Viêm lộ tuyến độ 3 nguy hiểm như thế nào? Có chữa khỏi không?
Viêm lộ tuyến độ 3 là giai đoạn nặng nhất của bệnh lý viêm nhiễm lộ tuyến, đe dọa trực tiếp tới khả năng sinh nở của chị em. Khi không có biện pháp điều trị phù hợp, người bệnh thậm chí còn gặp phải biến chứng ung thư cổ tử cung. Chỉ khi tìm đúng cách chữa, chị em mới có thể bảo vệ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể của mình.
Viêm lộ tuyến độ 3 là gì? Nguyên nhân triệu chứng
Tên tiếng anh của viêm lộ tuyến là Cervical ectropion – một dạng tổn thương tại cơ quan sinh dục. Bệnh xảy ra phổ biến ở các chị em trong thời kỳ thai sản hoặc đã từng nạo, phá thai. Viêm lộ tuyến được chia thành 3 cấp độ, trong đó nặng nhất là độ 3 khi tình trạng viêm chiếm 2/3 hoặc gần hết diện tích bề mặt.
Dấu hiệu viêm lộ tuyến độ 3
Triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3 có nhiều điểm tương đồng với bệnh ở cấp độ 1, 2 nhưng nặng và nghiêm trọng hơn. Một vài biểu hiện của viêm lộ tuyến nặng gồm:
- Ngứa vùng kín: Tình trạng này diễn ra thường xuyên, nếu người bệnh gãi vào vết ngứa còn hình thành các vết loét nặng.
- Ra nhiều khí hư: Khí hư ra quá nhiều khiến chị em phải sử dụng băng vệ sinh như trong thời kỳ hành kinh.
- Chảy máu bất thường: Vùng kín của người bệnh ra nhiều máu khi quan hệ tình dục hoặc không trong kỳ kinh nguyệt.
- Đau nhức tại các cơ: Người bệnh bị đau tại vùng xương chậu, vùng bụng dưới, đau lưng hoặc đau rát khi quan hệ. Tình trạng đau nhức xuất hiện nhiều và ngày càng nghiêm trọng.
- Tiểu rắt, tiểu buốt: Chị em gặp phải tình trạng này trong thời gian dài sẽ bị tiểu ra máu, viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu.
- Cổ tử cung bị tổn thương: Không chỉ bị thương tổn, khu vực cổ tử cung còn xuất hiện các tia máu lẫn với khí hư.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung nặng
Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3 phát sinh do rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như người bệnh không chủ động điều trị tình trạng viêm lộ tuyến từ giai đoạn đầu hoặc quá trình chữa bệnh gặp nhiều sai sót. Ngoài ra, một vài yếu tố sau cũng là nguyên nhân khởi phát của bệnh:
- Vệ sinh thiếu sạch sẽ: Nhiều người có thói quen chăm sóc vùng kín không đúng cách, lạm dụng dung dịch hoặc thụt rửa âm đạo quá sâu gây ra những tổn thương nhất định. Khi cô bé ẩm ướt, tạo điều kiện để hại khuẩn sinh sôi và gây bệnh phụ khoa, nếu âm đạo bị tổn thương sẽ rất dễ lan rộng viêm nhiễm từ âm đạo tới cổ tử cung tới các bộ phận trong cơ quan sinh sản.
- Quan hệ tình dục thô bạo: Việc quan hệ tình dục thô bạo với cường độ cao gây hại nghiêm trọng cho âm đạo. Đặc biệt, việc cọ xát mạnh và liên tục sẽ làm vùng kín và cổ tử cung chảy máu, trầy xước. Lớp niêm mạc bảo vệ bị tổn thương khiến vi khuẩn có hại tấn công và gây ra viêm nhiễm.
- Rối loạn nội tiết tố nữ: Nội tiết tố đặc trưng ở phái nữ là Estrogen. Khi nồng độ hormone sinh dục nữ thay đổi sẽ kéo theo hàng loạt sự biến đổi của cơ thể, bao gồm cả độ pH tại vùng kín. Thời kỳ hàm lượng nội tiết tố có xu hướng tăng – giảm mạnh là trong lúc hành kinh, mang bầu, tiền mãn kinh, mãn kinh. Đó là lý do chị em có tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa cao ở giai đoạn này.
- Mắc bệnh lây qua đường tình dục: Chị em quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và không sử dụng biện pháp bảo vệ rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh như giang mai, lậu,… khiến âm đạo bị tổn thương và chịu ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài.
- Đã từng thực hiện thủ thuật ngoại khoa sinh dục: Nạo – phá thai hoặc các thủ thuật ngoại khoa không bảo đảm an toàn làm tăng nguy cơ gây tổn thương tại cổ tử cung. Chị em chủ quan và không điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho các ổ viêm nhiễm phát triển và lây lan phạm vi.
Viêm lộ tuyến độ 3 có nguy hiểm không? Có thai được không
Trong số các cấp độ thì viêm lộ tuyến độ 3 là giai đoạn nặng. Nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn vì chủ quan với các triệu chứng ban đầu. Lúc này, sức khỏe sinh sản của chị em gặp phải nhiều vấn đề xấu.
Theo chuyên gia, nếu chị em không nhanh chóng tìm biện pháp can thiệp ở giai đoạn này sẽ phải đối mặt với những biến chứng như:
- Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Viêm lộ tuyến độ 3 khiến cổ tử cung xuất hiện nhiều dịch nhầy được tiết ra từ tuyến yên. Chúng làm cản trở tinh trùng vào cổ tử cung, nhiều trường hợp còn tiêu diệt tinh trùng và ảnh hưởng đến quá trình đậu thai. Khi đó, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị hiếm muộn, vô sinh.
- Lây lan viêm nhiễm sang cơ quan khác: Khi vùng kín ẩm ướt, vi khuẩn có hại sẽ phát triển và lây lan sang khu vực khác. Chỉ cần một bộ phận bị viêm cũng khiến những cơ quan khác bị ảnh hưởng. Vì vậy, chị em có thể phải đối mặt với các bệnh lý như viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…
- Ảnh hưởng tới thai nhi khi mang thai: Thai phụ bị viêm lộ tuyến độ 3 ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe của thai nhi. Người mẹ có thể gặp phải tình trạng sinh non, dọa sảy thai, thai chết lưu,… vô cùng nguy hiểm.
- Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Khi niêm mạc cổ tử cung bị phá hủy, tế bào ung thư sẽ có điều kiện phát triển, các khối u hình thành và to dần và ung thư hóa. Lúc này, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không tìm đúng biện pháp can thiệp.
Vậy, liệu viêm lộ tuyến độ 3 có thai được không?
Viêm lộ tuyến độ 3 khiến âm đạo và vùng lộ tuyến tiết ra nhiều chất dịch khi quan hệ tình dục. Dịch nhầy làm suy yếu tinh trùng khỏe và cản trở nghiêm trọng tới quá trình thụ tinh. Vì vậy, khả năng mang thai của người bị viêm lộ tuyến nặng thấp hơn những phụ nữ khỏe mạnh.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể mang thai nếu chú trọng điều trị bệnh lý. Khi chữa khỏi viêm lộ tuyến, chị em sẽ có sức khỏe tốt giúp thai nhi phát triển bình thường.
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3
Hiện tại, nhiều chị em lo lắng viêm lộ tuyến độ 3 có chữa khỏi được không? Theo chuyên gia, nếu người bệnh áp dụng đúng phương pháp thì viêm lộ tuyến hoàn toàn được chữa khỏi.
Cách chữa bằng mẹo dân gian
Một trong những cách chữa bệnh được áp dụng từ xưa đến nay là sử dụng thảo dược tự nhiên. Các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên nên ít ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong dân gian lưu truyền những mẹo chữa bệnh như:
- Trinh nữ hoàng cung: tác dụng ức chế khối u, kích thích tăng sinh tế bào lympho T. Đồng thời, dược liệu còn giúp nâng cao sức đề kháng để cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
- Cây ích mẫu: Theo đông y, dược liệu có vị cay, tính hàn, hơi đắng. Khi sử dụng, người bệnh cần chú ý trong việc kết hợp liều lượng.
- Đương quy: Đặc điểm của thảo dược là vị cay, tính ôn, giúp bồi bổ khí huyết và điều hòa kinh nguyệt. Nếu chị em biết cách kết hợp chung với các dược liệu khác, kết quả điều trị sẽ tăng cao.
Cách thực hiện: rửa sạch dược liệu và đun sôi với nước. Chị em hầm nước thêm10 – 15 phút rồi tắt bếp. Mỗi ngày uống 3 bát nước thuốc để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Tuy nhiên mẹo dân gian không thể mang tới hiệu quả nhanh và mạnh như thuốc tây. Vì vậy, người bệnh không nên quá lạm dụng biện pháp này. Tốt nhất, bạn hãy kết hợp cách chữa tại nhà với biện pháp chuyên sâu để đạt kết quả tốt.
Chữa viêm lộ tuyến cấp độ 3 bằng Tây y
Hai cách chữa bệnh điển hình nhất trong Tây y là điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị bằng thuốc. Nếu người bệnh không đáp ứng thuốc tốt, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật.
Chữa viêm lộ tuyến độ 3 bằng thuốc
Thuốc Tây y có khả năng kiểm soát và loại bỏ các ổ viêm. Khi hại khuẩn bị tiêu diệt có thể làm giảm các triệu chứng ngứa hoặc đau rát vùng kín. Những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là:
- Thuốc kháng sinh: gồm thuốc Itraconazole, Flagyl, Fluconazol khi viêm lộ tuyến tái phát nhiều lần.
- Thuốc cân bằng nội tiết: Trong thời gian chữa bệnh, nội tiết tố rất dễ bị mất cân bằng. Đó là lý do chị em cần sử dụng thuốc để cân bằng nồng độ hormone nữ.
- Thuốc đặt âm đạo: Canesten, Polygynax, Fluomizin, Sadetab,…
Lưu ý, thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Do đó, người bệnh cần thật sự thận trọng việc dùng thuốc.
Điều trị ngoại khoa
Nếu viêm lộ tuyến cấp độ 3 không thể can thiệp bằng biện pháp nội khoa, bác sĩ sẽ loại bỏ tế bào viêm nhiễm bằng phẫu thuật nhằm tái tạo cổ tử cung. Một số thủ thuật được áp dụng là:
- Đốt điện: Dùng thiết bị chuyên dụng sinh nhiệt nhằm tiếp cận và loại bỏ tế bào bị viêm nhiễm.
- Áp lạnh: Sử dụng dụng cụ chứa nito lỏng (dưới -50 độ C) áp vào khu vực lộ tuyến. Mục đích của phương pháp là giúp tế bào viêm không thể phát triển, bóc tách khỏi cổ tử cung.
- Đốt laser: Sóng laser quét qua và loại bỏ tế bào viêm nhiễm để sinh ra tế bào khỏe mạnh.
- Dao LEEP: lợi dụng sóng điện tử cao tầng và nhiệt độ thấp để tiêu diệt khu vực bị viêm.
Cách điều trị viêm lộ tuyến tử cung độ 3 bằng Đông y
Theo Đông y, viêm lộ tuyến hình thành do phần khí hao tổn khiến can, thận, tỳ bị tổn thương. Muốn điều trị bệnh lý này cần kết hợp phục hồi tạng phủ và bồi bổ khí huyết. Từ đó, chị em sẽ dần dần loại bỏ khu vực viêm nhiễm. Như vậy, người bệnh có thể tái tạo môi trường âm đạo và hạn chế nguy cơ hại khuẩn xâm nhập.
Khác với Tây y, thành phần có trong thuốc Đông y đều là thảo dược quen thuộc với người Việt. Nhiều dược liệu có tác dụng chữa bệnh cao nhưng không gây tác dụng phụ. Khi điều trị bằng Đông y, chị em không chỉ chữa khỏi viêm lộ tuyến nặng mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể.
Người bệnh cần sắc thuốc theo hướng dẫn của các lương y. Thuốc nam khá đắng nên chị em cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Nếu ngừng thuốc khi chưa hết phác đồ, bệnh có nguy cơ kéo dài với mức độ nặng hơn.
Bên cạnh đó, chị em nên chú trọng đến cách chăm sóc sức khỏe vùng kín. Chẳng hạn như: Rửa âm đạo bằng dung dịch dịu nhẹ; thay tất cả các loại đồ lót chật, bó sát sang quần áo thoáng mát, có chất liệu cotton và thấm mồ hôi tốt;…
Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài việc uống nhiều nước, bạn cần hạn chế sử dụng chất kích thích có hại và đừng quên thăm khám phụ khoa theo đúng lịch của y, bác sĩ.
Viêm lộ tuyến độ 3 khó có cơ hội phát triển khi người bệnh lựa chọn đúng cách điều trị. Do đó, trong quá trình điều trị, chị em nên tuân thủ theo mọi hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Phổi đông đặc
Tin mới nhất
- Hạt chia: 11 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe mọi lứa tuổi
- Vảy nến thể mảng: Biểu hiện, cách chữa và phòng ngừa
- Cập nhật phương pháp chẩn đoán và điều trị sỏi mật mới nhất
- Nổi mề đay sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không ảnh hưởng tới bé
- Ra khí hư loãng như nước là bị gì? Có nguy hiểm?
- Cách nhận biết cây xạ đen? Phân biệt cây xạ đen thật và cây xạ đen giả
- Các loại thuốc kháng sinh trị viêm họng và lưu ý khi sử dụng
- Bụng sôi xì hơi nhiều – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Phân biệt thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm
- Samya trị viêm lộ tuyến sử dụng có tốt không? Giá bao nhiêu?