Viêm buồng trứng có mang thai được không?
Viêm buồng trứng có mang thai được không là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ đang quan tâm hiện nay. Bởi, những ảnh hưởng của bệnh nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, trong đó có nguy cơ vô sinh – hiếm muộn đối với chị em trong độ tuổi sinh sản. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
Tổng quan về bệnh viêm buồng trứng
Có thể nói, bệnh viêm buồng trứng là một trong nhiều bệnh lý phụ khoa xuất hiện phổ biến. Hình thành khi vùng chậu xảy ra vấn đề viêm nhiễm. Những ảnh hưởng của bệnh đến chức năng sinh sản và sinh lý của phụ nữ không thể xem thường.
Viêm buồng trứng gây nên tình trạng dính hoặc teo nhỏ buồng trứng. Chính vì hiện tượng này mà quá trình phóng noãn gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không thể diễn ra như bình thường. Do đó, chị em phụ nữ có thể rơi vào tình trạng khó thụ thai, sinh con.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh khởi phát từ các nguyên nhân viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung trong thời gian dài mà không được điều trị. Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây hại lúc này sẽ xâm nhập vào buồng trứng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng viêm buồng trứng có thể kể đến như tác dụng phụ của thuốc tránh thai, vòng tránh thai, tình trạng nạo phá thai nhiều lần, mắc bệnh lây từ đường tình dục,…
Người bệnh bị viêm buồng trứng sẽ đối mặt với những cơn đau đớn khó chịu, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Nhất là trường hợp ổ viêm nhiễm lan rộng ra các cơ quan khác khiến nhiễm trùng huyết.
Những tác hại của bệnh đối với cơ thể, đặc biệt là khả năng sinh sản là khôn lường. Do đó, chị em phụ nữ không nên chủ quan. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm.
Tác hại của viêm buồng trứng đối với sức khỏe phụ nữ
Viêm buồng trứng có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được can thiệp và điều trị với phương pháp phù hợp. Một số ảnh hưởng mà bệnh gây ra như:
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm: Viêm buồng trứng là một trong những nguyên nhân khiến âm đạo nữ giới tiết dịch nhiều hơn bình thường. Không những thế, huyết trắng lúc này sẽ bị thay đổi về màu sắc và kèm theo mùi hôi hoặc mủ. Điều này là điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập. Chúng tiến sâu vào bộ phận sinh dục, gây hại cho cơ quan sinh sản.
- Ngăn cản quá trình thụ thai: Môi trường âm đạo bị mất cân bằng, làm nồng độ pH thay đổi bất ổn. Chính vì thế, tinh trùng trở nên khó di chuyển hơn, gây khó khăn cho việc tiếp cận trứng. Đặc biệt, khi âm đạo không còn duy trì được độ pH cần thiết, tinh trùng không thể tồn tại được lâu trong âm đạo, chúng sẽ chết trước khi gặp được trứng để thụ tinh.
- Giảm ham muốn: Phụ nữ khi bị viêm buồng trứng thường có tâm lý ngại gần gũi với bạn tình. Nguyên nhân là do khí hư tiết ra nhiều, có mùi hôi khiến phụ nữ tự ti, e ngạ. Đồng thời, khi tiếp xúc với dương vật, âm đạo bị chảy máu và gây cảm giác đau rát khó chịu.
- Suy giảm sức đề kháng: Viêm buồng trứng trên thực tế là một dạng viêm nhiễm nguy hiểm. Nếu không nhận biết và điều trị sớm, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng có thể khiến cơ thể người bệnh suy nhược, mệt mỏi, thường xuyên sốt cao, đau bụng dữ dội. Thậm chí, bệnh còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và bài tiết.
Mặc dù được xếp vào danh sách các bệnh phụ khoa lành tính. Tuy nhiên, viêm buồng trứng k
hông được điều trị vẫn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng, có khả năng đe dọa nghiêm trọng sức khỏe phụ nữ.
Nhiều trường hợp, bệnh khởi phát nặng nề làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, viêm buồng trứng biến chứng còn ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sinh sản của nhiều chị em phụ nữ, nhất là những người đang trong độ tuổi sinh sản.
Viêm buồng trứng có mang thai được không?
Như đã đề cập, bệnh viêm buồng trứng có thể gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng gây vô sinh – hiếm muộn cho chị em phụ nữ. Vậy, viêm buồng trứng có mang thai được không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ viêm của buồng trứng.
Theo phân tích từ chuyên gia trong lĩnh vực sinh sản, khả năng mang thai của phụ nữ sẽ giảm nếu một trong hai ống dẫn trứng có xuất hiện tình trạng tổn thương. Ngoài ra, trường hợp đậu thai thì nguy cơ cao phôi thai sẽ nằm bên ngoài tử cung.
Nguyên nhân là vì khi bị viêm buồng trứng, các vết xơ dính khiến trứng không được phóng thích và nuôi dưỡng như bình thường. Chính vì điều này làm khả năng thụ thai giảm dần. Đồng thời, môi trường bên trong âm đạo cũng trở nên mất cân bằng khiến cho tinh trùng chết trước khi vào gặp trứng để thụ thai.
Bên cạnh đó, trường hợp phụ nữ chuẩn bị mang thai nhưng bị viêm buồng trứng. Nhiều nguy cơ người bệnh sẽ không thể thụ thai thành công. Các ảnh hưởng đối với cơ thể người bệnh có thể kể đến như:
- Gây ảnh hưởng về tâm lý khiến người bệnh không còn hứng thú trong hoạt động tình dục, tạo cảm giác khó chịu, không thoải mái khiến cho quá trình thụ thai gặp nhiều trở ngại.
- Viêm buồng trứng làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh, gây rối loạn nội tiết dẫn đến nguy cơ vô sinh – hiếm muộn gia tăng.
- Trường hợp mang thai thành công, người mẹ cũng đứng trước nhiều thách thức hơn. Điển hình là tình trạng cơ thể dễ bị cúm, mệt mỏi, sốt,…
- Viêm nhiễm trong buồng trứng không được can thiệp khiến nguy cơ lan rộng ra các bộ phận lân cận, càng làm suy giảm khả năng thụ thai.
Nếu không sớm điều trị, viêm buồng trứng biến chứng càng nặng nề có thể khiến việc thụ thai thường xuyên thất bại, tăng nguy cơ vô sinh vĩnh viễn đối với chị em phụ nữ. Do đó, nếu đang trong độ tuổi sinh sản, bạn nên có kế hoạch thăm khám định kỳ và điều trị sớm những bệnh lý về vùng chậu để giảm thiểu tối đa những nguy cơ đối với sức khỏe sinh sản.
Bị viêm buồng trứng khi mang thai có sao không?
Mặc dù gây ra nhiều ảnh hưởng đối với chức năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bệnh nhân thụ thai thành công khi bị mắc viêm buồng trứng. Thế nhưng, một số rủi ro mà mẹ và bé sẽ phải đối mặt như:
- Mang thai ngoài tử cung: Như đã đề cập, trường hợp không điều trị bệnh đúng cách, triệt để, khi thụ tinh thành công nguy cơ cao phôi thai nằm bên ngoài tử cung.
- Nguy cơ vỡ ối sớm: Trong quá trình phát triển, kích thước của thai nhi sẽ gây áp lực lên buồng trứng. Trường hợp buồng trứng bị vỡ hoặc gặp các tổn thương nhất định, có thể ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Nguy hiểm là tình trạng chảy máu thai kỳ có thể đe dọa đến tính mạng người mẹ.
- Biến chứng thai kỳ: Viêm nhiễm buồng trứng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, nguy cơ biến chứng tăng cao nếu thai phụ can thiệp bất kỳ biện pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa nào.
- Ảnh hưởng thai nhi: Tình trạng viêm nhiễm không được kiểm soát, ngày càng lan rộng khiến cho vòi trứng, tử cung bị ảnh hưởng nặng nề là nguyên nhân gây nên nguy cơ viêm màng ối. Đặc biệt, tình trạng này nếu diễn ra trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể khiến sảy thai, lưu thai; diễn ra trong tam cá nguyệt cuối có thể khiến thai phụ sinh non.
- Thai nhi chậm phát triển: Phụ nữ bị viêm buồng trứng đậu thai thành công, tuy nhiên viêm nhiễm có thể ảnh hưởng khiến thai nhi chậm phát triển. Em bé nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng hơn so với những em bé khỏe mạnh khác.
- Lây lan viêm nhiễm cho thai nhi: Trường hợp viêm buồng trứng khi mang thai, khả năng mầm bệnh từ cơ thể mẹ xâm nhập vào nước ối. Khi đó, thai nhi sẽ gặp nhiều nguy cơ. Điển hình là tình trạng thai nhi mắc các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng thị giác hoặc gặp vấn đề về da liễu.
Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà viêm buồng trứng khi mang thai còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thai nhi. Do đó, thông thường các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến cáo phụ nữ điều trị dứt điểm bệnh trước khi có kế hoạch sinh con. Trường hợp người bệnh mắc viêm nhiễm khi mang thai, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra các phương án điều trị sao cho an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Sau khi điều trị viêm buồng trứng làm thế nào để mang thai?
Qua nội dung bên trên, có thể thấy bệnh viêm buồng trứng gây ra những nguy hại đối với sức khỏe sinh sản nữ giới. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bệnh cũng không thể thụ thai, sinh con.
Khả năng mang thai vẫn có tỷ lệ cao nếu người bệnh phát hiện từ giai đoạn cấp tính và áp dụng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, phụ nữ nên điều trị dứt điểm bệnh trước khi mang thai.
Thế nhưng, nếu viêm buồng trứng đã xuất hiện hiện tượng dính tắc hoặc bệnh chuyển sang ung thư thì khả năng mang thai lúc này có thể nói là khá thấp. Nhằm phòng tránh nguy cơ đáng tiếc xảy ra, chị em nên sớm thăm khám và điều trị khi nhận thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể.
Sau khi điều trị, để tăng khả năng thụ thai thành công, chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Dành thành gian nghỉ ngơi để buồng trứng được phục hồi tốt hơn, tránh lao động, làm việc quá sức khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
- Không nên mang thai sau khi điều trị trong khoảng 1 năm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
- Quan hệ tình dục an toàn, tránh thực hiện những động tác mạnh bạo khiến viêm nhiễm tái phát. Vệ sinh vùng kín hàng ngày, lựa chọn dung dịch chứa thành phần lành tính, không chứa nhiều chất tẩy rửa. Tuyệt đối không được thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng để hỗ trợ, tăng khả năng thụ thai. Phụ nữ nên ăn đầy đủ các nhóm chất, cân bằng dinh dưỡng nhất là vào giai đoạn đầu chuẩn bị mang thai.
- Luyện tập, vận động cơ thể với các bộ môn thể dục, thể thao phù hợp giúp tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, nhằm phục vụ tốt quá trình thụ thai, sinh nở về sau.
Viêm buồng trứng có mang thai được không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý của phụ nữ. Để giảm thiểu các nguy cơ đe dọa sức khỏe sinh sản, chị em nên sớm thăm khám và điều trị. Ngoài ra, trước khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên kiểm tra tình trạng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?
- 7 bài tập yoga chữa vô sinh giúp nhanh có con
- 7 bác sĩ hiếm muộn giỏi – Mát tay tại TP HCM
Xem thêm: Kinh nguyệt không đều có thai không và cách xử lý chính xác nhất
Tin mới nhất
- Ung thư buồng trứng
- Rối loạn thần kinh
- Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị thế nào?
- Những bệnh nhân nào nên sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng?
- Mất ngủ mãn tính là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả
- Giải mã chi tiết những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian
- Chàng trai thật thà và chuyện bạn gái ở một mình
- Nấm Chaga có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người?
- Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?
- Mẹ bầu cần làm gì để tránh dị tật bẩm sinh cho con