quá trình loại bỏ chất thải, giúp giảm chứng táo bón và viêm. Khi cơ thể được cung cấp đủ chất xơ, đại tràng sẽ giảm áp lực lên bụng và tĩnh mạch, giúp phòng tránh được các căn bệnh như:
- Thoát vị bẹn
- Bệnh trĩ
- Suy tĩnh mạch
- Ung thư đại tràng
- Béo phì
- Huyết áp cao
Các thực phẩm giàu chất xơ gồm ngũ cốc, rau cải, súp lơ, bắp cải, bơ, cam, táo, các loại hạt…
Hướng đến lối sống lành mạnh
Có lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị và phòng tránh được nhiều bệnh tật, trong đó có đau đại tràng. Bạn cần bỏ ngay các hành vi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đại tràng như:
- Hút thuốc lá
- Ngồi quá nhiều
- Lười vận động và tập thể dục
Xem xét các loại thuốc đang sử dụng
Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể làm tăng tình trạng viêm và ảnh hưởng đến niêm mạc ruột. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có một sự lựa chọn khác thay thế.
Uống nhiều nước
Bạn nên uống ít nhất 8 ly nước (2 lít) mỗi ngày để duy trì sự hydrat hóa. Mất nước có thể khiến phân cứng, gây khó khăn cho việc đi tiêu và làm tăng nguy cơ táo bón.
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn
Thường xuyên đối mặt với căng thẳng hoặc ít vận động có thể khiến các bệnh về đại tràng trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên dành thời gian để thư giãn và tập thể dục nhẹ nhàng. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tới 37% nguy cơ viêm túi thừa ở nam giới.
Can thiệp y tế
Trong trường hợp đau đại tràng nặng do bệnh lý, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật hoặc các phương pháp y khoa khác như truyền dịch, hóa trị, xạ trị để điều trị bệnh.
Khi nào bạn cần đi khám tại bệnh viện?
Nếu cơn đau đại tràng kéo dài hơn một vài ngày không hết hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Hầu hết các trường hợp đau đại tràng là do các vấn đề tiêu hóa tạm thời. Tuy nhiên, để an tâm hơn, bạn nên đi khám để loại trừ các tình trạng y tế nghiêm trọng như hội chứng ruột kích thích hoặc ung thư đại trực tràng.
Đau đại tràng thường không phải là tình trạng nguy hiểm. Triệu chứng này có thể tự biến mất sau một vài ngày bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ đau đại tràng liên quan đến một bệnh lý nào đó, bạn nên đi khám để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn của mình. Chất xơ có tác dụng đẩy nhanh quá trình loại bỏ chất thải, giúp giảm chứng táo bón và viêm. Khi cơ thể được cung cấp đủ chất xơ, đại tràng sẽ giảm áp lực lên bụng và tĩnh mạch, giúp phòng tránh được các căn bệnh như:
- Thoát vị bẹn
- Bệnh trĩ
- Suy tĩnh mạch
- Ung thư đại tràng
- Béo phì
- Huyết áp cao
Các thực phẩm giàu chất xơ gồm ngũ cốc, rau cải, súp lơ, bắp cải, bơ, cam, táo, các loại hạt…
Hướng đến lối sống lành mạnh
Có lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị và phòng tránh được nhiều bệnh tật, trong đó có đau đại tràng. Bạn cần bỏ ngay các hành vi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đại tràng như:
- Hút thuốc lá
- Ngồi quá nhiều
- Lười vận động và tập thể dục
Xem xét các loại thuốc đang sử dụng
Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể làm tăng tình trạng viêm và ảnh hưởng đến niêm mạc ruột. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có một sự lựa chọn khác thay thế.
Uống nhiều nước
Bạn nên uống ít nhất 8 ly nước (2 lít) mỗi ngày để duy trì sự hydrat hóa. Mất nước có thể khiến phân cứng, gây khó khăn cho việc đi tiêu và làm tăng nguy cơ táo bón.
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn
Thường xuyên đối mặt với căng thẳng hoặc ít vận động có thể khiến các bệnh về đại tràng trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên dành thời gian để thư giãn và tập thể dục nhẹ nhàng. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tới 37% nguy cơ viêm túi thừa ở nam giới.
Can thiệp y tế
Trong trường hợp đau đại tràng nặng do bệnh lý, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật hoặc các phương pháp y khoa khác như truyền dịch, hóa trị, xạ trị để điều trị bệnh.
Khi nào bạn cần đi khám tại bệnh viện?
Nếu cơn đau đại tràng kéo dài hơn một vài ngày không hết hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Hầu hết các trường hợp đau đại tràng là do các vấn đề tiêu hóa tạm thời. Tuy nhiên, để an tâm hơn, bạn nên đi khám để loại trừ các tình trạng y tế nghiêm trọng như hội chứng ruột kích thích hoặc ung thư đại trực tràng.
Đau đại tràng thường không phải là tình trạng nguy hiểm. Triệu chứng này có thể tự biến mất sau một vài ngày bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ đau đại tràng liên quan đến một bệnh lý nào đó, bạn nên đi khám để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Tin mới nhất
- Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không và cần lưu ý gì?
- Cách sử dụng cây xạ đen sắc nước uống và ngâm rượu điều trị bệnh
- Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý
- Tiểu buốt đau bụng dưới cảnh báo bệnh gì? Cách trị bệnh hiệu quả
- 16 loại thực phẩm chống mất nước giúp bạn tươi tắn mỗi ngày
- Gan nằm ở đâu? Vai trò, chức năng của gan
- Sốt
- Sự khác nhau giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
- Viêm họng mãn tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị triệt để
- Cảm giác tai bị bít cần xử lý thế nào?
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 15 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng có thể bạn chưa biết
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Dạ dày Mộc Hoa là thuốc hay TPCN? Có tốt không?
- Công dụng tác dụng của nấm lim xanh rừng Nấm lim xanh chữa bệnh gì và tác dụng của nấm lim xanh tự nhiên
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 8 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay