Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng cữ gì?
Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày cần phải được đặc biệt chú ý. Nếu ăn phải những thực phẩm không phù hợp không chỉ khiến bệnh tình nặng thêm mà còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu vẫn chưa biết mẹ bầu nên ăn gì và kiêng gì thì bạn có thể tham khảo thực đơn dưới đây.
Chuyên gia tư vấn thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì?
Chế độ ăn uống với các mẹ bầu vốn đã rất quan trọng. Với những chị em bị mắc bệnh đau dạ dày thì lại cần phải muôn phần lưu ý hơn. Xây dựng thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày một cách khoa học, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp giảm bớt các cơn đau và triệu chứng bệnh. Không chỉ vậy còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì sẽ được giải đáp qua 6 gợi ý sau:
Ăn nhiều rau xanh
Không chỉ riêng phụ nữ mang thai mà tất cả những người đau dạ dày đều cần phải ăn nhiều rau xanh. Loại thực phẩm này mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và cải thiện bệnh đau dạ dày.
- Ăn nhiều rau xanh sẽ cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Chúng giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Hoạt động co bóp của dạ dày cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
- Ăn rau xanh có thể ngăn ngừa các triệu chứng do đau dạ dày gây ra như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu, táo bón…
- Rau xanh nhiều chất dinh dưỡng mà lại ít calo nên có thể kiểm soát cân nặng của mẹ bầu. Đây là điều rất quan trọng để hạn chế sức ép lên các cơ quan, xương khớp…
Theo các chuyên gia, thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên có bắp cải, xà lách, rau chân vịt, xà lách xoong, bông cải xanh… Trong khi đó một vài loại rau khác nên hạn chế như: ngải cứu, rau răm, rau sam, súp lơ, rau ngót…
Trái cây
Ngoải rau xanh, thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày cũng nên bổ sung thêm trái cây. Đây là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất rất tốt cho quá trình điều trị đau dạ dày. Tùy từng loại trái cây mà hiệu quả mang đến cũng sẽ rất khác nhau. Một vài trái cây rất tốt cho mẹ bầu bị đau dạ dày như:
- Cà rốt.
- Đu đủ chín.
- Lựu đỏ.
- Bơ.
- Việt quất.
Ngược lại, các chị em nên hạn chế ăn trái cây có vị chua như cam, kiwi, dứa, nhãn, đu đủ xanh…
Sữa chua
Bầu bị đau dạ dày nên ăn gì để tiêu hóa dễ hơn? Câu trả lời không thể bỏ qua sữa chua. Đau dạ dày ăn sữa chua đúng cách không chỉ giúp chữa bệnh mà còn tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Men vi sinh Bifidobactoria và Lactobacillus được tìm thấy trong sữa chua sẽ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chữa khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng.
- Probiotic có trong sữa chua đặc biệt hiệu quả trong việc kháng viêm. Nhờ vậy mà có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi của dạ dày bị viêm loét. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tăng sức đề kháng, làm cơ thể mẹ bầu miễn dịch tốt hơn.
- Axit lactic dồi dào trong sữa chua sẽ giúp kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP. Nhờ vậy mà cũng góp phần hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Cá hồi
Nếu được hãy bổ sung cá hồi vào thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày. Ăn cá hồi mang đến nhiều tác dụng với hệ tiêu hóa và các cơ quan khác.
- Các món chế biến từ cá hồi rất giàu protein và chất dinh dưỡng. Nhờ vậy mà có thể cung cấp năng lượng, tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.
- Đặc biệt phải kể đến làm lượng Omega-3 dồi dào trong cá hồi sẽ giúp lợi khuẩn trong ruột phát triển. Ngoài ra còn có vô số các công dụng khác như ngăn ngừa bệnh tim mạch, làm đẹp da, cải thiện giấc ngủ, tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi…
- Người ta cũng tìm thấy trong cá hồi có lượng DHA lớn. Hợp chất này sẽ giúp ổn định tinh thần, giảm căng thẳng, stress trong quá trình mang thai.
Trứng
Trứng là thực phẩm quen thuộc với mọi nhà và cũng rất tốt với bà bầu bị đau dạ dày.
- Đầu tiên là nguồn protein có trong trứng sẽ rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, tăng cường sức khỏe cho mẹ.
- Chỉ với một quả trứng gà sẽ cung cấp đến hơn 70 calories cho cơ thể. Đây là nguồn năng lượng dồi dào, rất cần thiết cho quá trình mang thai.
- Giống như cá hồi, trong trứng cũng có Omega-3 cộng thêm kẽm, choline… Những hợp chất này có thể hỗ trợ chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày và nhiều bệnh khác.
Ngũ cốc
Ngũ cốc có thể dùng như một bữa phụ bổ sung thêm năng lượng cho mẹ bầu.
- Các chất xơ có trong ngũ cốc sẽ giúp chữa bệnh táo bón, giúp tiêu hóa trong quá trình mang thai thuận lợi hơn.
- Ngũ cốc tùy loại mà sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên có thể kể đến một vài vitamin phổ biến như vitamin nhóm, Folic, Axit Para Aminobenzoic… Những chất này sẽ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ bầu. Ngoài ra còn tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
- Enzyme Amylase có trong ngũ cốc đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi. Chúng sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra còn nhiều thực phẩm khác cũng được khuyên dùng. Bạn có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến việc mẹ bầu đau dạ dày nên ăn gì để hiểu rõ hơn.
Uống đủ nước
Bên cạnh các món ăn hàng ngày thì việc uống đủ nước cũng vô cùng quan trọng với phụ nữ đang trong thai kỳ, đặc biệt là những bà bầu cần đau dạ dày. Lượng nước mà mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày là khoảng 2,5 – 3 lít tuỳ vào cơ địa mỗi người. Khi cơ thể được bổ sung lượng nước cần thiết sễ giúp điều hoà thân nhiệt tăng cao hơn cũng như hạn chế được tình trạng táo bón trong suốt thai kỳ.
Mặt khác, uống nước đầy đủ còn giúp cơ thể bà bầu kiểm soát được nồng độ acid từ dịch vi, làm giảm nhanh triệu chứng của các cơn đau, nóng rát, khó chịu do tăng tiết dịch acid gây ra. Quan trọng hơn là việc cung cấp đủ nước cần thiết cũng giúp hạn chế nguy cơ thiếu ối, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên uống nước ấm, thai vì nước lạnh bởi nó sẽ không tốt cho cổ họng và dạ dày. Ngoài nước lọc thì các mẹ có thể bổ sung thêm và thay đổi hàng ngày bằng các loại nước ép rau củ quả hoặc nước canh.
Giải đáp thắc mắc bà bầu đau dạ dày nên kiêng ăn gì?
Ngoài câu hỏi mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn gì thì các món nên kiêng cũng cần phải biết. Theo đó để quá trình chữa đau dạ dày được hiệu quả cũng như giúp thai nhi phát triển ổn định bạn nên lưu ý:
Đồ sống, đồ tái
Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không nên có các món đồ sống, tái. Hình thức chế biến này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh tình cũng như sức khỏe của mẹ và bé:
- Thực phẩm tái, sống có chứa khá nhiều vi khuẩn, vi trùng gây hại cho cơ thể. Mẹ bầu sức đề kháng yếu khi ăn rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đau dạ dày…
- Thịt bò, thịt lợn, thị gia cầm… nếu không chế biến chín kỹ khi ăn rất dễ mang theo vi khuẩn salmonella, E. coli và listeria… vào cơ thể.
- Nhiều trường hợp ăn đồ sống còn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga là thức uống được nhiều người yêu thích và rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên với người bị đau dạ dày nói chung và mẹ bầu nói riêng đều cần hạn chế uống nước ngọt có ga.
- Khí CO2 và axit có trong dạ dày là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm loét, đau dạ dày thêm nặng hơn.
- Uống nước ngọt có ga dẫn đến các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng… xuất hiện nhiều hơn.
- Không chỉ vậy thức uống này còn có thể gây bệnh tim mạch, béo phì, tổn hại răng xương…
Rượu bia
Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không nên có rượu bia.
- Giống như nước ngọt, rượu bia có chứa khí CO2 sẽ làm cho triệu chứng đau dạ dày nặng hơn.
- Nghiêm trọng hơn đó là đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Uống nhiều rượu bia sẽ tăng nguy cơ trẻ bị dị tật, kém thông minh.
- Còn nhiều tác hại khác khi mẹ bầu đau dạ dày uống rượu bia như: Dễ bị sảy thai, mất sữa, sức khỏe suy yếu…
Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
Mẹ bầu tốt nhất hãy hạn chế ăn thức ăn được chế biến theo kiểu chiên xào nhiều dầu mỡ. Các nghiên cứu đã cho thấy những món này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như:
- Làm bệnh đau dạ dày nghiêm trọng hơn, gây khó tiêu, tổn thương ruột, gây viêm dạ dày tá tràng.
- Các triệu chứng như chướng bụng, buồn nôn… cũng xuất hiện nhiều hơn khi bạn ăn nhiều đồ chiên xào.
- Ngoài ra, chúng còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, huyết áp…
Thực phẩm chua
Dẫu biết rằng trong giai đoạn mang thai rất nhiều mẹ bầu thèm ăn các món chua. Tuy nhiên cần phải biết tiết chế đặc biệt với các mẹ bầu bị đau dạ dày.
- Trái cây chua, dưa cải muối chua, kim chi… sẽ làm kích thích tiết dịch axit dạ dày nhiều hơn. Điều này sẽ đẩy nhanh sự viêm loét niêm mạc, làm bệnh đau dạ dày thêm nặng.
- Trong quá trình mang thai, mẹ bầu ăn nhiều đồ chua sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhân dinh dưỡng của thai nhi.
- Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu, suy thận, loãng xương… cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn.
Thực phẩm gây dị ứng
Thực tế rất khó để mẹ bầu có thể chắc chắn được rằng mình bị dị ứng với loại thực phẩm nào nếu chưa ăn trước đó, hoặc sau khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi rất dễ gây kích ứng, khó chịu khi ăn một số món. Tuy nhiên, khi đã có tiền sử dị ứng thì chúng ta nên tránh tuyệt đối trong thời gian nhạy cảm này.
Tuỳ vào thể trạng và cơ địa từng người mà bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau khi ăn phải thực phẩm gây dị ứng. Ở mức độ nhẹ thì cos thể gây nổi ban đỏ, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đi ngoài, tiêu chảy… Trường hợp nặng hơn có thể gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí là sốc phản vệ. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho mình và bé, mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm không phù hợp, có nguy cơ gây dị ứng cao.
Thực đơn cho bà bầu đau dạ dày nên tránh các thực phẩm trên như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu đau dạ dày
Xây dựng thực đơn cho bà bầu đau dạ dày ngoài món nên ăn và không nên ăn thì còn khá nhiều điều cần lưu ý.
- Thực đơn nên được thay đổi thường xuyên, đa dạng các món ăn như vậy sẽ tốt hơn cho mẹ bầu. Bên cạnh đó cũng đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất, không thừa hay thiếu.
- Nên lựa chọn các nguyên liệu tươi sống để chế biến, hạn chế thực phẩm đóng hộp, thức ăn công nghiệp hay đồ ăn nhanh, bởi chúng không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe mà còn có thể khiến thừa cân, béo phì.
- Tham khảo hoặc xin sự tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn theo tuần phát triển của thai nhi. Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, em bé sẽ có những nhóm dưỡng chất riêng cần được ưu tiên. Nếu mẹ nắm rõ yếu tố này và tăng cường đúng thực phẩm, đúng thời điểm sẽ giúp con có điều kiện phát triển tốt nhất.
- Nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế các triệu chứng khó chịu, bởi những cơn ốm nghén có thể khiến mẹ bầu ăn uống khó khăn hơn.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ để giúp giảm gánh nặng lên dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra khi thức ăn được nghiền nát sẽ giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều.
- Mẹ bầu bị đau dạ dày cần hạn chế vận động ngay sau khi ăn. Vận động là thói quen tốt khi mang thai, tuy nhiên chúng ta nên đợi ít nhất 30 phút sau ăn mới nên
vận động hoặc đi lại nhẹ nhàng để tránh các cơn đau dạ dày. - Nên ưu tiên chế biến thức ăn ở dạng mềm, lỏng để dễ tiêu hoá hơn. Dạ dày lúc này không thích hợp cho các món khô, cứng, phức tạp, do dó nên chọn cách đến biến đơn giản, ít dùng gia vị như các món hầm, canh, súp, cháo, hấp, luộc….
- Để cải thiện bệnh đau bao tử ở mẹ bầu việc ăn uống đúng giờ là rất cần thiết. Đặc biệt tuyệt đối không được tùy tiện bỏ bữa ảnh hưởng đến mẹ và bé.
- Tinh thần thoải mái là một trong những yếu tố quan trọng giảm những cơn đau dạ dày. Vì vậy hãy ngủ sớm, tránh căng thẳng để hỗ trợ chữa bệnh tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng với người đau dạ dày nói chung và bệnh nhân đang mang thai nói riêng là rất quan trọng. Hy vọng với những thông tin trên bệnh nhân sẽ hiểu hơn về cách xây dựng thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày. Bên cạnh đó cũng nên đến bệnh viện thăm khám thường xuyên để được điều trị tốt nhất.
ĐỪNG BỎ QUA: [NÓNG] Tìm ra giải pháp điều trị đau dạ dày ở phụ nữ sau sinh DỨT ĐIỂM – An toàn cho mẹ và bé
Xem thêm: Khuyến cáo kháng đông quanh phẫu thuật và thủ thuật mới nhất
Tin mới nhất
- Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất [2019] Hướng Dẫn A-Z
- Danh sách 7 loại thực phẩm chức năng đẹp da hiệu quả nhất
- 7 giá trị dinh dưỡng từ quả thanh long không phải ai cũng biết
- Hội chứng thực bào máu
- Bệnh tiểu đường và các biến chứng khi bị tiểu đường
- Ung thư buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì giảm bệnh?
- Top 13 loại thuốc trị đau khớp gối của Nhật được đánh giá cao
- Thuốc lá không khói: Tưởng không hại nhưng… hại không tưởng!
- Trĩ nội cấp độ 1: Dấu hiệu và cách trị ngay tại nhà
- Review bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang chữa nổi mẩn đỏ tại Quân dân 102
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Phát Ban Đỏ Không Sốt Nguyên Nhân Do Đâu? Điều Trị Như Thế Nào?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Tác dụng phụ không ngờ của detox mọi người nên tránh
- TIN TỨC UNG THƯ Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn – nên hay không?
- TIN TỨC UNG THƯ Chữa Bệnh Tiểu Đường Bằng Đậu Bắp( quả đậu bắp, trái đậu bắp)