Ung thư đại trực tràng

Tìm hiểu chung

Ung thư đại trực tràng là gì?

Ung thư đại trực tràng xảy ra khi tế bào ung thư xuất hiện ở đại tràng hoặc trực tràng, hai cơ quan nằm ở phần dưới cùng của hệ tiêu hóa. Ung thư có nguồn gốc từ đại tràng hoặc trực tràng gọi là ung thư nguyên phát, trong khi ung thư lây lan từ các bộ phận khác được gọi là ung thư di căn.

Ung thư đại trực tràng là gì?

Ung thư đại trực tràng xảy ra khi tế bào ung thư xuất hiện ở đại tràng hoặc trực tràng, hai cơ quan nằm ở phần dưới cùng của hệ tiêu hóa. Ung thư có nguồn gốc từ đại tràng hoặc trực tràng gọi là ung thư nguyên phát, trong khi ung thư lây lan từ các bộ phận khác được gọi là ung thư di căn.

Ung thư đại trực tràng được chia thành các giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Lúc này, các tế bào bất thường chỉ nằm trong lớp niêm mạc của đại trực tràng.
  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm nhập vào lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc, có thể đã phát triển vào lớp cơ.
  • Giai đoạn 2: Ung thư lan đến thành đại trực tràng hoặc xuyên qua thành để đến các mô lân cận.
  • Giai đoạn 3: Ung thư lan đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến các cơ quan xa như gan, phổi…

Ung thư đại trực tràng được chia thành các giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Lúc này, các tế bào bất thường chỉ nằm trong lớp niêm mạc của đại trực tràng.
  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm nhập vào lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc, có thể đã phát triển vào lớp cơ.
  • Giai đoạn 2: Ung thư lan đến thành đại trực tràng hoặc xuyên qua thành để đến các mô lân cận.
  • Giai đoạn 3: Ung thư lan đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến các cơ quan xa như gan, phổi…

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng là gì?

Ung thư đại trực tràng thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bạn có thể gặp các tình trạng:

  • Thay đổi thói quen đi tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón
  • Cảm giác đi tiêu không hết phân
  • Máu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm trong phân
  • Phân có hình dạng bất thường, nhỏ và dẹt hơn
  • Đau bụng, đầy bụng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng là gì?

Ung thư đại trực tràng thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bạn có thể gặp các tình trạng:

  • Thay đổi thói quen đi tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón
  • Cảm giác đi tiêu không hết phân
  • Máu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm trong phân
  • Phân có hình dạng bất thường, nhỏ và dẹt hơn
  • Đau bụng, đầy bụng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Khi tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác, bạn có thể bị:

  • Vàng da hoặc mắt
  • Sưng bàn tay, bàn chân
  • Khó thở
  • Đau đầu
  • Gãy xương

Khi tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác, bạn có thể bị:

  • Vàng da hoặc mắt
  • Sưng bàn tay, bàn chân
  • Khó thở
  • Đau đầu
  • Gãy xương

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại trực tràng là gì?

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, ung thư thường xảy ra do những thay đổi trong ADN tế bào. Những thay đổi này khiến tế bào ở đại tràng và trực tràng tăng trưởng với tốc độ bất thường, gây hình thành khối u.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại trực tràng là gì?

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, ung thư thường xảy ra do những thay đổi trong ADN tế bào. Những thay đổi này khiến tế bào ở đại tràng và trực tràng tăng trưởng với tốc độ bất thường, gây hình thành khối u.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy mắc bệnh ung thư đại trực tràng?

Bác sĩ khuyến cáo những người trên 50 tuổi nên đi tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Bạn đã bị ung thư đại trực tràng hoặc từng có polyp
  • Có người thân trong gia đình bị ung thư đại trực tràng, polyp hoặc hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền
  • Bạn bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn
  • Thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc

Những ai có nguy mắc bệnh ung thư đại trực tràng?

Bác sĩ khuyến cáo những người trên 50 tuổi nên đi tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Bạn đã bị ung thư đại trực tràng hoặc từng có polyp
  • Có người thân trong gia đình bị ung thư đại trực tràng, polyp hoặc hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền
  • Bạn bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn
  • Thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc

Tiên lượng

Tiên lượng bệnh theo từng giai đoạn

Thông thường, tiên lượng ung thư đại trực tràng sẽ được tính dựa trên tỷ lệ sống sau 5 năm. Tùy từng giai đoạn mà tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân sẽ khác nhau:

  • Giai đoạn 1 và 2: 89,9%
  • Giai đoạn 3: 71.3%
  • Giai đoạn 4: 14,2%

Tiên lượng bệnh theo từng giai đoạn

Thông thường, tiên lượng ung thư đại trực tràng sẽ được tính dựa trên tỷ lệ sống sau 5 năm. Tùy từng giai đoạn mà tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân sẽ khác nhau:

  • Giai đoạn 1 và 2: 89,9%
  • Giai đoạn 3: 71.3%
  • Giai đoạn 4: 14,2%

Chẩn đoán

Những kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh ung thư đại trực tràng

Những kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh ung thư đại trực tràng

Một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán ung thư đại trực tràng như:

  • Khám trực tràng bằng tay: Bác sĩ sẽ đưa một ngón tay đã đeo găng vào trong trực tràng để tìm polyp hoặc khối u.
  • Xét nghiệm máu: Để xét nghiệm các chất chỉ thị ung thư, ví dụ như CEA.
  • Tìm máu ẩn trong phân: Bác sĩ tiến hành xét nghiệm này để kiểm tra xem có máu lẫn trong phân của bạn không.
  • Xét nghiệm ADN trong phân: Nếu xét nghiệm tìm máu ẩn dương tính, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm này để tìm tế bào ung thư trong phân của bạn.
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sử dụng một ống mỏng, dẻo và đưa nó vào cơ thể bạn để xem xét toàn bộ vùng đại trực tràng. Nếu nhận thấy bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu để tiến hành sinh thiết.
  • X-quang có cản quang: Các bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang để làm cho đại trực tràng hiện rõ hơn trên phim X-quang và xem xét phim chụp để tìm các dấu hiệu bất thường.
  • Các xét nghiệm hình ảnh khác: Siêu âm bụng, CT scan hoặc MRI ổ bụng cũng có thể được dùng để chẩn đoán ung thư đại trực tràng.

Một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán ung thư đại trực tràng như:

  • Khám trực tràng bằng tay: Bác sĩ sẽ đưa một ngón tay đã đeo găng vào trong trực tràng để tìm polyp hoặc khối u.
  • Xét nghiệm máu: Để xét nghiệm các chất chỉ thị ung thư, ví dụ như CEA.
  • Tìm máu ẩn trong phân: Bác sĩ tiến hành xét nghiệm này để kiểm tra xem có máu lẫn trong phân của bạn không.
  • Xét nghiệm ADN trong phân: Nếu xét nghiệm tìm máu ẩn dương tính, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm này để tìm tế bào ung thư trong phân của bạn.
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sử dụng một ống mỏng, dẻo và đưa nó vào cơ thể bạn để xem xét toàn bộ vùng đại trực tràng. Nếu nhận thấy bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu để tiến hành sinh thiết.
  • X-quang có cản quang: Các bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang để làm cho đại trực tràng hiện rõ hơn trên phim X-quang và xem xét phim chụp để tìm các dấu hiệu bất thường.
  • Các xét nghiệm hình ảnh khác: Siêu âm bụng, CT scan hoặc MRI ổ bụng cũng có thể được dùng để chẩn đoán ung thư đại trực tràng.

Điều trị và kiểm soát

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ung thư đại trực tràng?

Hiện nay, điều trị ung thư đại trực tràng bao gồm nhiều phương pháp. Theo đó, việc hiểu rõ những phương pháp này sẽ giúp bạn trao đổi tốt hơn với bác sĩ để tìm ra phác đồ phù hợp nhất với mình. Cùng theo dõi video chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa đến từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM để hiểu hơn về những phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng, giai đoạn áp dụng cũng như tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải trong quá trình điều trị nhé.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị chính cho ung thư đại trực tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này để loại bỏ các khối u. Tùy vào giai đoạn bệnh và vị trí khối u mà bác sĩ có thể phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ đại trực tràng, kèm theo loại bỏ các hạch bạch huyết.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể hóa trị trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Hóa trị cũng được dùng khi ung thư tái phát.

Xạ trị

Phương pháp này dùng tia xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Bạn có thể xạ trị trước khi phẫu thuật để giảm kích thước khối u. Đôi khi, xạ trị cũng được dùng sau phẫu thuật.

Bạn nên làm gì để kiểm soát bệnh ung thư đại trực tràng?

Trong quá trình điều trị, bạn nên thực hiện thêm các phương pháp sau để giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để xem khối u có tiến triển, tái phát hoặc di căn đến các khu vực khác hay không.

Ăn uống lành mạnh: Quá trình điều trị ung thư sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn và khiến bạn sụt cân. Bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách chia nhỏ phần ăn cách nhau mỗi 2-3 giờ.

Tập thể dục và nghỉ ngơi: Nếu ít vận động trong quá trình điều trị, bạn sẽ mất dần sức khỏe, sự dẻo dai và bền bỉ. Vì vậy, bạn nên thực hiện những hoạt động vừa phải, phù hợp với thể trạng của mình. Bất cứ khi nào cảm thấy mệt, bạn nên nghỉ ngơi. Tuyệt đối không cố gắng luyện tập hay làm việc quá sức.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ung thư đại trực tràng?

Hiện nay, điều trị ung thư đại trực tràng bao gồm nhiều phương pháp. Theo đó, việc hiểu rõ những phương pháp này sẽ giúp bạn trao đổi tốt hơn với bác sĩ để tìm ra phác đồ phù hợp nhất với mình. Cùng theo dõi video chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa đến từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM để hiểu hơn về những phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng, giai đoạn áp dụng cũng như tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải trong quá trình điều trị nhé.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị chính cho ung thư đại trực tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này để loại bỏ các khối u. Tùy vào giai đoạn bệnh và vị trí khối u mà bác sĩ có thể phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ đại trực tràng, kèm theo loại bỏ các hạch bạch huyết.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể hóa trị trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Hóa trị cũng được dùng khi ung thư tái phát.

Xạ trị

Phương pháp này dùng tia xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Bạn có thể xạ trị trước khi phẫu thuật để giảm kích thước khối u. Đôi khi, xạ trị cũng được dùng sau phẫu thuật.

Bạn nên làm gì để kiểm soát bệnh ung thư đại trực tràng?

Trong quá trình điều trị, bạn nên thực hiện thêm các phương pháp sau để giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để xem khối u có tiến triển, tái phát hoặc di căn đến các khu vực khác hay không.

Ăn uống lành mạnh: Quá trình điều trị ung thư sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn và khiến bạn sụt cân. Bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách chia nhỏ phần ăn cách nhau mỗi 2-3 giờ.

Tập thể dục và nghỉ ngơi: Nếu ít vận động trong quá trình điều trị, bạn sẽ mất dần sức khỏe, sự dẻo dai và bền bỉ. Vì vậy, bạn nên thực hiện những hoạt động vừa phải, phù hợp với thể trạng của mình. Bất cứ khi nào cảm thấy mệt, bạn nên nghỉ ngơi. Tuyệt đối không cố gắng luyện tập hay làm việc quá sức.

Xem thêm: TOP 5 thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật được đánh giá cao nhất

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!