Đang uống thuốc dạ dày có thai được không?
Đang uống thuốc dạ dày có thai được không là băn khoăn của không ít người đang gặp phải tình huống này. Thực tế việc dùng bất cứ loại thuốc nào trong thời điểm mang thai cũng đều là điều không nên vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng đau dạ dày đã trở nên trầm trọng thì việc dùng thuốc sẽ phải bắt buộc nhưng sẽ được chỉ định các nhóm thuốc phù hợp hơn.
Đang uống thuốc dạ dày có thai được không?
Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở rất nhiều đối tượng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu có liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh kém khoa học. Người bệnh có thể được chỉ định một số nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giảm tiết acid để giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.
Tuy nhiên có không ít trường hợp đang uống thuốc dạ dày thì phát hiện có thai người người mẹ vô cùng lo lắng không biết việc này có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Nếu đây là một vấn đề phát sinh ngoài ý muốn thì bà bầu cần nhanh chóng đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám và tư vấn chính xác.
Thực tế bất cứ loại thuốc nào được uống trong thời kỳ mang thai cũng là điều hết sức hạn chế. Đặc biệt trong điều trị đau dạ dày thường có các loại thuốc kháng sinh, giảm đau không hề tốt cho nhi chút nào. Các nguy hiểm có thể xảy ra nếu tiếp tục uống các loại thuốc đau dạ dày phổ biến cho người đang mang thai như
- Dùng thuốc kháng sinh: Bà bầu thường dùng kháng sinh để ức chế sự sinh sản của vi khuẩn Hp có thể bị hỏng men răng, đặc biệt có thể gây điếc hoặc bệnh thận ở trẻ sơ sinh. Kháng sinh nhóm quinolon có thể gây ra rối loạn trong phát triển xương, trong khi đó kháng sinh kháng nấm Ketoconazol có thể gây dị tật ở tay ở trẻ nhỏ.
- Dùng thuốc giảm đau: Các cơn đau quặn ở bụng dưới thường khiến người bệnh có xu hướng dùng thuốc giảm đau nhiều hơn. Nhóm Paracetamol trong thuốc giảm đau nếu dùng quá mức trên phụ nữ mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Nhóm NSAIDS cũng làm tăng khả năng sảy thai cao nếu dùng thường xuyên trong 3 tháng đầu hay Aspirin cũng có thể gây hở thành bụng ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm.
- Các loại thuốc chống nôn, buồn nôn: Tình trạng buồn nôn là đặc trưng của các triệu chứng đau dạ dày do acid trào lên thực quản tuy nhiên đây cũng là biểu hiện của tình trạng ốm nghén ở thai phụ. Vì vậy không ít người dùng các nhóm thuốc domperidon chữa buồn nôn. Nhóm thuốc này nếu sử dụng quá mức có thể làm ảnh hưởng đến nhịp tâm thất và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu.
- Một số nhóm kháng acid: Tình trạng acid tiết ra quá mức làm các vùng tổn thương trên niêm mạc dạ dày nên người bệnh có thể được chỉ định các nhóm thuốc kháng acid. Tuy nhiên các loại thuốc này nếu có chứa sodium bicarbonate và magnesium trisilicate đặc biệt cấm kỵ với phụ nữ mang thai vì có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho mẹ bầu và thai nhi.
Như vậy các ảnh hưởng của một số nhóm thuốc đau dạ dày lên phụ nữ mang thai nhi là vô cùng trầm trọng.
Trong một số trường hợp tình trạng đau dạ dày quá nặng, bà bầu vẫn sẽ được chỉ định một số loại thuốc điều trị. vì dạ dày có liên quan đến dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi, nếu cơ quan này tổn thương thì lượng dưỡng chất cung cấp đến thai nhi không đủ khiến bé chậm lớn. Đồng thời tình trạng đau dạ dày nặng kéo dài cũng gây rất nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai, khiến bà bầu vốn đã mệt nay càng mệt hơn.
Tuy nhiên việc dùng thuốc sẽ được thay đổi. Bệnh nhân sẽ được chỉ định một số nhóm thuốc khác như nhóm thuốc giảm tiết acid hay trung hòa acid, loại bỏ các nhóm kháng viêm giảm đau không tốt cho sức khỏe. Bà bầu sẽ được chỉ định dùng thuốc tạm thời trong một thời gian ngắn để không ảnh hưởng tới thai nhi.
Với các trường hợp tình trạng đau dạ dày đã được cải thiện đáng kể, không còn quá nguy hiểm thì hầu như sẽ được chỉ định dừng thuốc ngay lập tức. Người bệnh sẽ được hướng dẫn một số phương pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tái phát trong suốt thai kỳ.
Với trường hợp hợp băn khoăn “Đang uống thuốc dạ dày có thai được không” là ý định của người bệnh thì câu trả lời hoàn toàn là không. Người bệnh nên có kế hoạch mang thai sau khi điều trị bệnh dạ dày xong hoặc ngưng thuốc trước một thời gian nếu có ý định mang thai. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có được lời giải đáp chính xác và an toàn nhất.
Làm gì khi đang uống thuốc dạ dày có thai?
Trong trường hợp việc có thai ở người đang điều trị bệnh đau dạ dày là ngoài ý muốn thì việc đầu tiên cần làm là tạm thời ngưng thuốc. Thực tế các dấu hiệu của trào ngược dạ dày khi mang thai lại khá giống với tình trạng ốm nghén, vì vậy không ít người chủ quan không phát hiện ra bản thân đã mang thai nên tiếp tục dùng thuốc.
Điều này nếu kéo dài trong thời gian dài sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho bà bầu bởi thuốc điều trị bệnh dạ dày cho người bình thường và phụ nữ có thai là hoàn toàn khác nhau.
Khi đi khám, bà bầu cần đem theo theo cả toa thuốc để bác sĩ có thể xác định chính xác thời gian uống và các loại thuốc. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm chính xác thời gian mang bầu, từ đó có thể đưa chẩn đoán tạm thời xem thuốc đã gây ảnh hưởng đến thai nhi chưa. Các kết quả siêu âm chẩn đoán dị tật ở thai nhi sẽ rõ hơn khi thai nhi ở tuần 13- 20. Nếu phát hiện thấy có các nguy cơ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các phương pháp xử lý phù hợp.
Việc bà bầu không uống thuốc sẽ tốt cho thai nhi hơn. Tuy nhiên các cơn đau bụng, buồn nôn, khó tiêu có thể ảnh hưởng đến mẹ cũng như việc cung cấp dưỡng chất đến cho thai nhi. Vì thế việc dùng thuốc vẫn bắt buộc phải sử dụng trong một số trường hợp. Các loại thuốc có thể được chỉ định tạm thời trong thời gian này bao gồm
- Thuốc trung hòa acid dạ dày: Thuộc dạng muối nhôm hoặc Mg2. Hiện tại chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy thuốc có ảnh hưởng lên phụ nữ mang thai nên vẫn có thể sử dụng trong một số trường hợp.
- Thuốc giảm tiết acid dịch vị thụ thể H2: Nhóm thuốc này được chỉ định tạm thời để giảm các triệu chứng buồn nôn khó chịu. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc không gây ra các ảnh hưởng đến phụ nữ có thai. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Ranitidin, Nizatidine, Famotidin
- Thuốc ức chế bơm Proton: Có tác dụng ngăn chặn các tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra, chưa phát hiện các tác dụng phụ cho phụ nữ có thai, tuy nhiên vẫn cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Một số loại thuốc có thể dùng như Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole
Bên cạnh đón mẹ bầu cũng cần chú ý tránh xa các nhóm thuốc điều trị đau dạ dày có chứa các thành phần như các thành phần Lansoprazol, Famotidin, Cimetidin, Bismuth salicylat, sodium bicarbonate và magnesium trisilicate vì đều có thể gây hại đến thai nhi.
Tốt nhất hãy nhanh chóng đi khám để có thể có các biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả nhất. Mẹ bầu cũng cần chú ý tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Dù các cơn đau dạ dày có đến đột ngột và dữ dội mẹ cũng không nên dùng thuốc giảm đau. Đồng thời không tự ý dùng thêm thuốc, nhưng cũng không được ngưng thuốc sớm thời gian chỉ định vì có thể làm tăng nguy cơ nhờn thuốc khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Bị đau dạ dày khi mang thai nên làm gì
Thay vì dùng các loại thuốc Tây y, bà bầu có thể chuyển sang dùng một số bài thuốc dân gian, thuốc đông y kết hợp với việc thay đổi một lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh vừa an toàn vừa hiệu quả. Đặc biệt dùng các bài thuốc Đông y sẽ vừa giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, vừa giúp bồi bổ cơ thể và giải quyết các vấn đề từ sâu bên trong sẽ đem đến một sức khỏe vô cùng tuyệt vời cho bà bầu.
Dùng thuốc Đông y
Ưu điểm của thuốc Đông y là có nguồn gốc từ các loại thảo dược tự nhiên nên rất lành tính và nếu dùng các vị thuốc phù hợp thì hầu như không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho phụ nữ có thai. Các bài thuốc không y giúp tinh thông khí huyết, bổ máu, an thai, giải quyết tận gốc các vấn đề bên trong cơ thể, nhờ đó có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày nhanh chóng.
Vì vậy nếu băn khoăn ” Đang uống thuốc dạ dày có thai được không” áp dụng với các loại thuốc Đông Y thì câu trả lời hoàn toàn là được.
Tuy nhiên thống Đông y thường khá tốn thời gian thực hiện, vị đắng nên nhiều bà bầu thường không thích sử dụng. Các tác dụng mà thuốc đông y đem lại cũng chậm hơn nhiều so với thuốc Tây. Nhưng để ngăn ngừa các ảnh hưởng của thuốc Tây lên thai nhi thì bà bầu nên ưu tiên sử dụng phương pháp này hơn.
Các bài thuốc điều trị đau dạ dày từ đông y dành cho bà bầu bao gồm
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: dùng 15g nhân sâm, 100g di đường, 10g thục tiêu, 30g can khương
- Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch rồi sắc cùng khoảng 1 lít nước đến khi cạn còn 1/ 3 thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc rồi chia thành 4 phần bằng nhau.
- Liều dùng: Dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 bát. Một thang thuốc chia ra uống trong 2 ngày.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: 12g bối mẫu, 20g thược dược, 20g đan bì, 8g thanh bì, 10g trần bì, 16g trạch tả
- Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch rồi đổ ngập nước, sắc đến khi nước cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp, chia ra thành 5 phần bằng nhau.
- Liều dùng: chia thuốc ra uống hết trong ngày. Dùng 1 ngày 1 thang thuốc.
Thuốc Đông y tuy lành tính những vẫn đòi hỏi bà bầu phải dùng đúng cách. Bà bầu nếu không có sự am hiểu về Đông y tuyệt đối không nên bốc thuốc mà cần đến các hiệu thuốc y học cổ truyền để được thăm khám và bốc thuốc phù hợp với từng cơ địa.
Ngoài ra tuyệt đối không được sử dụng các loại dược liệu trôi nổi, chưa rõ nguồn gốc vì có thể được sản xuất không đảm bảo và gây hại cho bà bầu.
Dùng thuốc Đông y thường giúp bà bầu ăn ngon, ngủ ngon, cơ thể hồng hào khỏe mạnh hơn trông thấy, vì vậy thường có xu hướng tăng cân nhiều hơn. Bà bầu nhớ chú ý kiểm soát cân nặng ổn định, tránh tăng cân quá mức có thể làm ảnh hưởng tới thai đồng thời khó sinh thường hơn.
Đặc biệt cần chú ý, chỉ chọn 1 trong hai phương án dùng thuốc Đông Y hoặc Tây Y mà thôi. Nếu vô tình kết hợp hai phương pháp này với nhau có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần chú ý cân nhắc các phương pháp điều trị để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Điều trị tại nhà
Có rất nhiều các phương pháp điều trị tại nhà có thể cải thiện các cơn đau dạ dày cho bà bầu vừa hiệu quả vừa an toàn. Các cách này sử dụng các loại thảo dược tự nhiên xung quanh nên vô cùng lành tính là an toàn cho bà bầu, đặc biệt có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng ợ hơi, đau bụng, buồn nôn giúp bà bầu khỏe mạnh hơn trông thấy.
Tuy nhiên các bài thuốc này chỉ đem đến tác dụng tạm thời hay chỉ hỗ trợ việc cải thiện các triệu chứng bệnh, không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn. Vì vậy với các trường hợp đau dạ dày trầm trọng vẫn cần phải sử dụng thêm các loại thuốc để đem đến sức khỏe tốt hơn cho phụ nữ mang thai.
Một ưu điểm khác của các bài thuốc điều trị tại nhà là rất dễ làm, đơn giản, các nguyên liệu hầu như có sẵn nên rất tiết kiệm chi phí. Các bài thuốc này có thể kết hợp với cả điều trị bằng Đông Y hay Tây y mà không hề gây ra các phản ứng nguy hiểm nào khác. Bởi thế mà các phương pháp này thường được khuyến khích áp dụng rất nhiều.
Chườm ấm bụng
Nếu những cơn đau xuất hiện đột ngột trong đêm, chườm ấm bụng sẽ là phương pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời lại rất an toàn cho bà bầu. Bạn có thể chuẩn bị sẵn các loại túi chườm hoặc dùng một chiếc khăn mềm nhúng nước ấm, vắt hơi ráo rồi đắp lên bụng. Nếu muốn giữ ấm lâu hơn thì có thể cho nước vào một bình thuỷ tinh nhỏ rồi lăn nhẹ trên bụng.
Nước nóng sẽ làm giãn các cơ bắp trong dạ dày và hỗ trợ quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn bên trong đường ruột. Nhờ đó có thể làm giảm đau và giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn
Tuy nhiên chú ý không nên dùng nước quá nóng có thể làm bỏng bụng và không tốt cho tử cung. Mẹ bầu cũng có thể tắm bằng nước ấm khoảng 1-2 lần một ngày để cải thiện sức khoẻ tốt nhất.
Dùng nghệ
Nghệ không còn là dược liệu quá xa lạ thường được dùng trong các bài thuốc điều trị đau dạ dày, lành tính và an toàn đối với bà bầu nếu dùng một liều lượng hợp lý. Hàm lượng curcumin chiếm trong nghệ rất cao đem đến tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn chống viêm, hỗ trợ làm lành các vết thương hở bên trong niêm mạc dạ dày, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại.
Sử dụng nghệ còn cung cấp cho cơ thể nhiều nguyên tố vi lượng đa dạng cùng các vitamin A, C dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi hoàn thiện hơn. Mẹ bầu dùng nghệ mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng và trào ngược hiệu quả.
Mẹ bầu có thể pha 1 thìa tinh bột nghệ với 1 ly sữa ấm uống mỗi ngày trước bữa ăn sẽ giúp tăng cân an toàn. Pha tinh bột nghệ với sữa chua làm món ăn ohuj vừa tốt cho dạ dày lại vừa đẹp da. Tuy nhiên chú ý không quá lạm dụng tinh bột nghệ vì có thể gây nóng bụng và không tốt cho tử cung.
Gừng
Gừng hay còn có tên gọi là can khương, là một vị thuốc vô cùng quen thuộc trong y học cổ truyền. Dược liệu này không chỉ giúp làm giảm tình trạng buồn nôn, làm dịu các cơn đau dạ dày mà còn giúp chống viêm, tăng cường tuần hoàn máu đến thành ruột hiệu quả.
Các hoạt chất khác trong gừng như Methadone, tinh dầu, 6-Zingiberol… được nghiên cứu với khả năng ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin, nhờ đó ngăn chặn các phản ứng gây viêm bên trong dạ dày. Gừng cũng rất lành tính nên bà bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Bên cạnh việc thêm gừng vào một số món ăn, trà gừng chính là thứ thức uống hàng ngày dành cho bà bầu. Uống một tách trà gừng nóng mỗi sáng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy phấn chấn khoẻ mạnh hơn, tình trạng đau dạ dày hay ợ hơi cũng giảm hẳn trong ngày hôm ấy.
Các làm trà gừng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một nhánh gừng đã được rửa sạch và cạo vỏ, đem thái lát rồi hãm trong nước sôi vài phút. Có thể thêm một chút mật ong để vừa tăng khả năng kháng khuẩn lại vừa dễ uống hơn. Tuy nhiên gừng có thể gây kích thích thần kinh nhẹ nên nếu uống vào buổi tối cho thể gây mất ngủ. Vì vậy mẹ bầu nên chú ý hơn khi dùng.
Dùng trà hoa cúc
Tình trạng đau dạ dày ở bà bầu sẽ trầm trọng hơn nếu người bệnh bị căng thẳng, stress, mệt mỏi, thức khuya. Trong đó bà bầu là đối tượng thường hay gặp phải tình trạng này do sự thay đổi hormone của cơ thể cùng sự lớn lần của thai nhi khiến mẹ vô cùng khó ngủ.
Uống một tách trà hoa cúc trước khi ngủ sẽ giúp bà bầu giải quyết vấn đề này. Loại trà này giúp ổn định an thần, giảm căng thẳng, hỗ trợ ngủ ngon cho bà bầu rất tốt. Các hoạt chất trong tà hoa cúc cũng giúp làm hạn chế tình trạng co thắt cơ trơn dạ dày quá mức nhờ đó ngăn ngừa cơn đau hiệu quả.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên nếu bà bầu bị đau dạ dày thì cần phải thay đổi một chế độ khác phù hợp hơn. Lúc này người bệnh cần phải thiết lập một chế độ ăn uống vừa đảm bảo dinh dưỡng lại vừa không kích thích các tác nhân khiến cơn đau dạ dày càng thêm trầm trọng.
Bà bầu khi bị đau cần chú ý một số vấn đề sau trong chế độ ăn uống
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây kích thích dạ dày như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều gai vị, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh..
- Hạn chế ăn các thức ăn cứng như các loại hạt, trái cây cứng vì gây khó khăn trong việc tiêu hoá cho dạ dày.
- Ưu tiên ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh
- Dùng ngũ cốc, bánh mì, trái cây ngọt thay thế cho bữa ăn vặt.
- Chia nhỏ bữa ăn thành 4- 6 bữa trong ngày sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.
- Tăng cường vitamin và chất xơ trong các loại rau có màu xanh như bắp cải, rau chân vịt, rau mồng tơi
- Lựa chọn các loại đạm dễ tiêu hoá như thịt heo nạc, cá hồi hay thịt gà.
- Hạn chế ăn đồ ăn tái sống, đồ ăn mất vệ sinh
- Hạn chế dùng bia rượu và các chất kích thích.
- Tăng cường các thực phẩm giàu omega 3
- Bổ sung thêm một số loại sữa mát cho bà bầu để tiêu hoá tốt hơn.
Bà bầu cần bổ sung lượng dưỡng chất cao hơn bình thường để nuôi dưỡng thai nhi, tuy nhiên không vì vậy mà bà bầu có thể ăn mất kiểm soát. Cố gắng giữ cho bụng không bị trống, không ăn quá no nhưng cũng không để bụng đói. Vì thế mạ bầu mới cần lên một thời gian biểu về giờ ăn cũng như các món ăn để đảm bảo việc cải thiện các triệu chứng đau dạ dày tốt nhất.
Phụ nữ có thai nếu bị đau dạ dày tốt nhất hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, vừa có thể cải thiện sức khoẻ ở mẹ đồng thời vẫn cung cấp các dưỡng chất tốt nhất để con có thể phát triển hoàn thiện.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt cũng có mối liên hệ trực tiếp đến tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ có thai. Đặc biệt sự thay đổi hormone bất thường khiến bà bầu thường gặp rất nhiều rối loạn trong chế độ sinh hoạt hằng ngày như khó ngủ, cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, dễ stress, tâm lý cũng nhạy cảm hơn rất nhiều. Các yếu tố này đều có thể tác động khiến tình trạng bệnh có phần nguy hiểm và khó kiểm soát hơn.
Hãy cố gắng sắp xếp lại một chế độ nghỉ ngơi thật hợp lý vừa giúp tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch, cải thiện các cơn đau dạ dày đồng thời bổ sung dinh dưỡng đến thai nhi hiệu quả hơn. Một số vấn đề mà người bệnh cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt bao gồm
- Không nằm hay ngồi sau khi ăn, đặc biệt khi ăn no. Bà bầu có thể đi dạo vài vòng trong nhà sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động ổn định hơn. Nhớ chú ý giữ thẳng lưng khi đi ngay từ tháng đầu tiên vừa tốt cho hệ tiêu hoá vừa giúp ngăn chặn tình trạng đau lưng hiệu quả.
- Thay đổi tư thế nằm có thể giúp bà bầu vừa giảm đau lưng, tốt cho thai nhi đồng thời có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả. Mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái, nâng cao đầu và chân sẽ có thể ngủ ngon hơn. Hiện nay trên thị trường có bán một số loại gối cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo.
- Bà bầu cũng cần thiết lập một giờ ăn hợp lý, đồng thời nên hạn chế ăn đêm khi có thể khiến dạ dày không kịp tiêu hoá thức ăn khiến kích thích acid tiết ra nhiều hơn gây các cơn đau dạ dày.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, hãy tập thói quen đi ngủ sớm
- Chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, hạn chế mặc đồ bó vì có thể gây chèn ép lên dạ dày
- Tắm bằng nước ấm
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, hạn chế lo lắng stress kéo dài.
- Tập các bài thể dục nhẹ. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo các bài tập yoga cho bà bầu đơn giản, vừa giúp tăng cường sức đề kháng vừa giúp dễ sinh, cải thiện các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.
Việc ‘Đang uống thuốc dạ dày có thai được không” là hoàn toàn không nên vì có thể gây ra nhiều biến chứng không tốt cho trẻ sơ sinh. Vì vậy nếu có thể kiểm soát được, bạn không nên để xảy ra sự cố này, tốt nhất sau khi điều trị dứt điểm bệnh hoặc ngưng thuốc được vài tháng thì phụ nữ mới nên có kế hoạch mang thai.
Tham khảo ngay ý kiến bác sĩ trong mọi trường hợp để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi do mẹ dùng sai các loại thuốc điều trị dạ dày. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Đang uống thuốc dạ dày có thai được không”. Đừng quên thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học lành mạnh hơn để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm này.
Xem thêm: Tinh trùng yếu nên uống thuốc gì để cải thiện chất lượng?
Tin mới nhất
- Bệnh tiểu đường ăn quả gì để cải thiện sức khỏe
- Nấm lim xanh bán ở đâu uy tín đảm bảo đúng giá nấm lim tự nhiên
- Rối loạn tuyến vú
- Nấm lim có tác dụng gì nấm lim xanh rừng có chữa được ung thư?
- Nấm lim xanh chữa bệnh gan sự thật nấm lim xanh có tác dụng gì?
- Gừng mật ong giảm cân: Hiệu quả đến đâu?
- Viêm da cơ địa ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Hội chứng Turner
- Hậu bối (Carbuncle)
- Bài tập Kegel: 4 điều cực kỳ quan trọng cần biết