Những điều cần biết về bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai luôn cố gắng để con mình được phát triển trong điều kiện hoàn hảo nhất có thể. Tuy nhiên nếu bạn không may mắc chứng tiểu đường thì việc mang thai sẽ gặp không ít trở ngại. 

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ  đã từng mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.

1. Bệnh tiểu đường trong thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.
 

 
Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể đaược coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải cần hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là làm cả hai động tác đó.

2. Ai dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

– Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.
– Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
– Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.
– Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

3. Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:
– Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
– Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
– Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
– Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
– Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

4. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.
Phụ nữ mang thai bi bệnh tiểu đường thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường không phù hợp.

5. Nên làm gì nếu bị tiểu đường thai kỳ?

– Kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu

Nếu bạn đang muốn có con, chắc chắn bạn phải quyết tâm bỏ được những thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc, giảm cân, và nên ăn uống khoa học. Bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm hợp lý vào khẩu phần ăn uống của mình để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, phụ nữ có lượng đường trong máu quá cao hay quá thấp đều gặp khó khăn trong quá trình thụ thai. Ngoài ra, phụ nữ mắc tiểu đường loại 2 là nhóm đặc biệt có nguy cơ chịu ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), khiến việc rụng trứng cũng gặp khó khăn hơn so với các phụ nữ bình thường. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích quá trình rụng trứng theo chỉ dẫn của bác sỹ để hỗ trở.

– Thường xuyên đi kiểm tra


 
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể phải đi kiểm tra bác sỹ nhiều gấp ba lần so với các phụ nữ khác. Trong quá trình mang thai, cơ thể xảy ra rất nhiều biến đổi khiên quá trình trao đổi và hấp thụ dinh dưỡng thay đổi theo. Điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh của bạn thêm trầm trọng. Vì vậy, thường xuyên đi kiểm tra có thể giúp bạn phòng tránh được các ảnh hưởng của việc mang thai và bệnh tiểu đường lẫn nhau.

– Hạn chế sử dụng thuốc

Hầu hết các bác sỹ đều khuyên phụ nữ mang thai bị tiểu đường loại 2 nên ngưng dùng thuốc bời nghiên cứu khoa học chưa có đủ bẳng chứng để khẳng định các loại thuốc này là an toàn với thai nhi. Mặc dù việc sử dụng thuốc uống khá tiện lợi nhưng bạn cũng có thể áp dụng biện pháp bổ sung insulin định kì để đảm bào lượng đường trong máu luôn ổn định trong suốt thai kỳ. Với phụ nữ mắc tiểu đường loại 1 thì biện pháp bổ sung insulin gần như là bắt buộc. Do vậy hãy liên hệ với bác sỹ điều trị để điều chỉnh lượng insulin bổ sung cho phù hợp với việc mang thai.

– Đối phó với ốm nghén

Nếu bạn đang trong quá trình bổ sung insulin định kỳ thì việc việc bổ sung thức ăn để kết hợp điều hòa lượng insulin mới bổ sung này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên việc ăn bổ sung này sẽ không còn đơn giản nữa khi bạn bị ốm nghén và chẳng thể giữ được thứ gì trong dạ dày. Trong trường hợp này, các bác sỹ khuyên bạn nên ăn bánh quy ngay sau khi thức dậy hoặc thậm chí ăn một vài miếng ngay trên giường để hạn chế các phản ứng tiêu cực của cơ thể. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc để giúp tránh cảm giác buồn nôn trong khi ăn. Nhưng nhớ là nên thật hạn chế và chỉ sử dụng thuốc khi các triệu chứng ốm nghén này quá mức chịu đựng của cơ thể.

– Kiểm tra nồng độ đường trong máu thường xuyên

Không may mắc chứng tiểu đường thì bạn cần phải luôn thường trực cảnh giác với nồng độ đường trong máu của mình. Điều này có nghĩa là bạn cần luôn sẵn sàng dụng cụ đo nồng độ đường trong máu bên mình để có thể nắm tầm kiểm soát trong tay. Việc để lượng đường lên cao hay xuống thấp thất thường có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình thai nhi phát triển. Chị Nina Alkino ở bang Califonia Mỹ cho biết: “Khi mang thai con trai tôi bây giờ, có khi tôi kiểm tra tới 15 lần một ngày, hoặc có khi là mỗi giờ”. Các cụ thường dạy ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ thì đây chính là lúc bạn nên áp dụng lời khuyên này. Một khi bạn không khỏe thì không những bạn sẽ khổ mà em bé trong bụng chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

– Cảnh giác với hạ đường huyết

Nếu bạn đang thường xuyên phải bổ sung insulin thì hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với chứng hạ đường huyết, một triệu chứng có thể xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Việc hạ đường huyết hay tụt huyết áp khá nguy hiểm vì nó thường đi kèm theo các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, chân tay run và thậm chí có thể ngất xỉu. Nguyên nhân của việc hạ đường huyết lại chính là do lượng insulin cao hơn so với mức cần thiết hoặc không ăn đủ tương xứng với lượng insulin bổ sung gây nên dư thừa. Để tránh xảy ra tình trạng này bạn có thể sử dụng sản phẩm gel được thiết kế đặc biệt để kiểm soát tình trạng hạ đường huyết đeo ngay trên tay. Bạn cũng nên sử dụng một số thực phẩm giàu cacbon hydrat như dâu tây hay rau xanh hoặc ngũ cốc. Các thực phẩm này không những cung cấp nguồn năng lượng lâu dài mà còn ngăn ngừa được cả bệnh tiêu chảy.

– Hỏi kinh nghiệm những người ‘từng trải’

Mẹ của bạn, chị em gái hay cô bạn thân có thể luôn là những người đầu tiên bạn nghĩ đến khi cần những lời khuyên về chuyện bầu bí. Thế nhưng, khi bạn mắc chứng tiểu đường thì tất nhiên những phụ nữ ‘từng trải’ có thể cho bạn những lời khuyên chính xác hơn. Đừng ngại chia sẻ tình trạng của mình để có thể nhận được lời khuyên hữu ích từ mọi người nhé.
 
  Bán Củ gai tươi.Hướng dẫn cách sử dụng củ gai chữa động thai

  Các bài viết cực kì hữu ích trong quá trình mang thai

  Bài viết được quan tâm : Bảng cân nặng thai nhi

ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


Nguồn: https://dongythaiphuong.com/cam-nang-mang-thai/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-tieu-duong-trong-thai-ky-1398.html

Xem thêm: Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai Cảnh báo nguy hiểm

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!