Đau cuống bao tử là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Đau cuống bao tử là bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến và có mức độ nguy hiểm tương đương với viêm loét dạ dày. Khi người bệnh bị đau cuống bao tử sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan khác vì đây là nơi tiêu hóa chất dinh dưỡng để nuôi toàn bộ cơ thể.
Nguyên nhân đau cuống bao tử
Cuống bao tử còn được gọi là tâm vị nằm dưới vị trí thượng vị và thực quản. Có nhiệm vụ co bóp và nghiền trộn cho thức ăn dễ thấm acid dịch vị hơn khi đưa xuống thân vị. Nguyên nhân đau cuống bao tử chủ yếu là do người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), đây cũng là loại vi khuẩn gây viêm loét và hội chứng trào ngược dạ dày.
Thói quen ăn uống vô tội vạ, thức ăn kém vệ sinh, thường xuyên uống bia rượu hay lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, thường xuyên stress đều tạo kích thích co bóp mạnh từ dạ dày và phá hủy niêm mạc dạ dày gây đau.
Dấu hiệu đau cuống bao tử
Các bệnh lý về đường tiêu hoá thường có dấu hiệu lâm sàng giống nhau. Viêm loét bao tử và đau cuống bao tử cũng có biểu hiện tương tự nhưng vị trí đau của bệnh nhân sẽ khác nhau. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng sau:
Xuất huyết hệ tiêu hoá (bao tử)
Người bệnh không nhận thức được dấu hiệu này cho đến khi đi đại tiện ra máu, lúc này một lượng máu trong thành mạch máu dạ dày thoát ra rồi chảy vào trong lồng ống tiêu hóa. Tình trạng xuất huyết là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy người bệnh bị viêm loét niêm mạc dạ dày hoặc thành ruột. Người bệnh có thể nôn ra máu đen hoặc máu đỏ tươi, thường xuyên đau bụng và mất vị giác.
Người bệnh đầy bụng, chán ăn
Đau cuống bao tử lâu ngày khiến cơ thể bệnh nhân suy nhược, khẩu vị kém và thường xuyên xảy ra tình trạng đầy bụng. Do cuống tiêu hoá không thể hoạt động tích cực để nghiền nát thức ăn đầu vào, từ đó tạo gánh nặng cho dạ dày nên các chức năng tiêu hoá sẽ bị suy giảm. Tù đó niêm mạc dạ dày bị tổn thương và cơn đau bao tử sẽ hành hạ người bệnh liên tục.
Triệu chứng ợ chua, ợ nóng
Một dấu hiệu đau cuống bao tử thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng đau bao tử thông thường khác là cảm giác ợ chua. Người bị bệnh viêm loét thực quản, viêm họng hay mắc hội chứng trào ngược dạ dày này cũng có biến chứng là ợ chua, ợ nóng. Nguyên nhân bắt nguồn từ nồng độ acid uric cao hơn so với bình thường ở trong dịch vị bao tử.
Cảm giác nôn khan và buồn nôn
Người bị đau cuống bao tử thường có biểu hiện nôn khan và buồn nôn ngay cả khi dạ dày rỗng. Bởi vì khi niêm mạc bao tử bị tổn thương sẽ khiến dịch vị tiết ra nhiều, thành dạ dày co thắt tạo cảm giác buồn nôn. Thường xuyên nôn khan cũng có thể khiến cuống bao tử bị rách ra gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị bằng thuốc.
Người bệnh bị đau vùng thượng vị
Cơn đau cuống bao tử có thể lan ra thượng vị, người bệnh có thể bị đau lưng và nóng rát, dữ dội phía dưới lồng ngực. Điều này còn phụ thuộc vào mức viêm cuống bao tử nặng hay nhẹ của bệnh nhân. Cơn đau vùng thượng vị cũng nghiêm trọng hơn khi người bệnh ăn thức ăn quá chua, thực phẩm dầu mỡ, hoặc thức ăn có gia vị cay nóng, chất kích thích.
Cách chữa đau cuống bao tử an toàn
Ở thời kỳ đầu, việc điều trị tương đối đơn giản, người bệnh có thể dùng thuốc Đông hoặc Tây Y theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ dinh dưỡng thanh đạm. Nếu bệnh tương đối nghiêm trọng và không được điều trị với thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bằng cách phẫu thuật hoặc nội soi dạ dày.
Thuốc Tây chữa đau cuống bao tử
Phương pháp này đem đến hiệu quả nhanh chóng giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng kèm theo. Mặc dù các loại thuốc điều trị đau cuống bao tử dưới đây đã được chỉ định từ bác sĩ nhưng với một số bệnh nhân kích ứng với thành phần thuốc, hoặc đang điều trị song song với thuốc khác nên tham khảo trước hướng dẫn bác sĩ.
- Thuốc kháng acid: Thuốc Mylanta, Sucralfat, Mucosta… giúp làm giảm quá trình tiết acid trong dạ dày.
- Thuốc ngăn H2: Subsalicylat Bismuth, Pepcid AC… ngăn những tác động xấu đến niêm mạc bao tử của histamin, bảo vệ dạ dày khỏi những tổn thương viêm nhiễm.
Cách chữa đau cuống bao tử bằng thuốc dân gian
Trong giai đoạn người bệnh mới có những dấu hiệu lâm sàng, các chuyên gia khuyến khích người bệnh sử dụng các bài thuốc dân gian lành tính để không quá phụ thuộc vào tác dụng của thuốc Tây. Cụ thể các bài thuốc chữa đau cuống bao tử được áp dụng trong dân gian là:
Sử dụng củ gừng tươi
Gừng tươi có chứa hoạt chất oleoresin và tecpen có tác dụng sát trùng, giảm đau và kháng viêm cho bao tử nói riêng và hệ tiêu hoá nói chung. Gừng cũng có tác dụng cầm máu tốt và tăng cường lưu thông máu để phục hồi tế bào nhưng không gây tác dụng phụ.
- Gừng ngâm dấm: Nên dùng gừng già và dấm ăn, gừng đem rửa sạch đi thái lát mỏng và cho vào lọ thuỷ tinh ngâm giấm. Sau khoảng 1 tuần có thể dùng được và nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Người bị bệnh đau cuống bao tử nên nhai 2 – 3 lát gừng để làm dịu đau.
- Gừng, chanh và mật ong: Dùng gừng già đem ép lấy nước và hòa với lượng nước cốt chanh sấp mặt và một thìa mật ong. Người bệnh nên chắt lấy nước uống mỗi sáng, dùng trong 1 tháng sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
Sử dụng lá tía tô
Lá tía tô cũng có thành phần kháng viêm , chống sưng và tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Hoạt chất tanin của tía tô cũng có tác dụng làm liền sẹo, giảm iêm loét bao tử và giảm tiết acid gây bệnh đường tiêu hoá. Người bệnh dùng 1 nắm lá tía tô nấu với nước đến khi sôi và dùng nước đó uống hàng ngày để điều trị đau cuống bao tử tại nhà.
Lá trầu không
Cách chữa đau cuống bao tử bằng lá trầu không đem đến hiệu quả nhanh chóng vì các hoạt chất trong lá trầu có thể cân bằng lượng pH trong bao tử. Đồng thời người bệnh cũng sẽ giảm cơn đau thượng vị, đầy hơi, ợ nóng. Chỉ cần dùng lá trầu không rửa sạch, đem đi vò nát rồi cho vào ấm đun sôi với nhiều nước. Uống nước lá trầu không trong khoảng 20 ngày người bệnh sẽ giảm đau dạ dày.
Uống nước lá mơ lông
Tác dụng của lá mơ lông là bổ máu, giảm sưng viêm, giảm đau và làm giảm vết loét tại cuống bao tử. Người bệnh chuẩn bị khoảng 20g lá mơ lông đem đi giã nát và vắt lấy nước cốt trong để uống. Sử dụng mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn hoặc uống 1 lần nếu đang ở giai đoạn nhẹ.
Bị đau cuống bao tử nên ăn gì ?
Người bệnh nên ăn những loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc bao tử, thực phẩm có lợi cho quá trình chữa lành các vết loét hoặc thực phẩm có tác dụng tiết giảm tiết acid. Song song đó bổ sung vitamin và các khoáng chất cũng giúp cuống bao tử có điều kiện hồi phục nhanh hơn.
Chuối
Chuối có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó kali của chuối có thể trung hòa được hàm lượng axit trong dịch bao tử, giúp cải thiện tình trạng vi
êm tấy và chảy máu trong cuống bao tử. Ngoài ra hoạt chất pectin của chuối là dạng chất xơ hòa tan, hoạt chất này rất cần thiết cho người bị rối loạn tiêu hóa nói chung và đau cuống bao tử nói riêng.
Uống trà thảo dược
Trà thảo dược không chứa caffeine nên người bệnh có thể chủ động điều hòa tốt hệ thống tiêu hóa và làm giảm cảm giác khó chịu do đầy bụng, ợ hơi. Trong đó trà hoa cúc được các bác sĩ khuyến khích dành cho bệnh nhân bị đau cuống bao tử.
Táo
Trong táo cũng có chứa pectin, kết hợp với vitamin A và vitamin C sẽ mang đến hiệu quả bôi trơn hệ tiêu hoá, kích thích hoạt động của bao tử thuận lợi hơn. Lượng chất xơ dồi dào có trong táo cũng sẽ giảm các quá tải co thắt gây ra các cơn đau dạ dày cho người bệnh.
Canh/Soup
Bị đau cuống bao tử nên ăn gì, các món canh hoặc soup nóng sẽ tạo sự dễ dịu cho người bệnh. Việc ăn đồ lỏng cũng sẽ không gây ra áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu lượng chất béo sẽ hấp thụ vào cơ thể.
Ngũ cốc
Bao gồm gạo lứt, bắp, các loại đậu, yến mạch là những loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ và khoáng chất, vitamin nhóm B rất cần thiết cho hoạt động chuyển hoá và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Trong ngũ cốc cũng chứa thành phần oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ thành bao tử. Người bị đau cuống bao tử có thể thay thế ngũ cốc cho bữa cơm chính hàng ngày.
Ăn sữa chua
Cách chữa đau cuống bao tử bằng việc thêm sữa chua vào bữa ăn mỗi ngày có thể áp dụng thường xuyên và lâu dài. Vì trong sữa chua có thành phần probiotic, đây là những lợi khuẩn cần thiết ho hoạt động trong ruột. Chúng sẽ sản sinh thêm lactase và tiêu diệt vi khuẩn gây hại giúp người bệnh cải thiện được các vấn đề tiêu hóa đang mắc phải.
Đậu bắp
Trong đậu bắp có chứa hàm lượng carotene, vitamin B, vitamin C, E, pectin,… cần thiết cho hoạt động của bao tử. Chất nhầy đặc trưng của đậu bắp là protein kết dính cùng các chất như polysaccharides, pectin vàcó thể điều trị cải thiện các bệnh lý liên quan đến vết viêm loét trong bao tử. Người bị bệnh đau cuống bao tử nên bổ sung đậu bắp thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ gây tổn thương niêm mạc.
Cây thì là
Người bệnh đau cuống bao tử nên thêm thì là vào thực đơn, loại gia vị này có chứa rất nhiều anethole – hoạt chất có lợi cho hoạt động tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Nguồn axit aspartic dồi dào có trong thì là cũng ngăn chặn triệu chứng đầy hơi. Tốt hơn người bệnh nên tập thói quen nhai hạt thì là sau bữa ăn.
Nước dừa
Trong nước dừa bao gồm rất nhiều chất điện phân, Ca, Ka, Mg … cùng các chất khoáng có tác dụng tốt cho hoạt động của bao tử. Đồng thời uống nước dừa cũng giúp người bệnh loại trừ được các vi khuẩn tồn tại trong đường ruột.
Lá bạc hà
Bạc hà được ứng dụng phổ biến để điều trị triệu chứng khó tiêu, cải thiện chứng ợ nóng và đầy hơi do đau cuống bao tử gây ra. Bên cạnh đó bạc hà cũng giúp người bệnh lấy lại vị giác và điều trị cơn buồn nôn bất chợt.
Lưu ý dành cho người bệnh đau cuống bao tử
Bệnh lý này nằm trong số những triệu chứng viêm loét nói chung ở hệ tiêu hoá và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Để các cách chữa đau cuống bao tử được hiệu quả thì người bệnh phải tuân thủ những nguyên tắc đặc trưng trong quá trình điều trị:
- Thay đổi thói quen ăn uống khoa học: Không ăn thức ăn cay nóng, dầu mỡ, không rượi bia và các chất kích thích.
- Sinh hoạt điều độ: Người bệnh đau cuống bao tử phải ăn đủ bữa, tập thói quen ăn chậm nhai kĩ, nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế căng thẳng.
- Rèn luyện thể lực: Vận động đều đặn bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga, chạy bộ, tập gym để tăng cường đề kháng.
- Theo dõi bệnh định kỳ: Tái khám định kỳ th
eo lịch hẹn để nắm được tình trạng bệnh.
Đối với những người bệnh mới có dấu hiệu đau cuống bao tử và chưa tiến triển nghiêm trọng nên thay đổi ngay thói quen ăn uống và sinh hoạt để tránh tiến triển bệnh xấu hơn. Chủ động phòng tránh và kiểm soát bệnh từ sớm sẽ giúp người bệnh không lãng phí nhiều thời gian và tiền bạc cho việc điều trị lâu dài.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)
Tin mới nhất
- Tổng quan về viêm dạ dày Hp k29: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- TOP 12 thuốc thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay
- Trào ngược dạ dày: Cách nhận biết và điều trị nhanh khỏi
- Nguyên nhân Viêm quanh khớp vai là gì Cách trị an toàn ra sao?
- Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị A-Z
- Thị trường rượu Tết – Nhộn nhịp nhưng chớ để tiền mất tật mang
- Đau nhức đầu gối: Những điều cần biết
- Phụ nữ yếu sinh lý uống thuốc gì để đánh thức ham muốn yêu?
- Bệnh viện Đa khoa Medlatec
- Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì? Điều trị thế nào?