Chế độ ăn và các thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày giúp kiểm soát và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Do đó, bên cạnh tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc, người bệnh nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Chọn thực phẩm tốt, phù hợp góp phần tăng cường đề kháng cho cơ thể chóng lại bệnh tật.

Chế độ ăn cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản gây khó chịu, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của nhiều người. Chứng bệnh này hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng bệnh nhân mắc phải, xảy ra ở cả người trưởng thành và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Người bệnh trào ngược dạ dày nên lựa chọn thực phẩm phù hợp bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó yếu tố về chế độ ăn uống được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trào ngược dạ dày. Chính vì thế, khi bị trào ngược dạ dày thường xuyên, người bệnh được khuyến khích nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp song song với việc điều trị bằng thuốc hay mẹo dân gian.

Vậy, chế độ ăn uống của người mắc bệnh trào ngược dạ dày như thế nào? Bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau để góp phần cải thiện bệnh, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung:

  • Người bệnh nên ăn đúng bữa, tránh tình trạng bỏ bữa, nhịn ăn. Điều này có thể làm ảnh hưởng, gây rối loạn hệ tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày lặp lại thường xuyên, thậm chí ngày càng nặng nề.
  • Chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no, đồng thời cũng không nên để cơ thể quá đói. Việc ăn nhiều lần trong ngày với các bữa nhỏ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng ứ đọng thức ăn dẫn đến việc len men, sinh khí gây trào ngược dạ dày thực quản.
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp, tránh ăn những loại có thể khiến axit dạ dày tăng cao. Thay vào đó, người bệnh được khuyến khích bổ sung thực phẩm giúp trung hòa và ổn định axit dạ dày.
  • Uống đủ nước, có thể dùng nước lọc hoặc xen kẻ dùng thêm nước ép trái cây, rau củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, lưu ý tránh uống quá nhiều, bổ sung nước theo thể trạng của mỗi ngươi, uống khi cơ thể cảm thấy khát, uống từ từ không nên uống quá vội vàng.

Trên đây là một số vấn đề về chế độ ăn cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày và cả các bệnh tiêu hóa khác. Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp bạn sớm phục hồi sức khỏe mà còn hỗ trợ bạn duy trì vóc dáng cân đối, tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.

Các thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày

Vậy, thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày gồm những loại nào? Dưới đây là một số thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, bạn đọc có thể tham khảo:

Rau xanh – Thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày

Rau xanh chứa hàm lượng chất xơ dồi dào tốt cho người đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Việc bổ sung lượng chất xơ phù hợp giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh tình trạng khó tiêu, táo bón ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó, nhiều loại vitamin trong rau củ quả sẽ giúp cơ thể bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Khi bị trào ngược dạ dày, bạn có thể bổ sung một số loại rau và củ quả như:

Bổ sung rau xanh, củ quả phù hợp giúp kích thích tiêu hóa, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày
  • Rau cải bẹ xanh: Hạn chế tiết dịch vị tiêu hóa, ổn định hoạt động của dạ dày, cải thiện chứng khó tiêu và giảm kích thích nhu động ruột. Ngoài ra, ăn cải bẹ xanh còn tốt cho người đang gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày.
  • Lá mơ: Chứa các chất cải thiện tình trạng khó tiêu, giảm sưng viêm niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, lá mơ còn tốt cho bệnh nhân mắc bệnh đại tràng, chữa đau dạ dày an toàn hiệu quả.
  • Bắp cải: Hàm lượng chất xơ dồi dào, nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm lành vết loét niêm mạc do trào ngược dạ dày thường xuyên gây ra.
  • Súp lơ xanh: Chứa chất xơ, protein, vitamin, folate,…mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giảm trào ngược dạ dày. Ngoài ra, trong súp lơ xanh còn chứa chất sulforaphane hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày.
  • Rau thì là: Chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, xoa dịu co thắt dạ dày, bảo vệ hệ thống tiêu hóa trước sự tấn công của hại khuẩn, hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày.
  • Rau mồng tơi: Chứa ít calo và chất béo nhưng lại nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, mồng tơi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ tốt
    giúp giảm đau dạ dày, chóng co thắt và tăng cường hoạt động tiêu hóa.
  • Tía tô: Chứa tinh dầu và chất chống oxu hóa, chống dị ứng và chống viêm. Bổ sung rau tía tô vào chế độ ăn uống giúp làm vết loét nhanh lành, liền sẹo và kiểm soát quá trình tiết axit dạ dày.
  • Rau xà lách: Nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất tốt cho cơ thể. Ăn xà lách thường xuyên giúp kích thích nhu động ruột, giảm táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài các loại rau xanh kể trên, người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung các loại củ quả khác có lợi cho hoạt động tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể như cà rốt, khoai lang, khoai tây,…

Trái cây trung hòa axit phù hợp khi bị trào ngược dạ dày

Bổ sung một số loại trái cây giúp trung hòa axit dạ dày, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Không những thế, việc ăn trái cây còn tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng, cải thiện nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Tham khảo các loại trái cây phù hợp khi bị trào ngược dạ dày như:

Chọn những loại quả giúp trung hòa axit dạ dày, tránh ăn trái cây quá chua
  • Thanh long: Kích thích hoạt động tiêu hóa, chứa nhiều nước, chất xơ hòa tan, giảm trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, loại quả này còn giúp hình thành một lớp màng bảo vệ giúp niêm mạc giảm tổn thương do axit dạ dày trào ngược.
  • Chuối chín: Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin cần thiết cho sức khỏe. Trong chuối chín chứa vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, sản sinh tế bào mới và hỗ trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra, ăn chuối còn giúp người bệnh nhuận trạng, ngừa táo bón.
  • Lê: Nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất như canxi, kali, đồng,…tốt cho hệ miễn dịch, giảm tình trạng trào ngược dạ dày, viêm nhiễm niêm mạc.
  • Bơ: Chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, là thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày. Nhờ vào các chất có trong quả bơ giúp bảo vệ và làm dịu lớp niêm mạc bị ảnh hưởng bởi axit dạ dày, cải thiện chứng ợ hơi, ợ chua và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Dưa hấu: Giàu vitamin A, C, D, chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, dưa hấu còn chứa lycopene tác dụng ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh ung thư, giảm viêm loét dạ dày.
  • Táo: Nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, giảm trào ngược dạ dày thực quản.
  • Đu đủ: Hỗ trợ nhuận tràng hiệu quả, chữa táo bón và các vấn đề khác của hệ tiêu hóa. Ăn với lượng vừa đủ giúp người bệnh trào ngược dạ dày cải thiện các triệu chứng đáng kể.

Ngoài những loại trái cây trung hòa axit dạ dày trên đây, người bệnh có thể ăn lựu, mận khô,…trong quá trình điều trị bệnh. Bổ sung cân đối giữa trái cây và những thực phẩm khác giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng và củng cố miễn dịch cho cơ thể.

Gừng giảm triệu chứng khó chịu

Gừng là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày nói riêng và các vấn đề tiêu hóa khác. Theo nghiên cứu, gừng chứa các hoạt chất như methadone, tecpen, zingiberol,…giúp trung hòa axit dạ dày, giảm tình trạng ợ hơi, buồn nôn và trào ngược hiệu quả.

Uống trà gừng hoặc ngậm vài lát gừng giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ, tránh lạm dụng. Việc sử dụng nhiều gừng có thể gây nóng trong có hại cho sức khỏe. Bạn có thể bổ sung gừng thông qua chế biến món ăn, pha trà gừng uống hoặc ngậm vài lát gừng nhai nuốt từ từ khi có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Yến mạch bổ sung dinh dưỡng

Yến mạch cũng là một trong số các thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày. Bởi, yến mạch không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà còn có khả năng “hút” lượng axit dư thừa trong dạ dày. Do đó, các chuyên gia khuyến khích người bệnh ăn yến mạch để giảm triệu chứng khó chịu khi axit trào ngược thường xuyên. Chế biến thành các món dễ ăn như cháo, súp hoặc trộn ăn với sữa hạt hoặc làm bánh.

Thịt trắng – Thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày

Thịt trắng được ưu ái lựa chọn khi bị trào ngược dạ dày hơn những loại thịt đỏ. Bởi, mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tuy nhiên thịt đỏ thường gây cảm giác khó tiêu, ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược mà người bệnh đang gặp phải. Do đó, người bệnh được khuyến khích ăn các loại thịt trắng trong thời gian điều trị bệnh.

Các loại thịt trắng như thịt ức gà, gà tây, thịt cá, hải sản,…chứa ít chất béo giúp giảm các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa cho người bệnh. Bạn có thể chế biến chúng thành các món khác nhau tùy sở thích và khẩu vị. Tuy nhiên khi đang gặp vấn đề tiêu hóa, bạn nên ưu tiên các món chế biến đơn giả
n, hạn chế dầu mỡ và các gia vị cay nóng.

Lòng trắng trứng cung cấp protein

Người bệnh trào ngược dạ dày nên bổ sung lòng trắng trứng nhiều hơn lòng đỏ. Do lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo có thể làm gia tăng các triệu chứng khó chịu. Vì thế, thay vì ăn cả quả trứng, bạn nên ưu tiên ăn lòng trắng và kiêng ăn lòng đỏ trứng để việc điều trị bệnh dạ dày thuận lợi hơn.

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Bổ sưng các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa giúp hạn chế tình trạng tiết axit dạ dày dư thừa. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị khi trào ngược dạ dày, ngăn ngừa viêm loét niêm mạc dạ dày, đường tiêu hóa, thực quản.

Bổ sung nhóm thực phẩm chứa chất béo không bão hòa khi bị bệnh tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày

Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Thay vào đó nên bổ sung các thực phẩm chứa chất béo tốt như bánh mì, ngũ cốc, một số loại hạt, dầu thực vật,…trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Chế biến thành nhiều món đa dạng giúp việc ăn uống trở nên hấp dẫn, ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Một số loại đậu, đỗ – Thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày

Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn đậu, đỗ thường xuyên. Mục đích cung cấp chất xơ, khoáng chất, cùng với các loại vitamin, amino axit cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng cường hoạt động của dạ dày, chống trào ngược. Bên cạnh đó, trong đậu còn chứa nhiều chất xơ, giúp người bệnh phòng ngừa chứng táo bón và ổn định nồng độ axit dạ dày.

Nhờ vào những ưu điểm kể trên, khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh được chuyên gia khuyến khích bổ sung một số loại đậu vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,…Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý một số loại đậu không phù hợp, có thể tăng tình trạng đầy hơi do chứa nhiều carbohydrate như đậu đen, đậu tương, đậu Hà Lan,…

Sữa chua bổ sung men vi sinh đường ruột

Sữa chua là một thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày nói riêng và các vấn đề tiêu hóa khác. Những lợi ích sữa chua mang lại cho hệ tiêu hóa có thể kể đến như:

  • Cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tăng lượng interferon gamma, hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Ngoài ra, các vi khuẩn lên men trong sữa chua sẽ giúp sản sinh enzyme proteaza, tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày hiệu quả hơn.
  • Axit lactic trong sữa bám vào thành niêm mạc, hình thành chất kháng sinh tự nhiên, loại bỏ vi khuẩn Hp gây hại.
  • Cung cấp vitamin D, sắt, omega 3 cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài những lợi ích đối với hệ tiêu hóa kể trên, trường hợp người bệnh trào ngược dạ dày có thể ăn sữa chua để sớm cải thiện tình trạng. Tùy theo sở thích của mỗi người, có thể ăn riêng hoặc kết hợp sữa chua với các loại hoa quả tươi để tăng hương vị và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể.

Chọn sữa phù hợp khi bị trào ngược dạ dày

Ngoài sữa chua lên men, người bị trào ngược dày có thể bổ sung một số loại sữa khác. Tuy nhiên, bạn cần chọn loại sữa phù hợp để tránh làm tình trạng khó tiêu, trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, dưới đây là sữa và cách chọn sữa phù hợp khi bị trào ngược dạ dày, bạn đọc có thể tham khảo:

Ưu tiên sữa hạt ít chất đạm, tiêu hóa dễ dàng khi đang bị trào ngược dạ dày hay các bệnh tiêu hóa khác

Sữa tươi:

  • Chọn sữa tươi đã tách bảo, uống mỗi ngày không quá 400ml sữa và không quá 240ml mỗi lần.
  • Không uống sữa tươi khi bụng đói hoặc khi vừa mới ăn no, tốt nhất nên dùng giữa bữa sáng, trưa, chiều. Đặc biệt không nên dùng sữa vào ban đen, trước khi ngủ.
  • Dùng sữa ấm từ 30 độ C đến 35 độ C.
  • Người bệnh nên uống sữa cùng với ngũ cốc hoặc bánh mì. Không nên dùng chung với những loại thực phẩm khác.

Sữa hạt: Chứa ít đạm hơn so với sữa động vật, dễ tiêu hóa nên được nhiều người lựa chọn. Một số loại sữa hạt bổ dưỡng như sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, bí đỏ, hạt sen, đậu nành, sữa bắp,…Sử dụng lượng và thời gian tương tự như khi dùng sữa tươi.

Mật ong và nghệ tốt cho hệ tiêu hóa

Mật ong và nghệ là hai thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, phù hợp cho bệnh nhân đang gặp vấn đề về dạ dày. Trong nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa curcumin giúp kháng virus, vi khuẩn, chống ung thư. Trong mật ong cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa. Cả hai thực phẩm này đều mang lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp cải thiện sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.

Sử dụng tinh bột nghệ pha mật ong và nước ấm uống mỗi ngày giúp bạn cải thiện tr
iệu chứng trào ngược dạ dày khó chịu. Thức uống này còn giúp làm sạch hệ tiêu hóa, giúp hoạt động của dạ dày trở nên hiệu quả hơn. Tránh tình trạng khó tiêu khiến thức ăn tồn đọng, lên men gây trào ngược khó chịu.

Một số lưu ý chọn thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày

Để đảm bảo quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày diễn ra an toàn, hiệu quả. Người bệnh không chỉ tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ mà còn điều chỉnh chế độ ăn uống lẫn chế độ sinh hoạt. Về chế độ ăn uống, trong quá trình chọn lựa thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Một số lưu ý chọn thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày
  • Chọn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc. Tránh ăn những thực phẩm nhiễm phải hóa chất độc hại, trồng tại nơi ô nhiễm,…
  • Ngâm rửa thực phẩm thận trọng trước khi chế biến món ăn. Có thể sử dụng nước muối pha loãng, nước rửa rau củ chuyên dụng để loại bỏ sâu bọ, dị nguyên bám trên rau củ quả.
  • Ăn thực phẩm tươi, không nên ăn loại bị dập nát, héo úa. Không nên ăn đồ ăn để qua đêm mà không bảo quản trong môi trường phù hợp.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh xa khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích có hại cho sức khỏe, khiến bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ngoài ra, nên chú ý giấc ngủ, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, căng thẳng.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ, thông báo về những vấn đề đang gặp phải để được hỗ trợ xử lý sớm.

Trên đây là chế độ ăn và thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày, bạn đọc có thể tham khảo. Chọn lựa thực phẩm phù hợp với sở thích, tình trạng sức khỏe để sớm cải thiện triệu chứng, củng cố hoạt động tiêu hóa trở về trạng thái bình thường, tránh các bệnh lý nguy hại.

Có thể bạn quan tâm:

  • 10+ Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà nhanh chóng
  • 8 bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày được dùng phổ biến
  • Ợ chua nên ăn gì? Các món ăn giúp giảm ợ chua hiệu quả
  • Trào ngược dạ nên ăn gì, kiêng gì để phòng ngừa hiệu quả?

Xem thêm: Những điều bạn nên biết nếu ăn trước khi ngủ

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!