Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?
Vảy nến là bệnh lý da liễu tự miễn mãn tính thường gây ra các triệu chứng da khô ráp, bong tróc, nứt nẻ, đi kèm tình trạng ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu. Liệu bệnh vảy nến có tự khỏi không hay cần phải can thiệp điều trị y tế? Làm thế nào để có thể kiểm soát và khắc phục bệnh tốt nhất? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa sẽ được đề cập cùng nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Bác sĩ giải đáp
Vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính rất phổ biến hiện nay. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng từ 2 – 3 % dân số thế giới đang sống chung với bệnh lý này.
Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được các nhà nghiên cứu xác định rõ ràng. Tuy nhiên, giả thuyết cho rằng, triệu chứng của bệnh bùng phát là do rối loạn hoạt động hệ thống miễn dịch khiến cho tế bào da tăng sinh một cách bất thường.
Những triệu chứng trên da như hình thành mảng vảy, bong tróc, dày sừng có thể kích hoạt cùng triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại tác động xấu đến tâm lý do gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới ngoại hình.
Nhiều người bệnh thắc mắc không biết vảy nến chỉ là bệnh ngoài da thì có thể tự khỏi hay không. Lý giải về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho hay:
“Vảy nến là bệnh lý da liễu mãn tính nhưng lại có xu hướng tái phát theo chu kỳ. Chính điều này đã khiến cho không ít người lầm tưởng rằng bệnh vảy nến có thể tự khỏi.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đây là bệnh lý bùng phát do sự rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch. Chính vì thế mà không thể tự khỏi, không những thế, việc điều trị còn gặp rất nhiều khó khăn.
Các triệu chứng của bệnh vảy nến thường bùng phát một cách tự nhiên và dai dẳng trong nhiều năm. Đôi khi còn có thể trở nên nghiêm trọng ngay cả khi người bệnh thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Trường hợp nghiêm túc điều trị, chăm sóc và dự phòng thì có thể kiểm soát tốt triệu chứng và chung sống hòa bình với bệnh, giảm nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị thì các biến chứng của bệnh sẽ dễ dàng phát sinh. Điển hình như viêm khớp vảy nến, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn cảm xúc, tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn khác.”
Các biện pháp giúp bệnh vảy nến nhanh hết
Vảy nến mặc dù là bệnh da liễu mãn tính không thể tự khỏi cũng không thể điều trị triệt để nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu nghiêm túc điều trị và chăm sóc. Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị:
1. Nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ
Đây được cho là vấn đề quan trọng, quyết định phần nhiều đến kết quả điều trị bệnh vảy nến. Khi nhận thấy sự kích hoạt các triệu chứng của bệnh, hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục.
Tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng cũng như thể trạng người bệnh cùng nhiều vấn đề liên quan khác mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị y tế có thể đáp ứng với bệnh vảy nến:
- Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để hỗ trợ làm dịu da, chống viêm, giảm đau, ổn định các tế bào bị sừng hóa. Đồng thời giữ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng da khô ráp và bong tróc nhiều. Thuốc tại chỗ được dùng có thể là thuốc mỡ Salicyle, thuốc mỡ có vitamin A, thuốc mỡ Corticoid và các loại kem bôi da khác.
- Khi tổn thương da kích hoạt trên diện rộng, bác sĩ cũng có thể chỉ định các thuốc toàn thân để kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh. Soritane, Cyclosporin, Methotrexate, Tigasone… là những thuốc được chỉ định phổ biến nhất. Bên cạnh đó thuốc Corticoid cũng có thể cân nhắc cho bệnh nhân mắc vảy nến toàn thân ở mức độ nặng.
- Ngoài ra, phương pháp quang trị li
ệu, dùng tia UV để hỗ trợ khắc phục các triệu chứng do bệnh vảy nến gây ra cũng có thể được dùng trong một số trường hợp cụ thể.
Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định để sớm đẩy lùi bệnh. Trường hợp phác đồ không đáp ứng tốt hay kích hoạt vấn đề bất thường, cần chủ động báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh.
2. Vệ sinh da sạch sẽ
Vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách là vấn đề cần được lưu ý nếu muốn đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh vảy nến. Bước vệ sinh da sẽ giúp làm sạch các tế bào da tăng sinh, dày sừng. Đồng thời khiến cho làn da được thông thoáng, dễ hấp thu được hoạt chất từ thuốc điều trị cũng như sản phẩm chăm sóc da.
Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn các sản phẩm lành tính, không chứa các chất tẩy rửa mạnh. Khi vệ sinh, cần massage nhẹ nhàng và dùng khăn mềm để lau khô da. Trường hợp bị vảy nến da đầu có thể dùng các loại dầu gội có chứa thành phần acid salicylic.
3. Tránh cào gãi, chà xát lên da
Bệnh vảy nến không chỉ khiến da khô ráp, bong tróc, dày sừng mà còn phát sinh các triệu chứng ngứa ngáy dữ dội và đau rát rất khó chịu. Điều này đã khiến cho người bệnh luôn muốn cào gãi hay chà xát lên bề mặt da để giải tỏa cơn ngứa.
Tuy nhiên, càng cào gãi và chà xát nhiều thì tổn thương da sẽ càng nghiêm trọng. Da dễ bị trợt loét, chảy máu và sưng viêm, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì thế, để bệnh vảy nến nhanh hết, bạn tuyệt đối không được cào gãi hay chà xát lên da.
4. Kiểm soát tốt căng thẳng, stress
Căng thẳng thần kinh, mệt mỏi và stress kéo dài cũng được cho là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống miễn dịch. Từ đó khiến cho các triệu chứng của bệnh vảy nến bùng phát mạnh mẽ hơn.
Chính vì thế, khi bị vảy nến bạn cần chú ý kiểm soát tốt căng thẳng thần kinh, tránh việc suy nghĩ tiêu cực. Stress kéo dài dễ khiến cho tổn thương da kích hoạt trên diện rộng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
5. Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da
Dưỡng ẩm cho da là bước chăm sóc không thể bỏ qua sau khi làm sạch da. Được cung cấp độ ẩm cần thiết, làn da sẽ trở nên bóng khỏe và mịn màng. Đồng thời còn hạn chế được tình trạng da khô và bong tróc do bệnh vảy nến gây ra.
Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da với tần suất đều đặn 2 lần/ngày còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da và tăng cường miễn dịch cho da. Từ đó giúp hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên cần chú ý chọn các loại kem dưỡng lành tính để tránh gây kích ứng, bảo đảm an toàn cho làn da.
6. Bổ sung các thực phẩm có lợi
Trong thời gian điều trị bệnh vảy nến, bạn nên chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung các thực phẩm có lợi sẽ giúp điều hòa hoạt động của hệ thống miễn dịch, nâng cao thể trạng cũng như thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương da.
Cần bổ sung một số thực phẩm lành mạnh sau đây:
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất chính là những thành phần lành mạnh với khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch và cải thiện tốc độ hồi phục làn da. Khi bị bệnh vảy nến, nên ăn các loại thực phẩm như dâu tây, bơ, quả mọng, bắp cải, rau lá xanh… nhằm hỗ trợ quá trình điều trị.
- Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là thành phần có đặc tính sát trùng tự nhiên và điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn. Dùng thực phẩm giàu kém sẽ hỗ trợ giảm tăng sinh tế bào da bất thường, ngừa nguy cơ viêm nhiễm và giúp da chóng lành.
- Thực phẩm giàu Omega: Omega là nhóm acid béo không bão hòa đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe cũng như làn da. Bổ sung các thực phẩm giàu omega như bơ, hạnh nhân, cá hồi… sẽ giúp tăng sinh collagen, phục hồi sức khỏe của da và ngừa hình thành thâm sẹo.
7. Sinh hoạt điều độ
Đây cũng chính là một trong những giải pháp giúp đẩy nhanh quá trình chữa trị bệnh vảy nến. Đồng thời, sinh hoạt điều độ không chỉ tốt cho sức khỏe làn da mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
- Biết cân bằng một cách hợp lý giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Tránh làm việc quá sức khiến cho thần kinh căng thẳng.
- Tránh thức khuya sau 23 giờ, chú ý ngủ đúng giờ, đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để điều tiết hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó giúp hạn chế quá trình tăng sinh tế bào da một cách bất thường.
- Có thể áp dụng các giải pháp như ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, tập yoga, tắm nước ấm với tinh dầu… để hỗ trợ kiểm soát tốt căng thẳng.
8. Chú ý bảo vệ da
Bên cạnh các giải pháp nêu trên thì người bị bệnh vảy nến cần chú ý thêm đến việc bảo vệ da. Biện pháp này không chỉ hỗ trợ giúp bệnh nhanh hết mà còn tăng cường sức khỏe cho làn da, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
- Nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF lớn hơn 30.
- Nếu di chuyển dưới trời nắng cần chú ý thoa
kem chống nắng, mặc áo khoác, che dù và đeo khẩu trang cẩn thận. - Giữ cho vùng da tổn thương được khô thoáng và mát mẻ. Nên hạn chế các hoạt động khiến da đổ nhiều mồ hôi hay bị chà xát mạnh.
- Có thể cân nhắc việc sử dụng viên uống chống nắng để hỗ trợ bảo vệ làn da một cách toàn diện.
Như vậy, với nội dung bài viết, vấn đề bệnh vảy nến có tự khỏi được không đã được lý giải cụ thể. Đồng thời hướng dẫn người bệnh các giải pháp giúp thúc đẩy quá trình kiểm soát triệu chứng cũng như đẩy lùi bệnh. Nếu có thêm thắc mắc, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được giải đáp cụ thể hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng
- Bệnh vảy nến có ngứa không, làm sao hết?
Xem thêm: Đau răng
Tin mới nhất
- Viêm xung huyết hang vị dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Chữa tổ đỉa bằng tỏi – 5 Cách làm hiệu quả và đơn giản nhất
- Nấm dương vật và những điều nam giới cần biết
- Bị ra máu khi mang thai tháng đầu có thực sự nguy hiểm
- Xét nghiệm di truyền
- Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai mẹ bầu nên cẩn trọng
- Ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi)
- Thực đơn dành cho người bệnh đa u tủy xương
- Sự thật về thuốc tăng cơ bạn nên biết
- Tinh trùng yếu nên uống thuốc gì để cải thiện chất lượng?