Ung thư đầu cổ và những điều cần biết
Mỗi năm trên thế giới, ung thư đầu cổ có hơn 650.000 ca mắc và khoảng 330.000 ca tử vong. Các khối u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong vùng đầu – mặt – cổ. Tùy theo loại ung thư, vị trí và kích thước mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Mỗi năm trên thế giới, ung thư đầu cổ có hơn 650.000 ca mắc và khoảng 330.000 ca tử vong. Các khối u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong vùng đầu – mặt – cổ. Tùy theo loại ung thư, vị trí và kích thước mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Khi các tế bào trong cơ thể phát triển mạnh ngoài tầm kiểm soát tạo thành một khối u có khả năng lây lan thì được gọi là ung thư. Nếu sự bất thường này xuất hiện ở một vài vị trí trong đầu và cổ họng thì được gọi chung là ung thư đầu cổ, ngoại trừ ung thư não, mắt, tuyến giáp và thực quản.
Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu tiếp căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Ung thư đầu cổ là gì?
Ung thư đầu cổ là một tên gọi chung cho các loại ung thư xảy ra tại vùng đầu và cổ. Khối u thường bắt nguồn từ các tế bào vảy ở niêm mạc bề mặt nhầy, ẩm bên trong đầu, cổ (như ở trong miệng, mũi và cổ họng). Ung thư cũng có khi bắt đầu từ các tuyến nước bọt nhưng không phổ biến.
Các vị trí ung thư phổ biến là:
- Thanh quản
- Khoang miệng (ung thư lưỡi, sàn miệng, khẩu cái cứng, niêm mạc má và chân răng)
- Hầu họng (thành sau và thành bên của hầu, đáy lưỡi, amidan và khẩu cái mềm)
Các vị trí ung thư ít phổ biến hơn gồm vòm hầu, khoang mũi và các xoang cánh mũi, hạ hầu và các tuyến nước bọt.
Tỷ lệ mắc các loại ung thư này tăng theo tuổi. Hầu hết bệnh nhân là từ 50 – 70 tuổi nhưng tỷ lệ người trẻ tuổi ngày bị bệnh ngày càng tăng lên. Bệnh lý này phổ biến ở nam giới hơn ở phụ nữ. Tuy nhiên, tùy theo vị trí giải phẫu, tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính sẽ khác nhau và đang thay đổi vì số lượng phụ nữ hút thuốc lá tăng lên.
Dấu hiệu và triệu chứng ung thư đầu cổ
Khi mắc bệnh, người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, có khi không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Đôi khi, những triệu chứng gặp phải không phải do ung thư mà liên quan đến một bệnh lý khác. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận được chẩn đoán chính xác.
Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư đầu cổ thường gặp gồm:
- Sưng tấy hoặc bị loét lâu lành
- Xuất hiện mảng đỏ hoặc mảng trắng trong miệng
- Có khối u nhỏ hoặc to ở vùng đầu, cổ, có thể đau hoặc không
- Đau họng dai dẳng, kéo dài
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Khàn giọng hay thay đổi giọng nói
- Chảy máu mũi hoặc chảy dịch mũi bất thường, thường xuyên
- Khó thở
- Tầm nhìn đôi
- Tê hoặc yếu một vùng đầu, cổ
- Khó khăn, đau khi nhai, nuốt hay cử động lưỡi, hàm
- Đau hàm
- Đờm hay nước bọt có máu
- Rụng răng
- Sụt cân, mệt mỏi
- Đau tai, dễ bị nhiễm trùng
Tùy theo vị trí xuất hiện khối u ác tính mà người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau.
Khi các tế bào trong cơ thể phát triển mạnh ngoài tầm kiểm soát tạo thành một khối u có khả năng lây lan thì được gọi là ung thư. Nếu sự bất thường này xuất hiện ở một vài vị trí trong đầu và cổ họng thì được gọi chung là ung thư đầu cổ, ngoại trừ ung thư não, mắt, tuyến giáp và thực quản.
Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu tiếp căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Ung thư đầu cổ là gì?
Ung thư đầu cổ là một tên gọi chung cho các loại ung thư xảy ra tại vùng đầu và cổ. Khối u thường bắt nguồn từ các tế bào vảy ở niêm mạc bề mặt nhầy, ẩm bên trong đầu, cổ (như ở trong miệng, mũi và cổ họng). Ung thư cũng có khi bắt đầu từ các tuyến nước bọt nhưng không phổ biến.
Các vị trí ung thư phổ biến là:
- Thanh quản
- Khoang miệng (ung thư lưỡi, sàn miệng, khẩu cái cứng, niêm mạc má và chân răng)
- Hầu họng (thành sau và thành bên của hầu, đáy lưỡi, amidan và khẩu cái mềm)
Các vị trí ung thư ít phổ biến hơn gồm vòm hầu, khoang mũi và các xoang cánh mũi, hạ hầu và các tuyến nước bọt.
Tỷ lệ mắc các loại ung thư này tăng theo tuổi. Hầu hết bệnh nhân là từ 50 – 70 tuổi nhưng tỷ lệ người trẻ tuổi ngày bị bệnh ngày càng tăng lên. Bệnh lý này phổ biến ở nam giới hơn ở phụ nữ. Tuy nhiên, tùy theo vị trí giải phẫu, tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính sẽ khác nhau và đang thay đổi vì số lượng phụ nữ hút thuốc lá tăng lên.
Dấu hiệu và triệu chứng ung thư đầu cổ
Khi mắc bệnh, người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, có khi không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Đôi khi, những triệu chứng gặp phải không phải do ung thư mà liên quan đến một bệnh lý khác. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận được chẩn đoán chính xác.
Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư đầu cổ thường gặp gồm:
- Sưng tấy hoặc bị loét lâu lành
- Xuất hiện mảng đỏ hoặc mảng trắng trong miệng
- Có khối u nhỏ hoặc to ở vùng đầu, cổ, có thể đau hoặc không
- Đau họng dai dẳng, kéo dài
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Khàn giọng hay thay đổi giọng nói
- Chảy máu mũi hoặc chảy dịch mũi bất thường, thường xuyên
- Khó thở
- Tầm nhìn đôi
- Tê hoặc yếu một vùng đầu, cổ
- Khó khăn, đau khi nhai, nuốt hay cử động lưỡi, hàm
- Đau hàm
- Đờm hay nước bọt có máu
- Rụng răng
- Sụt cân, mệt mỏi
- Đau tai, dễ bị nhiễm trùng
Tùy theo vị trí xuất hiện khối u ác tính mà người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau.
Nguyên nhân gây ung thư đầu cổ là gì?
Rượu và thuốc lá là những yếu tố nguy cơ chính làm tăng khả năng bị ung thư đầu cổ. Tất cả loại thuốc lá bao gồm cả xì gà, thuốc lào, thuốc lá không khói (thuốc lá nhai, hít) đều có liên quan đến nguy cơ ung thư này (ngoại trừ ung thư tuyến nước bọt). Các loại bia rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể là ung thư miệng, hầu họng và thanh quản.
Ngoài ra, khoảng 70% trường hợp ung thư ở hầu họng (gồm amidan, khẩu cái mềm và đáy lưỡi) có liên quan đến virus HPV – một loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến.
Tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời hay tắm nắng nhân tạo cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư môi.
Một số nghề nghiệp hay tiếp xúc với những hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Các công việc trong ngành xây dựng, dệt may, gốm sứ, khai thác gỗ hay chế biến thực phẩm có thể khiến bạn tiếp xúc với bụi gỗ, formaldehyde, amiang, niken và nhiều hóa chất khác.
Một số tác nhân khác có thể tăng nguy cơ bị ung thư ở vùng đầu cổ gồm nhiễm virus Epstein-Barr (có thể gây ung thư mũi, tuyến nước bọt), điều trị xạ trị ở vùng đầu – cổ.
Bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ bị ung thư đầu và cổ?
Nếu muốn giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư tại vùng đầu cổ, bạn hãy:
- Bỏ hút thuốc
- Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV
- Sử dụng son dưỡng môi có khả năng chống tia UV, đội nón rộng vành khi đi dưới trời nắng
- Khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay
thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân gây ung thư đầu cổ là gì?
Rượu và thuốc lá là những yếu tố nguy cơ chính làm tăng khả năng bị ung thư đầu cổ. Tất cả loại thuốc lá bao gồm cả xì gà, thuốc lào, thuốc lá không khói (thuốc lá nhai, hít) đều có liên quan đến nguy cơ ung thư này (ngoại trừ ung thư tuyến nước bọt). Các loại bia rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể là ung thư miệng, hầu họng và thanh quản.
Ngoài ra, khoảng 70% trường hợp ung thư ở hầu họng (gồm amidan, khẩu cái mềm và đáy lưỡi) có liên quan đến virus HPV – một loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến.
Tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời hay tắm nắng nhân tạo cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư môi.
Một số nghề nghiệp hay tiếp xúc với những hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Các công việc trong ngành xây dựng, dệt may, gốm sứ, khai thác gỗ hay chế biến thực phẩm có thể khiến bạn tiếp xúc với bụi gỗ, formaldehyde, amiang, niken và nhiều hóa chất khác.
Một số tác nhân khác có thể tăng nguy cơ bị ung thư ở vùng đầu cổ gồm nhiễm virus Epstein-Barr (có thể gây ung thư mũi, tuyến nước bọt), điều trị xạ trị ở vùng đầu – cổ.
Bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ bị ung thư đầu và cổ?
Nếu muốn giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư tại vùng đầu cổ, bạn hãy:
- Bỏ hút thuốc
- Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV
- Sử dụng son dưỡng môi có khả năng chống tia UV, đội nón rộng vành khi đi dưới trời nắng
- Khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay
thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ung thư đầu cổ được chẩn đoán bằng cách nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành các bước giúp chẩn đoán xem bạn có bị ung thư đầu cổ thông qua:
- Thăm khám lâm sàng
- Sinh thiết
- Chẩn đoán hình ảnh và nội soi để đánh giá mức độ tiến triển khối u
Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trước khi chúng gây ra triệu chứng. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường ở đầu, cổ (như đau họng, khàn tiếng, đau tai) kéo dài hơn 2–3 tuần, hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.
Khi muốn xác định rõ hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu làm sinh thiết. Một mẫu mô ở vị trí có khối u hay nghi ngờ ung thư sẽ được lấy và đem đi quan sát trong phòng thí nghiệm.
Tiếp đến, các chẩn đoán hình ảnh (như chụp CT, MRI hay PET) được thực hiện để đánh giá kích thước của khối u nguyên phát, ảnh hưởng đến khu vưc lân cận và đã di chuyển đến hạch bạch huyết cổ hay chưa.
Những phương pháp điều trị ung thư đầu cổ
Nếu phát hiện sớm, các loại ung thư này có khả năng được chữa khỏi. Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp. Tuy nhiên, quá trình điều trị thường gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến nhiều chức năng sống khác nên người bệnh cần thời gian hồi phục sau điều trị.
Tùy vào ví trị khối u, giai đoạn ung thư và một số yếu tố liên quan khác mà bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra hướng điều trị cho các loại ung thư đầu cổ phù hợp, an toàn và ít tác dụng phụ cho bệnh nhân.
Ung thư đầu cổ được chẩn đoán bằng cách nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành các bước giúp chẩn đoán xem bạn có bị ung thư đầu cổ thông qua:
- Thăm khám lâm sàng
- Sinh thiết
- Chẩn đoán hình ảnh và nội soi để đánh giá mức độ tiến triển khối u
Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trước khi chúng gây ra triệu chứng. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường ở đầu, cổ (như đau họng, khàn tiếng, đau tai) kéo dài hơn 2–3 tuần, hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.
Khi muốn xác định rõ hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu làm sinh thiết. Một mẫu mô ở vị trí có khối u hay nghi ngờ ung thư sẽ được lấy và đem đi quan sát trong phòng thí nghiệm.
Tiếp đến, các chẩn đoán hình ảnh (như chụp CT, MRI hay PET) được thực hiện để đánh giá kích thước của khối u nguyên phát, ảnh hưởng đến khu vưc lân cận và đã di chuyển đến hạch bạch huyết cổ hay chưa.
Những phương pháp điều trị ung thư đầu cổ
Nếu phát hiện sớm, các loại ung thư này có khả năng được chữa khỏi. Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp. Tuy nhiên, quá trình điều trị thường gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến nhiều chức năng sống khác nên người bệnh cần thời gian hồi phục sau điều trị.
Tùy vào ví trị khối u, giai đoạn ung thư và một số yếu tố liên quan khác mà bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra hướng điều trị cho các loại ung thư đầu cổ phù hợp, an toàn và ít tác dụng phụ cho bệnh nhân.
Xem thêm: Phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?
Tin mới nhất
- CẢNH BÁO: Các di chứng tai biến mạch máu não nguy hiểm thế nào
- Bà bầu ho có đờm đặc – Cách trị an toàn, hiệu quả
- Lão nông tự đánh tan khối u gan nhờ nấm lim xanh như thế nào
- Nhiễm nấm Cryptococcus
- Cách chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày mau khỏi bệnh tại nhà
- Phương pháp chế biến bảo quản và cách sắc nấm lim xanh hiệu quả
- Cùng uống trà nghệ để cơ thể khỏe hơn mỗi ngày
- Tổng quan vệ bệnh ung thư mũi xoang và cách điều trị
- Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
- Giá cây xạ đen bao nhiêu tiền 1kg? Phân biệt xạ đen thật và giả
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Đau dạ dày cấp tính là gì? Dấu hiệu và các loại thuốc điều trị hiệu quả
- TIN TỨC UNG THƯ Tiêu thực phục tràng hoàn có tốt không? Đánh giá khách quan từ chuyên gia và người bệnh
- TIN TỨC UNG THƯ TOP 7 thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất 2021
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Lang ben ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị (tại nhà + thuốc)