Viêm khớp răng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Viêm khớp răng là tình trạng xuất hiện ổ viêm tại chỗ, kèm theo biểu hiện đau và sưng xung quanh khoang miệng. Cũng vì vậy mà người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện. Nếu bệnh nhân không được điều trị sớm có thể sẽ để lại những biến chứng khó lường. Vậy viêm khớp răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thích hợp? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay dưới đây.
Viêm khớp răng là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm khớp răng được biết đến với tên gọi khác như: Viêm chân răng, viêm quanh răng…Đặc trưng bởi những ổ viêm cố định hoặc rải rác trong khoang miệng, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Đây cũng là bệnh lý được thấy ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó thường gặp là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Tình trạng bệnh này khi ở giai đoạn nhẹ thì người bệnh sẽ chưa có nhiều cảm giác đau hoặc ổ viêm quanh răng. Tuy nhiên, việc mở rộng khoang miệng đã bắt đầu bị hạn chế và ảnh hưởng đến chức năng nhai của người bệnh. Giai đoạn này chưa gây ra nhiều nguy hiểm với người trưởng thành và người cao tuổi, nhưng với trẻ nhỏ sẽ gây sụt cân, biểu hiện sốt và quấy khóc về đêm.
Khi bệnh tiến triển từ giai đoạn trung bình đến nặng sẽ khiến đối tượng cảm thấy nhiều khó chịu hơn. Thời điểm này cũng dễ làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tìm hiểu trước để có biện pháp xử lý ngay khi thấy biểu hiện lạ.
Dưới đây là một số biến chứng mà viêm khớp răng có thể gây ra:
- Hoại tử mô mềm xung quanh răng: Tổ chức viêm sẽ chuyển thành áp xe khi ở giai đoạn nặng, nếu người bệnh không thực hiện chích lấy mủ hoặc điều trị sớm thì sẽ dẫn tới hoại tử mô mềm. Lúc này người bệnh phải cắt bỏ phần mô mềm này đi và gây mất thẩm mỹ.
- Mất khả năng mở hàm và nhai: Bệnh nhân có thể mất khả năng mở hàm do tổ chức xương khớp tại đây bị ảnh hưởng, đồng thời chức năng nhai cũng cần được hỗ trợ thì mới thực hiện được.
- Méo mặt: Biến chứng méo mặt xuất hiện khi dây thần kinh cơ tại hàm thái dương và trong khoang miệng bị chèn ép từ tổ chức viêm. Tình trạng này có thể cải thiện bằng cách dùng điện âm, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân không thể hồi phục.
- Suy dinh dưỡng: Tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, nguyên nhân là do bệnh nhân đau và viêm dẫn tới khả năng nhai bị suy giảm. Do vậy không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể. Nếu để lâu dài, người bệnh có thể phải sử dụng biện pháp đưa thức ăn (dạng nghiền nhỏ) từ ống thông thực quản.
Như vậy có thể thấy viêm khớp răng là bệnh lý nguy hiểm và nếu không được điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Do vậy, cần có những biện pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe bằng cách thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Đồng thời trao đổi với bác sĩ khi thấy có biểu hiện bất thường tại răng.
Nguyên nhân, triệu chứng đau khớp hàm răng
Người bệnh bị viêm khớp răng cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đi kèm để phân biệt với các tình trạng khác. Đồng thời xác định chính xác nguyên nhân cũng là điều kiện để tăng đáp ứng điều trị sau đó.
Nguyên nhân
Dưới đây là những nguyên nhân đã được xác định là gây bệnh viêm khớp răng:
Mảng bám răng
Mảng bám ở răng được hình thành do sự kết hợp của đường/tinh bột với vi khuẩn, làm giảm hiệu quả của quá trình vệ sinh răng và tồn đọng những chất bẩn trong khoang miệng. Khi có những vết thương ngoài ý muốn tại nướu (bao quanh răng), vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công và gây ra tình trạng viêm nông/sâu. Từ đó dẫn tới viêm khớp răng.
Viêm nướu
Viêm nướu cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh, tác động gián tiếp vào tổn thương tại chỗ và lan tỏa vào sâu trong răng. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh gây viêm khớp răng.
Sử dụng thuốc sai cách
Việc sử dụng thuốc sau cách như: Nhai, nghiền nhỏ, bẻ đôi…khi không được chỉ định sẽ khiến bề mặt răng phải tiếp xúc trực tiếp với các hoạt chất được giải phóng. Trong đó có những nhóm chất sẽ gây tác dụng phục
trực tiếp trên răng (kháng sinh tetracyclin, kháng viêm giảm đau) và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sử dụng chất kích thích
Dùng nhiều chất kích thích như: Thuốc lá, trà đặc, bia rượu, cà phê…thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của răng và tổ chức mô mềm tại đây. Người bệnh thường bị xỉn răng hoặc mất cao răng do tác động của những chất này, đây cũng là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và ăn mòn tổ chức khớp tại răng.
Thiếu dinh dưỡng
Người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, đặc biệt là khi thiếu vitamin C và khoáng chất canxi sẽ khiến chất lượng khớp răng bị suy giảm. Đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới viêm khớp răng.
Biến chứng của các bệnh lý khác
Viêm khớp răng cũng có thể xuất hiện từ biến chứng của các bệnh lý khác như: Viêm khớp thái dương hàm, tiểu đường, bệnh gây suy giảm miễn dịch (HIV/AIDs).
Triệu chứng
Bệnh nhân có thể phán đoán bệnh qua những triệu chứng cụ thể như:
- Màu sắc nướu: Bình thường, nếu bệnh nhân không bị bệnh lý về răng thì nướu sẽ có màu hồng và thường bám vào răng chắc. Tuy nhiên khi nhận thấy nướu bị đỏ hoặc nhạt màu ở khu vực xung quanh răng thì đây thường là dấu hiệu của tình trạng viêm.
- Mức độ sưng: Người bệnh bị viêm khớp răng bên nào thì phần mặt bên đó thường sẽ phồng to hơn ở bên ngoài. Nhìn từ bên trong thì tổ chức mô mềm xung quanh cũng bị sưng hơn mức bình thường.
- Bệnh nhân sẽ bị chảy máu chân răng thường xuyên hơn do mạch máu dưới nướu đang bị sung huyết.
- Hơi thở có thể có mùi lạ, kèm theo tổ chức mủ tại chỗ.
- Đối tượng khi mắc bệnh sẽ gần như không còn khả năng nhai hoặc khó khăn khi mở rộng khuôn miệng.
Trên đây là những nguyên nhân và triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp răng. Khi thấy những biểu hiện này, đối tượng mắc bệnh nên thực hiện thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị đau khớp hàm răng
Quy trình chẩn đoán viêm khớp răng được tuân thủ theo chỉ dẫn của bộ Y tế; với mục đích tìm rõ căn nguyên, xác định mức độ tổn thương và biến chứng đã xuất hiện. Từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất với từng đối tượng bệnh nhân.
Phương pháp chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán viêm khớp răng thực hiện như sau:
- Trước tiên, người bệnh cung cấp thông tin cá nhân để lên hồ sơ bệnh án. Sau đó gặp trực tiếp bác sĩ và trao đổi về tình trạng bệnh đang gặp phải. Tốt nhất, bệnh nhân nên chủ động chia sẻ cả về các bệnh lý khác để phục vụ quá trình chẩn đoán sau đó.
- Bác sĩ kiểm tra khu vực khoang miệng, đặc biệt quan tâm đến màu nướu, mảng bám và tình trạng chảy máu chân răng.
- Tiếp theo, nhân viên y tế được thực hiện đo độ sâu của túi nướu. Việc xác định chỉ số này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng răng miệng hiện tại của bệnh nhân.
- Người bệnh được chỉ định chụp x quang vùng xương quai hàm và toàn bộ phần răng để xác định chính xác vị trí tổn thương và viêm.
- Sau khi thu được kết quả, bác sĩ sẽ liên kết các dữ liệu về quá trình thăm khám và đưa ra kết luận.
Mẹo dân gian điều trị viêm khớp răng
Mẹo dân gian điều trị viêm khớp răng sử dụng cây cỏ nguồn gốc tự nhiên, giúp cải thiện tạm thời các triệu chứng đau và viêm. Tuy nhiên đây không được xem là biện pháp điều trị chính, đặc biệt là khi người bệnh có biểu hiện cấp tính hoặc đang trong giai đoạn có biến chứng nặng.
Ngậm hoặc chấm rượu cau
Thành phần: 3 quả cau xanh, rượu trắng 500mL.
Thực hiện và sử dụng:
- Quả cau mang gọt vỏ bên ngoài, sau đó cắt thành những khúc nhỏ.
- Chuẩn bị một bình ngâm rượu nhỏ, cho cau đã sơ chế vào cùng rượu.
- Ngâm hỗn hợp này trong ít nhất 10 ngày.
- Người bệnh dùng bông chấm vào rượu cau, sau đó sát khuẩn xung quanh vòm miệng và răng. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm đau và tránh tình trạng viêm nặng thêm.
Chườm nóng
Thành phần: Nước trắng, túi nilon giữ nhiệt.
Thực hiện và sử dụng:
- Nấu sôi nước trắng, sau đó cho vào túi giữ nhiệt.
- Chườm lên bề mặt bên ngoài của bên khớp răng bị đau cho đến khi hết nóng.
- Thực hiện chườm sẽ giúp giãn nở mạch máu, lưu thông tuần hoàn và giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên không được áp dụng mẹo này với bệnh nhân đang bị chảy máu trong khớp.
Súc miệng bằng nước
muối biển
Thành phần: Muối trắng 100g, nước trắng 300mL.
Thực hiện và sử dụng:
- Nước trắng được đưa về nhiệt độ khoảng 70 độ bằng cách nấu trên bếp. Sau đó cho vào một ca nước đã có muối trong đó.
- Dùng thìa khuấy đều đến khi muối được hòa tan hết.
- Bệnh nhân dùng nước muối để súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày để vệ sinh khoang miệng, đồng thời giảm sưng viêm nhanh chóng.
Điều trị bằng Đông y
Điều trị bằng Đông y hiện tại được phân thành hai nhóm: Sử dụng bài thuốc Đông y và biện pháp trị liệu. Người bệnh có thể áp dụng đơn độc hoặc kết hợp đều mang lại kết quả tốt.
Cách điều trị bằng Đông y sẽ tác động sâu vào căn nguyên của bệnh, không gây ra những biến chứng hoặc tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này không được chỉ định cho những tình trạng nặng hoặc cấp tính và đáp ứng còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Do vậy người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Bài thuốc 1
Thành phần:
- Sinh địa: 18g.
- Thạch cao: 15g.
- Phòng phong, mẫu đơn bì, kinh giới, thanh bì mỗi vị 9g.
- Cam thảo, tế tân mỗi vị 3g.
Thực hiện và sử dụng:
- Dược liệu được chuẩn bị theo đúng hàm lượng trong bài thuốc. Sau đó cho tất cả vào ấm sắc thuốc.
- Thêm 6 bát nước, thực hiện đun sôi khoảng 30 phút thì dừng.
- Chắt nước thuốc ra bát và cho bệnh nhân uống.
Bài thuốc 2
Thành phần:
- Thạch cao: 18g.
- Ngưu bàng tử, kê kim, sinh địa, hậu phác, thạch hộc mỗi vị 12g.
- Bạch chỉ, phòng phong, bạc hà, địa cốt bì, cát căn mỗi vị 10g.
- Hoàng liên: 6g.
Thực hiện và sử dụng:
- Dược liệu được rửa qua một lần nước trước khi nấu, sau đó cho vào nồi đã chuẩn bị sẵn.
- Thêm đồng thời 3 bát nước và nấu tới khi sôi.
- Lưu ý điều chỉnh ngọn lửa nhỏ đều để hoạt chất từ dược liệu được tách chiết và lưu giữ trong nước.
- Khi sôi được khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc bỏ phần bã và lấy nước thuốc cốt. Người bệnh có thể uống đặc hoặc thêm một chút nước nếu thấy khó uống.
Bài thuốc 3
Thành phần:
- Thạch cao: 30g.
- Đan sâm: 15g.
- Uy linh tiên, binh lang, hạ khô thảo mỗi vị 12g.
- Sơn tra, ô mai, cam thảo mỗi vị 10g.
Thực hiện và sử dụng:
- Cho hỗn hợp dược liệu vào nồi sắc thuốc, thêm nước đến ½ nồi rồi đun sôi.
- Lọc lấy phần nước và chia thành 4 – 5 lần uống trong ngày.
- Không nên uống lúc đói vì có thể dẫn tới tình trạng “say thuốc”.
Ngoài việc dùng thuốc Đông y người bệnh có thể thực hiện kết hợp cùng các biện pháp trị liệu như: Diện chẩn, châm cứu, bấm huyệt để tăng khả năng hồi phục và điều chỉnh chức năng nhai/mở khoang miệng. Do vậy, để đảm bảo đáp ứng tốt, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở điều trị Đông y lâu đời và có đội ngũ thầy thuốc chuyên môn cao.
Phương pháp điều trị bằng Tây y
Điều trị Tây y là phương pháp mang lại đáp ứng và hiệu quả cao nhất, có thể áp dụng với hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên song song với hiệu quả điều trị tốt, biện pháp này sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ và có nguy cơ tái phát khá cao sau điều trị. Đối với bệnh nhân bị viêm khớp răng nặng hoặc tiên lượng xấu từ khi nhập viện thì nên thực hiện điều trị Tây y ngay.
Thuốc Tây
Dưới đây là một số dòng thuốc Tây được sử dụng trong điều trị viêm khớp răng:
- Thuốc giảm đau: Thường dùng nhóm NSAIDs (celecoxib, meloxicam, ibuprofen..) hoặc paracetamol để giảm nhanh triệu chứng đau khi cần. Lưu ý với người có tiền sử bệnh lý dạ dày nên lựa chọn dòng thuốc ức chế chọn lọc COX 2 để giảm tác dụng phụ.
- Thuốc kháng sinh chuyên về răng như: Rodogyl, naphacogyl, spiramycin fort…Đây là những thuốc có chứa hoạt chất spiramycin, là kháng sinh thuộc nhóm macrolid chuyên biệt về răng. Tùy dạng bào chế mà có liều lượng khác nhau. Người bệnh nên sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.
- Thuốc hạ
sốt như: Pacegan, efferalgan, ibuprofen,…được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có những cơn sốt kèm theo trong thời gian viêm. Người bệnh cũng cần chú ý đến liều lượng tối đa trong ngày để tránh gây độc gan. - Thuốc giảm đau thần kinh: Trong trường hợp bệnh nhân có dị cảm thần kinh mạnh, sử dụng các dạng thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả thì có thể uống neurobion. Liều dùng tối đa hàng ngày là 3 viên, tuy nhiên không nên được chỉ định với bệnh nhân có nhịp tim nhanh và đau thắt ngực.
Vật lý trị liệu
Các biện pháp vật lý trị liệu không thể thiếu trong một liệu trình điều trị. Người bệnh nên thực hiện kèm theo trong thời gian sử dụng thuốc và duy trì xuyên suốt thời gian dưỡng bệnh sau đó.
Hiện nay các biện pháp vật lý trị liệu viêm khớp răng thường dùng như: Dùng kim châm điện để rung cơ mặt, tập ăn bằng máng giữ sau phẫu thuật,…
Phẫu thuật
Phẫu thuật khi bị viêm khớp răng là phương pháp có tỷ lệ khỏi bệnh rất cao, tuy nhiên cũng dễ khiến bệnh nhân bị tái phát hoặc xuất hiện biến chứng. Người bệnh phải thực hiện các xét nghiệm và đánh giá sức khỏe trước khi thực hiện phẫu thuật để đảm bảo an toàn.
Một số biện pháp phẫu thuật thường được chỉ định như: Nạo túi nướu, ghép mô mềm, ghép xương, kích thích tái tạo mô bằng protein…
Phòng ngừa mắc bệnh viêm khớp răng
Để phòng ngừa viêm khớp răng, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nên chú ý:
- Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải đánh răng 2 – 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng nếu thấy việc đánh răng là chưa đủ.
- Nên lựa chọn bàn chải mềm để tránh làm tổn thương mô mềm xung quanh răng. Đặc biệt chu kỳ đổi bàn chải đánh răng là 2 – 3 tháng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong dụng cụ này.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, tránh để thức ăn bị bám lại và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để thực hiện vệ sinh tại cơ sở y tế( lấy cao răng, kiểm tra nướu…), đồng thời phát hiện được nguy cơ mắc bệnh viêm khớp răng sớm để có thời gian phòng ngừa.
- Không nên sử dụng những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, chất kích thích thường xuyên.
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa vitamin C, canxi. Bổ sung thêm rutin từ dược liệu để tăng bền vững thành mạch, giảm nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng tại khớp răng.
- Tránh ăn những đồ quá cứng và nhai đều hai bên để giảm lực nén lên khớp.
Viêm khớp răng là tình trạng bệnh nguy hiểm, cần được tiến hành điều trị ngay khi phát hiện. Nếu không, bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều biến chứng khó lường. Bên cạnh đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cũng nên vệ sinh răng miệng đúng cách và thực hiện thăm khám định kỳ từ 3 – 6 tháng.
Tin mới nhất
- Vôi hóa tuyến vú
- Vảy nến có tự khỏi không? Cách điều trị bệnh được nhiều người áp dụng
- Cần xem ngay nếu mẹ bầu không muốn bị sảy thai
- Bài tập vật lý trị liệu sau gãy chân nhanh phục hồi
- Bị nóng – bà bầu ăn gì cho mát và tốt cho thai nhi?
- Cách phân biệt nấm lim xanh thật và giả nấm lim xanh mọc ở đâu?
- 10 cây thuốc nam chữa vô sinh, hiếm muộn được tin dùng
- Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh gan từ cách dùng đúng liều lượng
- Viêm xoang sàng: Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị
- Vật lý trị liệu bằng điện sinh học – Thông tin cần biết
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Đau khớp gối phải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Thuốc dạ dày kit 7 ngày của Ấn Độ: Công dụng, thành phần, giá bán, lưu ý khi sử dụng
- TIN TỨC UNG THƯ Sỏi mật trái sung: Thành phần, công dụng, cách dùng, giá bán 2020
- TIN TỨC UNG THƯ Trổ tài tái chế 10 chai nhựa thành đồ dùng gia đình siêu dễ